Kitô hữu Nineveh trước ngã ba đường: Cuộc trưng cầu dân ý cuả Kurdistan có mang tới một cuộc chiến Iraq mới không?
Trần
Mạnh Trác
17/Sep/2017
Không còn bao
lâu nữa thì cuộc trưng cầu dân ý giành độc lâp khỏi Iraq sẽ được tổ chức đơn phương bởi chính quyền của khu tự trị Kurdistan vào
ngày 25 tháng 9 tới.
Nằm sát nách với khu tự trị là hàng chục cộng đồng kitô hữu đã sống ở đây lâu đời, tức là ở vùng bình nguyên Nineveh, ngay từ lúc khởi thuỷ cuả Kitô giáo, trước biến cố Hồi giáo cả hàng 600 năm, và vẫn duy trì căn tính kitô giáo cho dù phải sống như là những cộng đồng lệ thuộc dưới nhiều triều đại Hồi giáo khác nhau.
Trước cuộc trưng cầu dân ý này, các cộng đồng Kitô giáo địa phương đang có dấu hiệu lo lắng trước một ngã ba đường.
Tại vùng ngoại ô Ankawa cuả thành phố Erbil, thủ phủ cuả Kurdistan, nơi tập trung nhiều trại tị nạn cho người Kitô giáo, có 1500 người đã tập họp để hoan nghênh việc trưng cầu dân ý, và các phương tiện truyền thông địa phương trình bày như là một dấu hiệu rõ ràng cho sự hỗ trợ cuả Kitô hữu.
Tổ chức tại hội trường của tổ chức Babylon Foundation, nhiều đại diện cuả các đảng phái chính trị và cuả các tổ chức xã hội đã tham dự, và các diễn giả đã lên phát biểu sôi nổi cho rằng sự đóng góp của Kitô hữu là đáng kể trong việc thiết lập một nền độc lập mới cho Kurdistan.
Một cuộc biểu tình tương tự cũng đã được tổ chức tại làng Kitô giáo Tesqopa, cách Mosul 30 km, với mục đích bày tỏ sự hỗ trợ của cộng đồng Kitô giáo địa phương và cuả các dân tộc thiểu số như Yazidis và Shaback, cho nền độc lập của Kurdistan.
Nhưng trong thực tế, người ta chưa rõ các cuộc biểu tình đó có thực sự đại diện cho tình cảm phổ thông cuả các Kitô hữu trong khu vực hay không, hay chỉ là kết quả của những nhóm nhỏ phối hợp với bộ máy tuyên truyền cuả chính phủ tự trị Kurdistan.
Như ở thành phố Tesqopa nói trên, thì đó là một nơi đang nằm vững chắc trong tay cuả các chiến binh Peshmerga cuả người Kurd, và theo nguồn tin liên quan đến Liên Minh Yêu Nước Kurdistan, thì có đến 12,000 chiến binh Peshmerga đang hiện diện trong khu vực để bảo vệ trật tự và ngăn chặn những sự nhiễu nhương của những đơn vị dân quân khác trong khu vực, bao gồm cả những đơn vị gọi là "Kitô giáo", như Lữ đoàn Babylon (do Iran bảo trợ) mà trong quá khứ đã bày tỏ sự chống đối việc trưng cầu dân ý.
Sự tập trung quân Peshmerga chung quanh Mosul là dấu hiệu cho thấy sẽ có căng thẳng giữa chính quyền tự trị Kurdistan và chính quyền trung ương cuả Iraq.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở Baghdad cũng đã đưa ra một dấu hiệu rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận một quốc gia cuả người Kurd ở miền bắc Iraq. Ngày thứ ba, 12 tháng chín, các nghị viện ở Baghdad đã bỏ phiếu chính thức tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý 25 tháng 9 là vô hiệu.
Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng cảnh báo rằng một cuộc trưng cầu dân ý như thế sẽ có hiệu ứng nghiêm trọng trên khắp khu vực.
Trong bối cảnh này, Đức Thượng Phụ cuả Chaldean là Louis Raphael Sako đã bày tỏ mối quan tâm cuả giáo hội địa phương trong một tuyên bố nhằm khuyến khích chính quyền trung ương Iraq và chính quyền vùng Kurdistan nên tiếp tục đối thoại với lòng can đảm.
Bối cảnh chính trị cuả Iraq sau sự sụp đổ của chế độ Saddam, đức thượng phụ cho biết, thì bị chi phối bởi việc sử dụng các mối manh phù phép, bảo vệ phe đảng và chạy đua để chiếm lấy các vị trí chiến thuật.
Tinh thần quốc gia đang bị suy đồi vì vấn đề trưng cầu dân ý ngày 25 tháng 9. Trong lúc thực hiện điều này, người ta đã chơi với lửa, với nhiều rủi ro của một cuộc leo thang căng thẳng: "một số người đã bắt đầu đánh trống chiến tranh,” đức thượng phụ nói.”Nếu có một cuộc xung đột quân sự mới, hậu quả sẽ là một thảm họa cho tất cả mọi người, và các dân tộc thiểu số sẽ luôn luôn là những người phải trả một giá rất cao".
Sau khi đã trải qua một thời gian bị ISIS chiếm đóng, "tất cả mọi người phải có nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình hình và phải mau mắn hỗ trợ mọi nỗ lực hòa giải quốc gia và hòa bình trước khi quá muộn".
Trong một tình huống như thế này, bản tuyên bố ghi chú, "chiến tranh không bao giờ là một công cụ để giải quyết vấn đề".
Liên quan đến tương lai của cộng đồng Kitô giáo bản địa và về quan điểm khác nhau về cuộc trưng cầu, đức thượng phụ Chaldean ghi chú rằng "Là người Thiên Chúa giáo, chúng tôi đã không có quyền lợi gì, dù với chính quyền trung ương hay với các chính quyền khu vực, thậm chí ngay cả những phe nhóm chính trị và dân quân mệnh danh là Kitô hữu cũng không thực sự là mối quan tâm của cộng đồng Kitô giáo địa phương. Và nếu một cuộc xung đột vũ trang lại nổ ra ở trong vùng, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục làm giảm sự hiện diện cuả Kitô giáo trong khu vực".
Nằm sát nách với khu tự trị là hàng chục cộng đồng kitô hữu đã sống ở đây lâu đời, tức là ở vùng bình nguyên Nineveh, ngay từ lúc khởi thuỷ cuả Kitô giáo, trước biến cố Hồi giáo cả hàng 600 năm, và vẫn duy trì căn tính kitô giáo cho dù phải sống như là những cộng đồng lệ thuộc dưới nhiều triều đại Hồi giáo khác nhau.
Trước cuộc trưng cầu dân ý này, các cộng đồng Kitô giáo địa phương đang có dấu hiệu lo lắng trước một ngã ba đường.
Tại vùng ngoại ô Ankawa cuả thành phố Erbil, thủ phủ cuả Kurdistan, nơi tập trung nhiều trại tị nạn cho người Kitô giáo, có 1500 người đã tập họp để hoan nghênh việc trưng cầu dân ý, và các phương tiện truyền thông địa phương trình bày như là một dấu hiệu rõ ràng cho sự hỗ trợ cuả Kitô hữu.
Tổ chức tại hội trường của tổ chức Babylon Foundation, nhiều đại diện cuả các đảng phái chính trị và cuả các tổ chức xã hội đã tham dự, và các diễn giả đã lên phát biểu sôi nổi cho rằng sự đóng góp của Kitô hữu là đáng kể trong việc thiết lập một nền độc lập mới cho Kurdistan.
Một cuộc biểu tình tương tự cũng đã được tổ chức tại làng Kitô giáo Tesqopa, cách Mosul 30 km, với mục đích bày tỏ sự hỗ trợ của cộng đồng Kitô giáo địa phương và cuả các dân tộc thiểu số như Yazidis và Shaback, cho nền độc lập của Kurdistan.
Nhưng trong thực tế, người ta chưa rõ các cuộc biểu tình đó có thực sự đại diện cho tình cảm phổ thông cuả các Kitô hữu trong khu vực hay không, hay chỉ là kết quả của những nhóm nhỏ phối hợp với bộ máy tuyên truyền cuả chính phủ tự trị Kurdistan.
Như ở thành phố Tesqopa nói trên, thì đó là một nơi đang nằm vững chắc trong tay cuả các chiến binh Peshmerga cuả người Kurd, và theo nguồn tin liên quan đến Liên Minh Yêu Nước Kurdistan, thì có đến 12,000 chiến binh Peshmerga đang hiện diện trong khu vực để bảo vệ trật tự và ngăn chặn những sự nhiễu nhương của những đơn vị dân quân khác trong khu vực, bao gồm cả những đơn vị gọi là "Kitô giáo", như Lữ đoàn Babylon (do Iran bảo trợ) mà trong quá khứ đã bày tỏ sự chống đối việc trưng cầu dân ý.
Sự tập trung quân Peshmerga chung quanh Mosul là dấu hiệu cho thấy sẽ có căng thẳng giữa chính quyền tự trị Kurdistan và chính quyền trung ương cuả Iraq.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở Baghdad cũng đã đưa ra một dấu hiệu rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận một quốc gia cuả người Kurd ở miền bắc Iraq. Ngày thứ ba, 12 tháng chín, các nghị viện ở Baghdad đã bỏ phiếu chính thức tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý 25 tháng 9 là vô hiệu.
Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng cảnh báo rằng một cuộc trưng cầu dân ý như thế sẽ có hiệu ứng nghiêm trọng trên khắp khu vực.
Trong bối cảnh này, Đức Thượng Phụ cuả Chaldean là Louis Raphael Sako đã bày tỏ mối quan tâm cuả giáo hội địa phương trong một tuyên bố nhằm khuyến khích chính quyền trung ương Iraq và chính quyền vùng Kurdistan nên tiếp tục đối thoại với lòng can đảm.
Bối cảnh chính trị cuả Iraq sau sự sụp đổ của chế độ Saddam, đức thượng phụ cho biết, thì bị chi phối bởi việc sử dụng các mối manh phù phép, bảo vệ phe đảng và chạy đua để chiếm lấy các vị trí chiến thuật.
Tinh thần quốc gia đang bị suy đồi vì vấn đề trưng cầu dân ý ngày 25 tháng 9. Trong lúc thực hiện điều này, người ta đã chơi với lửa, với nhiều rủi ro của một cuộc leo thang căng thẳng: "một số người đã bắt đầu đánh trống chiến tranh,” đức thượng phụ nói.”Nếu có một cuộc xung đột quân sự mới, hậu quả sẽ là một thảm họa cho tất cả mọi người, và các dân tộc thiểu số sẽ luôn luôn là những người phải trả một giá rất cao".
Sau khi đã trải qua một thời gian bị ISIS chiếm đóng, "tất cả mọi người phải có nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình hình và phải mau mắn hỗ trợ mọi nỗ lực hòa giải quốc gia và hòa bình trước khi quá muộn".
Trong một tình huống như thế này, bản tuyên bố ghi chú, "chiến tranh không bao giờ là một công cụ để giải quyết vấn đề".
Liên quan đến tương lai của cộng đồng Kitô giáo bản địa và về quan điểm khác nhau về cuộc trưng cầu, đức thượng phụ Chaldean ghi chú rằng "Là người Thiên Chúa giáo, chúng tôi đã không có quyền lợi gì, dù với chính quyền trung ương hay với các chính quyền khu vực, thậm chí ngay cả những phe nhóm chính trị và dân quân mệnh danh là Kitô hữu cũng không thực sự là mối quan tâm của cộng đồng Kitô giáo địa phương. Và nếu một cuộc xung đột vũ trang lại nổ ra ở trong vùng, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục làm giảm sự hiện diện cuả Kitô giáo trong khu vực".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét