04/10/2017
Thứ Tư tuần 26 thường niên
Thánh Phanxicô Assisi.
Lễ nhớ.
Ngày Trung Thu. Cầu cho thiếu nhi.
* Thánh nhân sinh năm 1182 tại Assisi. Từ ngày trở lại, gặp Chúa Kitô ở nhà thờ thánh Đa-mi-a-nô cho tới ngày từ trần ở Poóc-ti-un-cu-la (1226), thánh nhân -con người được mệnh danh là Người Nghèo thành Assisi- cùng với các anh em tu sĩ của mình sống nghèo khó, rảo khắp nơi loan báo tình yêu của Thiên Chúa. Người cũng đặt nền tảng cho ngành nữ đan sĩ của Dòng và huynh đoàn giáo dân
hãm mình. Người còn tha thiết với việc giảng thuyết cho những người chưa tin. Suốt đời, thánh nhân không có bận tâm nào khác ngoài mối bận tâm theo Đức Giêsu trong tinh thần vui tươi, đơn sơ, tha thiết phục vụ Hội Thánh và dịu dàng yêu thương maọi người.
LỄ TẾT TRUNG THU – Cầu
cho thiếu nhi
BÀI ĐỌC I: Hc 42,
15-16; 43, 1-2.6-10
“Sự nghiệp Đấng Tối Cao kỳ diệu dường nào”
Bài trích sách Huấn
Ca.
Giờ đây, tôi xin nhắc
lại những công trình của Chúa. Những gì mắt thấy, tôi sẽ tường thuật. Do Lời
Chúa phán mà có những công trình của Người. Mặt trời tỏa sáng nhìn xuống muôn
loài. Vinh quang Chúa bao phủ công trình Người sáng tạo, lộng lẫy chốn cao vời,
một khung trời trong vắt. Nhìn ngắm cả bầu trời: cảnh tượng xán lạn thay! Vừa
ló dạng lúc hừng đông, mặt trời liền công bố: “Sự nghiệp Đấng Tối Cao kỳ diệu
dường nào!”. Còn mặt trăng, vẫn luôn đúng hẹn, là dấu hiệu muôn đời để chỉ rõ
thời gian. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết, đánh dấu các thời kỳ đại lễ. Theo
chu kỳ tuyệt diệu, trăng cứ mãi tròn thêm; người ta lấy chữ nguyệt mà đặt tên
cho tháng. Trăng chiếu sáng trên cả bầu trời, đó là một vũ trụ huy hoàng trên
khắp chốn cao xanh của Chúa. Vâng lời Đấng Chí Thánh, các vì sao luôn sẵn sàng
chờ lệnh, không chểnh mảng trong lúc canh đêm.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 135,1.4-9
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa
nhân từ.
Đáp: Muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương.
Chỉ có Người làm nên
những kỳ công vĩ đại.
Tầng trời cao, Chúa tạo
dựng tài tình.
Trải mặt đất này trên
làn nước bao la.
Người làm ra những đèn
trời to lớn.
Cho thái dương điều
khiển ban ngày.
Đặt trăng sao hướng dẫn
ban đêm.
ALLELUIA: 1 Ga 2, 5
All. All. – Lạy Cha là
Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những
người bé mọn. – All.
PHÚC ÂM: Mc 10, 13-16
“Người ôm các trẻ em vào lòng, và đặt tay ban phúc lành cho chúng”
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Máccô.
Khi ấy, người ta đưa
những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ
khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các
trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những ai
giống như chúng. Thày bảo thật các con: “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như
trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành
cho chúng.
Đó là lời Chúa.
Hôm
nay chúng ta dâng thánh lễ mừng Tết Trung Thu. Trung nghĩa là giữa, thu là mùa
thu. Trung Thu là Tết giữa mùa thu. Mùa thu khí hậu mát mẻ hơn các mùa khác. Đa
phần đất nước VN thuộc khí hậu miền nhiệt đới, chỉ có hai mùa : mùa nóng và mùa
mưa, nên chúng ta khó thưởng thức được khí mát của mùa thu.
Thay vào đó chúng ta được ngắm trăng. Không có đêm nào trăng tròn bằng đêm trung thu, cũng như không có buổi trưa nào mặt trời đứng bóng bằng trưa tết Đoan Ngọ. Tết Trung Thu là tết ngắm trăng.
Ngày xưa ở bên Tầu, vua Đường Minh Hoàng ngồi ngắm trăng vào đêm Trung Thu. Trăng qúa đẹp. Vua đang say ngắm thì một ông tiên đầu râu tóc bạc đến hỏi : “Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không ?” Vua sung sướng trả lời : “Dạ, có.” Thế là vị tiên ông đưa vua lên thăm cung trăng. Trên cung trăng, vua được ngắm từng đoàn tiên nữ múa với những điệu múa vô cùng đẹp. Sau khi thưởng thức, vua được đưa trở lại trần gian.
Trăng theo truyền thuyết chính là con thỏ. Vào một năm mất mùa. Ai cũng đói. Các loài vật đi tìm thức ăn. Nhiều khi tranh giành giết lẫn nhau. Chú thỏ bản tính sợ sệt, không dám ra ngoài kiếm ăn, suốt ngày ở trong lỗ. Có lần khí trời qúa rét, thấy đống lửa, thỏ ra ngoài, lại gần sưởi ấm. Các con vật khác cũng có mặt, nhưng con nào con nấy ốm o bụng đói. Có con ủ rũ như sắp chết. Thỏ động lòng thương. Thỏ nghĩ thà mình chết, còn hơn để người khác chết. Thế là thỏ nhảy vào đống lửa để tự thiêu, làm thức ăn cho các con vật khác. Ngọc Hoàng nghe biết lòng qủang đại hy sinh của thỏ, Ngài cầm mấy khúc xuơng thỏ còn lại biến thành mặt trăng, để người người ngắm noi gương thỏ.
Trên cung trăng có cuội và cây đa. Chúng ta thường hát :
Thằng cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên.
Cuội là người hay nói dối, đánh lừa người khác. Cuội nghe có một ông lão có cây đa thần. Lá cây đa chữa đủ thứ bệnh. Cuội đánh lừa ông lão để lấy cây đa đó. Ông lão dặn cuội : “Nếu trồng phía đông thì tưới phia tây. Nếu trồng phía tây thì tưới phía đông.” Vợ cuội đã được cuội dặn, nhưng quên. Cây trồng phía đông, vợ cuội đã tưới phía đông. Cây đa từ từ bật gốc bay lên trời. Trong nhà, trông thấy, cuội vội chạy ra, ôm gốc cây đa kéo xuống, nhưng cây đa đã kéo cuội lên theo. Từ đó mặt trăng có chú cuội và cây đa.
Tết Trung Thu người ta múa lân, rước đèn. Sự tích như sau : Có một bà lão đi chợ sắm hoa trái để mừng Tết Trung Thu. Chợ xa, khi trời xẩm tối bà lão mới về. Bà phải đi qua một khu rừng có con sư tử chuyên ăn thịt người. Trên đường về, bà bị sư tử bắt. Bà xin sư tử cho bà được thưởng thức đêm Trung Thu, sau đó bà sẽ tới nộp mình. Sư tử đồng ý. Thưởng thức đêm Trung Thu xong, nhớ đến giây phút phải nộp mình, bà lão khóc nức nở. Tiếng khóc của bà thấu tới trời. Ngọc hoàng nghe xót thương, sai một con rết xuống trần bảo vệ bà mà bà không biết. Bà đến nộp mình cho sư tử. Con rết âm thầm theo sau. Khi sư tử đến gần vồ bà thì con rết cũng xông tới cắn sư tử chết. Dân làng biết bà thoát nạn, đã chặt đầu sư tử và rước con rết đi vòng quanh khắp làng.
Qua các tích truyện vừa kể, Tết Trung Thu là tết ngắm trăng và gẫm suy sự đời. Sự đời có gian dối như chú cuội, dữ dằn như sư tử; song cũng có thương yêu, thật thà như con thỏ, bà già, các thần tiên…
Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay cũng nói lên điều đó.
Trước hết bài đọc 1 đọc trong sách Huấn Ca. Sách Huấn Ca ca ngợi Thiên Chúa sáng tạo bầu trời. Sách viết về mặt trăng như sau :
Cả vầng trăng cũng luôn đúng hẹn
Làm dấu hiệu muôn đời chỉ rõ thời gian
Trăng đánh dấu các thời kỳ đại lễ
Có khi khuyết, có lúc lại tròn.
Tác giả sách Huấn Ca đã nhìn trăng mà nhận ra Thiên Chúa sáng tạo.
Rồi bài Tin Mừng, thánh Mác-cô đã kể Chúa Giêsu yêu thương các thiếu nhi.
Người đời chưa biết Chúa, nên đã có những câu chuyện tưởng tượng để thỏa mãn lòng yêu mến thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa. Còn chúng ta đã biết Chúa. Chúa dựng nên trăng sao tinh tú. Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là các thiếu nhi.
Ước chi thánh lễ Trung Thu hôm nay, mỗi thiếu nhi sống thật thà yêu thương, để được Thiên Chúa chúc phúc như xưa Chúa đã chúc phúc cho các thiếu nhi Do Thái.
Lm Giuse Nguyễn Trung Thành
Thay vào đó chúng ta được ngắm trăng. Không có đêm nào trăng tròn bằng đêm trung thu, cũng như không có buổi trưa nào mặt trời đứng bóng bằng trưa tết Đoan Ngọ. Tết Trung Thu là tết ngắm trăng.
Ngày xưa ở bên Tầu, vua Đường Minh Hoàng ngồi ngắm trăng vào đêm Trung Thu. Trăng qúa đẹp. Vua đang say ngắm thì một ông tiên đầu râu tóc bạc đến hỏi : “Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không ?” Vua sung sướng trả lời : “Dạ, có.” Thế là vị tiên ông đưa vua lên thăm cung trăng. Trên cung trăng, vua được ngắm từng đoàn tiên nữ múa với những điệu múa vô cùng đẹp. Sau khi thưởng thức, vua được đưa trở lại trần gian.
Trăng theo truyền thuyết chính là con thỏ. Vào một năm mất mùa. Ai cũng đói. Các loài vật đi tìm thức ăn. Nhiều khi tranh giành giết lẫn nhau. Chú thỏ bản tính sợ sệt, không dám ra ngoài kiếm ăn, suốt ngày ở trong lỗ. Có lần khí trời qúa rét, thấy đống lửa, thỏ ra ngoài, lại gần sưởi ấm. Các con vật khác cũng có mặt, nhưng con nào con nấy ốm o bụng đói. Có con ủ rũ như sắp chết. Thỏ động lòng thương. Thỏ nghĩ thà mình chết, còn hơn để người khác chết. Thế là thỏ nhảy vào đống lửa để tự thiêu, làm thức ăn cho các con vật khác. Ngọc Hoàng nghe biết lòng qủang đại hy sinh của thỏ, Ngài cầm mấy khúc xuơng thỏ còn lại biến thành mặt trăng, để người người ngắm noi gương thỏ.
Trên cung trăng có cuội và cây đa. Chúng ta thường hát :
Thằng cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên.
Cuội là người hay nói dối, đánh lừa người khác. Cuội nghe có một ông lão có cây đa thần. Lá cây đa chữa đủ thứ bệnh. Cuội đánh lừa ông lão để lấy cây đa đó. Ông lão dặn cuội : “Nếu trồng phía đông thì tưới phia tây. Nếu trồng phía tây thì tưới phía đông.” Vợ cuội đã được cuội dặn, nhưng quên. Cây trồng phía đông, vợ cuội đã tưới phía đông. Cây đa từ từ bật gốc bay lên trời. Trong nhà, trông thấy, cuội vội chạy ra, ôm gốc cây đa kéo xuống, nhưng cây đa đã kéo cuội lên theo. Từ đó mặt trăng có chú cuội và cây đa.
Tết Trung Thu người ta múa lân, rước đèn. Sự tích như sau : Có một bà lão đi chợ sắm hoa trái để mừng Tết Trung Thu. Chợ xa, khi trời xẩm tối bà lão mới về. Bà phải đi qua một khu rừng có con sư tử chuyên ăn thịt người. Trên đường về, bà bị sư tử bắt. Bà xin sư tử cho bà được thưởng thức đêm Trung Thu, sau đó bà sẽ tới nộp mình. Sư tử đồng ý. Thưởng thức đêm Trung Thu xong, nhớ đến giây phút phải nộp mình, bà lão khóc nức nở. Tiếng khóc của bà thấu tới trời. Ngọc hoàng nghe xót thương, sai một con rết xuống trần bảo vệ bà mà bà không biết. Bà đến nộp mình cho sư tử. Con rết âm thầm theo sau. Khi sư tử đến gần vồ bà thì con rết cũng xông tới cắn sư tử chết. Dân làng biết bà thoát nạn, đã chặt đầu sư tử và rước con rết đi vòng quanh khắp làng.
Qua các tích truyện vừa kể, Tết Trung Thu là tết ngắm trăng và gẫm suy sự đời. Sự đời có gian dối như chú cuội, dữ dằn như sư tử; song cũng có thương yêu, thật thà như con thỏ, bà già, các thần tiên…
Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay cũng nói lên điều đó.
Trước hết bài đọc 1 đọc trong sách Huấn Ca. Sách Huấn Ca ca ngợi Thiên Chúa sáng tạo bầu trời. Sách viết về mặt trăng như sau :
Cả vầng trăng cũng luôn đúng hẹn
Làm dấu hiệu muôn đời chỉ rõ thời gian
Trăng đánh dấu các thời kỳ đại lễ
Có khi khuyết, có lúc lại tròn.
Tác giả sách Huấn Ca đã nhìn trăng mà nhận ra Thiên Chúa sáng tạo.
Rồi bài Tin Mừng, thánh Mác-cô đã kể Chúa Giêsu yêu thương các thiếu nhi.
Người đời chưa biết Chúa, nên đã có những câu chuyện tưởng tượng để thỏa mãn lòng yêu mến thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa. Còn chúng ta đã biết Chúa. Chúa dựng nên trăng sao tinh tú. Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là các thiếu nhi.
Ước chi thánh lễ Trung Thu hôm nay, mỗi thiếu nhi sống thật thà yêu thương, để được Thiên Chúa chúc phúc như xưa Chúa đã chúc phúc cho các thiếu nhi Do Thái.
Lm Giuse Nguyễn Trung Thành
Lễ Thánh Phanxicô
Assisi
Lễ Nhớ
Bài Ðọc I: Gl 6, 14-18
"Nhờ cây Thập
giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho tôi, và tôi cho thế gian".
Trích thư Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh em thân mến, phần
tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Ðức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ cây thập giá mà thế gian đã chịu đóng đinh cho
tôi, và tôi cho thế gian. Vì chưng trong Ðức Kitô có cắt bì hay không cũng chẳng
có giá trị gì, điều quan trọng là trở nên một tạo vật mới. Nguyện chúc bình an
và lòng thương xót đối với những ai rập theo quy tắc đó, và cho cả Israel của
Thiên Chúa nữa. Từ nay trở đi, ước gì không ai làm phiền tôi nữa, vì tôi mang
trong mình tôi dấu thánh của Chúa Giêsu. Anh em thân mến, nguyện ân sủng của Ðức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng anh em. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và
5. 7-8. 9-10. 11
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con (c. 5a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn
con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa, con thưa cùng Chúa: "Ngài là
chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận
mạng của con". - Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa
vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm
khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ
không nao núng. - Ðáp.
3) Chúa sẽ chỉ cho con
biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc
bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời! - Ðáp.
Alleluia: x. Mt 11, 25
Alleluia, alleluia! -
Lạy Cha là Chúa trời đất, chúc tụng Cha, vì Cha đã mạc khải các mầu nhiệm nước
trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11, 25-30
"Chúa đã giấu
các điều ấy cùng kẻ khôn ngoan thông thái, và đã tỏ bày ra cho những kẻ bé mọn".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lên
tiếng nói rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu
không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc
khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy.
"Mọi sự đã được
Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết
Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.
"Tất cả hãy đến với
Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy
mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong
lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh
của Ta thì nhẹ nhàng".
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Kinh nghiệm
thiêng liêng
Con người có thể khước
từ Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa thì không bao giờ từ bỏ con người, không bao giờ
ngưng mời gọi con người trở về lãnh nhận ân sủng và sự thật Người ban cho nhưng
không: "Hết thảy những ai mệt mỏi và vất vả hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ,
ủi an". Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người, không phân biệt một ai, nhưng
từ phiá con người, khi đáp lại lời mời gọi của Chúa, mỗi người chúng ta có thể
có một trong hai thái độ: thái độ đơn sơ, khiêm tốn đón nhận Chúa để cho Ngài
hướng dẫn dạy dỗ; hoặc ngược lại, thái độ tự cao của kẻ cho mình là khôn ngoan,
không cần đến Thiên Chúa.
Những kẻ khôn ngoan
thông thái mà Chúa Giêsu nhắm đến trong đoạn Tin Mừng trên đây là những người
biệt phái tinh thông Lề Luật và lãnh đạo sinh hoạt tôn giáo của dân Israel. Có
thể nói, những kẻ khôn ngoan thông thái này đến với Chúa bằng con đường hiểu biết,
nhất là sự thông thái Lề Luật Môsê. Họ nghĩ rằng chỉ cần am tường những Lề Luật
của Môsê là họ có thể đến với Thiên Chúa. Họ ỷ lại vào sự hiểu biết và sự tự phụ
cho mình biết rõ Thiên Chúa, nhưng thật ra, họ đang xa lìa Ngài.
"Lạy Cha, con
chúc tụng Cha là Chúa trời đất, vì Cha đã giấu những điều đó ngoài những kẻ
khôn ngoan thông thái, nhưng lại mạc khải cho chúng con, những kẻ bé mọn".
Mỗi người chúng ta cần trở nên bé nhỏ đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm để cảm mến
và sống mầu nhiệm Thiên Chúa. Ðức tin Kitô hướng ta đến gặp một con người cụ thể,
một vì Thiên Chúa chấp nhận đến với con người. Ðức tin Kitô không dựa trên những
lý lẽ thần học cao siêu. Ðức tin là một hồng ân cần được khiêm tốn đón nhận hơn
là kết quả của cuộc sống sưu tầm trí thức.
Thánh Têrêsa Avila tuy
không được học hành nhiều nhưng có kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa. Thánh nữ
đã trình bày những kinh nghiệm thiêng liêng của mình cách tốt đẹp đến độ Ðức
Thánh Cha Phaolô VI đã tuyên bố thánh nữ là tiến sĩ của Giáo Hội, bởi vì giáo
huấn của thánh nữ để lại là kho tàng thiêng liêng quý báu giúp các thành phần
Giáo Hội đến với mầu nhiệm Thiên Chúa. Dĩ nhiên, đoạn Tin Mừng hôm nay không có
ý nói là Chúa Giêsu hoàn toàn loại bỏ những nhà thông thái, nhưng chỉ có ý cảnh
tỉnh rằng những ai ỷ lại vào sự hiểu biết thông thái của mình, thì sẽ không đến
được với Thiên Chúa. Không thiếu những trường hợp có sự hài hòa giữa sự thông
thái và đức tin Kitô như thánh Thomaso thành Aquino. Trong mọi trường hợp, thái
độ khiêm tốn chấp nhận để cho Thiên Chúa soi sáng hướng dẫn là điều căn bản cần
phải có luôn.
Lạy Chúa,
Xin thương mở rộng tâm
hồn cho con được lắng nghe Lời Chúa với hết lòng khiêm tốn và biết ơn. Xin
thương giúp con sống theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần để đến với Chúa và
anh chị em một cách dễ dàng và sâu xa hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Kính Thánh Phanxicô Khó Khăn
Bài đọc: Gal
6:14-18, Psa 16; Mt 11:25-30
I. CHỦ ĐỀ: Không có gì quí hơn là Thập
Giá của Đức Kitô.
Thánh Phanxicô là con của một thương gia rất giàu có tại Assisi. Cha của ngài
là người buôn tơ lụa và muốn ngài nối tiếp sự nghiệp của ông; nhưng Phanxicô được
Chúa soi sáng đã sớm nhận ra sự phù hoa của giàu có bằng cách giúp ngài hiểu thấu
đáo về mầu nhiệm Thập Giá. Đức Kitô là Thiên Chúa, Ngài có tất cả mọi sự trên
trời dưới đất; nhưng đã tự huỷ mình ra không để gánh lấy hình phạt của tội lỗi
cho nhân loại. Trên Thập Giá, Ngài nghèo đến nỗi chỉ còn một miếng vải che thân
trong khi gánh mọi đau thương của cực hình chỉ vì yêu thương nhân loại.
Khi đã nhận ra tình yêu này, Phanxicô đã bắt chước gương Đức Kitô để đáp trả lại
tình yêu vô bờ Đức Kitô đã dành cho ngài bằng cách từ chối không theo nghề nghiệp
của thân phụ. Khi biết rõ ý định của con muốn tận hiến cuộc đời cho Chúa, cha của
ngài đã đuổi ngài ra khỏi nhà; và mỗi khi ngài đi khất thực ngang qua nhà, ông
xua đầy tớ ra đánh đập, chửi rủa với hy vọng làm cho con đổi ý định. Một lần
sau khi đã bị hành hạ, ngài đã cởi bỏ bộ quần áo đang mặc trên người trả lại
cho cha và nói, “Đây là của cha, con xin trả lại cho cha; còn thân xác này của
Chúa dựng nên từ nay thuộc trọn về Thiên Chúa.” Giáo Hội khi tôn phong ngài, đã
gọi ngài là “Nữ Hoàng Khó Nghèo.”
Các bài đọc hôm nay soi sáng cho chúng ta hiểu mầu nhiệm giầu có và sâu thẳm của
Thập Giá cùng với sự phù hoa của giầu có thế gian. Trong bài đọc I, chắc chắn
thánh Phaolô cũng đã cảm nhận được tình yêu của Đức Kitô dành cho ngài khi suy
ngắm về mầu nhiệm Thập Giá. Một khi đã hiểu được mầu nhiệm này, ngài cảm thấy
tâm hồn bình an; vì nếu Thiên Chúa đã yêu thương con người bằng cách hy sinh
Người Con Một chết cho con người như thế, còn gì có thể làm mà Ngài lại từ chối
không ban cho con người? Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã mặc khải
mầu nhiệm Nước Trời cho những kẻ bé mọn; mà không cho những người khôn ngoan,
thông thái. Chỉ có những ai hiền lành và khiêm nhường mới có thể mở lòng trí để
đón nhận những mầu nhiệm cao siêu của Thiên Chúa, hành động theo những chỉ dạy
của Ngài và tìm được sự bình an đích thực cho tâm hồn.
II. PHÂN TÍCH:
1/ Bài đọc I: Niềm xác tín của người môn đệ: “Tôi chẳng hãnh diện về điều
gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô.”
1.1/ Làm sao để có bình
an?
(1) Thập giá Đức Giêsu Kitô là niềm hãnh diện của người tín hữu: Đây là bốn câu
cuối cùng của Thư Galat, và thánh Phaolô muốn tổng kết những gì Ngài đã nói với
các tín hữu trong toàn Thư. Người tín hữu không được tìm sự hãnh diện nơi bất cứ
điều gì thế gian dâng tặng như: uy quyền, danh vọng, tiền của, hưởng thụ... Niềm
hãnh diện của người tín hữu là ở nơi Thập Giá của Đức Kitô, vì nhờ cây Thập Giá
này mà họ được rửa sạch tội lỗi và được giao hòa với Thiên Chúa. Thánh Phaolô
tuyên xưng: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá
đối với tôi, và tôi đối với thế gian.”
(2) Qui tắc để có bình an: Đối với các Kitô hữu, không phải hệ tại ở việc cắt
bì, cũng chẳng phải ở việc giữ Luật, nhưng là ở chỗ trở nên một tạo vật mới:
theo sự hướng dẫn của Thánh Thần để hoàn toàn sống cho Đức Kitô. Thánh Phaolô dạy:
“Quả thật, cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một
thụ tạo mới. Chúc tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Israel của
Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của Người.”
Bình an này có liên kết mật thiết với niềm tin của người tín hữu vào Đức Kitô:
một khi đã biết Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, người tín hữu không còn lo lắng
về tội lỗi và về sự chết nữa. Họ biết nếu họ tin và tuân giữ những gì Đức Kitô
dạy bảo, họ sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa. Chính sự xác tín này làm cho họ
được bình an trong tâm hồn.
1.2/ Tôi mang trên mình
tôi những dấu tích của Đức Giêsu: Trong cuộc
đời, người tín hữu phải đương đầu với biết bao nhiêu những lạc thuyết của thế
gian và các tôn giáo khác nhau. Một khi đã biết rõ ràng Kế Hoạch Cứu Độ của
Thiên Chúa, người tín hữu đừng để cho bất cứ người nào làm lung lay niềm tin của
mình, đừng để cho bất cứ sự gì lôi cuốn mình khỏi Thập Giá của Đức Kitô, và đừng
để cho những dấu tích của Đức Kitô in trên thân thể bị xóa nhòa. Những “dấu
tích” thánh Phaolô nói ở đây có thể là “5 dấu thánh” mà thánh Phanxicô Khó
Khăn, thánh Catarina Sienna, hay Cha Piô được chịu; cũng có thể là những đau khổ
để lại trên thân xác sau khi đã trải qua những gian khổ để làm chứng cho Đức
Kitô; hay có thể hiểu một cách thiêng liêng: những chứng tích mà bí-tích Rửa Tội
để lại trong linh hồn các tín hữu.
2/ Phúc Âm: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”
Chúa Giêsu so sánh giữa những người khôn ngoan và thông thái (sophos,
sunetos) với kẻ bé mọn (nêpios), để nói với khán giả: họ cần có thái
độ của trẻ thơ là tin tưởng, khiêm nhường, ham học hỏi, để Ngài chuyển thông
cho họ những kiến thức về Thiên Chúa. Một thái độ kiêu hãnh và nghi ngờ sẽ ngăn
cản họ nhận ra những gì Ngài muốn mặc khải cho họ.
2.1/ Kiến thức về Thiên
Chúa: "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho
tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ
Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho."
(1) Chúa Giêsu là người biết về Chúa Cha rõ ràng hơn ai hết: Động từ Hy-lạp
dùng ở đây là "epiginôskô," biết như một con người hay sự vật
là. Con người hiểu biết về Thiên Chúa với nhiều cấp độ khác nhau; nhưng chỉ có
Chúa Giêsu hiểu biết Thiên Chúa trong cấp độ hoàn hảo nhất. Điều này không ngạc
nhiên, vì Chúa Giêsu là chính Lời hay tư tưởng của Thiên Chúa. Ngài và Cha Ngài
là một.
(2) Con người biết Thiên Chúa qua mặc khải của Chúa Giêsu: Nếu Thiên Chúa không
chọn để mặc khải cho con người, con người không bao giờ có thể biết Thiên Chúa.
Đức Kitô chính là mặc khải của Thiên Chúa; Ngài đến để mặc khải cho con người
biết về Chúa Cha, như Ngài đã tuyên bố với các môn đệ: “Ai thấy Thầy là thấy
Cha.” Hơn nữa, để con người có thể hiểu những mặc khải này, họ cần được Thánh
Thần do Chúa Cha sai tới để hướng dẫn và thúc đẩy từ bên trong.
2.2/ Hai điều quan trọng
chúng ta cần học hỏi cùng Chúa Giêsu: Người
môn đệ tuy vẫn phải mang ách và mang gánh nặng; nhưng họ không mang chúng theo
cách của thế gian, mà mang chúng theo cách của Đức Kitô. Để biết mang ách và
gánh đúng cách, họ cần phải học với Đức Kitô. Hai nhân đức quan trọng họ cần học
nơi Ngài:
(1) Hiền lành: Đây là mối thứ hai trong Bài Giảng Trên Núi. Chúa Giêsu là Thiên
Chúa, Ngài có quyền tiêu diệt những ai nói những lời xúc phạm, đánh đòn, và giết
chết Ngài; nhưng Ngài đã không làm những chuyện đó. Ngài chọn con đường tha thứ:
“Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” Ngài hòa giải
con người với nhau và với Thiên Chúa. Ngài dạy phải thương yêu, cầu nguyện và
làm ơn cho kẻ thù. Con người cũng thường có khuynh hướng yêu thích những ai hiền
lành, nhã nhặn, và tha thứ.
(2) Khiêm nhường: là nhân đức diệt trừ tính kiêu ngạo, tội đầu tiên trong bảy mối
tội đầu. Không ai thích người kiêu ngạo và tâm lý chung chẳng ai thích người
hay “nổ.” Khiêm nhường là biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với
tha nhân. Người khiêm nhường biết mọi sự mình có được là do Thiên Chúa ban, nên
họ không huyênh hoang lên mặt với người khác; nhưng biết dùng tài năng để mở
mang Nước Chúa và phục vụ anh em. Người kiêu ngạo đánh cắp công ơn Thiên Chúa
và luôn bất an vì sợ người khác hơn họ. Họ bất an khi không nhận được những gì
họ muốn và khó chịu với mọi người.
III. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta hãy đến và học với Đức Kitô trên Thập
Giá, vì Ngài sẽ dạy cho chúng ta những bài học khôn ngoan mà chúng ta không thể
tìm thấy bất cứ nơi đâu trên thế gian này.
- Không một ai trên đời này yêu thương chúng ta bằng Đức Kitô. Ngài đã chứng tỏ
cho chúng ta tình yêu thâm sâu của ngài qua cái chết đau thương trên Thập Giá để
gánh chịu mọi hình phạt thay cho chúng ta.
- Nếu chúng ta đánh đổi tình yêu của Đức Kitô cho sự giàu có thế gian, chúng ta
đã rơi vào bẫy của ma quỉ và trở thành những kẻ rồ dại và đang thương nhất trên
đời.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
Th. Phan-xi-cô Át-xi-di Mc 10,13-16
Tết Trung Thu
ĐIỀU KIỆN ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI
“Thầy bảo thật anh
em: ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ thơ thì sẽ chẳng được
vào.” (Mc 10,15)
Suy niệm: Những điều kiện để vào được Nước Trời mà Chúa Giê-su nói
đến trong Tám Mối Phúc Thật là những phẩm chất thấy được nơi hình ảnh trẻ em.
Trẻ em là hình ảnh của những người nghèo vì chưa sở hữu tài sản đồng thời cũng
rất có khả năng đón nhận với tấm lòng đơn sơ: “Phúc thay ai có tâm hồn
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,2). Một cách tự nhiên, trẻ em
là những người hiền hoà dễ mến, từ nét mặt hiền hoà không cau có, không đe doạ
ai, đến nụ cười tươi tắn, lời nói nhẹ nhàng như khơi gợi tình thương mến: “Phúc
thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4). Trẻ
em có tâm hồn trong sạch, không quanh co dối trá, không thủ lợi lừa đảo, không
tính toan mưu mô: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được
nhìn thấy Thiên Chúa”(Mt 5,8).
Mời Bạn: Khi chọn gọi các môn đệ, Đức
Giê-su chỉ chọn người lớn; nhưng khi chọn mẫu người tiêu biểu làm công dân Nước
Trời, Đức Giê-su lại chọn trẻ em. Điều này gián tiếp nhắc nhở “người lớn” rất
có thể đã bị mất đi những đức tính đáng quý nơi trẻ em, đồng thời hãy can đảm
tìm lại những gì tốt lành mình đã đánh mất, hầu tìm được một chỗ trong Nước Trời.
Sống Lời Chúa: Suy gẫm lý do tại sao Đức
Giêsu ôm lấy trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa yêu thích người có tâm hồn trẻ thơ. Xin
giúp chúng con dám can đảm làm một cuộc “sinh lại” để nên như trẻ thơ trước mặt
Chúa.
(5 phút Lời Chúa)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4 THÁNG MƯỜI
Thánh Phanxicô
Assisi,
Một Kiến Trúc Sư Của
Hoà Giải
Khuôn mặt Thánh
Phanxicô Assisi đem lại cho cuộc hành trình nhân loại của chúng ta một sắc thái
Kitô giáo. Ngài tranh thủ ơn phúc hòa bình của Phúc Aâm, và qua đó ngài giúp những
tâm hồn ly cách được hòa giải với Giáo Hội và xã hội.
Lối sống nghèo của
Asissi thật vô cùng phong phú giữa những nẻo đường nên thánh của Kitô giáo.
Không thể chối cãi rằng một trong những sứ điệp cảm kích – mà Thánh Phan-xi-cô
vừa sống cách triệt để vừa tiếp tục làm vang dội trong lương tâm của con người
thời đại – đó là nỗi khát khao bỏng cháy đối với hòa bình.
Sau khi toàn tâm dấn
mình theo tiếng gọi của Thiên Chúa, ngài và các môn đệ đầu tiên của ngài rảo
qua các thành thị, làng mạc. Thầy trò dừng lại ở các quảng trường và các khu
dân cư, lặp đi lặp lại mấy tiếng hết sức đơn sơ nhưng vô cùng hàm súc: an bình
và hạnh phúc. Mấy tiếng ấy được nói lên không chỉ đơn thuần như một điều khát
khao, nhưng còn như một lời cam kết dấn thân thúc bách các thính giả của ngài,
những người thường bị rơi vào tình trạng phân hóa và xung đột: tôn giáo này chống
tôn giáo kia, thành phố này đối đầu với thành phố nọ, xung đột giữa các xóm
thôn, các gia đình.
Ở nước Ý thời Trung Cổ
có một từ ngữ được khơi lên và gây âm vang rất lớn, một từ rất đơn sơ tầm thường
song cũng cưu mang rất nhiều sức mạnh, sức mạnh của Tin mừng. Đó là một từ của
Thánh Phan-xi-cô Assisi. Ngài là một con người được Bà Chúa Nghèo yêu mến, một
con người thực sự là anh em chân tình của bất cứ ai mà ngài gặp gỡ.
Người tu sĩ khiêm tốn
này được những người đương thời đánh giá là “con người mới, được gởi xuống từ
trời cao” (FF 1212). Trong tinh thần của Đức Kitô, ngài thậm chí tự nguyện trở
thành nhịp cầu nối giữa Kitô giáo và Hồi giáo, đến độ ngài đã đi viếng thăm vua
Ai cập, Melek-el-Kamel. Ngài mong muốn đảm nhận vai trò của một ngôn sứ đích thực
để loan báo cho nhà vua sứ điệp của Con Thiên Chúa nhập thể.
Chúng ta có thể nói rằng
thánh Phanxicô không chỉ là một sứ giả. Bởi hơn thế nữa, ngài là nhà xây dựng
và là kiến trúc sư của hoà giải và hoà bình. Ngài nói: “Chúa đã mặc khải cho
tôi lời chào mà chúng tôi vẫn sử dụng, đó là ‘Xin Chúa ban bình an cho bạn’”
(FF 121). Tôma Celano, người viết tiểu sử của ngài, đã khắc họa dung mạo nghèo
khó nơi ngài như sau: “Trong các bài giảng, trước khi chia sẻ lời Chúa cho mọi
người, ngài luôn diễn tả khát vọng hòa bình, ngài nói: ‘Xin Chúa ban bình an
cho anh chị em! Ngài loan báo sự bình an này cách chân thành cho mọi người nam
cũng như nữ, cho tất cả những ai ngài gặp gỡ. Bằng cách đó, nhờ ân sủng Chúa,
ngài thường thành công trong việc giúp cho những người chống lại hòa bình và chống
lại ơn cứu độ của chính họ trở thành con cái của hoà bình và biết khát khao ơn
cứu rỗi đời đời” (FF 359).
04 Tháng Mười
Bí Quyết Trẻ Trung
Hôm nay Giáo Hội
kính nhớ thánh Phanxicô Assisi.
Sống cách chúng ta
trên 7 thế kỷ, thánh Phanxicô Assisi vẫn mãi mãi để lại một hình ảnh trẻ trung.
Chưa có vị thánh nào trong Giáo Hội được nhắc nhở, yêu mến như thánh nhân. Chưa
có vị thánh nào đã gợi lên nhiều cảm hứng cho văn chương, nghệ thuật cho bằng
thánh nhân. Chưa có vị thánh nào được các nhà chính trị, các nhà cách mạng ca tụng
cho bằng thánh nhân.
Sứ điệp của thánh
nhân siêu việt thời gian, bởi vì con người của thánh nhân là hiện thân của tuổi
trẻ. Thật thế, suốt cả cuộc đời của mình, thánh Phanxicô Assisi luôn biết giữ một
tâm hồn tươi trẻ. "Tuổi tác không phải là điều kiện thể lý cho bằng bầu
khí của tâm hồn". Có lẽ thánh nhân không phải là người đã nói lên châm
ngôn ấy, nhưng hẳn ngài đã sống theo châm ngôn ấy.
Ngài biết giữ mãi
cho tâm hồn tươi trẻ bằng cách hạn chế tối đa các nhu cầu, bằng cách chống cự lại
các ước muốn. Ngài đón nhận mọi sự. Không thắc mắc, không lo lắng, không buồn
giận.
Những khám phá của
khoa học tâm lý ngày nay, thánh Phanxicô Assisi đã từng biết và sống một cách
trọn vẹn. Thật thế, để có một thể xác lành mạnh, một tâm hồn tươi trẻ, các nhà
tâm lý học khuyên chúng ta như sau:
- Hãy tập yêu thích
những gì không quá đắt giá.
- Hãy tập yêu thích
việc đọc sách, chuyện vãn, nghe nhạc.
- Hãy tập yêu thích
những thức ăn thanh đạm.
- Hãy tập yêu thích
tiếng chim hót, sự hiện diện của thú vật, tiếng cười đùa rộn rã của trẻ em.
- Hãy tập yêu thích
trồng trọt, làm việc tay chân.
- Hãy tập yêu thích
ánh bình minh cũng như hoàng hôn, tiếng mưa rơi trên mái nhà cũng như cảnh tuyết
rơi.
- Hãy tập yêu thích
những nhu cầu đơn giản nhất.
- Hãy tập yêu thích
công việc và cảm nhận được niềm vui khi làm tốt một công việc.
- Hãy tập yêu người,
dù người không giống ta.
Không khí, ánh
sáng, mặt trời, niềm vui, hạnh phúc, cuộc sống, con người: đó là những yếu tố cần
thiết để tạo cho bầu không khí tươi trẻ trong tâm hồn. Phải chăng đó không là
những yếu tố mà người ta cũng bắt gặp trong bài ca vạn vật của thánh Phanxicô
Assisi?
Một tâm hồn luôn luôn
tươi trẻ: đó không chỉ là một bí quyết để được hạnh phúc trên đời này, nhưng
còn là một đòi hỏi đối với người Kitô. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta:
"Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta, vì Nước Trời thuộc về những ai giống chúng. Ta
nói thật với các con: nếu các con không đón nhận nước Trời như trẻ nhỏ, các con
sẽ không được vào Nước Trời".
Lẽ Sống
Lectio Divina: Thánh Phanxicô thành Assisi
Thứ Tư, 4 Tháng 10,
2017
Mùa Thường Niên
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa, bởi nhờ ân sủng
thánh Phanxicô đã nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong nghèo khó và khiêm
nhường, xin Chúa hãy ban cho chúng con bằng cách theo bước chân của thánh
Phanxicô, chúng con có thể bước theo Con của Chúa, và, nhờ vào đức ái vui vẻ,
có thể được hiệp nhất với Chúa. Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Đấng
hằng sống và hằng trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa, đến
muôn thuở muôn đời. Amen.
2. Bài Đọc Tin Mừng – Mátthêu 11:25-30
Vào lúc ấy, Đức Giêsu
cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì
Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại
mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi
sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không
ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.
“Tất cả những ai đang
vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách
tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
3. Suy Niệm
- Hôm nay chúng ta cử hành lễ nhớ thánh Phanxicô
thành Assisi. Trong bài Tin Mừng, chúng ta sẽ lắng nghe lời mời gọi của
Chúa Giêsu: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.
Bài Tin Mừng cho thấy sự dịu dàng trong việc Chúa Giêsu chào đón, đón nhận những
kẻ bé mọn. Người muốn cho kẻ nghèo khó tìm được sự nghỉ ngơi và bình an
trong Ngài.
- Bối cảnh của các chương 11 và 12 của sách
Tin Mừng Mátthêu. Trong bối cảnh này, điều được nhấn mạnh và làm
rõ ràng là chỉ có người nghèo mới là người hiểu và chấp nhận sự khôn ngoan của
Nước Trời. Nhiều người đã không hiểu được việc ưu tiên của Chúa Giêsu
dành cho người nghèo khó và những kẻ bị loại trừ.
a) Gioan Tẩy Giả,
người nhìn Đức Giêsu với con mắt của quá khứ, đã có những nghi ngờ (Mt
11:1-15).
b) Dân chúng, những
người nhìn Chúa Giêsu với mục đích vì lợi ích cho riêng họ, đã không thể hiểu
được Ngài (Mt 11:16-19).
c) Những phố thị
lớn chung quanh hồ, đã nghe lời giảng dạy của Chúa Giêsu và mục kích các phép lạ,
nhưng đã không muốn mở lòng mình ra với sứ điệp của Người (Mt 11:20-24).
d) Những người
khôn ngoan và Luật Sĩ, những kẻ đã phán xét mọi việc theo trí hiểu của họ, đã
không thể hiểu được lời rao giảng của Chúa Giêsu (Mt 11:25).
e) Ngay chính những
họ hàng thân thích cũng đã không hiểu được Người (Mt 12:46-50).
f) Chỉ có những
kẻ bé mọn là hiểu được Người và đón nhận Tin Mừng Nước Trời (Mt 11:25-30).
g) Những kẻ khác
thì muốn hy lễ, nhưng Chúa Giêsu thì muốn lòng thương xót (Mt 12:1-8).
h) Phản ứng chống
lại Chúa Giêsu khiến cho người Biệt Phái muốn giết Chúa (Mr 12:9-14).
i) Họ nói rằng
Chúa Giêsu là tay chân của quỷ vương Bê-en-dê-bun (Mt 12:22-32)
j) Nhưng Chúa
Giêsu đã không lui bước. Người tiếp tục thi hành sứ vụ của Người Tôi
Trung, như được nói đến trong các sách tiên tri (Mt 12:15-21). Đây là lý
do mà Người bị bức hại và bị kết án tử hình.
- Mt 11:25-26: Chỉ có những
kẻ bé mọn mới hiểu được và chấp nhận Tin Mừng Nước Trời. Chúa
Giêsu dâng lời cầu nguyện lên với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết
những điều này, nhưng lại mắc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha,
vì đó là điều đẹp ý Cha!” Những người khôn ngoan, các luật sĩ thời bấy
giờ, đã tạo ra một loạt các luật lệ nhân danh Thiên Chúa mà áp đặt lên người
dân. Họ cho rằng Thiên Chúa đòi hỏi nơi người ta sự tuân giữ này.
Nhưng Lề Luật yêu thương, được Chúa Giêsu đưa ra, thì ngược lại. Điều
quan trọng không phải là những gì chúng ta làm cho Thiên Chúa, mà lại là những
gì Thiên Chúa, trong tình yêu cao cả của Ngài, làm cho chúng ta! Mọi người
đã hiểu những lời của Chúa Giêsu và tràn đầy hân hoan. Kẻ khôn ngoan cho
rằng Chúa Giêsu đã sai. Họ không thể hiểu được lời giảng dạy này đã làm
thay đổi mối quan hệ của dân Chúa.
- Mt 11:27: Nguồn gốc của Lề Luật mới. Chúa Con
biết Chúa Cha. Đức Giêsu, Chúa Con, biết Chúa Cha. Người biết
Chúa Cha muốn gì và khi nào, nhiều thế kỷ trước đó, Chúa đã ban Lề Luật cho ông
Môisen. Những gì Chúa Cha muốn nói với chúng ta, Ngài trao nó cho Đức
Giêsu, và Chúa Giêsu đã mặc khải nó cho những kẻ bé mọn, bởi vì họ đã mở lòng
mình ra với sứ điệp của Ngài. Ngày nay cũng vậy, Chúa Giêsu tiếp tục giảng
dạy nhiều điều cho người nghèo và cho những kẻ bé mọn. Người không ngoan
và thông thái sẽ làm tốt nếu họ trở thành học trò của những kẻ bé mọn!
- Mt
11:28-30: “Tất cả những ai
đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.”
Chúa Giêsu mời tất cả những ai mệt mỏi hãy tìm kiếm sự nghỉ ngơi nơi Người.
Đây là những người đang mệt mỏi dưới gánh nặng của sự áp đặt và tuân thủ theo sự
đòi hỏi của luật tinh khiết. Và Người nói rằng: “Hãy học với
tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”. Nhiều lần câu nói này
đã bị lạm dụng để đòi hỏi người ta phải phục tùng, thụ động. Những gì
Chúa Giêsu muốn nói thì ngược lại. Ngài mong muốn người ta lìa xa các người
thông thái về tôn giáo thời ấy, nghỉ ngơi và bắt đầu học hỏi nơi Người, từ Chúa
Giêsu, Đấng “hiền hậu và khiêm nhường”. Chúa Giêsu không làm như các Kinh
Sư, những kẻ tự hào về sự hiểu biết của họ, nhưng Người lại giống như những kẻ
sống trong sỉ nhục và bóc lột. Chúa Giêsu, vị thầy mới, biết từ kinh nghiệm
về những gì xảy ra trong tâm khảm của dân chúng và bao nhiêu đau khổ họ gánh chịu.
- Lời mời gọi đến sự khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những
ai tìm kiếm nó. Chúa Giêsu mời tất
cả những ai bị áp bức dưới gánh năng của việc tuân giữ lề luật hãy đến nghỉ
ngơi nơi Người, bởi vì Người hiền lành và khiêm nhường trong lòng, có khả năng
làm dịu và an ủi những kẻ đau khổ, những kẻ mệt mỏi chán chường (Mt
11:25-30). Trong lời mời gọi này vọng lại lời lẽ tuyệt vời của ngôn sứ
Isaia đã an ủi những người sống lưu đày (Is 55:1-3). Lời mời gọi này liên
quan đến sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mời gọi người ta gặp gỡ sự khôn ngoan
(Kn 24:19) nói rằng: “Đường khôn ngoan là đường thú vị, nẻo khôn
ngoan là nẻo bình an” (Cn 3:17). Và Chúa thêm rằng: “Khôn
ngoan làm cho con cái mình nên cao trọng, và săn sóc những ai kiếm tìm mình.
Ai yêu khôn ngoan là yêu sự sống, ai sớm tìm kiếm khôn ngoan sẽ tràn trề hoan lạc”(Hc
4:11-12), Lời mời gọi này cho thấy một đặc điểm rất quan trọng của khuôn
mặt nữ tính của Thiên Chúa: sự dịu dàng và chấp nhận thì thật an ủi, đem
lại sự sống cho người ta và làm cho họ cảm thấy thoải mái. Chúa Giêsu là
Đấng che chở, bảo bọc và là cung lòng mẹ hiền mà Chúa Cha ban cho những ai mệt
mỏi (xem Is 66:10-13).
4. Một vài câu hỏi cá nhân
- Điều gì tạo ra căng thẳng trong bạn và điều gì cho
bạn sự bình an? Đối với bạn, sống ở trong cộng đoàn là nguồn gốc của sự
căng thẳng hay là của bình an?
- Những lời này của Chúa Giêsu có thể giúp cho cộng
đoàn chúng ta trở nên một nơi nghỉ ngơi cho cuộc đời chúng ta như thế nào?
5. Lời nguyện kết
CHÚA là Đấng từ bi và
nhân hậu,
Người chậm giận và
giàu tình thương;
Chẳng trách cứ luôn
luôn, không oán hờn mãi mãi.
(Tv 103:8-9)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét