Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

19-05-2018 : THỨ BẢY - TUẦN VII PHỤC SINH


19/05/2018
Thứ Bảy tuần 7 Phục Sinh


Bài Ðọc I: Cv 28, 16-20. 30-31
"Ngài ở lại Rôma, rao giảng nước Thiên Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi chúng tôi đến Rôma, Phaolô được phép ở nhà riêng với người lính canh. Sau ba hôm, ngài mời các đầu mục người Do-thái đến. Khi họ đến, ngài nói với họ: "Thưa anh em, dầu tôi đây không làm điều gì phạm đến dân tộc hay tục lệ tổ tiên, mà tôi đã bị bắt tại Giêrusa-lem và bị nộp trong tay người Rôma. Khi đã điều tra, họ muốn thả tôi vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng người Do-thái chống lại, nên tôi buộc lòng phải nại đến hoàng đế, nhưng không phải là tôi có gì kiện cáo dân tôi. Do đó tôi đã xin gặp anh em và nói chuyện: Chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này".
Suốt hai năm, ngài trú tại ngôi nhà đã thuê, tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, ngài rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô một cách dạn dĩ, không có ai ngăn cấm.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 10, 5. 6 và 8
Ðáp: Lạy Chúa, người chính trực sẽ nhìn thấy tôn nhan Chúa (c. 8b).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Chúa kiểm soát người hiền đức, kẻ ác nhân, ai chuộng điều ác, thì linh hồn Người ghét bỏ. - Ðáp.
2) Trên lũ tội nhân Người làm mưa than đỏ diêm sinh, và phần chén của chúng là luồng gió lửa. Bởi Chúa công minh, nên Người thích chuyện công minh, người chính trực sẽ nhìn thấy thiên nhan. - Ðáp.

Alleluia: Ga 14, 16
Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 21, 20-25
"Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi "Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?" Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Còn người này thì sao?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần con, cứ theo Thầy". Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: "Nó sẽ không chết", mà Người chỉ nói: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con".
Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Làm chứng tá cho tình yêu
Hôm nay chúng ta lắng nghe phần đoạn kết trong sách Phúc Âm của thánh Gioan tông đồ, chỉ có ba nhân vật được kể đến trong phần cuối của Phúc Âm này là Chúa Giêsu, Phêrô và Gioan.
Qua những lời đối thoại với Phêrô, Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rằng Ngài đã chọn mười hai vị tông đồ và trao phó cho mỗi người một sứ mạng khác nhau. Phêrô và Gioan vì thế cũng có sứ mạng khác biệt nhau. Nếu như Phêrô được chọn để chăn dắt đàn chiên của Chúa và trung thành với các sứ vụ bằng cái chết tử đạo, thì vai trò của Gioan là làm chứng tá cho Chúa Giêsu bằng Phúc Âm.
Gioan được ơn sống lâu để chiêm niệm một cách sâu xa hơn về mầu nhiệm nhập thể làm người và phục sinh của Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa. Vì thế mà Gioan kết thúc Phúc Âm của mình bằng sự xác quyết: "Còn có nhiều điều khác Chúa Giêsu đã làm, nếu viết lại từng điều một thì tôi thiết nghĩ cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra". Qua lời kết thúc này Gioan cho thế gian hiểu rằng quyền năng của Chúa Giêsu không bao giờ cạn, hồng ân của Ngài thì vô cùng, sự khôn ngoan của Ngài thì không ai có thể đối chọi lại được, và tình yêu của Ngài thì vô biên.
Trong lịch sử Giáo Hội suốt hai mươi thế kỷ nay, Thiên Chúa cũng vẫn liên tục kêu gọi nhiều người và ban cho họ những ân sủng đặc biệt để tiếp tục sống mãn đời trên trần thế. Họ là các thánh nam nữ đã được Thiên Chúa lựa chọn và trao cho các sứ mệnh đặc biệt ở những thời kỳ và hoàn cảnh khác biệt nhau. Có vị được gọi để trở thành các giáo phụ và tiến sĩ Hội Thánh. Các ngài dùng ngòi bút và trí thông minh để rao giảng Phúc Âm và đem ánh sáng Lời Chúa đến cho mọi người. Những vị khác thì được ơn gọi sáng lập các dòng tu với tinh thần tông đồ và hoạt động truyền giáo trong nhiều lãnh vực khác biệt nhau. Các sứ vụ tuy có khác biệt nhưng đều mang ý nghĩa và tầm mức quan trọng như nhau. Tất cả đều qui tụ vào cùng một mục đích duy nhất là làm chứng tá cho chân lý và tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sức mạnh của đức tin và ngọn lửa của tình yêu, để chúng con can đảm và hăng say làm chứng tá cho tình yêu và chân lý của Chúa giữa thế gian. Xin Chúa cũng luôn hiện diện để giúp chúng con trung thành với ơn gọi và sứ mạng do Chúa giao phó, nhất là trong những lúc đứng trước các cơn bão táp của cuộc sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần VII PS
Bài đọc: Acts 28:16-20, 30-31: Jn 21:20-25.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Mùa Phục Sinh sẽ kết thúc sau ngày hôm nay, để đón mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày Chủ Nhật, và sau đó tiếp tục tuần 7 mùa Thường Niên, bắt đầu ngày thứ Hai.
Các Bài Đọc hôm nay đều rút ra từ chương cuối cùng của hai Sách: Công Vụ Tông Đồ và Tin Mừng Gioan mà chúng ta đã nghe suốt từ ngày đầu của Mùa Phục Sinh cho tới giờ. Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta nhìn lại hai Sách này và rút ra những điểm thần học chính yếu từ đấy. Mục đích của Sách CVTĐ là tường thuật sự thành hình của Giáo Hội qua sự rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, bắt đầu từ Jerusalem, đến khắp vùng Judea và Samaria, rồi cho đến tận cùng trái đất (Acts 1:8). Vì mục đích này mà thánh-sử Lucas chấm dứt Sách CVTĐ khi Phaolô đặt chân tới Rôma và bắt đầu rao giảng Tin Mừng trong trình thuật hôm nay. Rôma được coi là trung tâm của thế giới, một khi Tin Mừng đạt tới trung tâm của thế giới là có thể lan ra đến tận cùng trái đất. Trong cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng từ Jerusalem đến Roma, niềm tin vào Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi các Tông-đồ và các môn đệ, từ những người nhát đảm sợ sệt thành những người can đảm, lợi khẩu, dám đương đầu với mọi quyền lực, và vượt qua mọi khó khăn để làm chứng cho Tin Mừng. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh cũng biến đổi Phaolô, từ một người hăng say bắt đạo đến chỗ thành một người nhiệt thành rao giảng đạo, qua 3 cuộc hành trình đầy khó khăn, cam go, nguy hiểm.
Mục đích của Tin Mừng Gioan là tường trình những biến cố chính và quan trọng liên quan tới Chúa Giêsu, để khơi dậy niềm tin nơi khán giả; và vì niềm tin, họ được hưởng Ơn Cứu Độ. Đoạn kết của Tin Mừng hôm nay nói rõ: "Chính môn đệ này (Gioan) làm chứng vềnhững điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cảthế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.'' Hai điều thần học quan trọng chúng ta nghe nhắc đi nhắc lại trong suốt Mùa Phục Sinh là tình yêu Thiên Chúa và lời hứa ban Thánh Thần: Để có thể rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu, hai điều này không thể thiếu nơi người rao giảng, và được ban cho từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô.
Điểm quan trọng của mỗi ngày là Giáo Hội cố gắng sắp xếp song song, giữa những gì Chúa Giêsu nói hay những biến cố liên quan đến Ngài trong Phúc Âm, với những gì các môn đệ nói hay những biến cố liên quan tới các ông, để làm nổi bật một chủ đề hay hoàn thành lời hứa.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô làm chứng cho Chúa Giêsu tại Roma.
1.1/ Phaolô tập họp các tín hữu tại Rôma để cho họ biết tình trạng của ông: Khi tới Rôma, ông Phaolô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông. Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: "Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Jerusalem và bị nộp vào tay người Rôma."
Giống như trường hợp của Chúa Giêsu, mặc dù quan Philatô không nhận thấy Chúa Giêsu làm điều gì đáng chết cả; nhưng những người Do-thái vẫn muốn xin Philatô cho đóng đinh Chúa vào Thập Giá. Trường hợp của Phaolô cũng thế, Phaolô tâm sự với giáo đoàn Rôma: "Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Caesar; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này."
1.2/ Phaolô tiếp tục rao giảng Tin Mừng trong khi bị giam cầm: "Suốt hai năm tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào."
Phaolô chứng minh mặc dù ông bị giam cầm, nhưng Lời Chúa không bị xiềng xích. Ông đã có thể loan báo Tin Mừng ngay trong ngục tù cho những lính cai tù thay phiên nhau canh gác ông trong suốt hai năm; tranh luận để thuyết phục những người Do-thái; và viết các ThưNgục Tù để yên ủi và khích lệ các tín hữu của các cộng đoàn mà ông đã thành lập. Đi tới đâu ông luôn tìm dịp để Lời Chúa được thấm nhập tới đó.
2/ Phúc Âm: Phần anh, hãy theo Thầy!
2.1/ Phêrô muốn biết số phận của người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến: Khi Phêrô quay lại và nhìn thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau (ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: "Thưa Thầy, ai là kẻnộp Thầy?"), ông Phêrô nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, còn anh này thì sao?" Đức Giêsu đáp: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy."
Chúa Giêsu mời gọi các ông luôn nhìn thẳng tới phía trước và cố gắng hoàn thành trọng trách Chúa trao phó; chứ đừng phí thời giờ nhìn chung quanh để so sánh hay ghen tị với người khác. Khi nghe Chúa Giêsu nói thế, các môn đệ đồn thổi giữa các ông là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phêrô là: "Anh ấy sẽ không chết," mà chỉ nói: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?"
2.2/ Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến làm chứng cho Chúa Giêsu: Có nhiều giảthuyết về "người môn đệ Chúa Giêsu thương mến:" Có người cho là tác giả của Sách Tin Mừng không muốn chỉ rõ là ai, nhưng để độc giả có thể đặt tên mình vào đó; nhưng đa sốđều cho đó là Gioan. Nhất là theo trình thuật hôm nay, khi Phêrô nói rõ là người môn đệđã ngả đầu vào ngực Chúa trong Bữa Tiệc Ly.
Mục đích Chúa Giêsu chọn các Tông-đồ và các môn đệ là cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu. Có nhiều cách làm chứng khác nhau, nhưng Gioan làm chứng cho Chúa Giêsu bằng cách viết sách Tin Mừng để làm chứng cho những gì Chúa đã nói và làm. Tác giả xác tín: "Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh phải là bổn phận quan trọng hàng đầu của những người môn đệ Chúa. Bao lâu Tin Mừng chưa được rao giảng cho đến tận cùng trái đất, chúng ta chưa làm tròn bổn phận Chúa trao.
- Phải tìm dịp rao giảng Tin Mừng mọi nơi, mọi lúc, và trong mọi hoàn cảnh: khi thuận tiện cũng như lúc bất tiện. May mắn hơn Phaolô và các môn đệ thuở ban đầu, với kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể ngồi nhà và rao truyền Tin Mừng cho mọi người qua mạng internet.
- Sống trong tình yêu Thiên Chúa và theo sự hướng dẫn của Thánh Thần là hai điều kiện không thể thiếu để việc rao giảng Tin Mừng được bền bỉ và có kết quả tốt đẹp.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


19/05/2018
THỨ BẢY TUẦN 7 PS
Ga 21,20-25

HÃY THEO CHÚA
Thấy người môn đệ Chúa yêu, ông Phê-rô nói với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Chúa Giê-su trả lời: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh. Phần anh, hãy theo Thầy.” (Ga 21,21-22)

Suy niệm: Thánh Phê-rô quan tâm đến số phận của thánh Gio-an và hỏi Chúa: “Thưa Thầy, còn anh này sao?” Thánh Phê-rô có lý do để quan tâm, vì từ lâu hai người có mối tương quan mật thiết với nhau: cùng đánh cá với nhau, cùng làm môn đệ Chúa. Cả hai đều là môn đệ thân tín của Ngài, cùng có mặt trong những biến cố đặc biệt của Chúa, như: được chứng kiến Chúa hiển dung trên núi, và cùng khám phá ngôi mộ trống khi Chúa sống lại…. Chúa Giê-su trả lời giống như không trả lời, mà chỉ nhấn mạnh đến điều Ngài nhiều lần từng nói: “Hãy theo Thầy.” Lời kêu gọi làm môn đệ Ngài luôn bao hàm một đòi hỏi triệt để: “Anh có yêu mến Thầy hơn những anh em này không?” Giờ đây ý nghĩa đó lại càng rõ ràng hơn: theo Chúa thì phải đặt Chúa trên gia đình, bạn bè, của cải, và trên cả mạng sống mình nữa: “phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Mt 16,24). Tình bạn giữa Phê-rô và Gio-an thật cao quý, nhưng tình bạn đó không được cản trở mối tình thân với Chúa. “Hãy theo Thầy” luôn là lời mời gọi và lệnh truyền cho những ai đang do dự hay muốn dừng tình yêu của mình ở một đối tượng khác, mà giảm sút tình yêu đối với Chúa.

Mời Bạn: Theo số thứ tự, Chúa Giê-su có vị trí thứ mấy trong trái tim bạn? Ngài không được vị trí số một sao?

Sống Lời Chúa: Dành vài phút chuyện trò chân tình với Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Xin cho con học theo Mẹ Ma-ri-a, ngày càng yêu mến Chúa hơn.
(5 phút Lời Chúa)


Li chng xác thc
Hãy đón nhận Thần Khí mà Ngài trao khi gục đầu tắt thở. Cuộc đời chúng ta có bao nỗi khao khát thẳm sâu, chưa được lấp đầy. Mong được mãn nguyện khi đến với Giêsu. 


Suy nim:
Trong bài Tin Mng hôm nay, ngoài Đc Giêsu và Phêrô,
còn có người môn đ được Đc Giêsu thương mến.
Anh đã có mt trong ba Tic Ly cùng vi Phêrô, đã nm gn Thy,
và được Phêrô nh hi Thy xem ai là k phn bi (13,23-25).
Anh đã đưa Phêrô vào dinh thượng tế khi Đc Giêsu b bt (18,15-16).
Anh đã cùng vi Phêrô chy ra ngôi m trng lúc ban mai,
nhưng anh chy nhanh hơn, và tin trước Phêrô (20,3-10).
Khi Phêrô chi Thy ba ln và không l din na (18,17-18.25-27),
thì anh là môn đ duy nht đng gn thp giá Đc Giêsu,
và được Ngài trao Thân Mu ca mình đ làm M ca anh (19:25-27).
Trong ln Đc Giêsu t mình bên b h Galilê, sau m cá l (21,4-7),
anh là người đu tiên nhn ra Thy, và nói vi Phêrô: Chúa đó!
Có v hình nh người môn đ được Chúa thương ni tri hơn Phêrô.
Dù sao Simon Phêrô đã ba ln tuyên xưng tình yêu trước Thy,
và ba ln Thy giao cho anh chăm sóc đoàn chiên như người mc t.
Thy còn tiên báo cái chết t đo ca anh,
và mi anh mt ln na: Hãy theo Thy (21,19; x. 13,36-37).
Đó là đường đi ca Phêrô, mt môn đ và mt mc t.
Nhưng đâu là con đường tương lai ca người môn đ kia?
Phêrô đi theo Đc Giêsu, quay li, thy anh này cũng đang đi theo.
“Thưa Thy, còn anh này thì sao? (c. 21).
Đc Giêsu đã không bo là anh này s không chết,
hay anh còn sng mãi cho đến ngày Ngài quang lâm (c. 23).
Khi cun Tin Mng Th Tư được viết xong vào cui thế k th nht,
thì người môn đ kia đã qua đi, nhưng không được phúc t đo.
Như thế tiếng đn v câu nói ca Đc Giêsu là sai s tht (c. 22).
Nhng gì anh đ li cho thế gii là cun Tin Mng Th Tư.
“Chính môn đ này làm chng v nhng điu đó và đã viết ra.
Chúng tôi biết rng li chng ca người y là xác thc (c. 24).
Người môn đ này cho chúng ta mt li chng đáng tin,
vì anh là người đã sng bên Thy Giêsu, tht gn gũi.
Anh đã mt thy tai nghe, và có kinh nghim thân thiết vi Thy.
Không hn anh đích thân cm bút viết cun Tin Mng này,
nhưng anh li chính là tác gi ca mi điu được viết trong đó.
Tt c là kinh nghim riêng tư anh đã tri qua vi Thy Giêsu,
và nhng suy nim lâu dài dưới ánh sáng Phc sinh và Thánh Thn.
Người môn đ này còn là người sáng lp mt cng đoàn tín hu.
Cng đoàn y được ám ch qua đi t chúng tôi (c. 24; x. 1,14.16).
Mt người trong cng đoàn đã viết chương cui này (c. 25: tôi”).
Ai là người môn đ được Đc Giêsu thương mến?
Nhiu người nghĩ anh là Gioan, nhiu người li nghĩ khác.
Dù sao anh tht là mt môn đ lý tưởng cho chúng ta.
Điu anh đ li cho đi trong cun Tin Mng là điu anh xác tín.
Anh là nhân chng đáng tin cy ca Đc Kitô, Con Thiên Chúa.
Đúng anh là người được Thy yêu và là người đã hết lòng yêu Thy.
Cu nguyn:
Ly Thiên Chúa ca đi con,
ch trong tình yêu con mi tìm thy Chúa.
Trong tình yêu, các cánh ca hn con m tung,
đ con được th không khí t do tươi mi
và quên đi cái tôi nh mn ca mình.
Trong tình yêu, toàn b con người con vươn ra khi
nhng ranh gii cng nhc ca óc hp hòi
và ca thái đ t khng đnh đy bt an
khiến con b giam mình trong s nghèo nàn và trng rng.
Trong tình yêu, mi sc mnh ca hn con tuôn chy v Chúa,
chng bao gi còn mun quay tr li,
nhưng ch mun mt mình trn vn trong Chúa,
vì qua tình yêu, Chúa là trung tâm sâu nht ca lòng con,
Chúa gn con hơn c chính con gn con.
Nhưng khi con yêu Chúa,
khi con tìm cách phá v vòng vây cht hp ca cái tôi, và vt b sau lưng
ni khc khoi không nguôi v nhng câu hi còn b ng,
khi đôi mt mù lòa ca con không còn ch nhìn t xa và t bên ngoài
ánh rng ngi không th li gn được ca Chúa,
và hơn na, ly Chúa là Đng vô phương thu hiu,
khi qua tình yêu, Chúa tr nên trung tâm sâu nht ca đi con,
khi y con mi có th chôn mình hoàn toàn trong Chúa,
ly Thiên Chúa nhim màu,
và chôn mi câu hi ca con cùng vi con.
Karl Rahner, S.J.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19 THÁNG NĂM
Vị Khách Tuyệt Diệu Của Linh Hồn Ta
Đức Kitô gọi Chúa Thánh Thần là “Đấng Bảo Trợ” khác – hay Đấng An Ủi – bởi vì, bằng một cách thế khác với cách thế của Đức Kitô, Chúa Thánh Thần cũng mang đến cùng một Tin Mừng cứu độ và ân sủng. Tất cả những gì đã được Đức Kitô mặc khải bằng lời nói và hành động – và đã xác nhận mạnh mẽ qua cuộc phục sinh của Người – cũng chính là công việc mà Thần Khí sự thật sẽ thể hiện. Thánh Thần sẽ ở lại mãi mãi với Giáo Hội như hơi thở của Chúa Cha và Chúa Con, như tặng phẩm từ trên cao, và như “vị khách tuyệt diệu của linh hồn con người”. Công Đồng Vatican II đã chỉ ra cho ta thấy công trình của Thánh Thần xuyên qua toàn thể lịch sử của Giáo Hội. Hoa quả của Thánh Thần là sự thật, tình yêu và ánh sáng. Những hoa quả này triển nở nơi con người nhờ hơi thở của Thánh Thần.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 19 - 5
Cv 28, 16-20.30-31; Ga 21, 20-25.


LỜI SUY NIỆM: “Phần anh, anh hãy theo Thầy”.
Chúa Giêsu hiểu rõ tâm tình của Phê-rô yêu mến Người. Người trao trách nhiệm cho Phê-rô; Nhưng với Phê-rô, thánh nhân vẫn còn thắc mắc về người môn đệ mà Người yêu dấu. Nhưng Chúa Giêsu đã đánh thức Phê-rô: chuyện đó không phải là chuyện của thánh nhân. Chuyện đó thuộc vào ý định của Người sắp đặt. Việc của thánh nhân hiện tại là đi theo Người.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang sống và đang làm việc, xin cho mọi thành vên trong gia đình chúng con luôn nghe tiếng Chúa nói như đã nói với Phê-rô: “Phần anh, anh hãy theo Thầy” và luôn trung thành với lời mời gọi của Chúa suốt cuộc đời của mình.
Mạnh Phương


19 Tháng Năm
Tôi Chết Thay Cho Thầy Tôi
    
    Một tu sĩ Hồi Giáo nọ quy tụ được 60 môn sinh. Sau một thời gian giáo huấn họ, ông quyết định như sau: Ta thấy đã đến lúc phải làm một cuộc hành trình mới. Ta không biết những gì sẽ xảy ra cho thầy trò chúng ta. Các ngươi hãy tuân giữ các điều ta đã truyền dạy cho các ngươi. Hãy nhớ điều này: trong bất cứ lúc nào, hễ ta giơ tay lên trời thì các ngươi hãy hô lớn: "Tôi chết thay cho thầy tôi".

    Ðám môn sinh nhận thấy không thể chấp nhận được một đề nghị xem ra điên rồ như thế, cho nên 59 người đã bỏ cuộc trở về với nếp sống cũ của họ. Chỉ có một người chấp nhận điều kiện và quyết tâm đi theo thầy mình cho đến cùng. Hai thầy trò lên đường mà không biết đi về đâu. Họ đi mãi cho đến lúc tới một thành phố do một bạo chúa cai trị. Không bao lâu thì họ vào thành phố, ông bạo chúa đã ra lệnh cho các binh lính như sau: "Các ngươi hãy bắt giữ lấy tên du thử du thực đầu tiên và điệu đến đây cho ta. Ta muốn treo cổ hắn để làm một bài học cho bọn vô lại trong thành phố này".

    Thế là bọn lính đã đến bắt người đệ tử của vị tu sĩ và điệu đến trước mặt bạo chúa. Giữa lúc cuộc hành quyết sắp bắt đầu, thì vị tu sĩ mới xuất hiện giữa đám đông và hô lớn: "Thưa quan lớn, xin hãy giết tôi, vì chính tôi là người đã dụ dỗ thanh niên này bỏ nhà ra đi để sống kiếp sống lang thang như tôi". Nói xong ông giơ tay lên trời.

    Vừa thấy cử chỉ ấy của vị thầy, người thanh niên mới gào lên: "Thưa quan lớn, tôi muốn chết thay cho thầy tôi".

    Quan bạo chúa nghe thế, mới hỏi các viên cố vấn của mình như sau: "Họ là ai mà sẵn sàng chết thay cho nhau?". Quan bạo chúa mới cho điệu vị tu sĩ đến trước mặt và yêu cầu giải thích cho cặn kẽ về mối tương quan giữa thầy trò.

    Vị tu sĩ Hồi Giáo mới bình tĩnh phát biểu như sau: "Thưa quan lớn, chúng tôi có nghe nói rằng bất cứ ai được giết trong thành phố này đều được phúc trường sinh bất tử. Dĩ nhiên, nghe biết như thế, cho nên thầy trò chúng tôi mới hăm hở đến đây để được chết như thế".

    Nghe thế, quan bạo chúa mới mỉm cười, rồi ra lệnh trả tự do cho họ. Người môn sinh chợt hiểu được rằng ai hy sinh mạng sống mình thì sẽ tìm lại được nó.

    Cái chết của Ðức Kitô trên thập giá đều là vô nghĩa, nếu cái chết đó không phải là cái chết cho mọi người. Thập giá của Ðức Kitô sẽ chỉ là một ô nhục, nếu thập giá đó không là biểu trưng của tình yêu, sự hy sinh.

    Bước theo Ðức Kitô trong cuộc tử nạn, vác lấy thập giá và đi theo Ngài không là một việc làm nhiệm ý và tùy hứng, nhưng là đòi hỏi thiết yếu của ơn gọi Kitô. Con đường của Ðức Kitô chính là con đường của tình yêu, của hy sinh hiến thân cho người khác.


    Trích sách Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét