Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Lòng tôn trọng sự thật lịch sử của nước Nhật qua việc trao tặng Huân Chương cho Đức Hồng Y Raffaele Farina


Lòng tôn trọng sự thật lịch sử của nước Nhật qua việc trao tặng Huân Chương cho Đức Hồng Y Raffaele Farina
Đặng Tự Do

Đại sứ quán Nhật Bản cạnh Tòa Thánh tuyên bố hôm thứ Ba 21 tháng Năm rằng chính phủ Nhật quyết định trao tặng cho Đức Hồng Y Raffaele Farina huân chương Mặt Trời Mọc, và huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Huân chương Mặt Trời Mọc, làm bằng vàng, là huân chương cao quý nhất nước Nhật trao cho một người ngoại quốc.

Đức Hồng Y Raffaele Farina nguyên là thủ thư của Thư Viện Vatican. Ngài có công rất lớn trong việc sắp xếp lại các tài liệu lịch sử thời Mạc phủ (
江戸幕府, Shogunate) đặc biệt những biến cố liên quan đến lệnh cấm Kitô giáo ở vùng Bungo được thu thập bởi cha Mario Marega, một nhà truyền giáo dòng Salesian.

Vào những năm 1940, cha Marega Papers đã mang về Vatican một bộ sưu tập khoảng 10,000 tài liệu, mô tả sự hiện diện của cộng đồng Công Giáo Nhật Bản, và những bách hại dã man họ phải chịu trong giai đoạn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Kể từ đó, các tài liệu này vẫn ở trong kho lưu trữ của Vatican cho đến năm 2010, khi chúng được nhà nghiên cứu Delio Proverbio chú ý tới.

Các tài liệu được viết trên giấy gạo, tinh tế đến mức chỉ có thể chạm vào bằng găng tay đặc biệt. Đức Ông Cesare Pasini, Giám đốc Thư viện Tông tòa Vatican, coi chúng là “bộ sưu tập tài liệu lớn nhất thuộc loại này”.

Năm 2014, Thư viện Tòa Thánh đã ký một hợp đồng sáu năm với bốn viện lịch sử Nhật Bản để dịch và lập danh mục các tài liệu này.

Văn bản đầu tiên có niên đại 1719 và đề cập đến sự xuất hiện của Kitô giáo tại Nhật Bản vào năm 1549 nhờ các nhà truyền giáo Dòng Tên.

Một trong những tài liệu này ghi lại chuyến viếng thăm của bốn nhà quý tộc Nhật Bản đến Rôma năm 1585 để theo dõi cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Xitô V là bằng chứng cho thấy Kitô giáo đã lan rộng tại Nhật.

Hầu hết các tài liệu đề cập đến cuộc đàn áp cộng đoàn Công Giáo dưới thời Mạc phủ, và mô tả chi tiết về việc tử đạo của 26 Kitô hữu ở Nagasaki, và lệnh cấm triệt để Kitô giáo vào năm 1612. Các tài liệu này đã dẫn đến cuốn phim Silence của đạo diễn Martin Scorsese. Ra mắt vào năm 2016, cuốn phim ă khách này mô tả chứng tá đức tin kiên cường của người Công Giáo Nhật, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự dã man trong các cuộc bách hại đạo thánh Chúa.

Người Nhật thật đáng khen khi trao tặng huân chương cho người có công phơi bày một sự thật lịch sử dã man như thế của quốc gia mình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét