Bảo tàng Kinh Thánh
Washington triển lãm về khoa học và đức tin
Bảo tàng Kinh Thánh ở Washington sẽ sử dụng các khoản tài trợ
khá lớn từ Quỹ John Templeton và Quỹ Templeton Religion Trust để thúc đẩy
"hiểu biết hơn về sự hiếu kỳ của chúng ta về thế giới, điều kích thích cả
nghiên cứu khoa học và giải thích Kinh Thánh.
Hồng Thủy - Vatican
Những tranh luận giữa khoa học và đức tin từ thời Copernicus
dựa trên tính toán khoa học cho rằng mặt trời là trung tâm của thái dương hệ,
cho đến những tranh luận thời hiện đại về sự tương thích giữa thuyết tiến hóa
và niềm tin vào Thiên Chúa vẫn luôn nóng bỏng và đối đầu nhau.
Để giúp làm sáng tỏ những cuộc tranh luận giữa khoa học và đức
tin cho công chúng, ngày 01.04 vừa qua (2019), Bảo tàng Kinh thánh ở
Washington, đã tuyên bố sử dụng tiền tài trợ vào việc tổ chức cuộc triển lãm lớn
về khoa học và đức tin.
Bảo tàng sẽ làm việc với một nhóm các học giả và các nhà
khoa học từ khắp nơi trên thế giới để phát triển các triển lãm cũng như các tài
liệu giáo dục đi kèm để sử dụng trong lớp học.
Các hiện vật từ bộ sưu tập của bảo tàng và những hiện vật được
mượn từ các nơi khác cũng sẽ đóng một vai trò trong việc phá tan những bí ẩn
này cho khách tham quan bảo tàng.
Trong một thông cáo, ông Ken McKenzie, chủ tịch và giám đốc
điều hành của Bảo tàng Kinh Thánh nói: “Để phù hợp với mục đích của bảo tàng là
phục vụ cho tất cả các hình thức học tập, triển lãm này sẽ không chỉ mang tính
thông tin mà còn hấp dẫn ... chúng tôi hy vọng khách sẽ rời bảo tàng với sự
đánh giá cao hơn về sự hiếu kỳ chung của nhân loại về những câu hỏi quan trọng,
là những điều truyền cảm hứng cho cả nghiên cứu khoa học và khám phá Kinh
Thánh”.
Triển lãm sẽ được phân chia thành 6 phần; mỗi phần sẽ trả lời
cho những câu hỏi hiện sinh về sự khởi đầu của vũ trụ, điều gì khiến nó vận
hành, con người và động vật khác nhau như thế nào, con người "được tạo
nên" từ gì và có phải chỉ có nhân loại tồn tại trong vũ trụ.
Ông McKenzie nói với hãng tin Công giáo Hoa kỳ rằng các câu
trả lời cho những câu hỏi như vậy sẽ thúc đẩy các cuộc đối thoại về hai khía cạnh
bị khoa học bỏ qua, cụ thể là "ý nghĩa của khoa học đối với sự tồn tại và
hoạt động của Thiên Chúa" và khoa học có ý nghĩa gì đối với "sự thánh
thiêng của nhân loại." Ông cũng lưu ý rằng quyết định đưa ra một cuộc triển
lãm như vậy là bởi vì mọi người đang bắt đầu xem khoa học và tôn giáo là sự đối
nghịch sai lầm của ý tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét