Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Tòa Thánh kêu gọi thực thi Hiệp định về biển cho ích lợi chung của mọi dân tộc


Tòa Thánh kêu gọi thực thi Hiệp định về biển cho ích lợi chung của mọi dân tộc

Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định luật lệ về khai thác biển cả làm sao để mưu cầu lợi ích chung cho mọi dân tộc.
Linh Tiến Khải - Vatican
ĐTGM Bernardito Auza quan sát viên thường trực của Tòa Thánh đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trong khóa họp kỷ niệm 25 năm Hiệp định về luật biển của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Ngài ca ngợi các nỗ lực trong việc bảo vệ biển cả và khích lệ việc sử dụng các tài nguyên của chúng một cách chừng mực và hữu lý hơn.
Tuy nhiên ĐTGM Auza cũng ghi nhận rằng các chứng minh khoa học cho thấy tình trạng của các biển cả ngày càng tồi tệ hơn. Vì thế Tòa Thánh yêu cầu có các thỏa thuận với các luật mới trong việc giữ gìn và sử dụng các tài nguyên và quặng mỏ của biển cả làm sao cho hữu hiệu theo tinh thần của thỏa hiệp Paris và chương trình nghị sự 2030 liên quan tới sự phát triển có thể chịu đựng nổi nhằm tái lập sức khỏe cho biển cả.
Duyệt xét lại tương quan của chúng ta với biển khơi
Để đạt mục đích đó vị đại diện Tòa Thánh đưa ra ba đề nghị suy tư. Thứ nhất duyệt xét lại tương quan của chúng ta với biển khơi. Trái đất này với các biển cả là món quà Thiên Chúa ban tặng cho toàn nhân loại để vui hưởng và cai quản nó. Vì thế con người có bổn phận săn sóc và giữ gìn nó với tinh thần trách nhiệm cao độ, chứ không chỉ khai thác và sử dụng nó.
Quân bình giữa bảo đảm các quyền kinh tế và lợi nhuận và bổn phận bảo vệ biển cả
Thứ hai là tầm quan trọng của thế quân bình giữa việc bảo đảm các quyền kinh tế và lợi nhuận và bổn phận bảo vệ biển cả và các tài nguyên của chúng cho sự phát triển có thể chịu đựng được. Các lợi nhuận kinh tế giúp tạo ra sự giầu có của các quốc gia và các dân tộc, cung cấp thực phẩm, nhà ở và các nhu cầu của cuộc sống. Nhưng con mọi dân nước cũng có bổn phận giữ gìn sức khỏe của biển khơi. Các thống kê nghiên cứu khoa học về tình trạng sức khỏe của biển khơi cho thấy cần cấp thiết duy trì thế quân bình hài hòa của chúng với các hoạt động kinh tế. Trong viễn tượng này Tòa Thánh ca ngợi hoạt động của tổ chức quốc tế biển cả và các tổ chức khoa học nghiên cứu sinh thái khác biệt và đưa ra bản đồ khoa học về đáy biển. Nỗ lực công tác giữa giới khoa học và giới làm ăn cần thiết cho các quyết định và các luật lệ tốt điều hành lãnh vực này.
Xung khắc lợi nhuận
Đề nghị suy tư thứ ba liên quan tới các xung khắc lợi nhuận có thể xảy ra. Cùng với nền kinh tế xanh đang lên là các xung khắc lợi nhuận giữa các quốc gia, các dụng cụ pháp luật, các hãng đầu tư và các nhóm sử dụng khác. Các xung khắc lợi lộc có thể dẫn đưa tới việc theo đuổi ba mục tiêu của việc sử dụng và phát triển các tài nguyên có thể chịu thực hiện được, bắt buộc phải có các điều luật bảo đảm sự an toàn, môi trường và việc đạt tối đa các nguồn lợi. Thách đố lớn đối với các giới chức có trách nhiệm quyết định và các nhà làm luật là làm sao duy trì được sự hài hòa giữa việc duy trì biển khơi, các nguồn tài nguyên chung và khai thác mang lại lợi nhuận kinh tế. Và khi xảy ra rác xung khắc phải bảo đảm giải quyết chúng trong liêm chính và công bằng.
Trong dịp kỷ niệm 25 năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Hiệp định về luật Biển Cả Tòa Thánh hy vọng các giới chức liên hệ tiếp tục đương đầu với các thách đố lớn hơn trong việc điều hợp các sinh hoạt của con người trong các đại dương và biển cả một cách khôn ngoan hữu hiệu (REI 25-26-2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét