Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2025

JULY 26, 2025: MEMORIAL OF SAINTS JOACHIM AND ANNE, PARENTS OF THE BLESSED VIRGIN MARY

 July 26, 2025


 

Memorial of Saints Joachim and Anne, Parents of the Blessed Virgin Mary

Lectionary: 606

 

Reading 1

Sirach 44:1, 10-15

Now will I praise those godly men,
our ancestors, each in his own time:
These were godly men
whose virtues have not been forgotten;
Their wealth remains in their families,
their heritage with their descendants;
Through God's covenant with them their family endures,
their posterity for their sake.

And for all time their progeny will endure,
their glory will never be blotted out;
Their bodies are peacefully laid away,
but their name lives on and on.
At gatherings their wisdom is retold,
and the assembly proclaims their praise.

 

Responsorial Psalm

Psalm 132:11, 13-14, 17-18

R.    (Luke 1:32)  God will give him the throne of David, his father.
The LORD swore to David
a firm promise from which he will not withdraw:
"Your own offspring
I will set upon your throne."
R.    God will give him the throne of David, his father.
For the LORD has chosen Zion;
he prefers her for his dwelling.
"Zion is my resting place forever;
in her will I dwell, for I prefer her."
R.    God will give him the throne of David, his father.
"In her will I make a horn to sprout forth for David;
I will place a lamp for my anointed.
His enemies I will clothe with shame,
but upon him my crown shall shine."
R.    God will give him the throne of David, his father.

 

Alleluia

See Luke 2:25c

R.    Alleluia, alleluia.
They yearned for the comforting of Israel,
and the Holy Spirit rested upon them.
R.    Alleluia, alleluia.

 

Gospel

Matthew 13:16-17

Jesus said to his disciples:
"Blessed are your eyes, because they see,
and your ears, because they hear.
Amen, I say to you, many prophets and righteous people
longed to see what you see but did not see it,
and to hear what you hear but did not hear it."

https://bible.usccb.org/bible/readings/0726-memorial-joachim-anne.cfm

 


Saint Joachim and Saint Anne, Parents of the Blessed Virgin Mary

 

Scripture tells us absolutely nothing about Mary’s family.  All that we have is really legend. It comes mainly from a second century writing called the Proto-Gospel (Protevangelium) of James.  We need to realize that in the early Church it took some time before the books, which now form part of our New Testament, were finally chosen.  There were many other ‘pseudo-gospels’, which in the end, were not accepted as genuine.  One of the more respected of these was the Proto-Gospel of James.  It is possible that it does contain some genuine traditions about Mary, although this would be difficult to prove.

Out of devotion to Mary, some people were saying that she had been conceived by divine intervention like Jesus.  But by asserting that she had two human parents, whom we know as Joachim and Anne, it is asserted that she was born in the normal way, like every other human person. They are both regarded as the parents of Mary and true grandparents of Jesus.

According to the legend, their names were Joachim and Anne. It is said they were rich and pious people of Nazareth. Like a number of the characters in the Old Testament, and Elizabeth in the New Testament, they were said to be childless in a society where this was considered a social stigma.  So Joachim withdrew to the desert to pray while Anne remained in the home, praying for a child whom she would devote to the service of God. Their prayer was heard; Joachim returned to his wife and they conceived a girl whom they named Mary.

It was natural in the Church for devotion to be directed to the parents of such a special daughter.  And because, unlike the situation of Mary and Joseph, they had produced a child in the perfectly normal way, they were more easily identified with by other parents. Devotion to St Anne in the Eastern church dates from at least the 4th century. In the West, there was devotion to her as early as the 8th century, but she was honoured by a feast day, July 26, only after the 13th century. Devotion to St Joachim did not really develop until the 15th century. He was only assigned a feast day, 16 September, in 1913. Following the Second Vatican Council, their feasts were combined and are now celebrated together.

At Auray in Brittany, France, there was a very popular shrine to St Anne in the early middle ages. In North America, there is a popular shrine to St Anne in Beaupre, about 30 km from the city of Quebec. It was on 13 March, 1658 that French immigrants erected the first chapel there in her honour.  Among the Catholics of India, too, there is great devotion to St Anne. Although devotion to Joachim is not as popular, devotion to both of them is seen as showing respect for the family.

Comments Off

 

https://livingspace.sacredspace.ie/f0726s/

 


HOMILY OF THE HOLY FATHER

Feast of Saints Joachim and Anne
"Commonwealth Stadium" in Edmonton
Tuesday, 26 July 2022

___________________________________

Today we celebrate the feast of the grandparents of Jesus. The Lord has gathered all of us together precisely on this occasion, so dear to you and to me. It was in the home of Joachim and Anne that the child Jesus came to know his older relatives and experienced the closeness, tender love and wisdom of his grandparents. Let us think about our own grandparents, and reflect on two important things.

First: we are children of a history that needs to be preserved. We are not isolated individuals, islands. No one comes into this world detached from others. Our roots, the love that awaited us and welcomed us into the world, the families in which we grew up, are part of a unique history that preceded us and gave us life. We did not choose that history; we received it as a gift, one that we are called to cherish, for, as the Book of Sirach reminds us, we are “descendants” of those who went before us; we are their “inheritance” (Sir 44:11). An inheritance that, quite apart from any claim to prestige or authority, intelligence or creativity in song or poetry, is centred on righteousness, on fidelity to God and his will. This is what they passed on to us. In order to accept who we really are, and how precious we are, we need to accept as part of ourselves the men and women from whom we are descended. They did not simply think about themselves, but passed on to us the treasure of life. We are here thanks to our parents, but also thanks to our grandparents, who helped us feel welcome in the world. Often they were the ones who loved us unconditionally, without expecting anything back. They took us by the hand when we were afraid, reassured us in the dark of night, encouraged us when in the full light of day we faced important life decisions. Thanks to our grandparents, we received a caress from the history that preceded us: we learned that goodness, tender love and wisdom are the solid roots of humanity. It was in our grandparents’ homes that many of us breathed in the fragrance of the Gospel, the strength of a faith which makes us feel at home. Thanks to them, we discovered that kind of “familiar” faith, a domestic faith. Because that is how faith is fundamentally passed on, at home, through a mother tongue, with affection and encouragement, care and closeness.

This is our history, to which we are heirs and which we are called to preserve. We are children because we are grandchildren. Our grandparents left a unique mark on us by their way of living; they gave us dignity and confidence in ourselves and others. They bestowed on us something that can never be taken from us and that, at the same time, allows us to be unique, original and free. From our grandparents we learned that love is never forced; it never deprives others of their interior freedom. That is the way Joachim and Anne loved Mary and Jesus; and that is how Mary loved Jesus, with a love that never smothered him or held him back, but accompanied him in embracing the mission for which he had come into the world. Let us try to learn this, as individuals and as a Church. May we learn never to pressure the consciences of others, never to restrict the freedom of those around us, and above all, never to fail in loving and respecting those who preceded us and are entrusted to our care. For they are a precious treasure that preserves a history greater than themselves.

The Book of Sirach also tells us that preserving the history that gave us life does not mean obscuring the “glory” of our ancestors. We should not lose their memory, nor forget the history that gave birth to our own lives. We should always remember those whose hands caressed us and who held us in their arms; for in this history we can find consolation in moments of discouragement, a light to guide us, and courage to face the challenges of life. Yet preserving the history that gave us life also means constantly returning to that school where we first learned how to love. It means asking ourselves, when faced with daily choices, what the wisest of the elders we have known would do in our place, what advice our grandparents and great-grandparents would have given us.

So, dear brothers and sisters, let us ask ourselves: are we children and grandchildren capable of safeguarding this treasure that we have inherited? Do we remember the good teachings we have received? Do we talk to our elders, and take time to listen to them? And, in our increasingly well-equipped, modern and functional homes, do we know how to set aside a worthy space for preserving their memory, a special place, a small family memorial which, through precious pictures and objects, allows us to remember in prayer those who went before us? Have we kept their Bible, their rosary beads? In the fog of forgetfulness that overshadows our turbulent times, it is essential, brothers and sisters, to take care of our roots, to pray for and with our forebears, to dedicate time to remember and guard their legacy. This is how a family tree grows; this is how the future is built.

Let us now think of the second important thing. In addition to being children of a history that needs to be preserved, we are authors of a history yet to be written. Each of us can recognize ourselves for who and what we are, marked by both light and shadows, and by the love that we did or did not receive. This is the mystery of human life: we are all someone’s children, begotten and shaped by another, but as we become adults, we too are called to give life, to be a father, mother or grandparent to someone else. Thinking about the people we are today, what do we want to do with ourselves? The grandparents who went before, the elderly who had dreams and hopes for us, and made great sacrifices for us, ask us an essential question: what kind of a society do we want to build? We received so much from the hands of those who preceded us. What do we, in turn, want to bequeath to those who come after us? “Rose water”, that is a diluted faith, or a living faith? A society founded on personal profit or on fraternity? A world at war or a world at peace? A devastated creation or a home that continues to be welcoming?

Let us not forget that the life-giving sap travels from the roots to the branches, to the leaves, to the flowers, and then to the fruit of the tree. Authentic tradition is expressed in this vertical dimension: from the bottom up. We need to be careful lest we fall into a caricature of tradition, which is not vertical – from roots to fruits – but horizontal – forwards and backwards. Tradition conceived in this way only leads us to a kind of “backwards culture”, a refuge of self-centredness, which simply pigeonholes the present, trapping it within the mentality that says, “We’ve always done it this way”.

In the Gospel we just heard, Jesus tells the disciples that they are blessed because they can see and hear what so many prophets and righteous people could only hope for (cf. Mt 13:16-17). Many people had believed in God’s promise of the coming Messiah, had prepared the way for him and had announced his arrival. But now that the Messiah has arrived, those who can see and hear him are called to welcome him and proclaim his presence in our midst.

Brothers and sisters, this also applies to us. Those who preceded us have passed on to us a passion, a strength and a yearning, a flame that it is up to us to reignite. It is not a matter of preserving ashes, but of rekindling the fire that they lit. Our grandparents and our elders wanted to see a more just, fraternal and solidary world, and they fought to give us a future. Now, it is up to us not to let them down. It is up to us to take on the tradition received, because that tradition is the living faith of our dead. Let us not transform it into “traditionalism”, which is the dead faith of the living, as an author once said. Sustained by those who are our roots, now it is our turn to bear fruit. We are the branches that must blossom and spread new seeds of history. Let us ask ourselves, then, a few concrete questions. As part of the history of salvation, in the light of those who went before me and loved me, what is it that I must now do? I have a unique and irreplaceable role in history, but what mark will I leave behind me? What am I passing on to those who will come after me? What am I giving of myself? Often we measure our lives on the basis of our income, our type of career, our degree of success and how others perceive us. Yet these are not life-giving criteria. The real question is: am I giving life? Am I ushering into history a new and renewed love that was not there before? Am I proclaiming the Gospel in my neighbourhood? Am I freely serving others, the way those who preceded me did for me? What am I doing for our Church, our city, our society? Brothers and sisters, it is easy to criticize, but the Lord does not want us to be mere critics of the system, or to be closed and “backwards-looking”, as says the author of the Letter to the Hebrews (cf. 10:39). Rather, he wants us to be artisans of a new history, weavers of hope, builders of the future, peacemakers.

May Joachim and Anne intercede for us. May they help us to cherish the history that gave us life, and, for our part, to build a life-giving history. May they remind us of our spiritual duty to honour our grandparents and our elders, to treasure their presence among us in order to create a better future. A future in which the elderly are not cast aside because, from a “practical” standpoint, they are “no longer useful”. A future that does not judge the value of people simply by what they can produce. A future that is not indifferent to the need of the aged to be cared for and listened to. A future in which the history of violence and marginalization suffered by our indigenous brothers and sisters is never repeated. That future is possible if, with God’s help, we do not sever the bond that joins us with those who have gone before us, and if we foster dialogue with those who will come after us. Young and old, grandparents and grandchildren, all together. Let us move forward together, and together, let us dream. Also, let us not forget Paul’s advice to his disciple Timothy: Remember your mother and your grandmother (cf. 2 Tim 1:5).

 

Pope FRANCIS

 

26.07.2025: THỨ BẢY TUÂN XVI THƯỜNG NIÊN - THÁNH GIOAKIM VÀ THÁNH ANNA - Lễ Nhớ

 26/07/2025

Thứ Bảy tuần 16 thường niên  

Thánh Gioakim và thánh Anna.

 Lễ nhớ.

 


Theo một truyền thống cổ xưa, có thể vào thế kỷ 2. Thánh Gioakim và thánh Anna là song thân của Đức Trinh Nữ Maria. Lòng sùng kính thánh Anna được phổ biến ở phương Đông vào thế kỷ 6, và ở phương Tây vào thế kỷ 10.

Còn thánh Gioakim cũng được tôn kính như thế, nhưng muộn hơn, lối thế kỷ 17.

 

Bài Ðọc I: Hc 44, 1. 10-15

“Miêu duệ họ tồn tại đến muôn đời”.

Trích sách Huấn Ca.

Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. Có những người nhân hậu, mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 131, 11. 13-14. 17-18

Ðáp: Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người

Xướng: Chúa đã thề hứa cùng Ðavít một lời hứa quả quyết mà Người sẽ chẳng rút lời, rằng: “Ta sẽ đặt lên ngai báu của ngươi một người con cháu thuộc dòng giống ngươi”.

Xướng: Bởi chưng Chúa đã kén chọn Sion, đã thích lựa Sion làm nơi cư ngụ cho mình. Ngài phán: “Ðây là nơi nghỉ ngơi của Ta tới muôn đời, Ta sẽ cư ngụ nơi đây, vì Ta ưa thích”.

Xướng: Tại đó, Ta sẽ gầy dựng một uy quyền cho Ðavít, sẽ chuẩn bị ngọn đèn sáng cho người được Ta xức dầu. Ta sẽ bắt những kẻ thù ghét người tủi hổ, nhưng triều thiên của Ta chiếu sáng rực rỡ trên mình người.

 

Alleluia: x. Lc 2, 25c

Alleluia, alleluia! – Các ngài mong đợi niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần ngự trong các ngài. – Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 13, 16-17

“Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe”.

Ðó là lời Chúa.

 


Thánh Gioakim và Thánh Anna, Cha Mẹ của Đức Trinh Nữ Maria

 

Kinh Thánh hoàn toàn không cho chúng ta biết gì về gia đình của Đức Maria. Tất cả những gì chúng ta có thực sự chỉ là truyền thuyết. Nó chủ yếu đến từ một tác phẩm vào thế kỷ thứ hai được gọi là Phúc Âm Nguyên Thủy (Protevangelium) của Thánh Giacôbê. Chúng ta cần nhận ra rằng trong Giáo hội sơ khai, phải mất một thời gian trước khi các sách, hiện là một phần của Tân Ước, cuối cùng mới được chọn. Có rất nhiều "phúc âm giả" khác, mà cuối cùng, đã không được chấp nhận là chính thống. Một trong những cuốn được kính trọng nhất trong số này là Phúc Âm Nguyên Thủy của Thánh Giacôbê. Có thể nó chứa đựng một số truyền thống chính thống về Đức Maria, mặc dù điều này sẽ khó chứng minh.

Vì lòng sùng kính Đức Maria, một số người nói rằng bà đã được thụ thai bởi sự can thiệp của Thiên Chúa giống như Chúa Giêsu. Nhưng bằng cách khẳng định rằng bà có hai cha mẹ là người thường, mà chúng ta biết là Gioakim và Anna, điều này khẳng định rằng bà được sinh ra theo cách bình thường, giống như mọi con người khác. Cả hai đều được coi là cha mẹ của Đức Maria và là ông bà đích thực của Chúa Giêsu.

Theo truyền thuyết, tên của họ là Gioakim (Joachim) Anna (Anne). Người ta nói rằng họ là những người giàu có và sùng đạo ở Nazareth. Giống như một số nhân vật trong Cựu Ước và Elizabeth trong Tân Ước, họ được cho là không có con trong một xã hội mà điều này bị coi là một điều ô nhục. Vì vậy, Gioakim đã lui vào sa mạc để cầu nguyện trong khi Anna ở nhà, cầu nguyện cho một đứa con mà bà sẽ dâng hiến cho việc phụng sự Chúa. Lời cầu nguyện của họ đã được lắng nghe; Gioakim trở về với vợ và họ thụ thai một bé gái mà họ đặt tên là Maria.

Trong Giáo hội, việc tôn kính cha mẹ của một cô con gái đặc biệt như vậy là điều tự nhiên. Và bởi vì, không giống như trường hợp của Maria và Giuse, họ đã sinh ra một đứa con hoàn toàn bình thường, nên họ dễ dàng được các bậc cha mẹ khác nhận ra hơn. Lòng sùng kính Thánh Anna trong Giáo hội Đông phương có từ ít nhất là thế kỷ thứ 4. Ở phương Tây, đã có lòng sùng kính dành cho bà sớm nhất là vào thế kỷ thứ 8, nhưng bà chỉ được tôn vinh bằng một ngày lễ, ngày 26 tháng 7, sau thế kỷ 13. Lòng sùng kính Thánh Gioakim thực sự không phát triển cho đến thế kỷ 15. Ngài chỉ được ấn định một ngày lễ, ngày 16 tháng 9 năm 1913. Sau Công đồng Vatican II, các ngày lễ của hai vị đã được gộp lại và hiện được cử hành cùng nhau.

Tại Auray ở Brittany, Pháp, có một đền thờ Thánh Anna rất nổi tiếng vào đầu thời Trung cổ. Ở Bắc Mỹ, có một đền thờ Thánh Anna nổi tiếng ở Beaupre, cách thành phố Quebec khoảng 30 km. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1658, những người nhập cư Pháp đã dựng lên nhà nguyện đầu tiên ở đó để tôn vinh ngài. Trong số những người Công giáo ở Ấn Độ, cũng có lòng sùng kính lớn đối với Thánh Anna. Mặc dù lòng sùng kính đối với Thánh Gioakim không phổ biến bằng, nhưng việc sùng kính cả hai vị được coi là thể hiện sự tôn kính đối với gia đình.

 

https://livingspace.sacredspace.ie/f0726s/

 


Thánh lễ kính Thánh Gioakim và Thánh Anna 2022 

Thứ Ba, 26/7/2022, Bài giảng Thánh lễ tại Sân vận động Commonwealth ở Edmonton Canada

Hôm nay chúng ta mừng lễ ông bà ngoại của Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng ta gặp gỡ nhau đông đảo vào dịp rất quý báu đối với anh chị em cũng như đối với tôi. Chính tại nhà của  hai thánh Gioakim và Anna, trẻ Giêsu đã biết những người họ hàng lớn tuổi của mình và cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu dịu dàng và khôn ngoan của ông bà. Chúng ta cũng hãy nghĩ về ông bà của chúng ta và suy tư về hai khía cạnh quan trọng.

Thứ nhất: chúng ta là những người con của một lịch sử cần được giữ gìn. Chúng ta không phải là những cá nhân biệt lập, những hòn đảo. Không có ai bước vào thế giới này mà không có sự liên kết với người khác. Nguồn gốc của chúng ta, tình yêu đã chờ đợi chúng ta và chào đón chúng ta bước vào thế giới, môi trường gia đình mà chúng ta lớn lên, là một phần của lịch sử duy nhất đã đi trước và trao ban cuộc sống cho chúng ta. Chúng ta không chọn lịch sử đó nhưng đón nhận nó như một ân ban; và lịch sử là một món quà mà chúng ta được kêu gọi để trân trọng. Bởi vì, như Sách Huấn ca đã nhắc nhở, chúng ta là “dòng dõi” của những người đi trước, là “gia tài quý báu” của họ (Hc 44,11). Một gia tài quý báu, ngoài kỳ tích hoặc quyền hạn của một số người, trí thông minh hoặc sự sáng tạo của những người khác trong bài hát hoặc thơ ca, đều tập trung vào sự công bình, trung thành với Chúa và ý muốn của Người. Đây là điều họ đã truyền lại cho chúng ta. Để thực sự đón nhận chúng ta là ai và chúng ta quý giá như thế nào, chúng ta cần phải tiếp nhận những người mà nhờ họ chúng ta hiện hữu. Họ là những người không chỉ nghĩ về bản thân nhưng còn truyền lại cho chúng ta kho báu cuộc sống. Chúng ta có mặt ở đây là nhờ cha mẹ chúng ta, nhưng chúng ta cũng cám ơn ông bà, những người đã cho chúng ta trải nghiệm rằng chúng ta được chào đón trên thế giới. Thường ông bà yêu thương chúng ta vô điều kiện và không mong nhận lại bất cứ điều gì. Ông bà nắm tay chúng ta khi chúng ta sợ hãi, trấn an trong đêm tối, khuyến khích chúng ta trong ánh sáng ban ngày khi chúng ta phải đối diện với các quyết định quan trọng của cuộc sống. Nhờ ông bà, chúng ta đã nhận được sự âu yếm từ lịch sử đi trước chúng ta: chúng ta đã học được rằng lòng tốt, sự dịu dàng và trí tuệ là những cội rễ vững chắc của con người. Trong nhà của ông bà, nhiều người trong chúng ta được hít thở hương thơm của Tin Mừng, sức mạnh của một đức tin làm chúng ta cảm thấy như ở nhà. Nhờ ông bà, chúng ta đã khám phá ra một loại đức tin “quen thuộc”. Bởi vì đức tin về cơ bản được thông truyền qua tình cảm và sự khuyến khích, chăm sóc và gần gũi.

Đây là lịch sử của chúng ta, lịch sử mà chúng ta là người thừa kế vì thế chúng ta được mời gọi gìn giữ. Ông bà đã để lại trong chúng ta dấu ấn duy nhất về cách sống của họ, cho chúng ta phẩm giá, lòng tin tưởng vào bản thân và người khác. Họ đã ban tặng cho chúng ta một điều gì đó không bao giờ có thể lấy đi được, đồng thời đã cho phép chúng ta trở thành những con người độc nhất, nguyên bản và tự do. Từ ông bà, chúng ta học được rằng tình yêu không bao giờ là một sự ép buộc, không bao giờ tước đoạt tự do nội tâm của người khác. Đây là cách Thánh Gioakim và Thánh Anna yêu thương Đức Maria; và đó cũng là cách Mẹ Maria đã yêu Chúa Giêsu, bằng một tình yêu không bao giờ làm nghẹt thở hay giữ lại cho riêng mình, nhưng đồng hành trong việc thực hiện sứ vụ đã đến trong thế giới. Chúng ta hãy cố gắng học điều này với tư cách là cá nhân và với tư cách là Giáo hội. Mong sao chúng ta học cách không bao giờ tạo sức ép lên lương tâm người khác, đừng bao giờ hạn chế tự do của những người xung quanh chúng ta, và trên hết không bao giờ thiếu tình yêu và sự tôn trọng đối với những người đã đi trước và đang được giao phó cho chúng ta chăm sóc. Vì họ là những kho tàng quý giá lưu giữ một lịch sử vĩ đại hơn chính họ.

Sách Huấn ca cũng cho chúng ta biết rằng việc gìn giữ lịch sử đã cho chúng ta cuộc sống không có nghĩa là che khuất “vinh quang” của tổ tiên chúng ta. Chúng ta không được đánh mất ký ức ủa họ, cũng như không quên lịch sử đã sinh ra cuộc sống chúng ta. Chúng ta phải luôn nhớ đến đôi bàn tay âu yếm đã ôm chúng ta trong vòng tay của họ, bởi vì chính trong lịch sử này, chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong những lúc nản lòng, một ánh sáng dẫn đường cho chúng ta và khuyến khích chúng ta can đảm đối diện với những thách đố cuộc sống. Tuy nhiên trân trọng ký ức của họ cũng có nghĩa là luôn quay trở lại ngôi trường đó, nơi lần đầu tiên chúng ta học bài học tình thương. Điều đó có nghĩa là, khi đối diện với những lựa chọn hàng ngày, chúng ta hãy tự hỏi mình rằng những người già khôn ngoan mà chúng ta từng biết và ông bà chúng ta sẽ khuyên chúng ta điều gì?

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự hỏi: liệu con cháu chúng ta có khả năng bảo vệ kho tàng mà chúng ta đã được thừa hưởng này không? Chúng ta có nhớ những lời dạy tốt đẹp mà chúng ta đã lãnh nhận không? Chúng ta có nói chuyện với những người lớn tuổi và dành thời gian lắng nghe họ không? Và trong những ngôi nhà ngày càng được trang bị hiện đại, đầy đủ và tiện dụng, chúng ta có biết dành một không gian xứng đáng để lưu giữ những ký ức của họ, một vị trí đặc biệt, qua những bức ảnh, vật dụng quý giá cho phép chúng ta nghi nhớ trong cầu nguyện những người đi trước chúng ta không? Chúng ta có biết giữ gìn Kinh Thánh và chuỗi hạt Mân Côi của tổ tiên không? Trong lớp sương mù của sự lãng quên che mờ thời kỳ hỗn loạn của chúng ta, điều cần thiết là phải vun trồng cội nguồn của chúng ta, cầu nguyện cho và với các bậc tiền nhân, dành thời gian để ghi nhớ và bảo vệ di sản của họ. Đây là cách một cây gia đình phát triển, đây là cách tương lai được xây dựng.

Bâu giờ chúng ta nghĩ đến điều quan trọng thứ hai. Ngoài việc là những người con của một lịch sử cần được giữ gìn, chúng ta còn là những người thợ của một lịch sử cần được xây dựng. Mỗi người chúng ta có thể nhận ra mình là ai, được đánh dấu bằng cả ánh sáng và bóng tối, và bằng tình yêu mà chúng ta đã nhận được hay không. Đây là điều bí ẩn của cuộc sống con người: tất cả chúng ta đều là con của ai đó, được ai đó sinh ra và thành hình, nhưng khi chúng ta trở thành người lớn, chúng ta cũng được kêu gọi trao ban sự sống, trở thành cha, mẹ và ông bà của người khác. Vì vậy, nhìn về con người của chúng ta ngày hôm nay, chúng ta muốn làm gì cho bản thân? Ông bà đi trước, những người cao tuổi mơ ước, hy vọng và hy sinh vì chúng ta, hỏi chúng ta một câu hỏi cơ bản: các con muốn xây dựng một xã hội như thế nào? Chúng ta đã nhận được rất nhiều từ bàn tay của những người đi trước. Đến lượt chúng ta, chúng ta muốn để lại điều gì cho những người đến sau? Một đức tin sống động hay "Nước hoa hồng"? Một xã hội được thành lập dựa trên lợi nhuận của các cá nhân hay dựa trên tình huynh đệ? Một thế giới hòa bình hay chiến tranh? Một thụ tạo bị tàn phá hay một ngôi nhà tiếp tục được chào đón?

Chúng ta không được quên rằng nhựa mang lại sự sống đi từ rễ đến cành, đến lá, đến hoa, rồi đến quả của cây. Truyền thống đích thực được thể hiện theo chiều dọc này: từ dưới lên. Chúng ta cẩn thận để không rơi vào bức tranh biếm họa của truyền thống, nó không di chuyển theo chiều dọc - từ rễ đến quả - mà theo hàng ngang - tiến và lùi. Truyền thống hình thành theo cách này chỉ dẫn chúng ta đến loại “văn hóa lạc hậu” nơi ẩn náu ích kỷ, đơn giản là nuôi dưỡng hiện tại, nhốt nó trong não trạng với lý luận “Chúng tôi luôn làm theo cách này".

Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng các ông có phúc vì được thấy và được nghe điều mà nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính mong mỏi mà không được (Mt 13, 16-17). Trên thực tế, nhiều người đã tin vào lời hứa của Thiên Chúa về sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế, đã dọn đường cho Người và đã loan báo sự xuất hiện của Người. Tuy nhiên, giờ đây, Đấng Cứu Thế đã đến, những ai có thể nhìn thấy và nghe thấy Người được kêu gọi để chào đón và loan báo về Người.

Anh chị em thân mến, điều này cũng áp dụng cho chúng ta. Những người đi trước đã truyền cho chúng ta một niềm đam mê, một sức mạnh và một khao khát, một ngọn lửa mà chúng ta muốn nhóm lại. Vấn đề không phải là bảo quản tro, nhưng là thắp lại ngọn lửa mà họ đã nhóm lên. Ông bà và những người lớn tuổi của chúng ta mong muốn thấy một thế giới công bằng, huynh đệ và liên đới hơn và họ đã chiến đấu để mang lại cho chúng ta một tương lai. Giờ đây, chúng ta không để họ thất vọng. Được những người là cội nguồn hỗ trợ, bây giờ đến lượt chúng ta sinh hoa kết trái. Chúng ta là những cành phải nở hoa và gieo rắc những hạt giống mới vào lịch sử. Vậy, chúng ta hãy tự hỏi mình một số câu hỏi cụ thể. Là một phần của lịch sử cứu độ, dưới ánh sáng của những người đi trước và yêu thương tôi, bây giờ tôi phải làm gì? Tôi có một vai trò duy nhất và không thể thay thế trong lịch sử, nhưng tôi sẽ để lại dấn ấn gì? Tôi đang truyền lại điều gì cho những người sẽ đến sau tôi? Tôi đang cống hiến gì cho bản thân? Thường chúng ta đo lường cuộc sống dựa trên thu nhập, loại nghề nghiệp, mức độ thành công và cách người khác nhận xét về chúng ta. Nhưng đây không phải là tiêu chí mang lại sự sống. Câu hỏi thực sự là: tôi có đang tạo ra sự sống không? Tôi có đang mở ra cho lịch sử một tình yêu mới mà trước đây chưa có không? Tôi có đang loan báo Tin Mừng trong khu phố của tôi không? Tôi có đang tự do phục vụ người khác như cách mà những người đi trước đã làm cho tôi không? Tôi đang làm gì cho Giáo hội, thành phố và xã hội? Thật dễ dàng để chỉ trích, nhưng Chúa không muốn chúng ta chỉ là những người chỉ trích hệ thống, hoặc khép kín và "lạc hậu".  Đúng hơn Chúa muốn chúng ta trở thành những người thợ của một lịch sử mới, những người dệt nên hy vọng, những người xây dựng tương lai, kiến tạo hòa bình.

Xin Thánh Gioakim và Anna cầu bầu cho chúng ta. Xin hai Đấng giúp chúng ta biết trân trọng lịch sử đã cho chúng ta sự sống, và về phần mình, chúng ta xây dựng một lịch sử sự sống. Xin Thánh Gioakim và Anna nhắc nhở chúng ta về bổn phận tinh thần của chúng ta trong việc kính trọng ông bà và những người lớn tuổi, quý trọng sự hiện diện của họ để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Một tương lai nơi người già không bị gạt sang một bên vì “từ quan điểm thực tế họ không còn cần thiết nữa”. Một tương lai không đo giá trị của con người chỉ bằng những gì họ tạo ra. Một tương lai không thờ ơ với nhu cầu cần được lắng nghe và quan tâm của người già. Một tương lai mà lịch sử bạo lực và gạt ra bên lề mà các anh chị em bản địa của chúng ta phải chịu đựng sẽ không bao giờ lặp lại. Tương lai đó là có thể, nếu với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta không cắt đứt mối dây liên kết giữa chúng ta với những người đi trước và nuôi dưỡng cuộc đối thoại với những người sẽ đến sau chúng ta. Già trẻ, ông bà và con cháu cùng nhau chúng ta tiến về phía trước, và cùng nhau chúng ta hãy ước mơ.

 Cố ĐTC Phanxicô

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2025

SỰ THẬT TRIỆT ĐỂ: CHÚA KI-TÔ MẶC KHẢI CON NGƯỜI CHO CHÍNH HỌ

 Sự Thật Triệt Để: Chúa Kitô Mặc Khải Con Người Cho Chính Họ

Vũ Văn An  23/Jul/2025

 

John M. Grondelski, trên tạp chí The Catholic Thing, Thứ Tư, ngày 23 tháng 7 năm 2025, viết: Năm nay đánh dấu kỷ niệm 1,700 năm Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên trong bảy công đồng chung, được cả Công Giáo lẫn Chính thống giáo chấp nhận. Công đồng họp từ tháng 5 đến tháng 6 năm 325.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ (nơi hiện là trụ sở của Công đồng Nicaea) để tham dự biến cố này. Bệnh tật kéo dài và cái chết của ngài đã khiến chuyến đi đó trở nên bất khả thi, tuy nhiên, nhiều khả năng Đức Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa Thu năm nay, chuyến hành hương quốc tế đầu tiên của ngài.

Các Công đồng đầu tiên bị chi phối bởi những tranh cãi về Kitô học và Ba Ngôi: nhân tính và thần tính của Chúa Giêsu hòa hợp với nhau như thế nào và Ba Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa liên hệ với nhau ra sao. Con người hiện đại, vốn không quen suy nghĩ theo hướng “bản chất” và “con người” (theo nghĩa thần học kỹ thuật), có lẽ tưởng tượng rằng các Công đồng đó chỉ bận tâm đến những chuyện vô bổ. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận văn hóa và chính trị đương thời về con người là gì và hệ tư tưởng giới tính cho thấy câu hỏi “bản chất/con người” vẫn còn tồn tại và phát triển, ngay cả khi chúng ta đã quên mất thuật ngữ có thể giúp làm rõ vấn đề.

Về mặt Kitô học, các Công đồng đã nhiều lần quay trở lại mối quan hệ giữa bản chất thần linh và bản chất con người của Chúa Giêsu. Liệu một hữu thể có thể vừa là con người vừa là thần linh không? Nếu vậy, bằng cách nào? Liệu đó có phải là một vấn đề tỷ lệ nghịch: càng thần linh thì càng ít con người hơn? Hay là một sự bình đẳng về mặt lý thuyết, tuy nhiên, lại che giấu một số chiều kích thực tế của một bản chất (thường là bản chất con người), ví dụ, liệu bản chất con người của Chúa Giêsu có đang ở trong một trạng thái hoạt động bị đình chỉ, một giấc ngủ đông cứng nào đó?

Cuối cùng, vào thời điểm Công đồng Chalcedon năm 451, đức tin Kitô giáo chính thống đã khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật..một cách trọn vẹn, chủ động, hoàn toàn, đồng thời, và thực sự vừa thần linh vừa nhân bản. Tuy nhiên, tôi e rằng đối với nhiều người Công Giáo, chân lý thô sơ, nghiêm khắc về sự Nhập Thể vẫn chưa được thấu hiểu trọn vẹn.

Đó là lý do tại sao chúng ta nên nhớ lại một yếu tố cốt lõi trong nhân học thần học của Thánh Gioan Phaolô II. Ngài đã lấy nó từ Công đồng Vatican II và đặt nó lên hàng đầu trong thông điệp đầu tiên của mình, Redemptor hominis. Ngài không bao giờ ngừng nhắc lại điều này trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.

Yếu tố cốt lõi đó là chân lý dạy rằng, nếu con người muốn hiểu chính mình, thì hình mẫu của họ chính là Chúa Giêsu. Như Đức Gioan Phaolô đã nói:

Đức Kitô, Ađam mới, trong chính sự mặc khải về mầu nhiệm Chúa Cha và tình yêu của Người, đã mặc khải trọn vẹn con người cho chính họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả nhất của họ. (Redemptor hominis, 8, nhấn mạnh thêm)

 


Đức Kitô Pantocrator (‘người cai trị muôn loài’) của một họa sĩ tranh tượng vô danh, thế kỷ thứ 5 [Tu viện Thánh Catherine, Bán đảo Sinai, Ai Cập]

 

Hãy đọc lại văn bản đó thật kỹ. Chúa Giêsu Kitô “mặc khải trọn vẹn con người cho chính họ”. Đức Gioan Phaolô II không viết Chúa Giêsu “hoàn toàn mặc khải Thiên Chúa cho con người”. Đúng vậy, Chúa Giêsu Kitô là sự tự mặc khải của Thiên Chúa. Nhưng đó không phải là điều Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh. Chúa Giêsu Kitô là sự mặc khải về con người và ơn gọi của con người.

Nói cách khác, nếu bạn muốn biết ý nghĩa của việc làm người, bạn có một (thật ra là hai) hình mẫu. Chúa Giêsu Kitô. Và Đức Trinh Nữ Maria (bởi vì, nếu bạn nghiêm túc nhìn nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nhờ ân sủng dự phòng mà Con của Mẹ đã nhận được, thì Mẹ cũng mặc khải cho con người nên như thế nào).

Như Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta, Chúa Giêsu Kitô “giống chúng ta về mọi mặt, ngoại trừ tội lỗi” (Hr 4:15). Chữ “nhưng” đó thoạt đầu có vẻ là một ngoại lệ thực sự quan trọng, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về điều đó.

Thiên Chúa không tạo ra con người tội lỗi. Tội lỗi không nằm trong thiết kế của Đấng Tạo Dựng. Thiên Chúa tạo ra con người tốt lành, thực sự, “rất tốt lành”. (St 1:28) Điều đó có nghĩa là không phải Chúa Giêsu mà chính chúng ta – tất cả chúng ta – mới là những người hiểu sai ý nghĩa của việc trở thành con người đích thực như Thiên Chúa đã tạo nên con người. Chính chúng ta, chứ không phải Chúa Kitô, mới là người đi chệch khỏi chuẩn mực. Chúng ta không phải là những gì chúng ta được cho là phải là. Tội lỗi có thể là phổ quát, nhưng đó là một sự biến dạng tự gây ra, chứ không phải bẩm sinh. Sự thật là, nơi Chúa Giêsu (và Đức Maria), chúng ta thấy con người nên như thế nào – vâng phục Chúa Cha –.

“Nhưng tôi không phải là Chúa Giêsu,” bạn phản đối. Đúng vậy. Nhưng Chúa Giê-su đã chết vì bạn. Trong Sự Cứu Chuộc, Ngài ban cho bạn những ân sủng cần thiết, trong cuộc sống hiện tại của bạn, để sống theo ý muốn của Thiên Chúa, để trở nên “thánh thiện và đẹp lòng Ngài.” (Rm 12:1)

Biểu thức tột bậc của Sự Cứu Chuộc, như đã đề cập ở trên, là ân sủng dự phòng đã làm cho Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội: Đức Maria được giải thoát khỏi tội nguyên tổ và tội cá nhân ngay từ lúc thụ thai. Nhưng dù vậy, Thiên Chúa, Đấng muốn “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4), ban cho con người ân sủng, điều họ cần để nên thánh, để trở nên thánh. Thiên Chúa không đòi hỏi con người điều không thể.

Đây là thần học Công Giáo cơ bản về ân sủng. Việc chúng ta không thường nghe giải thích rõ ràng về điều này, đặc biệt là phần nói rằng chúng ta phải làm điều gì đó với lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa, là một vấn đề. Bởi vì, mặc dù Thiên Chúa đi xa đến vậy, Ngài cũng chỉ có thể đi đến một mức độ nào đó: ngay cả Thiên Chúa cũng không thể khiến ai đó yêu mến Người. Karol Wojtyła đã nhấn mạnh rằng khi ngài viện dẫn khái niệm của Thánh Tôma, alteri incommunicabilis: không ai có thể muốn thay tôi; ý muốn của tôi vẫn luôn và chỉ thuộc về tôi.

Nhìn từ góc độ này, tính cấp tiến trong lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II thật rõ ràng: Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và là Mẫu Gương, là khuôn mẫu thánh thiện của chúng ta. Con người không có một “lý tưởng”, một khái niệm, một điều răn, hay một sự trừu tượng nào về bản chất con người đích thực. Họ có một con người đích thực, một Ngôi Vị vừa là con người vừa là Thiên Chúa, và là Đấng tìm kiếm mối quan hệ bản thân đó với mỗi người chúng ta.

Một con người đích thực khi đó có thể định nghĩa lại ý nghĩa của việc làm người: vượt qua mọi tính hai mặt, chúng ta được nhắc nhở rằng mức độ chúng ta được thần thánh hóa bởi ân sủng và mức độ chúng ta thực sự sống động và mang tính nhân bản có liên quan trực tiếp với nhau.

Như Thánh I-rê-nê thành Lyons đã nói (một câu trích dẫn yêu thích khác của Wojtyła): gloria Dei vivens homo– “vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động.”

 

https://vietcatholic.net/News/Html/297049.htm

THÁNH TÍCH HAI CHÂN PHƯỚC FRASSATI VÀ ACUTIS ĐƯỢC ĐƯA VỀ RÔ-MA TRONG NGÀY NĂM THÁNH GIỚI TRẺ

 


Hai Chân phước Frassati e Acutis sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 

 

Thánh tích hai Chân phước Frassati và Acutis được đưa về Roma trong Ngày Năm Thánh Giới trẻ

Theo thông tin từ trang worldyouthday.com, thánh tích của hai Chân phước trẻ sắp được tuyên thánh vào ngày 7/9/2025 - Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis - sẽ được đưa về Roma để các bạn trẻ kính viếng trong Ngày Năm Thánh Giới Trẻ từ 28/7 đến 3/8/2025.

Vatican News

Nhà thờ San Marcello ở đường Corso sẽ trở thành “Trung tâm Chân phước Carlo Acutis”, nơi sẽ có các buổi nói chuyện, cầu nguyện, Thánh lễ và tôn kính thánh tích màng tim của Chân phước trẻ Acutis.

Theo tổ chức Catholic Christian Outreach, đơn vị tổ chức sáng kiến này, du khách cũng sẽ được mời viết ý cầu nguyện của mình lên những tấm giấy và những ý cầu nguyện này sẽ được mang đến mộ của ngài ở Assisi.

Trong khi đó quan tài với thi hài của Chân phước Frassati sẽ được mang từ mộ của ngài ở Torino, bắc Ý, về Đền thờ Đức Mẹ “Santa Maria sopra Minerva” ở Roma, gần Đền Pantheon, để tôn kính. Sáng kiến này sẽ bao gồm một loạt các buổi nói chuyện và Thánh lễ do Dòng Đa Minh tổ chức; Chân phước Frassati là thành viên của Dòng Ba Đa Minh.

Chân phước Acutis, một thiếu niên nổi tiếng về lòng sùng kính Thánh Thể và đã tạo ra một triển lãm trực tuyến về các phép lạ Thánh Thể. Lễ tuyên thánh cho ngài được  lên chương trình vào ngày 27/4/2025, trong dịp Ngày Năm Thánh Thiếu niên, nhưng bị hoãn lại sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô qua đời vào ngày 21/4/2025. Chân phước Frassati, người được biết đến với cuộc đời phục vụ và bác ái, cũng được Đức cố Giáo hoàng Phanxicô dự định tuyên thánh nhân Ngày Năm Thánh Giới Trẻ vào đầu tháng 8.

Đức Thánh Cha Lêô đã quyết định sẽ chủ sự Thánh lễ tại Vatican vào Chúa Nhật ngày 7/9/2025 để tuyên thánh cho cả hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis.

Theo thông cáo báo chí ngày 18/7/2025, “Dự án Gioan Phaolô II” có trụ sở tại Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ tình nguyện viên bằng cách cử các cựu sinh viên trẻ tuổi của các chương trình của dự án đến trông coi thi hài của Chân phước Frassati. Các cựu sinh viên cũng sẽ phục vụ như là những nhà truyền giáo tại ba địa điểm cho các sự kiện miễn phí và mở cửa cho công chúng. Các sự kiện bằng tiếng Anh sẽ bao gồm các buổi nói chuyện, canh thức chầu Thánh Thể, truyền giáo đường phố, phục vụ người vô gia cư và “hỗ trợ khách hành hương trong việc tôn kính thi hài của Chân phước Pier Giorgio Frassati”.

Chương trình chi tiết có thể tham khảo tại trang web jp2project.org/youth-jubilee-mission.

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2025-07/thanh-tich-chan-phuoc-frassati-acutis-roma-nam-thanh-gioi-tre.html

NĂM THÁNH GIỚI TRẺ, THẾ GIỚI QUY TỤ VỀ RÔ-MA CHO "KHOẢNH KHẮC ĐƯỢC MONG ĐỢI NHẤT" CỦA NĂM THÁNH



 Năm Thánh Giới trẻ, thế giới quy tụ về Roma cho “khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh

“Khoảnh khắc được mong đợi nhất” của Năm Thánh sẽ chứng kiến Roma mở ra “với thế giới”, gồm cả những khu vực đang chịu tổn thương nặng nề vì xung đột. Để qua việc gặp gỡ và chia sẻ với những người đồng tuổi, mỗi bạn trẻ có thể cảm nhận được “một cái ôm” và trung thành với lời mời gọi trở thành những “lính canh buổi sáng” mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh cách đây 25 năm.

Vatican News

Trong tinh thần đó, ngày 23/7, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh, các sự kiện cho Năm Thánh Giới trẻ sẽ diễn ra từ ngày 28/7 đến ngày 03/8 đã được chính thức giới thiệu. Tham dự buổi họp báo có: Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Trưởng Phân bộ thứ nhất của Bộ Loan báo Tin Mừng, trưởng ban tổ chức Năm Thánh 2025 tại Roma; ông Alfredo Mantovano, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý; ông Roberto Gualtieri, Thị trưởng Roma; bà Roberta Angelilli, Phó Chủ tịch Vùng Lazio; ông Lamberto Giannini, Tỉnh trưởng Roma; ông Fabio Ciciliano, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Dân sự.

Những người trẻ đến từ 146 quốc gia

Đức Tổng Giám Mục Fisichella giải thích, Năm Thánh Giới trẻ là “khoảnh khắc được mong đợi nhất” trong Năm Thánh, “bởi vì đây là thời điểm có đông người tham dự nhất”. Các tín hữu hành hương đến từ 146 quốc gia, trong đó 68% đến từ châu Âu, phần còn lại đến từ các châu lục khác. Ngài đặc biệt nhắc đến các bạn trẻ đến từ những vùng chiến sự: Libang, Iraq, Myanmar, Ucraina, Israel, Syria và Nam Sudan, một biểu tượng tất cả thế hệ trẻ trên toàn thế giới đều được đón tiếp.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với chính phủ Ý vì “sự tham gia hàng ngày” vào việc tổ chức sự kiện. Sau đó, ngài đã trình bày chi tiết chương trình của các ngày diễn ra sự kiện. Thứ Hai, ngày 28/7, là ngày đón tiếp nhóm đầu tiên gồm nửa triệu người hành hương. Đón tiếp những người trẻ này, có 270 giáo xứ, 400 trường học, 40 địa điểm ngoài trường học, các trung tâm Bảo vệ Dân sự, nhà thi đấu thể thao và các gia đình. Cùng ngày, Năm Thánh các nhà truyền giáo kỹ thuật số cũng sẽ chính thức bắt đầu. Về vấn đề ăn uống, ban tổ chức đã bố trí 20 điểm phục vụ bữa trưa và tối cho các tham dự viên đã đăng ký. Ngày 29/7, sẽ bắt đầu chuỗi sự kiện “Đối thoại với thành phố”, với khoảng 70 hoạt động được tổ chức vào các ngày thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm, diễn ra tại các quảng trường của Roma. Ngày 01/8 sẽ là “Ngày sám hối”, tổ chức tại Circo Massimo, với sự hiện diện của 200 linh mục thay phiên nhau mỗi hai giờ dưới những chiếc lều lớn nhằm tạo không gian thoáng mát giữa thời tiết nóng bức. Ngày 02/8, từ 9 giờ sáng, Tor Vergata sẽ mở cổng đón các tham dự viên. Nơi đây các ban nhạc và các tiết mục giải trí phục vụ cho đến 20 giờ 30, khi buổi Canh thức với Đức Thánh Cha Lêô XIV bắt đầu. Dịp này, ba bạn trẻ đến từ Ý, Mexico và Hoa Kỳ sẽ đặt câu hỏi cho Đức Thánh Cha, và ngài sẽ trả lời bằng ngôn ngữ của từng người.

Kết thúc bài phát biểu, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cám ơn Bộ Truyền thông Tòa Thánh vì đã phát triển ứng dụng Vatican Vox và các dịch vụ của Radio Vatican, sẽ cung cấp bản dịch và bình luận bằng tám ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có một cẩm nang hướng dẫn được soạn cùng với Cơ quan Bảo vệ Dân sự, “mà mọi người cần biết rõ nhất có thể”, bao gồm tất cả chỉ dẫn “để sống trọn vẹn khoảnh khắc này trong sự an tâm”.

Một “di sản” dành cho những người đến từ vùng chiến sự

Ông Alfredo Mantovano, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý nhớ lại “ánh sáng trong đôi mắt” của chính những đứa con của ông trở về từ Đại hội Giới trẻ Thế giới. Để tái hiện niềm hứng khởi đó, những nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra “một di sản vô giá” không chỉ cho những người hành hương, “nhưng còn cho những cộng đoàn mà họ sẽ trở về”. Những ngày Năm Thánh dành cho thế hệ trẻ là sự mở đầu cho “những lựa chọn quan trọng” trong cuộc sống của những người tham gia, đặc biệt những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Họ sẽ có thể thấy, thông qua việc tiếp xúc với những người đồng tuổi, rằng “có những người muốn ở bên họ”.

Ông Alfredo Mantovano cũng đề cập đến hơn 2.000 tình nguyện viên Bảo vệ Dân sự, hầu hết là người trẻ, những người sẽ chào đón và hỗ trợ người dân, cùng với 300 nhân viên của Vùng Lazio và 200 nhân viên của Thủ đô Roma. Những kết quả này không phải là “sự ngẫu nhiên”, mà xuất phát từ mong muốn “tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có” bằng cách biến Năm Thánh thành một sự kiện “được tổ chức tốt và an toàn”.

Cuối cùng ông Mantovano đã nhắc lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp Năm Thánh 2000, khi ngài gọi giới trẻ là “những người lính buổi sáng”. Ông nói: “Sau 25 năm, chúng ta có thể tự hỏi lời kêu gọi đó đã được lắng nghe đến đâu?”

Sẵn sàng “chào đón thế giới”

“Một thành phố sẵn sàng chào đón thế giới” là cách Tỉnh trưởng Gualtieri tóm tắt quá trình Roma đang chuẩn bị cho các sự kiện của Năm Thánh Giới trẻ. “Đây là hệ thống trang bị công nghệ lớn nhất từng được thực hiện cho một sự kiện tại Ý”, trong số những thứ khác, bao gồm một phòng điều khiển rộng 500 mét vuông. Phòng này sẽ “giám sát” khu vực tiếp đón các tín hữu hành hương: tổng cộng 521.400 mét vuông.

Nắng nóng gay gắt sẽ được đối phó bằng cách triển khai 2.660 điểm tiếp nước cho bình cá nhân, cùng với 5 triệu chai nước uống và 70 máy phun sương để làm mát, và 2.760 nhà vệ sinh di động.

Sự quan tâm đặc biệt cũng được dành cho khía cạnh y tế, với 10 trạm y tế hiện đại, 43 xe cứu thương, và 4 khu vực “yên tĩnh” dành cho những người cần “một khoảnh khắc nghỉ ngơi”.

Gây ấn tượng bởi “tác động cảm xúc”

Bà Roberta Angelilli, Phó Chủ tịch Vùng Lazio mô tả đây là “một sự kiện đáng nhớ”, không chỉ vì khía cạnh trực quan đầy ấn tượng của “sự huy động đông đảo, luôn gây ngạc nhiên”, nhưng còn bởi “tác động cảm xúc” mà sự kiện mang lại.

Vùng Lazio sẽ đón tiếp hơn 4.000 tình nguyện viên, đảm bảo cho họ chỗ ngủ và bữa ăn, với 30 lều trại lớn có điều hòa, 5 bếp dã chiến, và 300 chỗ đậu xe.

Về phương tiện công cộng, dự kiến có 400 ca làm việc đặc biệt và 60 xe buýt chuyên dụng, cùng với 21 giờ hoạt động liên tục của các tuyến tàu điện ngầm A và C.

Trong lĩnh vực y tế, phối hợp với Ares và tổng đài cấp cứu 118, sẽ có 500 đơn vị y tế được triển khai. Ngoài ra, còn có các dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả trực thăng cứu hộ y tế được huy động cho sự kiện.

Người trẻ được bảo vệ trên khắp thành phố

“Không có dấu hiệu tiêu cực nào liên quan đến sự kiện này”, ông Lamberto Giannini, Tỉnh trưởng Roma trấn an. Tuy nhiên, điều này không làm chậm trễ công tác chuẩn bị tối đa cho những ngày “cao điểm” tại Tor Vergata, nơi máy bay không người lái và các phương tiện hàng không sẽ bị cấm bay qua để đảm bảo an toàn cho khách hành hương. Tất cả những người tham dự sự kiện sẽ phải trải qua một loạt các cuộc kiểm tra, nhưng việc bảo vệ giới trẻ sẽ được mở rộng đến nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố, đặc biệt là những nơi tập trung đông người nhất, chẳng hạn như nhà ga xe lửa, hay khu vực Circo Massimo trong ngày dành riêng cho Bí tích Hòa giải.

Hỗ trợ những người đến từ nước ngoài

Theo ông Fabio Ciciliano, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Dân sự, tác động của các tín hữu hành hương đến từ 146 quốc gia không thể không tính đến “cơ cấu thể chế quốc tế”. Việc tiếp nhận và hỗ trợ giới trẻ sẽ được thực hiện phù hợp, thông qua việc thành lập một văn phòng quan hệ quốc tế. Kinh nghiệm của Năm Thánh 2000 đã được sử dụng làm mô hình tham khảo để cải thiện một số khía cạnh, đặc biệt là trong việc xử lý các trường hợp mất giấy tờ tuỳ thân và việc cấp lại bản sao.

Các câu hỏi của nhà báo

“Phần lớn các hoạt động trong Năm Thánh đã được thực hiện trong sự tôn trọng đối với việc chăm sóc Thụ tạo”, là lời trấn an được ông Gualtieri khẳng định trong buổi họp báo, trong phần dành cho các câu hỏi của phóng viên, liên quan đến việc “đưa chiều kích bền vững môi trường” vào việc tổ chức Năm Thánh.

Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nhấn mạnh rằng sẽ có 1.500 bạn trẻ đến từ Hàn Quốc, nơi sẽ tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tiếp theo, và nhắc lại rằng khi kết thúc Ngày Giới Trẻ tại Lisbon vừa qua,  Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hẹn gặp giới trẻ tại Roma.

Về những câu hỏi mà Đức Thánh Cha Lêô XIV sẽ trả lời, sẽ đề cập đến “những chủ đề có ý nghĩa đặc biệt”, trong đó có tình bạn, với một câu hỏi như: “Trong thời đại Internet, liệu có thể có những tình bạn chân thành không?”, và ngoài ra còn có những chủ đề như tương lai và niềm hy vọng. “Đây là một cơ hội tuyệt vời để truyền tải thông điệp mà Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm: sự hiệp nhất và tình huynh đệ”. Đức Tổng Giám Mục nhắc lại những khoảnh khắc mà các bạn trẻ có thể tương tác với Đức Thánh Cha sẽ là buổi Canh thức cầu nguyện vào tối ngày 02/8 và Thánh lễ vào ngày hôm sau. Đức Tổng Giám Mục Fisichella kết thúc, cho biết tổng cộng các hoạt động của cả Năm Thánh hiện đã có 17 triệu người đăng ký tham gia.

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2025-07/nam-thanh-gioi-tre-roma-mong-doi.html

ĐỨC THÁNH CHA LÊ-Ô XIV MỜI GỌI CÁC TU SĨ DÒNG ĐA MINH LẮNG NGHE THÁNH THẦN



Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ Dòng Đa Minh lắng nghe Thánh Thần

Trong thư gửi đến các tu sĩ Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị tại thành phố Cracovia bên Ba Lan, từ ngày 19/7 đến 08/8, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi các tu sĩ lắng nghe Chúa Thánh Thần, và trong hoạt động giảng thuyết cần quan tâm đến: những người vẫn chưa biết Chúa Giêsu, các tín Kitô hữu, những người xa Giáo hội và những người trẻ.

Vatican News

Mở đầu thư Đức Thánh Cha nói ngài cầu nguyện cho các bề trên tỉnh dòng Đa Minh đang tham dự Tổng Tu nghị, và tin rằng “những ngày ân sủng này có thể là cơ hội để canh tân, bắt nguồn từ niềm hy vọng không bao giờ làm thất vọng và hiểu biết rằng Chúa đã kêu gọi anh em là những nhà giảng thuyết để loan báo Tin Mừng giữa những thách đố đặc biệt ngày nay”.

Tiếp theo, nhấn mạnh chủ đề của cuộc họp về đặc sủng giảng thuyết của dòng Đa Minh, đặc biệt là đối với “bốn đối tượng: những người chưa biết Chúa Giêsu; các Kitô hữu; những người xa Chúa Kitô; và những người trẻ trong những hoàn cảnh này”, Đức Thánh Cha nói chủ đề này đặc biệt phù hợp.

Ngài viết: “Tôi cầu nguyện để những cuộc thảo luận sẽ giúp anh em lắng nghe Chúa Thánh Thần một cách chăm chú, Đấng vẫn tiếp tục hướng dẫn Giáo hội trong sự trọn vẹn của chân lý”.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng các tu sĩ dòng Đa Minh sẽ củng cố sự dấn thân phục vụ Thân thể Chúa Kitô theo lối sống truyền giáo mà Thánh Đa Minh đã chọn. Và cho rằng kinh nghiệm chung của các tu sĩ về tình huynh đệ và cầu nguyện sẽ củng cố mối dây hiệp thông gắn kết mọi người với tư cách là những tu sĩ Đa Minh và truyền cảm hứng, để các tu sĩ sống trọn vẹn hơn ơn gọi của mình là những nhà thuyết giáo chiêm niệm.

Ngài tin rằng các tu sĩ “chắc chắn sẽ tiếp tục thực hiện sứ vụ trong lòng Giáo hội” với lòng trung thành đặc sủng và linh đạo của Thánh Đa Minh.

Đức Thánh Cha kết thúc thư bằng việc phó thác Tổng Tu nghị cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và ban phép lành cho tất cả các thành viên của Dòng Đa Minh.

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-07/dtc-tu-si-da-minh-nghe-thanh-than.html

JULY 25,2025: FEAST OF SAINT JAMES, APOSTLE

 July 25, 2025


 

Feast of Saint James, Apostle

Lectionary: 605

 

Reading 1

2 Corinthians 4:7-15

Brothers and sisters:
We hold this treasure in earthen vessels,
that the surpassing power may be of God and not from us.
We are afflicted in every way, but not constrained;
perplexed, but not driven to despair;
persecuted, but not abandoned;
struck down, but not destroyed;
always carrying about in the body the dying of Jesus,
so that the life of Jesus may also be manifested in our body.
For we who live are constantly being given up to death
for the sake of Jesus,
so that the life of Jesus may be manifested in our mortal flesh.

So death is at work in us, but life in you.
Since, then, we have the same spirit of faith,
according to what is written, I believed, therefore I spoke,
we too believe and therefore speak,
knowing that the one who raised the Lord Jesus
will raise us also with Jesus
and place us with you in his presence.
Everything indeed is for you,
so that the grace bestowed in abundance on more and more people
may cause the thanksgiving to overflow for the glory of God.

 

Responsorial Psalm

Psalm 126:1bc-2ab, 2cd-3, 4-5, 6

R. (5) Those who sow in tears shall reap rejoicing.
When the LORD brought back the captives of Zion,
we were like men dreaming.
Then our mouth was filled with laughter,
and our tongue with rejoicing.
R. Those who sow in tears shall reap rejoicing.
Then they said among the nations,
"The LORD has done great things for them."
The LORD has done great things for us;
we are glad indeed.
R. Those who sow in tears shall reap rejoicing.
Restore our fortunes, O LORD,
like the torrents in the southern desert.
Those that sow in tears
shall reap rejoicing.
R. Those who sow in tears shall reap rejoicing.
Although they go forth weeping,
carrying the seed to be sown,
They shall come back rejoicing,
carrying their sheaves.
R. Those who sow in tears shall reap rejoicing.

 

Alleluia

See John 15:16

R. Alleluia, alleluia.
I chose you from the world,
to go and bear fruit that will last, says the Lord.
R. Alleluia, alleluia.

 

Gospel

Matthew 20:20-28

The mother of the sons of Zebedee approached Jesus with her sons
and did him homage, wishing to ask him for something.
He said to her,
"What do you wish?"
She answered him,
"Command that these two sons of mine sit,
one at your right and the other at your left, in your Kingdom."
Jesus said in reply,
"You do not know what you are asking.
Can you drink the chalice that I am going to drink?"
They said to him, "We can."
He replied,
"My chalice you will indeed drink,
but to sit at my right and at my left, this is not mine to give
but is for those for whom it has been prepared by my Father."
When the ten heard this,
they became indignant at the two brothers.
But Jesus summoned them and said,
"You know that the rulers of the Gentiles lord it over them,
and the great ones make their authority over them felt.
But it shall not be so among you.
Rather, whoever wishes to be great among you shall be your servant;
whoever wishes to be first among you shall be your slave.
Just so, the Son of Man did not come to be served
but to serve and to give his life as a ransom for many."

https://bible.usccb.org/bible/readings/072525.cfm

 


Commentary on 2 Corinthians 4:7-15; Matthew 20:20-28

The Gospel reading comes from Matthew. Jesus has just made the third prediction of his suffering, death and resurrection. Immediately afterwards, we are told that the mother of James and John approached Jesus with a request. When asked by Jesus what it was, she said:

Declare that these two sons of mine will sit, one at your right hand and one at your left, in your kingdom.

After the first two predictions, the disciples had been very upset at the idea of their Master being put to death by the leaders of their own people. One gets the impression here that the disciples are coming to terms with this warning and are beginning to hear the last part—that he will be “raised on the third day”. And it looks as if James and John want to be first in line for the future that Jesus is talking about. What is interesting is that in Matthew, it is the mother who makes the request, while in Mark’s account, it is the two disciples who ask the favour.

In either case, it is clear that they show little real understanding of the spirit of Jesus. He tells them, in answer to the request:

You do not know what you are asking. Are you able to drink the cup that I am about to drink?

Here, Jesus is clearly referring to his coming suffering and death. Obviously, not understanding his real meaning, they reply: “We are able.” In fact, when the time comes, they will be nowhere within sight, having run for their lives.

But Jesus does say to them:

You will indeed drink my cup, but to sit at my right hand and at my left, this is not mine to grant, but it is for those for whom it has been prepared by my Father.

Yes, when the time comes they will be ready to give their lives for their Master. But, even then, the places on the right and left of Jesus cannot be ‘booked’; they will go to those who most deserve them, to those who are closest in spirit to Jesus.

Not surprisingly, when the other ten disciples heard what was going on they were extremely angry. Not because they were shocked at the request, but because it was done behind their backs. One thinks that, given the chance, they would have done exactly the same!

So Jesus takes them all aside and gives them a lesson in what constitutes true greatness in his world. It is not a question of status or power. Greatness in Jesus’ world, in his Kingdom, comes to those who dedicate themselves most to the well-being of their brothers and sisters. And Jesus himself was a living example of this. He, the Son of God, came to serve and not to be served. His whole life, up to his last breath, was a mission of love and service given unconditionally to every single person. He died in shame and disgrace, a nobody. He totally emptied himself—for us. That is greatness. Of course, in time, James would learn this lesson and would follow his Master in giving his life for the sake of the Gospel.

The First Reading is a wonderful passage from the Second Letter to the Corinthians. Here Paul speaks of the paradox of how the power of Christ’s message is communicated through people who are weak and are the objects of hatred and contempt.

…we have this treasure in clay jars [i.e. fragile and easily broken]…We are afflicted in every way…but not driven to despair, persecuted but not forsaken, struck down but not destroyed… always carrying around in the body the death of Jesus, so that the life of Jesus may also be made visible in our bodies. So death is at work in us, but life in you.

This is a picture of Paul himself, but also of James and of all the martyred missionaries in the history of the Church. They are a stimulus and encouragement for us to follow in their footsteps.

Comments Off

 

https://livingspace.sacredspace.ie/f0725r/

 


Friday, July 25, 2025

Feast of St. James the Apostle

Opening Prayer

Lord, be merciful to your people. Fill us with your gifts and make us always eager to serve you in faith, hope and love.

You live and reign with the Father and the Holy Spirit, one God, for ever and ever. Amen.

Gospel Reading - Matthew 20: 20-28

Then the mother of Zebedee's sons came with her sons to make a request of him, and bowed low; and he said to her, 'What is it you want?' She said to him, 'Promise that these two sons of mine may sit one at your right hand and the other at your left in your kingdom.'

Jesus answered, 'You do not know what you are asking. Can you drink the cup that I am going to drink?' They replied, 'We can.' He said to them, 'Very well; you shall drink my cup, but as for seats at my right hand and my left, these are not mine to grant; they belong to those to whom they have been allotted by my Father.'

When the other ten heard this they were indignant with the two brothers. But Jesus called them to him and said, 'You know that among the gentiles the rulers lord it over them, and great men make their authority felt. Among you this is not to happen. No; anyone who wants to become great among you must be your servant, and anyone who wants to be first among you must be your slave, just as the Son of man came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many.'

Reflection

Jesus and the Disciples are on the way toward Jerusalem (Mt 20: 17). Jesus knows that he will be killed (Mt 20: 8). The Prophet Isaiah had already announced it (Is 50: 4-6; 53: 1-10). His death will not be the fruit of a blind destiny or of a preestablished plan, but it will be the consequence of the commitment freely taken of being faithful to the mission which he received from the Father together with the poor of the earth. Jesus had already said that the disciple has to follow the Master and carry his cross behind him (Mt 16: 21, 24). But the disciples did not understand well what was happening (Mt 16: 22-23; 17: 23). Suffering and the cross did not correspond to the idea that they had of the Messiah.

           Matthew 20: 20-21: The petition of the mother of the sons of Zebedee. The Disciples only not understand but they continue to think about their personal ambitions. The mother of the sons of Zebedee, the spokesperson of her sons John and James, gets close to Jesus to ask for a favor: “Promise that these two sons of mine may sit one at your right hand and the other at your left in your Kingdom.”

They had not understood the proposal of Jesus. They were concerned only about their own interests. This shows clearly the tensions in the communities, both at the time of Jesus and of Matthew, as also we see it in our own communities.

           Matthew 20: 22-23: The response of Jesus. Jesus reacts firmly. He responds to the sons and not to the mother: “You do not know what you are asking. Can you drink the cup that I am going to drink? It is a question of the chalice of suffering. Jesus wants to know if they, instead of the place of honor, accept to give their own life up to death. Both answer: “We can!” This was a sincere response and Jesus confirms it: “You shall drink my cup.” At the same time, it seems to be a hasty response, because a few days later, they abandon Jesus and leave him alone at the hour of suffering (Mt 26: 51). They do not have a strong critical conscience, and they are not even aware of their own personal reality. And Jesus completes the phrase saying: “But it is not mine to grant that you sit at my right hand and my left, these seats belong to those to whom they have been allotted by my Father.” What Jesus can offer is the chalice of the suffering of the cross.

           Matthew 20: 24-27: “Among you this is not to happen.” “When the other ten heard this, they were indignant with the two brothers.” The request made by the mother in the name of the sons, causes a heated discussion in the group.

Jesus calls the disciples and speaks to them about the exercise of power: “The rulers of nations, you know, dominate over them and the great exercise their power over them. Among you this is not to happen: anyone who wants to become great among you must be your servant and anyone who wants to be first among you must be your slave.” At that time, those who held power had no interest for the people. They acted according to their own interests (cf. Mc 14: 3-12). The Roman Empire controlled the world submitting it with the force of arms and, in this way, through taxes, customs, etc., succeeded to concentrate the riches through repression and the abuse of power. Jesus had another response. He teaches against privileges and against rivalry. He overthrows the system and insists on the attitude of service which is the remedy against personal ambition. The community has to prepare an alternative. When the Roman Empire disintegrates, victim of its own internal contradictions, the communities should be prepared to offer to the people an alternative model of social living together.

           Matthew 20: 28: The summary of the life of Jesus. Jesus defines his life and his mission: “The Son of Man came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many.” In this definition of self-given by Jesus are implied three titles which define him and which were for the first Christians the beginning of Christology: Son of Man, Servant of Yahweh and older brother (close relative or Joel). Jesus is the Messiah, Servant, announced by the Prophet Isaiah (cf. Is 42: 1-9; 49: 1-6; 50: 4-9; 52: 13-53: 12). He learned from his mother who said: “Behold the servant of the Lord!” (Lk 1: 38). This was a totally new proposal for the society of that time.

Personal Questions

           James and John ask for favors. Jesus promises suffering. And I, what do I seek in my relationship with God and what do I ask for in prayer? How do I accept the suffering that comes to my life and which is the contrary of what we ask in prayer?

           Jesus says: “May it not be like that among you!” Do our way of living in the Church and in the community agree with this advice of Jesus?

Concluding Prayer

Then the nations kept saying,

'What great deeds Yahweh has done for

them!' Yes, Yahweh did great deeds for us,

and we were overjoyed. (Ps 126: 2-3)

www.ocarm.org

 


Saint James, Apostle

 

James and his brother John were sons of Zebedee and, together with Peter, were among the inner circle of Jesus’ twelve disciples. The family seems to have been of a slightly higher social level than the ordinary fisherman as we are told that Zebedee had hired men to help with the fishing (Mark 1:20). James and John were, with Peter and Andrew, among the first four to be called to follow Jesus.

They also had the special privilege, along with Peter, to be witnesses of the Transfiguration (see Matt 17:1, Mark 9:2, Luke 9:28), to be present at the healing of Peter’s mother-in-law (Mark 1:29) and the raising of the daughter of Jairus (Mark 5:37, Luke 8:51). After the Last Supper, it was these three who were called to watch and pray with Jesus in the Garden of Gethsemane (Matt 26:37, Mark 14:33).

Jesus gave the name Boanerges, or “sons of thunder” to James and John (Mark 3:17), perhaps indicating they were somewhat headstrong and impulsive. On one occasion, recounted by Luke (9:54), when Jesus and his disciples were refused hospitality by Samaritan villagers, James and John suggested Jesus call down fire from heaven on the offenders. On another occasion, they went behind the backs of their companions, and asked for the two best places in the Kingdom. On both occasions, they showed they had yet little real understanding of the Way of Jesus.

All that changed, of course, with the suffering, death and resurrection of Jesus. James would have been among the disciples when Jesus appeared to them after the resurrection and gave them their mission to continue his work. James would also have been present when the Spirit of Jesus was given to the disciples, after which they set aside all their former fears and boldly proclaimed the Gospel.

About the year 44 AD, and at the time of the Passover, Acts tells us that:

About that time King Herod laid violent hands upon some who belonged to the church. (Acts 12:1)

He seems to have done this as a sign of support for the Pharisees. One of the first victims was James, the brother of John.

King Herod Agrippa I was the grandson of Herod the Great, who had tried to kill Jesus after his birth (Matt 2:16-18) and a nephew of Herod Antipas, who executed John the Baptist (Mark 6:14-29) and spoke with Jesus on Good Friday (Luke 23:6-12). He was also the father of Herod Agrippa II, who heard the defence of Paul before Roman Governor Festus (Acts 25:23-27).

James was the first of the Twelve to suffer martyrdom and the only one whose death is recorded in the New Testament. By tradition all of the Apostles were martyred, but the evidence in many cases is based on legend.

James is often called ‘the Greater’, to distinguish him from the other James, son of Alphaeus. There is a very strong tradition that he went as a missionary to Spain and that, after his death, he was buried in Spain at the town of Compostela, in Galicia (some say the name, Compostela, is a corruption of ‘apostle’, but for others it comes from campus stellarum, or ‘field of stars’). Compostela became a major place of pilgrimage in the Middle Ages and was a rallying point for Spaniards trying to drive out the Moors who had occupied a large part of the country. “Santiago de Compostela!” was one of their battle cries. (The Spanish form of “James” is “Diego” or “Iago”. ‘James’ and ‘Jacob’ are forms of the same name.) The pilgrimage to the grave of the Saint, known as the “Way of St James”, has become a highly popular pilgrimage for Western European Catholics from the early Middle Ages onwards, thus making James one of the patron saints of pilgrimage.

The 12th-century Historia Compostellana, commissioned by bishop Diego Gelmírez, provides a summary of the legend of St James as it was believed at Compostela. Two propositions are central to it: first, that St James preached the gospel in Spain as well as in Palestine, and, second, that after his martyrdom at the hands of Herod Agrippa I his disciples carried his body by sea to Spain, where they landed at Padrón on the coast of Galicia, and took it inland for burial at Santiago de Compostela.

An even later tradition states that he miraculously appeared to fight for the Christian army at the battle of Clavijo during the re-conquest of Spain, and was henceforth called Matamoros (Moor-slayer).

James’s emblem was the scallop shell (or cockle shell), and pilgrims to his shrine often wore it as a symbol on their hats or clothes. The French for a scallop is coquille St Jacques, which means “cockle (or mollusk) of St James”. The German word for a scallop is Jakobsmuschel, which means “mussel (or clam) of St James”; the Dutch word is Jacobsschelp, meaning “shell of St James”.

Comments Off

 

https://livingspace.sacredspace.ie/f0725s/