Trước ngày Đức Phanxicô tới Colombia
Ngày 6 tháng 9 này, Đức Phanxicô
sẽ là vị giáo hoàng thứ ba, sau Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, lên đường
thăm viếng Colombia, một nước không xa lạ gì đối với ngài, vì theo phát ngôn
viên Greg Burke, ngài tới đây 2 lần lúc còn là 1 giám mục, và trước đó 2 lần
khi còn là 1 linh mục.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Công Giáo Viêt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại Colombia là một thực thể xa lạ. Trước ngày ngài tới nước này khoảng một tuần lễ, giáo phận Raleigh ở tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ được hân hạnh có vị giám mục mới đó là Đức Cha Luis Zarama, gốc Colombia.
Một đất nước sùng đạo nhưng chia rẽ
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Crux ngày 28 tháng Tám, Đức Tân Giám Mục cho biết một vài chi tiết về Giáo Hội Colombia. Ngài nói: “Một trong các khác biệt lớn là: ở Colombia, bạn có rất nhiều lòng sùng kính và rước kiệu. Bạn biểu lộ đức tin bằng nhiều cách… Trong Tuần Thánh, chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy và ngửi thấy mọi sự… Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội được tổ chức nhiều hơn và cởi mở hơn đối với giáo dân để họ trở thành một phần của giáo xứ. Ở Colombia, các linh mục và nữ tu là những người điều hành giáo xứ. Bạn chỉ cần tham dự Thánh Lễ, chỉ có thế thôi.
Một khác biệt lớn nữa là Giáo Hội tại Hoa Kỳ khá đa dạng. Còn ở Colombia, bạn chỉ có thể có người Colombia mà thôi, ở đây bạn có người từ nhiều nước khác nhau tạo thành đời sống giáo xứ”.
Về tình hình xứ sở Colombia, Đức Cha Zarama cho hay cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xẩy ra vào một thời điểm tế nhị của quốc gia. “Xứ sở hoàn toàn bị chia rẽ. Có những người đồng ý với diễn trình hòa bình, và có những người hoàn toàn chống lại nó”.
Nên biết tháng Tám năm 2016, nước này ký một hiệp ước hòa bình với nhóm phản loạn lớn nhất gọi là Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC) với hy vọng kết thúc 50 năm nội chiến từng sát hại hơn 220,000 người và khiến 8 triệu cư dân phải tản cư. Nhưng hiệp ước này đã không được các công dân Colombia phê chuẩn hồi tháng Mười cùng năm.
Đức Cha Zarama nhận định: “một số người, tức những người đồng ý, hy vọng Đức Giáo Hoàng tới để giúp họ, còn phía bên kia thì nghĩ rằng Tổng Thống và nhiều người khác lợi dụng Đức Giáo Hoàng. Thách đố của Đức Giáo Hoàng sẽ là đưa ra một thông điệp có khả năng vươn tới cả hai phía của dân chúng, và tạo được sự khác biệt. Đây là cuộc tông du mục vụ, nhưng việc có thể vươn tay ra với mọi người chắc chắn sẽ là một thách đố lớn”.
Tuy nhiên, Đức Cha Zarama tin tưởng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng sẽ có một ảnh hưởng lâu dài trên quê hương của Đức Cha, y như ngài đã gây ảnh hưởng khắp thế giới. Ngài nói: “Thuộc tôn giáo nào hay quốc gia nào là điều không quan trọng, người ta vẫn kính trọng vị giáo hoàng hiện nay như một nhà lãnh đạo và đây là điều tốt ta cần cảm nhận. Ta nên tự hào là người Công Giáo và có vị giáo hoàng như hiện nay: có khả năng vươn tới người ta, và lời lẽ của ngài nghe rất rõ ràng và đơn giản. Đó là điều thật tốt đẹp”.
Chủ đề hoà giải
Biến cố lớn trong chuyến tông du Colombia sẽ diễn ra ngày 8 tháng 9 khi ngài tới Villavicencio để chủ tọa buổi cầu nguyện hòa giải quốc gia và sau đó là lễ phong chân phúc cho Đức Cha Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, bị Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia sát hại và Cha Pedro Maria Ramirez Ramos, cả hai vị đều được nhìn nhận là tử đạo, chết vì lòng thù hận đức tin.
Theo phát ngôn Greg Burke, ở Colombia, Đức Phanxicô sẽ nói về hòa bình, dù ở bình diện mục vụ. Thực vậy, khẩu hiệu của chuyến viếng thăm nói chung là "Ta hãy thực hiện bước đầu tiên" để xây dựng hòa bình, cổ vũ sự sống; chủ đề tại Villavicencio sẽ là “Hòa Giải Với Thiên Chúa, với Người Colombia và với Thiên Nhiên”… Mỗi lần cử hành Thánh Lễ một chủ đề được xướng lên cũng như mỗi đêm tại Tòa Khâm Sứ, khi ngài ban Phép Lành cuối ngày.
Theo Phát Ngôn Viên Greg Burke, vì nhấn mạnh tới bình diện mục vụ, nên sẽ không có cuộc gặp gỡ với các giám mục Colombia, với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, với Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN) hay các nhóm đối lập khác. Điều này trái với mong chờ của giới báo chí. Họ vẫn nhìn chuyến viếng thăm này qua viễn tượng chính trị khi nhân dân nước này đang cố gắng dấn thân đẩy mạnh diễn trình hòa bình.
Theo nữ ký giả San Martin, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa và hiện là viên chức cao cấp nhất người Colombia tại Tòa Thánh, cho hay: cần phải phân biệt giữa ước vọng chung về hòa bình và việc ký kết hiệp ước.
Ngài nói: “điều thứ hai có tính chính trị, nhưng bất hạnh thay, khi cuộc trưng cầu được triệu tập, dân đã bỏ phiếu không”.
Hiệp ước giữa chính phủ của tổng thống Juan Manuel Santos và Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, tổ chức gần đây đã giải giới hoàn toàn, vẫn tiếp tục gây chia rẽ nặng nề giữa chính người Colombia.
Khi bản hiệp ước tu chính được chấp nhận sau đó 2 tháng, thì cử tri lại không được tham khảo. Thách đố chủ yếu của Đức Phanxicô sẽ là thách đố mà chính phủ Colombia hiện đang đấu tranh: cân bằng các lời kêu gọi công lý cho các nạn nhân với các lời kêu gọi nhân hậu đối với các kẻ gây tội ác.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, tổng thống Santos “đã phản bội” nhân dân khi ký hiệp ước trên theo lối của ông ta. “Tôi tin Đức Giáo Hoàng sẽ cực kỳ hữu ích khi làm sáng tỏ rằng hòa bình là một hồng phúc lớn lao, và chúng ta đừng quên… tiếp tục tìm kiếm, trước nhất, một nền hòa bình lâu dài”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, hiệp ước trên sẽ không dẫn đến hòa bình nếu các vấn đề nằm bên dưới từng dẫn đến bạo lực không được giải quyết: bất công, phân phối của cải không đều, thối nát và buôn bán ma túy. Không giải quyết các vấn đề này, bạo lực vẫn sẽ tiếp diễn không phải do Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia mà do các nhóm khác cảm thấy mình là nạn nhân của nhà nước.
Thực vậy, theo Đức Ông Hector Fabio Henao, chủ tịch Caritas Colombia, nhiều nhóm võ trang mới đang xuất hiện sau hiệp ước hòa bình với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia và các nhóm này đang cố gắng kiểm soát các lãnh thổ trước đây nằm trong tay du kích quân. Họ đang là mối đe dọa lớn cho cả Giáo Hội lẫn xã hội.
Chính vì thế, cả giáo hội địa phương lẫn Tòa Thánh nhấn mạnh đây là chuyến viếng thăm mục vụ, không nhằm ủng hộ hiệp ước hoà bình. Đức Thánh Cha đến để củng cố đức tin vào Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình. Việc này dẫn đến hòa giải và hòa giải dẫn tới hòa bình.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Rodrigo Urbina của Villavicencio, thì “Đức Giáo Hoàng nâng đỡ hòa bình, nhưng hòa bình không phải chỉ là một diễn trình, và hòa giải thì sâu sắc hơn. Diễn trình hòa bình là một chiến lược, nhưng ta phải đặt một linh hồn vào đấy. Đối với người Kitô hữu chúng ta, linh hồn này có tên là hòa giải”.
Năm mươi hai năm nội chiến đã gây tử vong rất lớn và tạo nên khối người tản cư ngay trong nước lớn thứ nhì trên thế giới. Con số này như trên đã nói lên tới 8 triệu người. Giáo Hội Công Giáo không được miễn nhiễm cảnh bạo lực này: hơn 85 linh mục đã bị giết từ năm 1984, trong đó có Đức Cha Jesús Emilio Jaramillo Monsalve và Cha Pedro María Ramírez Ramos, các vị sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc tử đạo như đã nói ở trên.
Trước khi Đức Phanxicô tới Colombia, một trong các lãnh tụ của nhóm du kích phản loạn quan trọng thứ hai là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia đã nhìn nhận việc giết Đức Cha Monsalve là một “lầm lỗi” và họ đã tự phê và tỏ ra hối hận về việc này, họ sẵn sàng xin lỗi, thậm chí đã vận động để được yết kiến Đức Phanxicô. Có tường trình là họ sẽ gửi một thông điệp để đọc trong buổi cầu nguyện hòa giải do Đức Giáo Hoàng chủ tọa tại Villavicencio.
Giáo hội là nạn nhân của bạo lực, nhưng cũng không hoàn toàn vô tội vì như chính Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas thừa nhận, một trong các nhà sáng lập ra Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia là một linh mục người Tây Ban Nha.
Các cố gắng bắc cầu hòa bình của các vị giáo hoàng cho Colombia
Vị giáo hoàng đầu tiên tới thăm Colombia là Đức Phaolô VI. Ngài tới đó năm 1968 để tham dự Đại Hội Thánh Thể lần thứ 39. Đó là chuyến đi Châu Mỹ Latinh duy nhất của ngài.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, nếu nhân dân Colombia biết lắng nghe sứ điệp của ngài lúc ấy, thì lịch sử đã ra khác rồi. Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez của Botota đồng ý như thế. Ngài nói với nhật báo El Tiempo rằng các sứ điệp của các chuyến thăm của các vị giáo hoàng trước đây đã “rơi vào những lỗ tai điếc”.
Đức Phaolô VI nói rằng ngài muốn từ Bogota (thủ đô Colombia) cầu nguyện cho thế giới “đã và đang hết sức cần đến Hòa bình”, cảm tạ Thiên Chúa vì đức tin Công Giáo của đất nước này và khẩn cầu để “một sự sử dụng hợp lý rất nhiều sự phong phú mà Chúa đã đặt nơi đất đai của anh chị em có thể tới tay mọi gia đình và giai cấp một cách công bình, phù hợp với các nguyên tắc công bình và bác ái Kitô Giáo”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, Đức Phaolô VI không thể tin được rằng một nước Công Giáo như Colombia lại có thể có các dị biệt xã hội như nó đã có. “Chắc hẳn ngài muốn nói: ‘người ta tự gọi mình là Công Giáo, nhưng lại quên khuấy học thuyết xã hội của Giáo Hội’”.
Trong chuyến tông du ấy, Đức Phaolô VI cũng chính thức thừa nhận Hội Nghị Các Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Đức Phanxicô cũng sẽ có dịp gặp gỡ 60 vị đại diện của cơ chế này lúc ở Colombia.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Colombia năm 1986. Dịp này, ngài cũng lên tiếng thúc giục diễn trình hòa bình song song với việc phải lưu ý tới phúc lợi của những người vô sản và thất nghiệp.
Trong bài giảng lễ ở Chiquinquira, một cộng đồng cày cấy ở miền núi cách Bắc Bogota 75 dặm, ngài nói với các nông gia rằng họ “xứng đáng để người ta tôn trọng các quyền hợp pháp của họ và bảo đảm quyền có đất đai của họ”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas cho rằng cả hai vị giáo hoàng trên đã bị làm ngơ. Ta phải chờ xem liệu có “phù phép” gì trong lần viếng thăm lần thứ ba của một vị giáo hoàng hay không.
Các số thống kê về Giáo Hội Colombia
Ngày 30 tháng 8, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã công bố các chi tiết thống kê sau đây về Giáo Hội Colombia: dân số cả nước là 48.2 triệu người, mà 93.9% là người Công Giáo. Cả nước có 7,236 linh mục triều và 2,324 linh mục dòng phục vụ các tín hữu trong các giáo xứ, với 2,995 tiểu chủng sinh và 3,416 đại chủng sinh đang được đào tạo.
Thêm vào đó, Giáo Hội Colombia còn có 593 phó tế vĩnh viễn, 1,058 nam tu sĩ không thụ phong, 13,874 nữ tu và 4,167 trường Công Giáo.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Công Giáo Viêt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại Colombia là một thực thể xa lạ. Trước ngày ngài tới nước này khoảng một tuần lễ, giáo phận Raleigh ở tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ được hân hạnh có vị giám mục mới đó là Đức Cha Luis Zarama, gốc Colombia.
Một đất nước sùng đạo nhưng chia rẽ
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Crux ngày 28 tháng Tám, Đức Tân Giám Mục cho biết một vài chi tiết về Giáo Hội Colombia. Ngài nói: “Một trong các khác biệt lớn là: ở Colombia, bạn có rất nhiều lòng sùng kính và rước kiệu. Bạn biểu lộ đức tin bằng nhiều cách… Trong Tuần Thánh, chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy và ngửi thấy mọi sự… Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội được tổ chức nhiều hơn và cởi mở hơn đối với giáo dân để họ trở thành một phần của giáo xứ. Ở Colombia, các linh mục và nữ tu là những người điều hành giáo xứ. Bạn chỉ cần tham dự Thánh Lễ, chỉ có thế thôi.
Một khác biệt lớn nữa là Giáo Hội tại Hoa Kỳ khá đa dạng. Còn ở Colombia, bạn chỉ có thể có người Colombia mà thôi, ở đây bạn có người từ nhiều nước khác nhau tạo thành đời sống giáo xứ”.
Về tình hình xứ sở Colombia, Đức Cha Zarama cho hay cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xẩy ra vào một thời điểm tế nhị của quốc gia. “Xứ sở hoàn toàn bị chia rẽ. Có những người đồng ý với diễn trình hòa bình, và có những người hoàn toàn chống lại nó”.
Nên biết tháng Tám năm 2016, nước này ký một hiệp ước hòa bình với nhóm phản loạn lớn nhất gọi là Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC) với hy vọng kết thúc 50 năm nội chiến từng sát hại hơn 220,000 người và khiến 8 triệu cư dân phải tản cư. Nhưng hiệp ước này đã không được các công dân Colombia phê chuẩn hồi tháng Mười cùng năm.
Đức Cha Zarama nhận định: “một số người, tức những người đồng ý, hy vọng Đức Giáo Hoàng tới để giúp họ, còn phía bên kia thì nghĩ rằng Tổng Thống và nhiều người khác lợi dụng Đức Giáo Hoàng. Thách đố của Đức Giáo Hoàng sẽ là đưa ra một thông điệp có khả năng vươn tới cả hai phía của dân chúng, và tạo được sự khác biệt. Đây là cuộc tông du mục vụ, nhưng việc có thể vươn tay ra với mọi người chắc chắn sẽ là một thách đố lớn”.
Tuy nhiên, Đức Cha Zarama tin tưởng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng sẽ có một ảnh hưởng lâu dài trên quê hương của Đức Cha, y như ngài đã gây ảnh hưởng khắp thế giới. Ngài nói: “Thuộc tôn giáo nào hay quốc gia nào là điều không quan trọng, người ta vẫn kính trọng vị giáo hoàng hiện nay như một nhà lãnh đạo và đây là điều tốt ta cần cảm nhận. Ta nên tự hào là người Công Giáo và có vị giáo hoàng như hiện nay: có khả năng vươn tới người ta, và lời lẽ của ngài nghe rất rõ ràng và đơn giản. Đó là điều thật tốt đẹp”.
Chủ đề hoà giải
Biến cố lớn trong chuyến tông du Colombia sẽ diễn ra ngày 8 tháng 9 khi ngài tới Villavicencio để chủ tọa buổi cầu nguyện hòa giải quốc gia và sau đó là lễ phong chân phúc cho Đức Cha Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, bị Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia sát hại và Cha Pedro Maria Ramirez Ramos, cả hai vị đều được nhìn nhận là tử đạo, chết vì lòng thù hận đức tin.
Theo phát ngôn Greg Burke, ở Colombia, Đức Phanxicô sẽ nói về hòa bình, dù ở bình diện mục vụ. Thực vậy, khẩu hiệu của chuyến viếng thăm nói chung là "Ta hãy thực hiện bước đầu tiên" để xây dựng hòa bình, cổ vũ sự sống; chủ đề tại Villavicencio sẽ là “Hòa Giải Với Thiên Chúa, với Người Colombia và với Thiên Nhiên”… Mỗi lần cử hành Thánh Lễ một chủ đề được xướng lên cũng như mỗi đêm tại Tòa Khâm Sứ, khi ngài ban Phép Lành cuối ngày.
Theo Phát Ngôn Viên Greg Burke, vì nhấn mạnh tới bình diện mục vụ, nên sẽ không có cuộc gặp gỡ với các giám mục Colombia, với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, với Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN) hay các nhóm đối lập khác. Điều này trái với mong chờ của giới báo chí. Họ vẫn nhìn chuyến viếng thăm này qua viễn tượng chính trị khi nhân dân nước này đang cố gắng dấn thân đẩy mạnh diễn trình hòa bình.
Theo nữ ký giả San Martin, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa và hiện là viên chức cao cấp nhất người Colombia tại Tòa Thánh, cho hay: cần phải phân biệt giữa ước vọng chung về hòa bình và việc ký kết hiệp ước.
Ngài nói: “điều thứ hai có tính chính trị, nhưng bất hạnh thay, khi cuộc trưng cầu được triệu tập, dân đã bỏ phiếu không”.
Hiệp ước giữa chính phủ của tổng thống Juan Manuel Santos và Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, tổ chức gần đây đã giải giới hoàn toàn, vẫn tiếp tục gây chia rẽ nặng nề giữa chính người Colombia.
Khi bản hiệp ước tu chính được chấp nhận sau đó 2 tháng, thì cử tri lại không được tham khảo. Thách đố chủ yếu của Đức Phanxicô sẽ là thách đố mà chính phủ Colombia hiện đang đấu tranh: cân bằng các lời kêu gọi công lý cho các nạn nhân với các lời kêu gọi nhân hậu đối với các kẻ gây tội ác.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, tổng thống Santos “đã phản bội” nhân dân khi ký hiệp ước trên theo lối của ông ta. “Tôi tin Đức Giáo Hoàng sẽ cực kỳ hữu ích khi làm sáng tỏ rằng hòa bình là một hồng phúc lớn lao, và chúng ta đừng quên… tiếp tục tìm kiếm, trước nhất, một nền hòa bình lâu dài”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, hiệp ước trên sẽ không dẫn đến hòa bình nếu các vấn đề nằm bên dưới từng dẫn đến bạo lực không được giải quyết: bất công, phân phối của cải không đều, thối nát và buôn bán ma túy. Không giải quyết các vấn đề này, bạo lực vẫn sẽ tiếp diễn không phải do Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia mà do các nhóm khác cảm thấy mình là nạn nhân của nhà nước.
Thực vậy, theo Đức Ông Hector Fabio Henao, chủ tịch Caritas Colombia, nhiều nhóm võ trang mới đang xuất hiện sau hiệp ước hòa bình với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia và các nhóm này đang cố gắng kiểm soát các lãnh thổ trước đây nằm trong tay du kích quân. Họ đang là mối đe dọa lớn cho cả Giáo Hội lẫn xã hội.
Chính vì thế, cả giáo hội địa phương lẫn Tòa Thánh nhấn mạnh đây là chuyến viếng thăm mục vụ, không nhằm ủng hộ hiệp ước hoà bình. Đức Thánh Cha đến để củng cố đức tin vào Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình. Việc này dẫn đến hòa giải và hòa giải dẫn tới hòa bình.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Rodrigo Urbina của Villavicencio, thì “Đức Giáo Hoàng nâng đỡ hòa bình, nhưng hòa bình không phải chỉ là một diễn trình, và hòa giải thì sâu sắc hơn. Diễn trình hòa bình là một chiến lược, nhưng ta phải đặt một linh hồn vào đấy. Đối với người Kitô hữu chúng ta, linh hồn này có tên là hòa giải”.
Năm mươi hai năm nội chiến đã gây tử vong rất lớn và tạo nên khối người tản cư ngay trong nước lớn thứ nhì trên thế giới. Con số này như trên đã nói lên tới 8 triệu người. Giáo Hội Công Giáo không được miễn nhiễm cảnh bạo lực này: hơn 85 linh mục đã bị giết từ năm 1984, trong đó có Đức Cha Jesús Emilio Jaramillo Monsalve và Cha Pedro María Ramírez Ramos, các vị sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc tử đạo như đã nói ở trên.
Trước khi Đức Phanxicô tới Colombia, một trong các lãnh tụ của nhóm du kích phản loạn quan trọng thứ hai là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia đã nhìn nhận việc giết Đức Cha Monsalve là một “lầm lỗi” và họ đã tự phê và tỏ ra hối hận về việc này, họ sẵn sàng xin lỗi, thậm chí đã vận động để được yết kiến Đức Phanxicô. Có tường trình là họ sẽ gửi một thông điệp để đọc trong buổi cầu nguyện hòa giải do Đức Giáo Hoàng chủ tọa tại Villavicencio.
Giáo hội là nạn nhân của bạo lực, nhưng cũng không hoàn toàn vô tội vì như chính Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas thừa nhận, một trong các nhà sáng lập ra Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia là một linh mục người Tây Ban Nha.
Các cố gắng bắc cầu hòa bình của các vị giáo hoàng cho Colombia
Vị giáo hoàng đầu tiên tới thăm Colombia là Đức Phaolô VI. Ngài tới đó năm 1968 để tham dự Đại Hội Thánh Thể lần thứ 39. Đó là chuyến đi Châu Mỹ Latinh duy nhất của ngài.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, nếu nhân dân Colombia biết lắng nghe sứ điệp của ngài lúc ấy, thì lịch sử đã ra khác rồi. Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez của Botota đồng ý như thế. Ngài nói với nhật báo El Tiempo rằng các sứ điệp của các chuyến thăm của các vị giáo hoàng trước đây đã “rơi vào những lỗ tai điếc”.
Đức Phaolô VI nói rằng ngài muốn từ Bogota (thủ đô Colombia) cầu nguyện cho thế giới “đã và đang hết sức cần đến Hòa bình”, cảm tạ Thiên Chúa vì đức tin Công Giáo của đất nước này và khẩn cầu để “một sự sử dụng hợp lý rất nhiều sự phong phú mà Chúa đã đặt nơi đất đai của anh chị em có thể tới tay mọi gia đình và giai cấp một cách công bình, phù hợp với các nguyên tắc công bình và bác ái Kitô Giáo”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, Đức Phaolô VI không thể tin được rằng một nước Công Giáo như Colombia lại có thể có các dị biệt xã hội như nó đã có. “Chắc hẳn ngài muốn nói: ‘người ta tự gọi mình là Công Giáo, nhưng lại quên khuấy học thuyết xã hội của Giáo Hội’”.
Trong chuyến tông du ấy, Đức Phaolô VI cũng chính thức thừa nhận Hội Nghị Các Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Đức Phanxicô cũng sẽ có dịp gặp gỡ 60 vị đại diện của cơ chế này lúc ở Colombia.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Colombia năm 1986. Dịp này, ngài cũng lên tiếng thúc giục diễn trình hòa bình song song với việc phải lưu ý tới phúc lợi của những người vô sản và thất nghiệp.
Trong bài giảng lễ ở Chiquinquira, một cộng đồng cày cấy ở miền núi cách Bắc Bogota 75 dặm, ngài nói với các nông gia rằng họ “xứng đáng để người ta tôn trọng các quyền hợp pháp của họ và bảo đảm quyền có đất đai của họ”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas cho rằng cả hai vị giáo hoàng trên đã bị làm ngơ. Ta phải chờ xem liệu có “phù phép” gì trong lần viếng thăm lần thứ ba của một vị giáo hoàng hay không.
Các số thống kê về Giáo Hội Colombia
Ngày 30 tháng 8, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã công bố các chi tiết thống kê sau đây về Giáo Hội Colombia: dân số cả nước là 48.2 triệu người, mà 93.9% là người Công Giáo. Cả nước có 7,236 linh mục triều và 2,324 linh mục dòng phục vụ các tín hữu trong các giáo xứ, với 2,995 tiểu chủng sinh và 3,416 đại chủng sinh đang được đào tạo.
Thêm vào đó, Giáo Hội Colombia còn có 593 phó tế vĩnh viễn, 1,058 nam tu sĩ không thụ phong, 13,874 nữ tu và 4,167 trường Công Giáo.
Vũ Văn An
05/Sep/2017
www.vietcatholic.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét