Trang

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2025

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HIẾM KHI ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA ĐỨC LÊ-Ô XIV LÀM SÁNG TỎ VIỄN KIẾN CỦA NGÀI ĐỐI VỚI GIÁO HỘI

 

Luận án tiến sĩ hiếm khi được công bố của Đức Leo XIV làm sáng tỏ viễn kiến của ngài đối với Giáo hội

Vũ Văn An  18/May/2025

 


Bìa luận án của Đức Giáo Hoàng Leo XIV tương lai được nhìn thấy ở phía trước, với Đức Giáo Hoàng Leo XIV đang phát biểu trước các nhà báo tại Hội trường Khán giả Paul VI vào ngày 12 tháng 5 ở phía sau. (ảnh: ErreRoberto / Shutterstock / Bối cảnh)

 

Từ lâu trước khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã suy gẫm về thẩm quyền, sự vâng phục và sự hiệp thông. Luận án tiến sĩ năm 1987 của ngài cung cấp một bản xem trước ấn tượng về sự lãnh đạo đang diễn ra hiện nay.

Trên đây là nhận định của Brendan Towell (*), trên National Catholic Register ngày 17 tháng 5 năm 2025.

Theo ông, trước khi trở thành Giáo hoàng, Đức Leo XIV là Cha Robert Prevost thuộc Dòng Augustinô, một tu sĩ trầm lặng nghiên cứu về hoạt động bên trong của đời sống tu trì. Ngài đã lấy bằng cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo hoàng St. Thomas Aquinas (Angelicum) ở Rome vào năm 1984, sau đó là bằng tiến sĩ vào năm 1987. Luận án của ngài có tựa đề "Chức vụ và thẩm quyền của Bề trên địa phương trong Dòng Thánh Augustinô" thoạt nhìn có vẻ mơ hồ — nhưng giờ đây nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về kiểu giáo hoàng mà ngài sẽ trở thành.

Tôi đã có cơ hội đọc luận án của Đức Giáo Hoàng Leo nhờ sự hỗ trợ của Tỉnh dòng Thánh Thomas Villanova và Nhóm Thư viện và Lưu trữ Falvey tại Đại học Villanova. Có lẽ vì mong muốn được thấy một trong những người của họ — được đào tạo theo truyền thống Augustinô — phản ảnh về triều đại giáo hoàng này, nên họ đã cấp quyền truy cập. Không phải mọi nhà nghiên cứu đều có thể được dành cho cùng một sự tin tưởng, và tôi không coi nhẹ điều đó. Tôi biết ơn cộng đồng Augustinô, và tôi hy vọng bài viết này sẽ công bằng với sự phong phú của những gì tôi tìm thấy.

Sau đây là một cái nhìn ngắn gọn về cách công trình ban đầu đó có thể giúp làm sáng tỏ bản năng và viễn kiến của vị Giáo hoàng mới.

Thẩm quyền thầm lặng của Đức Giáo Hoàng Leo XIV

Khi Đức Giáo Hoàng Leo XIV trở nên quen thuộc hơn với đàn chiên của ngài, thì các thành viên trong đàn chiên cũng trở nên quen thuộc với người chăn chiên mới của mình. Các thông điệp, tông huấn, bài phát biểu và bài giảng sẽ đến vào thời điểm thích hợp. Nhưng ngay cả bây giờ, có những dấu hiệu cho thấy ngài mang trong mình một điều gì đó sâu sắc hơn: một viễn kiến thần học được hình thành bởi nhịp điệu lặng lẽ, thận trọng của cuộc sống Augustinô.

Viễn kiến đó trở nên rõ ràng đến kinh ngạc khi tôi đọc luận án của Đức Thánh Cha. Tác phẩm không tập trung vào các cấu trúc hoàn cầu hay chính trị giáo hội, mà vào đơn vị nhỏ nhất, thân mật nhất của đời sống tu trì: cộng đồng địa phương. Trong chi tiết về cách một bề trên lãnh đạo anh em mình, Cha Prevost trình bày một thần học về thẩm quyền cổ xưa như Tin mừng và luôn cần thiết như mọi khi.

Khi Cha Prevost viết về bề trên địa phương, ngài không chỉ đưa ra bình luận về sự lãnh đạo của tu viện. Ngài đang trình bày một mô hình quản trị rõ ràng đang mở rộng lên trên. "Cộng đồng" của Đức Giáo Hoàng hiện là Giáo hội hoàn vũ. Các nguyên tắc về sự hiệp nhất, sự phân định và phục vụ cũng được áp dụng — chỉ khác là hiện nay trên phạm vi hoàn cầu.

Một trong những tiếng nói quan trọng nhất được nêu ra trong luận án là tiếng nói của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Đoạn trích dài nhất trong toàn bộ tác phẩm này xuất phát từ bài phát biểu năm 1982 của Đức Giáo Hoàng Ba Lan dành cho các tu sĩ dòng Augustinô tụ họp tại nhà nguyện của Cao đẳng Quốc tế của họ ở Rome. Đức Gioan Phaolô đã nhắc nhở họ rằng bản sắc của họ không chỉ được định hình bởi Luật của Thánh Augustinô mà còn bởi nền tảng pháp lý mà Giáo hội trao cho họ: “Dòng của anh em... có Giáo hội Mẹ thánh thiện là người sáng lập ra thực tại pháp lý của nó”.

Đối với Cha Prevost, đây không phải là một sự mâu thuẫn mà là sự hội tụ: Đặc sủng thiêng liêng của Augustinô và thẩm quyền thể chế của Giáo hội cùng nhau xác định ý nghĩa của việc lãnh đạo. Lời khuyên của Đức Giáo Hoàng — “Hãy hành động theo cách mà Giáo hội là trên bình diện tổng quát... có thể trở thành sự thật đối với mỗi cộng đồng của anh em” — trở thành một loại tiếng kêu tập hợp. Theo quan điểm này, thẩm quyền luôn mang tính giáo hội: được tiếp nhận, cấu trúc và sống vì lợi ích của sự hiệp thông.

Ở tâm điểm của viễn kiến này là một giáo hội học đặc biệt — một sự hiểu biết về cách Giáo hội được cấu trúc và lãnh đạo. Luận án của Đức Leo XIV trình bày một viễn kiến về Giáo hội không phải là một phẩm trật chỉ huy, mà là một sự hiệp thông của các cộng đồng, gắn kết với nhau bởi thẩm quyền vừa mang tính pháp lý vừa mang tính mục vụ, vừa mang thiêng liêng vừa mang tính định chế.

Thẩm quyền như một dịch vụ — Được neo giữ trong luật pháp

Một trong những khoảnh khắc đầy tính mặc khải nhất trong luận án nằm ở phần kết: “Trong toàn bộ luận án, trọng tâm chính rõ ràng và cố ý được đặt vào các khía cạnh pháp lý của chức vụ và nhiệm vụ của Bề trên”. Cha Prevost không hối hận về sự tập trung này vì đối với ngài, luật pháp không phải là sự sao lãng khỏi đời sống thiêng liêng— đó là một trong những cách mà cuộc sống có hình thức cụ thể.

“Đời sống tu trì, cũng như Giáo hội nói chung, là một thực tại bao gồm các chiều kích cụ thể hữu hình và các yếu tố thiêng liêng, đặc sủng. Thông thường, chính trong và thông qua chiều kích hữu hình mà đặc sủng được hiện thực hóa”.

Theo quan điểm này, luật pháp không hạn chế ân sủng; nó cho phép nó được sống trong cộng đồng và trong thực tại cụ thể.

Chủ trương cơ bản của luận án là: Thẩm quyền trong Giáo hội không phải là về sự thống trị hay kiểm soát, mà là về sự phục vụ và hiệp thông. Như Cha Prevost đã viết, “Chức vụ của Bề trên trong Dòng không phải là chức vụ của quyền lực, mà là của tình yêu thương huynh đệ; không phải của danh dự, mà là của nghĩa vụ; không phải của sự thống trị, mà là của sự phục vụ” (Hiến pháp, 15).

Điều này không nên bị nhầm lẫn với lời kêu gọi mơ hồ về lòng tốt hay thiện chí. Viễn kiến của Cha Prevost là rất chính thống. Ngài dựa vững chắc các lập luận của mình vào truyền thống pháp lý của Giáo hội — từ Bộ luật Giáo hội đến Hiến pháp của Dòng Augustinô. Mô hình lãnh đạo của ngài truyền tải một cách tiếp cận mục vụ rõ ràng, nhưng không hề ngẫu hứng.

Ngài tiếp tục nói rằng thẩm quyền là “quyền lực... được nhận từ Thiên Chúa thông qua thừa tác vụ của Giáo hội” (Điều 618) — một quyền lực được thực hiện trong ranh giới rõ ràng, được hướng dẫn bởi luật pháp và hướng tới lợi ích chung.

Cho đến nay, điều này tạo ra sự tương phản rõ rệt với vị tiền nhiệm của Đức Giáo Hoàng Leo. Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tính đồng nghị và sự phân định mục vụ — thường không có định nghĩa rõ ràng về mặt cấu trúc — thì luận án của Cha Prevost cho thấy ngài không thấy có mâu thuẫn nào giữa tính đồng nghị và cấu trúc. Ngài ngụ ý rằng sự phân định đòi hỏi hình thức. Đối thoại đòi hỏi các quy tắc. Vai trò của bề trên không phải là đình chỉ luật lệ nhân danh lòng thương xót, mà là giải thích và áp dụng luật lệ đó với sự công bằng và tình yêu. Như ngài viết:

Việc phân định ý muốn của Thiên Chúa và việc tiếp nhận những hiểu biết như một món quà từ Chúa Thánh Thần không phải là dành riêng cho bề trên... điều cốt yếu là việc tìm kiếm hoặc phân định ý muốn của Thiên Chúa phải được thực hiện trong bối cảnh đối thoại.... Bề trên và cộng đồng mà ngài phục vụ phải cùng nhau làm việc để đưa ra các quyết định phản ảnh sự hợp tác thực sự với kế hoạch của ý muốn thần linh trong hoàn cảnh nhất định. Ở một nơi khác, ngài nói thêm:

Do đó, bản chất của chức vụ bề trên là vâng lời; vâng theo ý muốn của Thiên Chúa và nỗ lực hết mình để cố gắng hiểu biết, xây dựng và chỉ định ý muốn đó cho các thuộc cấp của mình.

Cha Prevost truyền tải một ý nghĩa rõ ràng trong văn bản rằng ngài viết trong thời điểm chuyển đổi về mặt giáo hội và văn hóa. Ngài nhận thấy rằng thế giới xung quanh Giáo hội đang được định hình bởi một "chủ nghĩa cá nhân" đang nổi lên, thường không liên quan đến thần học về sự vâng phục và luật pháp của Giáo hội. Ngài viết rằng "Tự do và luật pháp không phải là những thuật ngữ trái ngược nhau". "Chúng là những giá trị phải được tích hợp với nhau".

Trong thời đại ngày càng hoài nghi về thẩm quyền — chưa nói đến những người có thẩm quyền — Cha Prevost nhấn mạnh rằng Tin mừng không xóa bỏ thẩm quyền, mà thiết lập thẩm quyền. "Thẩm quyền được đặt vào mục đích phục vụ lợi ích của người khác... không phải... vì nó bắt nguồn từ cộng đồng, mà vì nó được nhận từ trên cao để cai quản và phán xét".

Khuôn khổ này phản ảnh sự tin tưởng vào sáng kiến của địa phương (điều mà Giáo hội gọi là nguyên tắc phụ đới), được điều chỉnh bởi trách nhiệm của Giáo hoàng trong việc đảm bảo sự thống nhất và chăm sóc cho toàn thể Giáo hội — một sự cân bằng từ lâu được coi là thiết yếu đối với việc quản lý giáo hội. Cam kết kép này về sự chú ý tản quyền và sự giám hộ tập quyền dường như là một đặc điểm nổi bật của giáo hội học mà Cha Prevost nêu rõ ở đây.

Hình dạng thiêng liêng của lãnh đạo

Nếu sự nhấn mạnh vào luật pháp và quản trị này có vẻ trừu tượng, thì Cha Prevost đặt nó vững chắc trong khái niệm về mối quan hệ.

"Thẩm quyền là quan hệ", ngài viết. "Sẽ vô ích khi bổ nhiệm một người vào chức vụ Bề trên nếu không có khả năng có mối quan hệ tốt giữa người đó và các thành viên khác trong cộng đồng". Theo quan điểm của ngài, luật pháp không bao giờ là vô nhân đạo; nó chỉ có kết quả khi quyền hạn được thực hiện trong các mối quan hệ thực sự của con người — được đánh dấu bằng sự tin tưởng, lắng nghe và phục vụ lẫn nhau.

Do đó, luận án của Cha Prevost không phải là giáo luật khô khan. Nó thấm đẫm mối quan tâm mục vụ. Ngài luôn quay trở lại với niềm tin rằng sự lãnh đạo phải dựa trên tình yêu thương, được thể hiện thông qua việc lắng nghe và hướng tới sự hiệp nhất. Ngài viết: "Người bề trên được kỳ vọng là một nhân chứng sống động cho tình yêu của Thiên Chúa được ban tặng một cách tự do và hào phóng cho cộng đồng".

Đây không chỉ là sự quản lý tốt; mà gần hơn với tình phụ tử thiêng liêng. Đối với Cha Prevost, nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là mô phỏng Chúa Giêsu Kitô, xây dựng cộng đồng và nuôi dưỡng ơn gọi nên thánh giữa cuộc sống bình thường. Ngài gọi đó là “thừa tác vụ giáo hội”, nhận ra rằng ngay cả hành động nhỏ nhất của lãnh đạo địa phương cũng tham gia vào sứ mệnh phổ quát của Giáo hội.

Tôi đã gặp Cha Prevost vào năm 2010, khi ngài vẫn đang phục vụ với tư cách là bề trên tổng quyền của Dòng Thánh Augustinô. Tôi đã bị ấn tượng bởi sự kết hợp giữa sự giản dị và niềm tin nội tâm hiện đang làm sống động viễn kiến giáo hoàng của ngài — những phẩm chất đã thấy rõ trong luận án năm 1987 của ngài. Ngài không lấp đầy căn phòng bằng sức lôi cuốn; ngài lấp đầy nó bằng sự vững vàng, chú ý và rõ ràng. Đây không phải là những phẩm chất theo xu hướng — nhưng chúng là những phẩm chất trường tồn.

Từ Bề trên Địa phương đến Mục tử Hoàn vũ

Giáo hội học mà Đức Leo XIV nêu ra trong tác phẩm đầu tiên này khẳng định rằng Giáo hội, ở mọi bình diện, không chỉ là một bộ máy quan liêu hay phong trào xã hội. Đó là Thân thể của Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và được quản lý thông qua các cấu trúc phục vụ cho sự hiệp thông. Trí tưởng tượng thần học của ngài liên kết giữa địa phương và hoàn cầu, cho thấy sức khỏe của Giáo hội phụ thuộc vào sức sống cơ sở và vai trò thống nhất của thừa tác vụ Phêrô.

Bây giờ, với tư cách Người kế vị Thánh Phêrô và Đại diện của Chúa Kitô, Đức Leo nắm giữ chức vụ cao nhất có thẩm quyền hữu hình trong Giáo hội. Các quyết định của ngài có thể sẽ không giống như các mệnh lệnh từ trên xuống mà giống như những sự phân định được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của những người khác. Đây là phong cách lãnh đạo mà một số người có thể mô tả là "đồng nghị" — mặc dù không theo nghĩa lỏng lẻo hơn, bỏ ngỏ như thuật ngữ này thường được sử dụng trong những năm gần đây.

Đúng hơn, phiên bản đồng nghị này có thể giống với sự hợp tác có trật tự, không phải là thử nghiệm mở. Trong luận văn, cấp trên được mô tả là “nguyên tắc thống nhất cho cộng đồng” — một nhân vật biết lắng nghe, đúng vậy, nhưng cũng thực thi thẩm quyền một cách chính trực. Trong viễn cảnh này, Giáo hội không phải là một xã hội tranh luận mà là một cơ thể gắn kết với nhau trong một sứ mệnh chung, được hướng dẫn bởi Mặc khải thần linh và ân sủng của Thiên Chúa.

Những gì mà Thư mục tiết lộ

Đối với những độc giả có con mắt kỹ thuật hơn, thư mục này rất đáng chú ý. Nó chứa nhiều nguồn kinh điển, lịch sử và thần học, phản ảnh một học giả làm việc tại giao điểm của truyền thống và cải cách. Một số điểm nổi bật:

Độ chính xác về mặt pháp lý. Các tài liệu tham khảo về Bộ luật Giáo luật năm 1917 và 1983, các bình luận và biên bản về giáo luật cho thấy Cha Prevost coi trọng cấu trúc pháp lý của Giáo hội. Những nguồn này không phải là những suy nghĩ sau này — chúng là trung tâm về mặt thần học. Thư mục của ngài bao gồm các nhà kinh điển học lớn của thế kỷ 20 như Cappello, Beyer, Woestman, Wernz, Vidal, Orsy và Andrés Gutíerrez.

Nguồn gốc Augustinô. Với nhiều tác phẩm về Quy luật của Thánh Augustinô, Hiến pháp Augustinô và lịch sử của dòng, danh mục tài liệu tham khảo cho thấy viễn kiến của ngài được định hình sâu sắc như thế nào bởi lý tưởng về cộng đồng huynh đệ và thẩm quyền như một hình thức phục vụ.

Cam kết sau công đồng. Các tài liệu tham khảo rộng rãi về các tài liệu của Công đồng Vatican II và các nhà thần học như Yves Congar phản ảnh cam kết đổi mới của Công đồng — không phải là sự đứt gãy với quá khứ, mà là một công trình phát triển hữu cơ.

Chiều sâu lịch sử. Việc đưa vào các nguồn tài liệu của giáo phụ và thời trung cổ — chẳng hạn như Patrologia Latina (giáo phụ học Latinh), Suarez và Tierney — chỉ ra một học giả diễn giải hiện tại của Giáo hội thông qua sự khôn ngoan của quá khứ.

Tóm lại, các nguồn tài liệu gợi ý một giáo hoàng có giáo hội học mang tính giáo luật, tâm linh và có cơ sở lịch sử — một mục tử-học giả cai trị không phải bằng khẩu hiệu, mà bằng cấu trúc và viễn kiến. Luận án của ngài dựa trên nhiều nhà tư tưởng chính thống — một số người theo truyền thống sâu sắc, những người khác được định hình bởi aggiornamento của Vatican II — báo hiệu một tư duy pháp lý vừa có gốc rễ vừa có khả năng phản ứng, không chịu ơn bất cứ trường phái hay hệ tư tưởng nào.

Một Giáo hoàng cho thời điểm này

Nhiều người Công Giáo ngày nay đang tự hỏi: Liệu vị Giáo hoàng mới này có mang lại sự sáng tỏ khi sự nhầm lẫn đã len lỏi vào không? Liệu ngài có khôi phục lại niềm tin khi nó đã bị lung lay không? Luận án của Đức Leo XIV, không hề trừu tượng, mà nói trực tiếp đến thời điểm này. Luận án cho thấy một nhà lãnh đạo coi trọng đối thoại nhưng không coi trọng sự hỗn loạn; tham vấn nhưng không coi trọng sự nhầm lẫn. Ngài lãnh đạo bằng bàn tay vững vàng và trái tim được hình thành từ luật pháp, lời cầu nguyện và cộng đồng.

Trong khi triều đại giáo hoàng của Đức Leo XIV chỉ mới bắt đầu, những bài viết đầu tiên của ngài phản ảnh sự tôn trọng sâu sắc đối với nhiều điều mà người Công Giáo ngày nay mong muốn: một Giáo hội lắng nghe, một người chăn chiên đồng hành cùng dân của mình và một viễn kiến về sự lãnh đạo không làm im lặng các tín hữu mà đưa họ vào sự hiệp thông sâu sắc hơn. Tuy nhiên, không giống như các hình thức đồng nghị tự do hơn được thấy trong những năm gần đây, cách tiếp cận của Đức Leo XIV có vẻ được xác định rõ ràng hơn về mặt pháp lý và được neo giữ chặt chẽ hơn. Sự nhấn mạnh của ngài về việc tôn trọng quyền tự quyết của các cộng đồng địa phương không nên bị nhầm lẫn với sự phi cam kết. Thay vào đó, nó phản ảnh sự tin tưởng vào Thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô — một sự tin tưởng không bao giờ tách rời khỏi các nghĩa vụ rộng lớn hơn của chức vụ giáo hoàng. Địa phương và hoàn cầu được gắn kết với nhau không phải trong sự căng thẳng, mà là trong sự phục vụ lẫn nhau.

Như ngài đã nêu trong phần "Dẫn nhập" của luận án: "Cuộc đấu tranh nhằm tìm ra cách tốt nhất để sống theo thẩm quyền và sự vâng phục trong đời sống tu trì vẫn chưa kết thúc". Chắc chắn là chưa — và dưới thời Đức Leo XIV, cuộc đấu tranh đó có thể diễn ra theo hình thức có trật tự hơn, theo khuôn mẫu chính thống: một cuộc đấu tranh tin tưởng vào luật của Giáo hội như một hồng phúc, không phải là một trở ngại.

Tu sĩ mặc áo trắng

Chiếc áo chùng trắng của giáo hoàng có thể mới mẻ, nhưng trái tim bên dưới nó thì quen thuộc. Đó là trái tim bồn chồn của một linh mục dòng Augustinô, người đã dành cả cuộc đời để suy nghĩ và cầu nguyện về cách tốt nhất để phục vụ Chúa Kitô và dân Chúa. Như luận án của ngài đã nêu rõ, thẩm quyền mà Đức Giáo Hoàng Leo XIV hiện nắm giữ sẽ không được định hình bởi tham vọng, mà bởi thập giá; không phải bởi sự chinh phục, mà bởi cộng đồng. Nó cũng sẽ không được ứng biến. Nó sẽ được thực hiện một cách kiên quyết, rõ ràng và với tình yêu thương.

Đây không phải là linh cảm — mà là sự xác nhận. Luận án của ngài không đảo ngược các kỳ vọng — mà khẳng định chúng. Đây là một Giáo hoàng coi sự lãnh đạo là ân sủng có trật tự, coi trọng luật pháp không phải để kiểm soát mà để hiệp thông, và tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của sự phục vụ thầm lặng và trung thành. Có lẽ đó chính là điều mà Giáo hội cần bây giờ: không phải là một cuộc cách mạng, mà là sự trở lại — với sự rõ ràng, với lòng bác ái và với sự khôn ngoan của một tu sĩ giản dị biết cách lãnh đạo bằng cách phục vụ.

______________________

(*) Brendan Towell giảng dạy tại một trường Công Giáo tư thục ở Giáo phận Camden và sống cùng gia đình tại Tổng giáo phận Philadelphia. Ông quan tâm đến Nghiên cứu Augustinô, Thần học Về nguồn (Ressourcement) và di sản thần học của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Trang web của ông là BrendanTowell.com.

 

http://vietcatholic.net/News/Html/295900.htm

ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊ-Ô XIV VÀ PHÓ TỔNG THỐNG JD VANCE MỞ RA MỘT CHƯƠNG MỚI CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO HOA KỲ

 

Đức Giáo Hoàng Leo XIV và Phó Tổng Thống JD Vance mở ra một chương mới cho người Công Giáo Hoa Kỳ

Vũ Văn An  18/May/2025

 


Đoàn xe hộ tống Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance rời Vatican vào ngày 19 tháng 4. (ảnh: Kenny Holston / Pool / Pool/Getty Images)

 

Họ có chung tình yêu dành cho Thánh Augustinô nhưng lại bất đồng quan điểm về chính trị, nhập cư và trí khôn nhân tạo. Cuộc trò chuyện giữa Đức Leo XIV và ông JD Vance mới chỉ bắt đầu.

Đó là nhận định của Jonathan Liedl trong bản tin ngày 17 tháng 5 năm 2025 của tạp chí National Catholic Register.

Theo ông, khi Đức Giáo Hoàng Leo XIV và Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance gặp nhau vào cuối tuần này tại Rome để tham dự Thánh lễ nhậm chức của vị Giáo hoàng mới, đó sẽ không chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường giữa vị giám mục tối cao và một nhà lãnh đạo thế giới. Đây cũng sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai người Công Giáo có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ hiện nay — và là khởi đầu cho những gì có thể chứng minh là cốt truyện quan trọng nhất trong thập niên tiếp theo của Công Giáo Hoa Kỳ.

Vance, người đã trở lại Công Giáo vào năm 2019, không chỉ cách chức vụ chính trị quyền lực nhất thế giới một nhịp tim. Ông cũng là người đứng đầu của một phong trào đang phát triển có tên là chủ nghĩa hậu tự do Công Giáo, chỉ trích quyền tự do cá nhân để ủng hộ việc thúc đẩy lợi ích chung do nhà nước bảo trợ và ngày càng phổ biến trong số những người Công Giáo trẻ tuổi bất mãn với tình trạng hiện tại.

Trong tư cách ấy, Vance không chỉ là một chính trị gia bình thường. Là một nhà lãnh đạo quốc gia thông thạo thần học Công Giáo một cách độc đáo, ông là người lãnh đạo của một phong trào. Và cho đến một tuần trước, ông đã sẵn sàng trở thành người có ảnh hưởng chính đến quan điểm của một thế hệ người Công Giáo Hoa Kỳ về sự tham gia chính trị.

Rồi Đức Giáo Hoàng Leo xuất hiện. Cuộc bầu cử ngày 8 tháng 5 người hâm mộ White Sox từ Chicago đã làm rung chuyển bối cảnh Công Giáo Hoa Kỳ chỉ sau một đêm — khiến địa vị của Vance với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng Công Giáo phần nào không còn chắc chắn.

Mật nghị chắc chắn sẽ làm điều này ở một mức độ nào đó. Vì nhiều lý do, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không hữu hiệu trong việc kết nối với người Công Giáo Hoa Kỳ. Và nếu không có Rome phát huy ảnh hưởng điển hình của mình đối với đời sống Công Giáo Hoa Kỳ, nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm nguồn cảm hứng xã hội và trí tuệ ở nơi khác — bao gồm cả những nhân vật chính trị có khuynh hướng tôn giáo như Vance.

Nhưng Leo XIV dường như không chỉ thiết lập lại động lực mà còn thay đổi mô hình. Mặc dù vị Giáo hoàng mới cũng có thể sẽ ủng hộ nhiều chính nghĩa tương tự đã gây ra sự căng thẳng giữa Đức Phanxicô và những người Công Giáo bảo thủ ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như tính đồng nghị và sự ủng hộ đối với người nhập cư, phong cách kiềm chế và sự tôn kính của giáo hoàng mới đối với những người tiền nhiệm như Đức Benedict XVI và Thánh Gioan Phaolô II đã giúp ngài nhận được sự chào đón nồng nhiệt ngay cả từ những góc độ truyền thống ở Hoa Kỳ.

Mọi dấu hiệu đều cho thấy người con bản xứ có cơ hội chiếm được trái tim và khối óc của người Công Giáo Hoa Kỳ theo cách mà chưa có giáo hoàng nào từng làm được trước đây. Và điều đó có thể làm phức tạp thêm vị thế của Vance với tư cách là một người có ảnh hưởng hàng đầu đến Công Giáo.

Nói rõ hơn, vị giáo hoàng người Hoa Kỳ và phó tổng thống Công Giáo nắm giữ các chức vụ khác nhau về cơ bản. Một người có nghĩa vụ phải giảng dạy đức tin Công Giáo một cách có thẩm quyền, trong khi người kia có nghĩa vụ phải đổi mới trật tự thế tục bằng cách sống theo đức tin đó.

Nhưng cũng không có nhiều nghi ngờ rằng trong thời đại của phương tiện truyền thông kỹ thuật số, sự sụp đổ của các định chế và sự chính trị hóa mọi thứ, các sứ điệp tương ứng của Đức Giáo Hoàng Leo XIV và Ông Vance về các vấn đề chính trị và xã hội sẽ cùng tồn tại — nếu không muốn nói là cạnh tranh — trên cùng một phương tiện. Và cách thức diễn ra của động lực đó có thể định hình cách người Công Giáo Hoa Kỳ áp dụng đức tin của họ vào xã hội trong nhiều thập niên tới.

Sự khác biệt và kết nối

Họ có thể tuyên xưng cùng một đức tin, nhưng Đức Leo XIV và Ông JD Vance thể hiện hai câu chuyện rất khác nhau về Công Giáo Hoa Kỳ.

Cả hai đều có khởi đầu khiêm tốn ở Trung Mỹ, nhưng có nguồn gốc hoàn toàn khác nhau. Vance xuất thân từ vùng Appalachia và lớn lên ở vùng Rust Belt Ohio hậu công nghiệp đang suy tàn, một trải nghiệm thúc đẩy nền chính trị "Nước Mỹ trên hết" của ông. Giống như những người Công Giáo thiên niên kỷ khác, đức tin của ông giống một sự lựa chọn có chủ ý hơn là một di sản được thừa hưởng.

Ngược lại, Đức Giáo Hoàng Leo XIV là sản phẩm của các cộng đồng Công Giáo dân tộc thiểu số ở Chicago vào những năm 1950, một quá trình nuôi dạy đã đưa ngài vào con đường truyền giáo ở Peru. Như Đức Giáo Hoàng đã nói với các nhà ngoại giao Vatican vào ngày 16 tháng 5, cuộc đời của ngài được đánh dấu bằng "khát vọng vượt qua biên giới để gặp gỡ những con người và nền văn hóa khác nhau" — một sự tương phản rõ rệt với những nhạy cảm của MAGA.

Tuy nhiên, một mối liên hệ đáng lưu ý là mối quan hệ chung của họ đối với Thánh Augustinô.

Ông Vance đã chọn Thánh Augustinô làm người bảo trợ cho lễ xác nhận của mình và đã trích dẫn thần học của vị Giáo phụ, đặc biệt liên quan đến chính trị và xã hội, là có ảnh hưởng đặc biệt đến sự trở lại của mình. Đức Giáo Hoàng Leo XIV là thành viên của một dòng tu lấy cảm hứng từ vị giám mục và nhà thần học thế kỷ thứ năm, và ngài đã tuyên bố mình là "con trai của Thánh Augustinô" trong bài phát biểu sau bầu cử của ngài từ loggia của Nhà thờ Thánh Phêrô.

Nhưng chỉ vì hai người trích dẫn từ Thánh Augustinô không có nghĩa là họ chia sẻ cùng một kết luận. Giống như Thánh Thomas Aquinas, bộ tác phẩm lớn lao của Thánh Augustinô đã được các trường phái thần học khác nhau sử dụng để đưa ra các lập luận loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, về vấn đề mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước, tư tưởng của Thánh Augustinô là nền tảng cho sự bảo vệ có ảnh hưởng của Robert Markus về tính trung lập thế tục, nhưng cũng là nền tảng cho sự phê phán của phong trào chính thống cấp tiến về nhà nước dân tộc hiện đại như là chống lại Chúa Kitô trong yếu tính.

Chủ nghĩa Augustinô của Vance chạy qua các học giả hậu tự do như Chad Pecknold của Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, người nhấn mạnh đặc tính tôn giáo vốn có của chính trị và phê phán "huyền thoại tự do" của quyền tự chủ cá nhân. Một cách đáng lưu ý, lúc còn là Hồng Y, Đức Prevost đã theo Pecknold trên X, gợi ý cho thấy người nay là Giáo hoàng rất quen thuộc, nếu không muốn nói là đồng ý, với nhánh tư tưởng Augustinô này.

Nguồn gốc của sự căng thẳng

Nhiều người đã nói về cách Ông Vance và Đức Leo có thể xung đột, đặc biệt là về vấn đề nhập cư. Rốt cuộc, Đức Hồng Y Robert Prevost khi đó đã chia sẻ một bài viết cách đây ba tháng trên mạng xã hội có tựa đề "JD Vance đã sai: Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta đặt thứ tự cho tình yêu của mình dành cho người khác", một lời chỉ trích về việc phó tổng thống sử dụng khái niệm thần học có tên là ordo amoris để bảo vệ các chính sách nhập cư của chính quyền Trump.

Nhưng sự bất đồng rõ ràng của vị Giáo hoàng với các yếu tố trong lập trường nhập cư của Vance và Trump là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Các lời kêu gọi của chính quyền nhằm trục xuất hàng loạt và nhắm mục tiêu vào những người di cư không có giấy tờ tại các nhà thờ và trường học, và cắt nguồn tài trợ cho các nỗ lực tái định cư người tị nạn Công Giáo, tất cả đều bị Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ lên án.

Nhìn rộng hơn, sự thống nhất của PTT Vance và Đức Giáo Hoàng Leo XIV về nhiều vấn đề là về những gì bạn mong đợi giữa một vị giáo hoàng và một người bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy — sự đồng thuận về các vấn đề xã hội như gia đình và bản dạng phái tính, và sự khác biệt về các vấn đề như hợp tác quốc tế và các quy định về môi trường. PTT Vance cũng có thể là một sự khác biệt so với đảng Cộng hòa Công Giáo điển hình ở chỗ sự nhấn mạnh của ông vào quyền lao động cũng có xu hướng phù hợp hơn với giáo lý xã hội của Giáo hội.

Nhưng căng thẳng đáng lưu ý nhất giữa Đức Giáo Hoàng Leo và PTT Vance có thể là về một vấn đề mới nổi: trí tuệ nhân tạo.

Với tư cách là phó tổng thống, Vance đã nhiều lần kêu gọi bãi bỏ quy định về trí tuệ nhân tạo. Ông không đưa ra lập luận này bất chấp giáo lý xã hội Công Giáo, mà bằng cách sử dụng nó. Trích dẫn lời dạy của Thánh Gioan Phaolô II rằng con người phải "góp phần vào sự tiến bộ liên tục của khoa học và công nghệ", PTT Vance đã lập luận rằng trí tuệ nhân tạo có thể là thứ "nâng cao, thay vì thay thế, giá trị của lao động".

Ngoài ra, PTT Vance đã cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ không thúc đẩy ranh giới của khả năng trí tuệ nhân tạo, các quốc gia khác, ít nhân hậu hơn, như Trung Quốc, sẽ làm.

"Đúng, có những lo ngại. Đúng, có những rủi ro. Nhưng chúng ta phải hướng tới tương lai trí tuệ nhân tạo với sự lạc quan và hy vọng, bởi vì tôi nghĩ rằng sự đổi mới công nghệ thực sự sẽ khiến đất nước chúng ta mạnh mẽ hơn", Phó tổng thống cho biết tại hội nghị thượng đỉnh công nghệ ngày 18 tháng 3.

Ngược lại, Đức Leo đang có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với công nghệ mang tính chuyển đổi. Mặc dù thừa nhận “tiềm năng to lớn” của trí tuệ nhân tạo, ngài cũng nhấn mạnh đến nhu cầu “trách nhiệm và sự sáng suốt để đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng vì lợi ích của tất cả mọi người”.

Những bình luận của Đức Leo là tiếng vang từng chữ của tài liệu về trí tuệ nhân tạo của Vatican vào tháng 1 năm 2025, trong đó nhấn mạnh rằng mọi bình diện của xã hội, bao gồm cả “chính phủ và các tổ chức quốc tế”, phải đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy lợi ích chung. Không chỉ về mặt lao động và việc làm, mà còn liên quan đến các mối quan hệ của con người, sự sáng tạo và ra quyết định — những mối quan tâm đạo đức không được giải quyết trong đánh giá trí tuệ nhân tạo tập trung nhiều hơn vào kinh tế của Vance.

Hơn nữa, trí tuệ nhân tạo không phải là mối quan tâm nhỏ đối với Đức Giáo Hoàng Leo — đó là trọng tâm chính trong triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài đã đề cập đến những thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra trong hầu hết mọi bài phát biểu công khai mà ngài đã đưa ra kể từ khi trở thành giáo hoàng.

Trên thực tế, vị Giáo hoàng người Mỹ đã chọn tên của mình một phần vì ngài cảm thấy mình được "gọi" để noi theo bước chân của Đức Leo XIII, vị giáo hoàng cuối thế kỷ 19 đã đưa ra một khuôn khổ đạo đức để vật lộn với những thay đổi công nghệ cấp tiến trong thời đại của ngài. Ngoại trừ việc phải đối diện với thách thức của các nhà máy và dây chuyền lắp ráp, Đức Leo XIV hiện phải đối diện với khả năng của các đội quân robot và ý thức trí tuệ nhân tạo.

"Trong thời đại của chúng ta", vị Giáo hoàng mới đã nói với Hồng Y đoàn vào ngày 10 tháng 5, "Giáo hội cung cấp cho mọi người kho tàng giáo lý xã hội của mình để ứng phó với một cuộc cách mạng công nghiệp khác và với những phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ phẩm giá con người, công lý và lao động".

Cũng giống như thông điệp nền tảng của Đức Leo XIII, Rerum Novarum, đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ người lao động và xã hội mà không lên án sự thay đổi công nghệ, Đức Leo XIV có thể được mong đợi sẽ đề xuất một khuôn khổ tương tự cho cuộc cách mạng kỹ thuật số — một khuôn khổ dựa trên tự do và trách nhiệm. Và có thể sẽ có nhiều lời kêu gọi điều chỉnh hơn là Vance hài lòng với.

Chính trị, Giáo hoàng và tri nhận của công chúng

Mặc dù có thể nảy sinh căng thẳng giữa hai người, PTT Vance đã nói rằng ông không muốn "chơi trò chính trị hóa trò chơi của Đức Giáo Hoàng.”

“Tôi chắc chắn ngài sẽ nói nhiều điều mà tôi thích,” PTT Vance nói với người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ Hugh Hewitt vào ngày 9 tháng 5. “Tôi chắc chắn tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho ngài và Giáo hội bất chấp tất cả và trong suốt tất cả, và đó sẽ là cách tôi xử lý vấn đề.”

Đối với phó tổng thống Công Giáo, việc duy trì được sự ưu ái của Giáo hoàng có vẻ quan trọng vì lý do cá nhân — nhưng cũng vì lý do chính trị. Trong khi tác động của Đức Phanxicô đối với nền chính trị Hoa Kỳ có vẻ không đáng kể, thì cử tri Công Giáo có thể chú ý nhiều hơn nếu phe của Vance ngày càng bất đồng quan điểm với một vị giáo hoàng người Mỹ được yêu mến.

Đức Giáo Hoàng Leo XIV chắc chắn không phải là một chính trị gia. Tuy nhiên, giáo lý của Giáo hội có ý nghĩa đối với chính sách công. Và vì các giám mục không có cùng loại ảnh hưởng ra lệnh và tuân theo đối với tín hữu Công Giáo như họ đã từng có trong thời của Đức Giáo Hoàng Leo cuối cùng, nên Đức Leo XIV có thể sẽ có chiến lược trong các thông tin liên quan của ngài. Ví dụ, mặc dù ngài có thể sẽ không đồng ý với Vance về bất cứ số lượng vấn đề nào, nhưng vị Giáo hoàng mới có thể sẽ tính đến việc 56% cử tri Công Giáo Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho phó tổng thống hiện tại vào tháng 11 năm ngoái khi ông xác định cách tốt nhất để tham gia.

Điều đó không nhất thiết có nghĩa là Đức Leo XIV sẽ luôn không đối đầu. Như ngài đã nói với đoàn ngoại giao Vatican, "Giáo hội không bao giờ có thể được miễn trừ khỏi việc nói sự thật về nhân loại và thế giới, sử dụng bất cứ khi nào cần thiết để làm giảm bớt ngôn ngữ có thể ban đầu gây ra hiểu lầm.”

Sự quen thuộc của Giáo hoàng mới với cách thức hoạt động của động lực chính trị và giáo hội Hoa Kỳ có thể sẽ khiến ngài truyền tải thông điệp của mình hữu hiệu hơn — hoặc ít nhất sẽ ngăn cản những người khác bác bỏ thông điệp đó trên cơ sở cho rằng "ngài không hiểu nước Mỹ", một câu nói thường được áp dụng cho Đức Phanxicô người Argentina.

Với khả thể có một triều đại giáo hoàng dài cho Đức Leo XIV — và với bản thân Vance có thể đang để mắt đến Phòng Bầu dục — giáo hoàng người Mỹ và phó tổng thống Công Giáo chắc chắn sẽ gắn kết với nhau. Câu chuyện về một phần tư thế kỷ tiếp theo của Công Giáo Hoa Kỳ phần lớn có thể phản ảnh mối quan hệ của họ — một mối quan hệ bắt đầu vào Chúa Nhật này, tại Thánh lễ.

 

http://vietcatholic.net/News/Html/295903.htm

POPE LEO XIV MEETS WITH COLOMBIAN PRESIDENT GUSTAVO PETRO

 


Pope Leo XIV meets with Colombia's President Gustavo Petro  (@VATICAN MEDIA)

 

Pope Leo XIV meets with Colombian President Gustavo Petro

Pope Leo XIV holds a private audience with Colombian President Gustavo Petro, a day after he attended the Mass of Inauguration of his pontificate.

By Vatican News

The Holy See Press Office announced on Monday that Pope Leo XIV met with the President of Colombia, Gustavo Petro Urrego, for a private audience in the Apostolic Palace.

The Colombian President met afterwards with Archbishop Paul Richard Gallagher, Secretary for Relations with States and International Organizations.

During the "cordial talks" at the Secretariat of State, the Archbishop and the President highlighted the "positive and lasting collaboration between the Church and State in support of peace and reconciliation processes."

They also discussed the socio-political situation in Colombia, paying particular attention to "the challenges linked to security, migration, and climate change," noted the Holy See Press Office.

 


Pope Leo XIV and President Petro exchanged gifts during the audience   (@VATICAN MEDIA)

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2025-05/pope-leo-xiv-audience-colombia-president-gustavo-petro.html

GIÁM MỤC HONG KONG HY VỌNG VÀO NỖ LỰC XÂY CẦU NỐI CỦA ĐỨC THÁNH CHA LÊ-Ô XIV

 


Giám mục Hong Kong hy vọng vào nỗ lực xây cầu nối của Đức Thánh Cha Lêô XIV

Đức Hồng Y Stêphanô Chu Thủ Nhân của Hong Kong hy vọng Đức Thánh Cha Lêô XIV sẽ là người xây cầu nối giữa các khu vực của thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Vatican News

Trong một cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y cho biết rất xúc động trước sự cởi mở của Đức Thánh Cha đối với sự đa dạng văn hoá, cũng như sự hiểu biết của ngài về Trung Quốc. Đức Thánh Cha Lêô XIV không phải là người xa lạ với văn hoá Trung Quốc.

Đức Hồng Y Stêphanô Chu không biết Đức Hồng Y Robert Francis Prevost trước đây, nhưng rất cảm kích trước sự khiêm nhường, lắng nghe của Đức tân Giáo Hoàng: Ngài thực sự là một vị mục tử tốt, người xây cầu nối.

Sau Mật nghị Hồng Y, Hồng y Giám mục Hong Kong đã tặng Đức Thánh Cha một bức tượng Đức Mẹ Xà Sơn, một biểu tượng như muốn nói xin ngài luôn nhớ đến Giáo hội và người dân Trung Quốc. Đức Hồng Y Stêphanô Chu thực hiện điều này theo gương vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Gioan Thang Hán. Vào năm 2013, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu chọn, nguyên Giám mục Hong Kong cũng đã tặng ngài bức tượng Đức Mẹ Xà Sơn.

Đức Hồng Y Stêphanô Chu nói: “Sứ vụ của Đức tân Giáo Hoàng là xây cầu nối, và chúng tôi ở Hong Kong cùng chia sẻ sứ vụ đó. Trong diễn văn đầu tiên, ngài đã mô tả vai trò của mình là người xây cầu nối giữa Bắc và Nam toàn cầu. Ngài cũng không bỏ qua Đông và Tây”.

Hồng y Giám mục Hong Kong bày tỏ niềm vui vì trong bài diễn văn này Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tính hiệp hành và bao gồm, là hai trụ cột trong chương trình cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Có những người đặt câu hỏi liệu tính hiệp hành có thể biết mất với Đức tân Giáo Hoàng hay không, nhưng rõ ràng ngài muốn tất cả tiến về phía trước với sự can đảm và táo bạo.

Đức Hồng Y Stêphanô Chu cho biết thêm, Giáo phận Hong Kong đã thành lập một uỷ ban đặc biệt nhằm cổ võ sự phát thiển của Giáo hội. Đây thực tế là một quá trình học hỏi và thực hiện trong bối cảnh địa phương.

Về tính bao gồm, Đức Hồng Y giải thích đó là việc Giáo hội trở thành cho mọi người, đặc biệt những người bị thiệt thòi. Điều này không chỉ qua những tuyên bố long trọng nhưng qua công việc hàng ngày của giáo dân và các mục tử. Bao gồm không có nghĩa là đồng ý với mọi lập trường. Đó là lắng nghe và thấu hiểu, đồng cảm trước khi đưa ra nhận xét.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Stêphanô Chu bày tỏ hy vọng, với vị trí đặc biệt, Giáo phận Hong Kong sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Đức Thánh Cha Lêô XIV và Giáo hội dân thân cách ý nghĩa hơn với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2025-05/giam-muc-hong-kong-hy-vong-cau-noi-dtc-leo.html

POPE LEO XIV MEETS WITH US VICE PRESIDENT VANCE

 


Pope Leo XIV met with US Vice President J.D. Vance and his wife Usha Vance in the Apostolic Palace  (@Vatican Media)

 

Pope Leo XIV meets with US Vice President Vance

Pope Leo XIV holds a private audience with US Vice President J.D. Vance and Secretary of State Marco Rubio, who attended the Inauguration Mass of his pontificate on Sunday.

By Vatican News

The Holy See Press Office announced that Pope Leo XIV met with the Vice President of the United States of America, James David Vance, on Monday morning. The US Secretary of State, Marco Rubio, and their wives were also present at the audience.

The US Vice President and Secretary of State represented the United States at the Pope’s Mass of Inauguration of his Petrine Ministry on Sunday morning in St. Peter’s Square.

After the private audience with the American-born Pope, Mr. Vance met with Archbishop Paul Richard Gallagher, Secretary for Relations with States and International Organizations.

During the “cordial” talks in the Secretariat of State, Mr. Vance and Archbishop Gallagher reiterated the good bilateral relations between the Holy See and the United States.

They also discussed the collaboration between the Church and the US government, along with several matters “of special relevance to ecclesial life and religious freedom.”

“Finally, there was an exchange of views on some current international issues, during which hope was expressed that humanitarian law and international law be respected in areas of conflict and that there be a negotiated solution between the parties involved,” noted the Holy See Press Office.

 


Pope Leo XIV shakes hands with US Vice President Vance   (@Vatican Media)

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2025-05/pope-leo-xiv-audience-us-vice-president-jd-vance.html

ĐỨC THÁNH CHA LÊ-Ô XIV TIẾP PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ

 


Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ

Sáng thứ Hai ngày 19/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã tiếp kiến ông James David Vance, Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Sau đó, ông Vance đã có cuộc gặp với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, để thảo luận những vấn đề thời sự quốc tế, liên quan đến luật nhân đạo và luật quốc tế trong các khu vực chiến sự, cũng như giải pháp đàm phán giữa các bên liên quan.

Vatican News

Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết, trong cuộc trao đổi thân mật tại Phủ Quốc Vụ Khanh, hai bên bày tỏ sự hài lòng trước mối quan hệ song phương tốt đẹp, đồng thời thảo luận về sự hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước, cũng như một số vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống Giáo hội và tự do tôn giáo.

Cuối cùng, hai bên đã trao đổi quan điểm về một số vấn đề quốc tế thời sự, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật nhân đạo và luật quốc tế tại các khu vực xung đột, đồng thời kêu gọi giải pháp đàm phán giữa các bên liên quan.

Trong thời gian gần đây, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã hiện diện tại Vatican hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 20/4, đầu tiên với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh. Dịp này, hai bên đã tái khẳng định cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo, và trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế. Sau đó, tại Nhà Thánh Marta, Phó Tổng thống được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến riêng, và hai bên đã trao đổi lời chúc mừng Phục Sinh. Và lần thứ hai, ông Vance xuất hiện tại Vatican là trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV, vào Chúa Nhật 18/5; rồi sau đó là buổi tiếp kiến riêng với ngài.

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-05/dtc-tiep-pho-thong-thong-hoa-ky.html

POPE LEO XIV: NOW IS THE TIME FOR DIALOGUE AND BUILDING BRIDGES

 


Pope Leo XIV meets with representatives of various Churches and religions on Monday  (@Vatican Media)

 

Pope Leo XIV: Now is the time for dialogue and building bridges

On the day after the Mass for the Inauguration of his Petrine Ministry, Pope Leo XIV greets delegations from non-Catholic Churches, ecclesial communities, and other faith traditions, recalling his predecessor’s commitment to ecumenism and interreligious dialogue.

By Christopher Wells

Pope Leo XIV held a special audience on Monday for ecumenical and interreligious delegations that took part in the Solemn Mass for the Inauguration of his Petrine Ministry.

In his address, the Holy Father highlighted Pope Francis’ emphasis on universal fraternity, continuing the initiatives of previous popes, especially St John XXIII.

Pope Francis, “the Pope of Fratelli tutti, promoted both the ecumenical path and inter-religious dialogue,” Pope Leo said, “above all by cultivating interpersonal relations, in such a way that, without taking anything away from ecclesial bonds, the human trait of the encounter was always valued. May God help us to treasure his witness!”

True unity is unity in faith

Speaking first to other Christian Churches and ecclesial communities, Pope Leo XIV took note of the 1,700th anniversary of the Council of Nicea, emphasizing that unity among Christians “can only be unity in faith.”

He added that the pursuit of full and visible communion of all Christians is one of his priorities as Bishop of Rome.

At the same time, he recalled the close links between ecumenism and synodality, and assured the delegations of his commitment to follow Pope Francis in “promoting the synodal character of the Catholic Church.”

A common path in the spirit of human fraternity

Turning to representatives of non-Christian religious traditions, Pope Leo XIV said our “common path” can and must be understood to involve everyone, “in a spirit of human fraternity.”

Today, he said, “is the time for dialogue and building bridges.”

The Holy Father looked back again at his immediate predecessor, calling to mind “the remarkable efforts made by Pope Francis in favour of interreligious dialogue.”

Citing the Document on Human Fraternity, Pope Leo said, “Through his words and actions, [Pope Francis] opened new avenues of encounter, to promote ‘the culture of dialogue as the path; mutual collaboration as the code of conduct; reciprocal understanding as the method and standard.’”

Relations with Judaism, Islam, and other religious traditions

Following the path laid out by Vatican II’s document on interreligious relations (Nostra aetate), Pope Leo also highlighted the “spiritual heritage shared by Christians and Jews,” and emphasized the importance of theological dialogue between the communities, even in times of “conflicts and misunderstandings.”

The Pope went on to note “the growing commitment to dialogue and fraternity” that marks relations between the Catholic Church and Muslims, saying an approach based on “mutual respect and freedom of conscience” is “a solid basis for building bridges between our communities.”

Finally, addressing representatives of other traditions, including Hinduism, Buddhism, Jainism, and others, Pope Leo expressed gratitude for their contributions to peace “in a world wounded by violence and conflict.”

At the same time, he conveyed his hopes that, by working together, religious believers can help to say “no” to war, to the arms race, and to an unjust economy; and “yes” to peace, to disarmament, and to integral development.

Building a more peaceful world

Pope Leo XIV concluded his discourse by sharing his conviction that “the witness of our fraternity… will certainly contribute to building a more peaceful world, something that all men and women of good will desire in their hearts.”

And he invited the delegations to “invoke God’s blessings in our hearts,” praying that “His infinite goodness and wisdom help us to live as His children and as brothers and sisters to each other, so that hope may grow in the world.”

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2025-05/pope-leo-xiv-now-is-the-time-for-dialogue-and-building-bridges.html

ĐỨC THÁNH CHA LÊ-Ô XIV KÊU GỌI CÁC ĐẠI DIỆN TÔN GIÁO: NÓI KHÔNG VỚI CHIẾN TRANH, VŨ KHÍ; NÓI CÓ VỚI HÒA BÌNH

 


ĐTC Lêô kêu gọi các đại diện tôn giáo: Nói không với chiến tranh, vũ khí; nói có với hòa bình

Tiếp các Đại diện các Giáo hội và các cộng đoàn Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác vào sáng thứ Hai ngày 19/5/2025, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự hiệp nhất trong đức tin của các Kitô hữu và xem việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn và hữu hình giữa tất cả các Kitô hữu là một trong những nhiệm vụ chính của ngài. Ngài cũng khẳng định tiếp tục dấn thân của Đức Phanxicô trong hành trình đối thoại và đại kết. Ngài đề cao chứng tá của các lãnh đạo tôn giáo cho việc xây dựng hòa bình.

Hồng Thủy - Vatican News

Đức Thánh Cha Lêô XIV đã dành buổi tiếp kiến đầu tiên sau Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô cho các đại diện của các Giáo hội Kitô và các cộng đoàn Giáo hội, cũng như đại diện các tôn giáo đã tham dự Thánh lễ khai mạc sứ vụ của ngài vào sáng Chúa Nhật ngày 18/5/2025. Ngài nói: "Sự hiện diện và lời cầu nguyện của quý vị là sự an ủi và khích lệ lớn lao dành cho tôi".

Dấn thân của Đức Phanxicô cho đại kết và đối thoại liên tôn

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tình huynh đệ phổ quát, một điểm nổi bật trong triều Giáo hoàng của Đức Phanxicô khi tiếp tục các sáng kiến của các vị tiền nhiệm. Nhận xét rằng Đức Phanxicô đã cổ võ cả hành trình đại kết và đối thoại liên tôn, "trên hết bằng cách vun trồng các mối quan hệ giữa các cá nhân, theo cách không làm mất đi bất cứ điều gì trong các mối liên hệ của các giáo hội, nét nhân bản của cuộc gặp gỡ luôn được trân trọng".

 Hiệp nhất trong đức tin

Ngỏ lời với các Giáo hội Kitô và các cộng đoàn giáo hội, lưu ý việc ngài được bầu chọn làm Giáo hoàng vào dịp kỷ niệm 1.700 năm Công đồng chung đầu tiên ở Nixêa, Đức Thánh nhấn mạnh rằng việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả các Kitô hữu chỉ có thể là "sự hiệp nhất trong đức tin". Ngài xem "việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn và hữu hình" giữa tất cả các Kitô hữu là một trong những nhiệm vụ chính của Giám mục Roma.

Tiếp tục dấn thân hiệp hành

Đức Thánh Cha bảo đảm tiếp tục sự dấn thân của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô trong việc cổ võ tính hiệp hành của Giáo hội Công giáo và phát triển những hình thức mới và cụ thể cho tính hiệp hành ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực đại kết.

Nói với các truyền thống tôn giáo ngoài Kitô giáo: Đối thoại và xây dựng những cầu nối

Ngỏ lời với các đại diện các truyền thống tôn giáo ngoài Kitô giáo, Đức Thánh Cha nói rằng hành trình chung của họ phải được hiểu theo tinh thần tình huynh đệ nhân loại. Ngài nhấn mạnh việc đối thoại và xây dựng những cầu nối. Ngài nhắc đến nỗ lực của Đức Phanxicô trong việc đối thoại liên tôn, bằng lời nói và hành động "đã mở ra những con đường gặp gỡ mới, để thúc đẩy ‘văn hóa đối thoại như con đường; hợp tác lẫn nhau như quy tắc ứng xử; hiểu biết lẫn nhau như phương pháp và tiêu chuẩn’”.

Nói với người Do Thái và người Hồi giáo

Nhắc lại tuyên ngôn Nostra aetate (số 4) của Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự vĩ đại của di sản thiêng liêng chung giữa các Kitô hữu và người Do Thái và tầm quan trọng của đối thoại thần học giữa các Kitô hữu và người Do Thái ngay cả trong thời điểm đầy xung đột và hiểu lầm.

Ngài cũng nhận xét rằng tương quan giữa Giáo hội Công giáo và các tín đồ Hồi giáo được đánh dấu bằng cam kết ngày càng gia tăng đối với việc đối thoại và tình huynh đệ, dựa trên nền tảng là sự tôn trọng lẫn nhau và tự do tín ngưỡng.

Đóng góp của tôn giáo cho hòa bình

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự đóng góp của các tôn giáo cho hòa bình bằng cách nói 'không' với chiến tranh, chạy đua vũ khí, nền kính tế làm con người và Trái đất nghèo đi; nói 'có' với hòa bình, với giải trừ vũ khí, với sự phát triển toàn diện.

Chứng tá của tôn giáo cho hòa bình

Kết thúc bài nói chuyện, Đức Thánh Cha hy vọng chứng tá hiệu quả của các tôn giáo sẽ góp phần xây dựng một thế giới hòa bình hơn. Ngài mời gọi mọi người cầu xin lòng nhân từ và sự khôn ngoan vô hạn của Thiên Chúa giúp chúng ta sống như con cái của Người và như anh chị em với nhau, để hy vọng có thể phát triển trên thế giới.

 

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-05/duc-thanh-cha-giao-hoi-kito-hoi-giao-do-thai-ton-giao-doi-thoai.html

MAY 20, 2025: TUESDAY OF FIFTH WEEK OF EASTER

 

May 20, 2025

 


Tuesday of Fifth Week of Easter

Lectionary: 286

 

Reading 1

Acts 14:19-28

In those days, some Jews from Antioch and Iconium
arrived and won over the crowds.
They stoned Paul and dragged him out of the city,
supposing that he was dead.
But when the disciples gathered around him,
he got up and entered the city.
On the following day he left with Barnabas for Derbe.

After they had proclaimed the good news to that city
and made a considerable number of disciples,
they returned to Lystra and to Iconium and to Antioch.
They strengthened the spirits of the disciples
and exhorted them to persevere in the faith, saying,
"It is necessary for us to undergo many hardships
to enter the Kingdom of God."
They appointed presbyters for them in each Church and,
with prayer and fasting, commended them to the Lord
in whom they had put their faith.
Then they traveled through Pisidia and reached Pamphylia.
After proclaiming the word at Perga they went down to Attalia.
From there they sailed to Antioch,
where they had been commended to the grace of God
for the work they had now accomplished.
And when they arrived, they called the Church together
and reported what God had done with them
and how he had opened the door of faith to the Gentiles.
Then they spent no little time with the disciples.

 

Responsorial Psalm

Psalm 145:10-11, 12-13ab, 21

R.(see 12) Your friends make known, O Lord, the glorious splendor of your kingdom.
or:
R. Alleluia.
Let all your works give you thanks, O LORD,
and let your faithful ones bless you.
Let them discourse of the glory of your kingdom
and speak of your might.
R. Your friends make known, O Lord, the glorious splendor of your kingdom.
or:
R. Alleluia.
Making known to men your might
and the glorious splendor of your kingdom.
Your kingdom is a kingdom for all ages,
and your dominion endures through all generations.
R. Your friends make known, O Lord, the glorious splendor of your kingdom.
or:
R. Alleluia.
May my mouth speak the praise of the LORD,
and may all flesh bless his holy name forever and ever.
R. Your friends make known, O Lord, the glorious splendor of your kingdom.
or:
R. Alleluia.

 

Alleluia

See Luke 24:46, 26

R. Alleluia, alleluia.
Christ had to suffer and to rise from the dead,
and so enter into his glory.
R. Alleluia, alleluia.

 

Gospel

John 14:27-31a

Jesus said to his disciples:
"Peace I leave with you; my peace I give to you.
Not as the world gives do I give it to you.
Do not let your hearts be troubled or afraid.
You heard me tell you,
'I am going away and I will come back to you.'
If you loved me,
you would rejoice that I am going to the Father;
for the Father is greater than I.
And now I have told you this before it happens,
so that when it happens you may believe.
I will no longer speak much with you,
for the ruler of the world is coming.
He has no power over me,
but the world must know that I love the Father
and that I do just as the Father has commanded me."

 

https://bible.usccb.org/bible/readings/052025.cfm

 

Tuesday of Week 5 of Easter – First Reading

 


Commentary on Acts 14:19-28

We come today to the final description of Paul’s and Barnabas’ first missionary journey. In the previous passage, they were in Lystra, and in the embarrassing situation of being taken for gods because of the cure of a paralysed man. But their glory was to be short-lived; their enemies were on their tail.

Those Jews whose hostility they had incurred in the towns of Antioch and Iconium turned up and successfully stirred up the feelings of the people of Lystra against the two Apostles. But it’s important to remember that there were also other Jews in these towns who had become Christian believers.

Reflecting the fickleness of crowds, the people who had just been treating the Apostles as gods now had Paul stoned and left him for dead. It seems this was done within the city rather than at the usual place of execution outside the walls. This could indicate that it was a spontaneous outburst of mob violence rather than a formal execution. But Paul was what we would call a ‘tough cookie’ and, as soon as his disciples gathered around him, he was suddenly back on his feet again (perhaps a hint of a miraculously quick recovery in Luke’s description?). It is also possible that his future companion, Timothy, was present. Timothy, as mentioned earlier, seems to have been a native of Lystra. Paul’s experience might have had the same effect on him as Stephen’s had on Saul (Paul).

With the courage that so often marks his actions, Paul went back into the town the next day with Barnabas on his way to Derbe, their last stop on this journey. Derbe was a border town in the southeastern part of the Lycaonian region of Galatia. An inscription naming the city has been discovered about 50 km (30 miles) east of what was previously thought to be the city site. Here the two missionaries again proclaimed the Gospel and “made many disciples”.

Paul must have been quite an impressive preacher, judging by his success in all the towns in which he spoke. One wonders if his being a Pharisee did not have an influence on his Jewish listeners, although it is clear that it also had a negative impact. If a devout Pharisee could be converted to the Way of Jesus, then maybe there was something in it. At the same time, others would see him as a total renegade to his Jewish faith.

Then they began their return journey going through each of the towns they had originally evangelised—Lystra, Iconium and Pisidian Antioch—and in which they had met such violent resistance. But one must remember that they had also made many Christian converts among both Jews and Gentiles. These would be the seeds of new churches in each place.

We are told that Paul:

…strengthened the souls of the disciples and encouraged them to continue in the faith, saying, “It is through many persecutions that we must enter the kingdom of God.”

He preached and warned them of the trials and difficulties that they could expect to face—just as he did. This was a necessary condition to enter the Kingdom.

In each church, a pastoral structure was set up for the first time with the appointing of ‘presbyters’ (Greek, presbyteroi) or elders. With prayers and fasting, they were commended to the Lord. The elders (or presbyters) were community leaders chosen from among the communities by a laying on of hands. In this case, too, the elders were chosen by the Apostles and not by the community. While our modern word ‘priest’ is derived from this word, they were not priests as we know the term now in the Catholic Church.

As the New Testament emphasises, we really have only one Priest, Jesus Christ, who acts as Mediator and Bridge-builder (Greek, Pontifex) between us and God (see Paul’s Letter to the Hebrews).

From Pisidian Antioch, Paul and Barnabas retraced their steps through Pisidia, Perga in Pamphylia and down to the coastal town of Attalia, the main port of Pamphylia. From there they went by ship back to Antioch in Syria, the city from which they had originally set out.

On their return to Antioch, the two Apostles gave a complete report of their mission experiences, and told of how God “opened a door of faith for the gentiles” and how well they had accepted the message of the Gospel. In fact, Paul and Barnabas had left behind not just individual believers, but functioning communities with their own leadership. After their return, they stayed on in Antioch and “stayed there with the disciples for some time”, probably a year at least. Paul now seems to be fully accepted into the community which had been so suspicious of him earlier.

In our work for the Church, we also need to report to the community what we are doing. We need to submit ourselves to their evaluation and their encouragement. The work of the Church is never that of just one person be it pope, bishop, priest, religious or lay person. Still less is the church a ‘service station’ where I just go to fulfil my private needs.

Meanwhile, the way is being prepared for the next great event in the history of the infant Church—the Council of Jerusalem, the Church’s very first Council. It will also be a major turning point in the direction the new community is taking.

Comments Off

 


Commentary on John 14:27-31

As Jesus prepares to leave his disciples, he knows that they are fearful and upset and they will be all the more so when they see what people will soon be doing to him. His farewell, then, includes a gift of peace. ‘Peace!’ (Shalom) is the normal Jewish greeting and farewell, and Jesus uses it when he appears to his disciples after the Resurrection. Originally it meant soundness of body, but it came to signify perfect happiness and the liberation which the Messiah was expected to bring. This is the very wholeness which is the aim of Jesus’ mission.

But it is not the peace as the ‘world’ understands it. Peace for Jesus is not simply the absence of violence; it is something much more positive, much deeper. Paradoxically, it can exist side by side with times of great turmoil. It is something internal, not external. It comes from an inner sense of security, of a conviction that God is with us and in us and that we are in the right place. It is something which not even the threat of death can take away.

It is something that the going away of Jesus cannot remove. Jesus tells his disciples:

If you loved me, you would rejoice that I am going to the Father…

It is always a sign of love when our first priority is the well-being of the other person. He says:

…the Father is greater than I.

This is in the sense that as Father, he has a kind of priority and is the ultimate source of all that is, though the Son does share all that with the Father and the Spirit. The full divine glory of the Son in Jesus is also veiled behind his humanity for the time being, but after the Cross he will pass into the full glory of the Father.

It is obvious that Jesus’ place is with his Father. His disciples, if they love him, will know that and not get in his way. Of course, as Jesus points out, it is also in the disciples’ own interest that Jesus go away, for only then will the Spirit come down on all of them.

The end is near:

…for the ruler of this world is coming.

But they are not to worry. The powers of evil are limited in what they can do, and all that happens to Jesus is simply a manifestation of his great love for his Father and his desire to follow his Father’s wishes. That is, by undergoing what faces him, Jesus will be communicating to the world the tremendous love of the Father for each one of us.

Comments Off

 

https://livingspace.sacredspace.ie/e1053g/

 


Tuesday, May 20, 2025

Easter Time

Opening Prayer

Lord our God, almighty Father,

you have absolute power over the world, and yet you respect the freedom of people, even of those who persecute your faithful.

Make us realize that our faith does not protect us against the evil which people bring upon one another,

but that you want us to build according to your plan a kingdom of justice, love and peace.

Help our faith to stand the test when our meager efforts fail. We ask you this through Christ our Lord.

Gospel Reading - John 14: 27-31a

Jesus said to his disciples: "Peace I bequeath to you, my own peace I give you, a peace which the world cannot give, this is my gift to you. Do not let your hearts be troubled or afraid.

You heard me say: I am going away and shall return. If you loved me you would be glad that I am going to the Father, for the Father is greater than I. I have told you this now, before it happens, so that when it does happen you may believe. I shall not talk to you much longer, because the prince of this world is on his way. He has no power over me, but the world must recognize that I love the Father and that I act just as the Father commanded. Come now, let us go.

Reflection

Here in John 14: 27, begins the farewell of Jesus and at the end of chapter 14, he ends the conversation saying: “Come now, let us go!” (Jn 14: 31). But instead of leaving the room, Jesus continues to speak in three other chapters: 15, 16, and 17. If we read these three chapters, at the beginning of chapter 18, we see the following phrase: “After he had said all this, Jesus left with his disciples and crossed the Kidron valley where there was a garden into which he went with his disciples“ (Jn 18: 1). In Jn 18: 1, there is the continuation of Jn 14: 31. The Gospel of John is like a beautiful building constructed slowly, rock on top of rock, brick upon brick. Here and there, there are signs of rearrangement or adaptation. In some way, all the texts, all the bricks, form part of the building and are the Word of God for us.

      John 14: 27: The gift of Peace. Jesus communicates his peace to the disciples. The same peace will be given after the Resurrection (Jn 20: 29). This peace is an expression of the manifestation of the Father, as Jesus had said before (Jn 14: 21). The peace of Jesus is the source of joy that he communicates to us (Jn 15: 11; 16: 20, 22, 24; 17: 13). It is a peace which is different from the peace which the world gives us, diverse from Pax Romana. At the end of the first century the Pax Romana was maintained by force and violent repression against the rebellious movements. Pax Romana guaranteed the institutionalized inequality between the Roman citizens and the slaves. This is not the peace of the Kingdom of God. The Peace which Jesus communicates is what in the Old Testament is called Shalom. It is the complete organization of the whole life around the values of justice, of fraternity and of equality.

      John 14: 28-29: The reason why Jesus returns to the Father. Jesus returns to the Father in order to be able to return immediately. He will say to Mary Magdalene: “Do not cling to me, because I have not yet ascended to the Father” (Jn 20: 17). Going up to the Father, he will return through the Holy Spirit that he will send (cfr. Jn 20: 22). Without the return toward the Father he will not be able to stay with us through the Spirit.

      John 14: 30-31a: That the world may know that I love the Father. Jesus had ended the last conversation with the disciples. The prince of this world wanted to impose himself on the destiny of Jesus. Jesus will die. In reality, the Prince, the Tempter, the Devil, has no power over Jesus. The world will know that Jesus loves the Father. This is the great witness of Jesus which can impel the world to believe in him. In the announcement of the Good News it is not a question of diffusing a doctrine, or of imposing a Canon Law, or of uniting all in one organization. It is a question; above all, of living and radiating what the human being desires and has deeper in his heart: love. Without this, the doctrine, the Law, the celebration will be only a wig on a bald head.

      John 14: 31b: Come now, let us go. These are the last words of Jesus, the expression of his decision to be obedient to the Father and of revealing his love. In the Eucharist, at the moment of the consecration, in some countries, it is said: “On the day before his passion, voluntarily accepted.” In another place Jesus says: “This is why the Father loves me: because I lay down my life in order to take it up again. No one takes it from me: I lay it down of my own free will, and as I have power to lay it down so I have power to take it up again, and this is the command that I have received from my Father.” (Jn 10: 17-18).

Personal Questions

      Jesus says: “I give you my peace.” How do I contribute to the construction of peace in my family and in my community?

      Looking into the mirror of the obedience of Jesus toward the Father, on which point could I improve my obedience to the Father?

Concluding Prayer

All your creatures shall thank you, Yahweh, and your faithful shall bless you.

They shall speak of the glory of your kingship and tell of your might. (Ps 145: 10-11)

www.ocarm.org

 

20.05.2025: THỨ BA TUẦN V PHỤC SINH

 

20/05/2025

 Thứ Ba tuần 5 Phục Sinh


 

Bài Đọc I: Cv 14, 18-27

Các ngài thuật cho giáo đoàn nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, có mấy người Do-thái từ Antiôkia và Icôniô đến xúi giục dân chúng. Họ ném đá Phaolô, và tưởng rằng Phaolô đã chết, nên kéo ngài ra bỏ ngoài thành. Nhưng đang khi các môn đồ đứng xung quanh ngài, ngài liền chỗi dậy đi vào thành, và hôm sau, ngài cùng Barnaba đi sang Ðerbê. Khi đã rao giảng Tin Mừng cho thành này và dạy dỗ được nhiều người, các ngài trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”. Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo.

Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Perghê, các ngài xuống Attilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin. Các ngài còn ở lại đó với môn đồ trong một thời gian lâu dài.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 144, 10-11. 12-13ab. 21

Ðáp: Lạy Chúa, các bạn hữu Chúa nhận biết vinh quang nước Chúa

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài

Xướng: Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.

Xướng:  Miệng tôi hãy xướng lời ca ngợi khen Chúa, mọi loài huyết nhục hãy chúc tụng danh Chúa tới muôn đời.

 

Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! – Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. – Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 14, 27-31a

“Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy”.

Ðó là lời Chúa.

 


Chú giải về Tông Đồ Công vụ 14,19-28

Hôm nay chúng ta đến với phần mô tả cuối cùng về chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của Phao-lô và Ba-na-ba. Trong đoạn trước, họ ở Lystra, và trong tình huống ngượng ngùng khi bị coi là thần thánh vì đã chữa lành một người bại liệt. Nhưng vinh quang của họ không kéo dài được lâu; kẻ thù của họ đang bám sát họ.

Những người Do Thái mà họ đã gây ra sự thù địch ở các thị trấn Antioch và Iconium đã xuất hiện và thành công trong việc khuấy động cảm xúc của người dân Lystra chống lại hai Sứ đồ. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là cũng có những người Do Thái khác ở những thị trấn này đã trở thành tín đồ Ki tô

Phản ánh sự thất thường của đám đông, những người vừa mới coi các Sứ đồ như thần thánh giờ đã ném đá Phao-lô và bỏ mặc ông cho đến chết. Có vẻ như việc này được thực hiện bên trong thành phố chứ không phải ở nơi hành quyết thông thường bên ngoài các bức tường. Điều này có thể chỉ ra rằng đó là một vụ bạo lực bùng nổ tự phát của đám đông chứ không phải là một vụ hành quyết chính thức. Nhưng Phao-lô là người mà chúng ta gọi là 'người cứng rắn' và ngay khi các môn đồ tụ tập quanh ông, ông đột nhiên đứng dậy (có lẽ là một gợi ý về sự phục hồi nhanh chóng kỳ diệu trong mô tả của Lu-ca?). Cũng có thể người bạn đồng hành tương lai của ông, Ti-mô-thê, đã có mặt. Ti-mô-thê, như đã đề cập trước đó, dường như là người bản xứ ở Lystra. Trải nghiệm của Phao-lô có thể đã có tác động tương tự đến ông như trải nghiệm của Tê-pha-nô đối với Sau-lô (Phao-lô).

Với lòng can đảm thường thấy trong hành động của mình, Phao-lô đã quay trở lại thị trấn vào ngày hôm sau cùng với Ba-na-ba trên đường đến Đẹt-bê, điểm dừng chân cuối cùng của họ trong hành trình này. Đẹt-bê là một thị trấn biên giới ở phía đông nam của vùng Ga-la-ti thuộc Lyca-on. Một dòng chữ khắc tên thành phố đã được phát hiện cách nơi trước đây được cho là địa điểm của thành phố khoảng 50 km (30 dặm) về phía đông. Tại đây, hai nhà truyền giáo một lần nữa rao giảng Phúc âm và "làm cho nhiều người trở thành môn đồ".

Phao-lô hẳn phải là một nhà thuyết giáo khá ấn tượng, xét theo thành công của ông ở tất cả các thị trấn mà ông đã giảng đạo. Người ta tự hỏi liệu việc ông là người Pharisiêu có ảnh hưởng đến những người Do Thái nghe ông không, mặc dù rõ ràng là điều đó cũng có tác động tiêu cực. Nếu một người Pharisiêu ngoan đạo có thể cải đạo theo Đạo của Chúa Giêsu, thì có lẽ có điều gì đó trong đó. Đồng thời, những người khác sẽ coi ông là kẻ phản bội hoàn toàn với đức tin Do Thái của mình.

Sau đó, họ bắt đầu hành trình trở về, đi qua từng thị trấn mà họ đã truyền bá phúc âm ban đầu—Lystra, Iconium và Pisidian Antioch—và nơi họ đã gặp phải sự phản kháng dữ dội như vậy. Nhưng người ta phải nhớ rằng họ cũng đã cải đạo nhiều người theo đạo Ki tô trong cả người Do Thái và người Ngoại. Đây sẽ là hạt giống của các giáo hội mới ở mỗi nơi.

Chúng ta được biết rằng Phao-lô:

… củng cố tâm hồn của các môn đồ và khuyến khích họ tiếp tục đức tin, nói rằng, “Chúng ta phải trải qua nhiều cuộc bách hại mới vào được vương quốc của Đức Chúa Trời.”

Ông đã rao giảng và cảnh báo họ về những thử thách và khó khăn mà họ có thể phải đối mặt—giống như ông đã làm. Đây là điều kiện cần thiết để vào Vương quốc.

Trong mỗi nhà thờ, một cấu trúc mục vụ được thiết lập lần đầu tiên với việc bổ nhiệm ‘presbyters’ (tiếng Hy Lạp, presbyteroi) hoặc các trưởng lão. Với những lời cầu nguyện và ăn chay, họ được giao phó cho Chúa. Các trưởng lão (hoặc các presbyters) là những nhà lãnh đạo cộng đồng được chọn từ các cộng đồng bằng cách đặt tay. Trong trường hợp này, các trưởng lão cũng được các Tông đồ chọn chứ không phải cộng đồng. Trong khi từ ‘priest’ hiện đại của chúng ta bắt nguồn từ từ này, họ không phải là các linh mục như chúng ta biết thuật ngữ này hiện nay trong Giáo hội Công giáo.

Như Tân Ước nhấn mạnh, chúng ta thực sự chỉ có một Thầy Tế lễ, Chúa Giê-su Ki-tô, đóng vai trò là Đấng Trung gian và Người xây Cầu (tiếng Hy Lạp, Pontifex) giữa chúng ta và Thiên Chúa (xem Thư của Phao-lô gửi cho người Do Thái).

Từ Pisidian Antioch, Phao-lô và Barnabas đã quay lại Pisidia, Perga ở Pamphylia và xuống thị trấn ven biển Attalia, cảng chính của Pamphylia. Từ đó, họ đi tàu trở về Antioch ở Syria, thành phố mà họ đã khởi hành ban đầu.

Khi trở về Antioch, hai Sứ đồ đã tường thuật đầy đủ về những trải nghiệm truyền giáo của họ và kể về cách Chúa “mở cánh cửa đức tin cho dân ngoại” và họ đã chấp nhận sứ điệp của Phúc âm tốt như thế nào. Trên thực tế, Phao-lô và Barnabas đã để lại không chỉ những tín đồ cá nhân mà còn cả những cộng đồng đang hoạt động với sự lãnh đạo của riêng họ. Sau khi trở về, họ ở lại Antioch và “ở đó với các môn đồ một thời gian”, có lẽ ít nhất là một năm. Bây giờ, dường như Phao-lô đã được cộng đồng chấp nhận hoàn toàn, những người trước đây đã từng nghi ngờ ông.

Trong công việc của chúng ta cho Giáo hội, chúng ta cũng cần báo cáo với cộng đồng những gì chúng ta đang làm. Chúng ta cần phải tuân theo sự đánh giá và khuyến khích của họ. Công việc của Giáo hội không bao giờ chỉ là của một người, dù là giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ hay giáo dân. Giáo hội càng không phải là một 'trạm dịch vụ' nơi tôi chỉ đến để đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình.

Trong khi đó, con đường đang được chuẩn bị cho sự kiện lớn tiếp theo trong lịch sử của Giáo hội sơ khai—Công đồng Giê-ru-sa-lem, Công đồng đầu tiên của Giáo hội. Đây cũng sẽ là bước ngoặt lớn trong hướng đi của cộng đồng mới.

 


Chú giải về Gioan 14,27-31

Khi Chúa Giêsu chuẩn bị rời xa các môn đồ, Người biết rằng họ sợ hãi và buồn bã, và họ sẽ còn sợ hơn nữa khi thấy những gì mọi người sắp làm với Người. Khi đó, lời tạm biệt của Người bao gồm một món quà bình an. ‘Bình an!’ (Shalom) là lời chào và lời tạm biệt thông thường của người Do Thái, và Chúa Giêsu sử dụng nó khi Người hiện ra với các môn đồ sau khi Phục sinh. Ban đầu, nó có nghĩa là cơ thể khỏe mạnh, nhưng sau đó nó trở thành biểu tượng của hạnh phúc hoàn hảo và sự giải thoát mà Đấng Mê-si-a được mong đợi sẽ mang lại. Đây chính là sự trọn vẹn, là mục tiêu của sứ mệnh của Chúa Giêsu.

Nhưng đó không phải là hòa bình như ‘thế gian’ hiểu. Đối với Chúa Giêsu, hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của bạo lực; đó là điều gì đó tích cực hơn nhiều, sâu sắc hơn nhiều. Nghịch lý thay, nó có thể tồn tại song song với thời kỳ hỗn loạn lớn. Đó là điều gì đó bên trong, không phải bên ngoài. Nó xuất phát từ cảm giác an toàn bên trong, của niềm tin rằng Chúa ở cùng chúng ta và trong chúng ta và rằng chúng ta đang ở đúng nơi. Đó là điều mà ngay cả mối đe dọa của cái chết cũng không thể lấy đi được.

Đó là điều mà sự ra đi của Chúa Giêsu không thể xóa bỏ. Chúa Giêsu nói với các môn đồ của Người:

Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ vui mừng vì Ta sẽ đến cùng Cha…

Luôn luôn là dấu hiệu của tình yêu khi ưu tiên hàng đầu của chúng ta là hạnh phúc của người khác. Người nói:

…Cha vĩ đại hơn Ta.

Điều này theo nghĩa là với tư cách là Cha, Người có một loại ưu tiên và là nguồn gốc tối thượng của mọi thứ, mặc dù Chúa Con chia sẻ tất cả những điều đó với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Vinh quang thiêng liêng trọn vẹn của Chúa Con trong Chúa Giêsu cũng bị che khuất sau nhân tính của Người trong thời điểm hiện tại, nhưng sau Thập giá, Người sẽ bước vào vinh quang trọn vẹn của Chúa Cha.

Rõ ràng là vị trí của Chúa Giêsu là với Cha Người. Các môn đồ của Người, nếu họ yêu Người, sẽ biết điều đó và không cản đường Người. Tất nhiên, như Chúa Giêsu chỉ ra, Chúa Giêsu ra đi cũng vì lợi ích của chính các môn đồ, vì chỉ khi đó, Chúa Thánh Thần mới ngự xuống trên tất cả họ.

Sự kết thúc đã gần:

…vì kẻ thống trị thế gian này đang đến.

Nhưng họ không cần phải lo lắng. Quyền lực của cái ác bị giới hạn trong những gì chúng có thể làm, và tất cả những gì xảy ra với Chúa Giêsu chỉ đơn giản là biểu hiện của tình yêu lớn lao của Người dành cho Cha Người và mong muốn làm theo ý muốn của Cha Người. Nghĩa là, bằng cách trải qua những gì Người phải đối mặt, Chúa Giêsu sẽ truyền đạt cho thế giới tình yêu to lớn của Cha Người dành cho mỗi người chúng ta.

 

https://livingspace.sacredspace.ie/e1053g/

 


Suy niệm: Tâm bất biến

Cuộc đời luôn có mâu thuẫn. Vì thế phải chiến đấu. Như Chúa Giê-su.

Mâu thuẫn đi – đến. Chúa ra đi nhưng không vắng mặt. Mà để hiện diện. Vắng mặt thể lý. Nhưng hiện diện mầu nhiệm. Hiện diện bí tích. Hiện diện thực sự tích cực hơn.

Mâu thuẫn thế gian - Chúa Cha. Chúa đi vì Thủ lãnh thế gian đến. Không phải Chúa chịu thua ác thần. Nhưng chỉ vì muốn làm trọn thánh ý Chúa Cha.

Mâu thuẫn chiến đấu - bình an. Từ bỏ thế gian để làm theo ý Chúa Cha. Đây là cuộc chiến đấu quyết liệt. Vì trong thế gian có ta. Ý riêng của ta giống với thế gian. Trái với ý Cha. Chỉ khi từ bỏ chính mình ta mới bình an.

Mâu thuẫn biến động - bất biến. Cả thế gian xao động. Toa rập nhau chống lại Chúa. Từ vua chúa đến thượng tế. Từ dân chúng đến môn đệ. Và ý riêng. Chúa Giê-su giữ tâm hồn bất biến. Luôn kết hợp với Chúa Cha. Luôn vâng lời Cha.

Chúa đạt đến bình an. Chúa để lại bình an đó cho ta. Bình an là chính Chúa. Vì thế ta phải chiến đấu để đạt tới Chúa. Như thánh Phao-lô vượt qua mâu thuẫn.

Đi – đến. Khi Chúa còn ở dương gian, thánh nhân chưa hề gặp Chúa. Nhưng khi Chúa đã ra đi, thánh nhân gặp Chúa sống động, mãnh liệt. Thay đổi cả cuộc đời.

Thế gian – Nước Trời. Hôm nay người ta đã ném đá. Để ngài thoi thóp ngoài thành. Nhưng ngài không sợ đau khổ, vất vả. Vì ngài làm theo ý Chúa.

Chiến đấu – bình an. Thánh nhân đã chiến đấu quyết liệt. Với ác thần. Với công việc. Với thiên nhiên. Với chính mình. Để đạt tới bình an trong tâm hồn.

Biến động – bất biến. Cuộc đời ngài đầy xáo động. Vì vua chúa kết án. Vì thượng tế tố cáo. Vì dân chúng hành hung. Nhưng tâm hồn ngài bất biến. Giứ được tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến.

Xin cho con nhận được bình an của Chúa. Cho con biết vượt qua mọi mâu thuẫn trong đời. Để con đạt tới chính Chúa. Là nguồn bình an đích thực.

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)