Chúa
Nhật 4 thường niên, năm C
Suy niệm:Ðoạn Tin Mừng hôm nay nói về việc Ðức Giêsu về quê hương
mình giảng dạy... Mọi người đều thán phục Ngài vì những lời Ngài giảng thật uy
quyền. Nhưng họ không chấp nhận Ngài chỉ vì Ngài là con ông Giuse nghèo khó,
thất học.
Các khuôn về Ðấng Mê-si-a quyền thế mà họ ngộ nhận khiến họ không thể
chấp nhận Ngài. Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh để thức tỉnh họ, nhưng họ không
nghe lại còn thô bạo trục xuất và tính ám hại Ngài. Nhưng giờ Ngài chưa đến,
nên Ngài đã ung dung rẽ lối mà đi giữa họ một cách bình thản.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con đã nhận
ra rằng: con người không thể sung sướng, bình an, hạnh phúc nếu không biết nghĩ
tốt cho người khác, và như thế, cũng là không biết chấp nhận chính Chúa.
Lạy Chúa, xin hãy biến đổi chúng con trở thành người con ngoan của Chúa, người
anh chị em tốt của mọi người. Amen.
Ghi nhớ : "Chúa Giêsu, như
Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với người Do-thái".
www.phatdiem.org
03/02/13 CHÚA NHẬT TUẦN 4 TN – C
Lc 4,21-30
Lc 4,21-30
ĐỪNG ĐỂ
QUEN QUÁ HÓA NHÀM
Đức Giê-su nói :"Tôi bảo
thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình." (Lc 4,24)
Suy niệm:
Dương Phủ đi tìm Phật để học đạo. Dọc đường ông gặp một vị lão
tăng và hỏi: Phật ở đâu? Lão tăng bảo ông cứ quay trở về, gặp người nào quấn
vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó. Dương Phủ nghe lời quay về.
Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá,
chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông.
Ông nhận thấy nơi mẹ ông đúng những chi tiết như lão tăng đã mô tả. Ông chợt
hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính mẹ ông ở trong nhà mà bấy lâu ông
không biết.
Chúa
Giêsu nói: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận ở quê hương mình.”
Lời Chúa hôm nay nghiệm đúng lời cảnh báo của Gioan Tẩy Giả cho người Do Thái:
Vì quen quá hoá nhàm nên Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia đang ở giữa họ mà họ
không nhận biết.
Mời Bạn:
Những thói quen, tật xấu, định kiến khiến cho cung cách suy nghĩ, hành động của
chúng ta bị chi phối, bị đóng khung cứng nhắc. Vì thế chúng ta khó nhận ra được
con người đích thực của chính mình cũng như giá trị tốt đẹp của tha nhân và
cũng do đó không thể nhận ra ý định của Thiên Chúa nơi mình cũng như nơi người
khác.
Sống Lời Chúa: Tập nhận ra ưu điểm của người khác, nhất là của những người mà
mình không có thiện cảm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ nếp nghĩ cứng nhắc đầy thành
kiến để con nhận ra sự thật về chính mình, nhận ra giá trị thật về anh chị em
con và nhất là nhận ra sự thật về chính Chúa là Đấng khôn ngoan, quyền năng và
yêu thương.
www.5phutloichua.netKHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN
Tin Ðức Giêsu là ngôn sứ, là Mêsia, là Con Thiên Chúa, điều đó chẳng dễ dàng chút nào. Người không tin cũng có thể đưa ra bao lập luận.
Suy niệm:
Tin là thái độ căn bản trong cuộc
sống. Chẳng ai
có thể sống mà không tin. Không tin người này
nhưng lại tin người kia. Không tin lý thuyết
này nhưng lại tin giả thuyết nọ. Thành ra ai
cũng phải chọn một niềm tin. Không phải chọn
một cách vu vơ, mù quáng, nhưng một cách sáng
suốt và tự do. Ðiều khó là giữ cho lòng mình
được tự do thanh thoát, không bị những định
kiến ràng buộc hay tư lợi chi phối, nhờ đó
chúng ta dám chọn sự thật, dù sự thật đó làm đổ
nhào mọi điều ta nghĩ, và xoay lại hướng đi của
cả đời ta.
Có lẽ dân làng Nadarét ít có thứ tự
do này. Khi Ðức
Giêsu giảng trong hội đường Nadarét thân quen, họ
đã ngỡ ngàng thán phục trước lời Ngài nói. Hãnh
diện biết mấy khi một thành viên trong làng nay
được tiếng tăm lẫy lừng khắp miền Galilê! Nhưng
tin Ðức Giêsu là một ngôn sứ
lại là điều họ
không làm được. “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Ký ức của họ vẫn còn giữ nguyên những hình ảnh của Ðức Giêsu sống tại đây hơn ba mươi năm qua.
Một cuộc sống quá đỗi bình thường! Một ông thợ mộc, con một ông thợ mộc khác. Gốc gác, họ hàng của Ðức Giêsu, họ đều nắm rõ. Tiếc là họ đã không thể đi xa hơn. Cái hiểu biết trước đây khiến họ mãn nguyện, tự hào, và tưởng mình chẳng còn gì để biết thêm về Giêsu. “Những gì ông đã làm ở Caphácnaum, hãy làm ở đây xem.”
Người làng Nadarét không tin Ðức Giêsu là ngôn sứ.
Họ muốn Ngài chứng minh bằng phép lạ. Họ muốn thấy tận mắt, chứ không chỉ nghe nói thôi. Nhưng Ðức Giêsu không làm phép lạ để ép người ta tin.
Chính lòng tin đưa đến phép lạ, mà Ngài lại chẳng gặp lòng tin nào nơi người đồng hương.
Lòng chai đá cứng cỏi của họ chuyển thành sự phẫn nộ,
khi Ðức Giêsu kể chuyện hai ngôn sứ Êlia và Êlisa
được Thiên Chúa sai đến thi ân cho dân ngoại. Dân làng không giữ được Ðức Giêsu cho riêng mình. Khi thấy mình chẳng còn chút đặc quyền, đặc lợi, thì họ tìm cách thủ tiêu Ngài.
Tin Ðức Giêsu là ngôn sứ, là
Mêsia, là Con Thiên Chúa, điều đó chẳng dễ dàng
chút nào.
Người không tin
cũng có thể đưa ra bao lập luận. Ðiều cần thiết là phải tìm kiếm chân lý với cả tâm hồn.
Chúa Thánh Thần vẫn soi sáng cho người thành tâm thiện
chí. Hôm nay, chúng ta đã biết, tin và gần gũi
Ðức Giêsu, nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ tương
tự như người Nadarét: tưởng mình đã múc cạn
được mầu nhiệm hay muốn độc quyền giữ Ðức Giêsu
cho mình.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, dân làng Nadarét đã không
tin Chúa vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ
công. Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự. Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa chỉ vì Chúa sống như một con người. Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới
hình bánh mong manh, nơi một linh mục yếu đuối, trong một Hội Thánh còn nhiều bất toàn. Dường như Chúa thích ẩn mình nơi những gì thế gian chê bỏ, để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con để khiêm tốn thấy Ngài tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Chúa Giêsu, như Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với
người Do-thái".
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐÓN TIẾP CHÚA.
Chúa đi tìm đức tin còn họ đi tìm lợi lộc. Khi đi rao giảng, Chúa muốn đem cho ta niềm tin. Niềm tin đã là khởi điểm của nhiều phép lạ. Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta có niềm tin. Niềm tin đã là kết quả của nhiều phép lạ. Chúa chỉ làm phép lạ khi phép lạ dẫn đến niềm tin. Nhưng dân làng Nazareth không nhìn thấy điều đó. Họ không tin Người là Đấng Cứu Thế. Lời giảng của Người không đưa họ tới đức tin và Thiên Chúa, vào Nước Trời. Họ chỉ mong được có phép lạ. Vì họ chỉ mong được lợi lộc vật chất: được khỏi bệnh; được ăn no. Mong ước của họ không gặp được mong ước của Chúa.
Chúa sống trong khiêm nhường nhưng họ sống trong kiêu căng. Chúa không bao giờ làm phép lạ với mục đích biểu diễn. Chúa chỉ làm phép lạ đê giải nghĩa mầu nhiệm Nước Chúa. Chúa không làm phép lạ khi ma quỷ cám dỗ Chúa trong hoang địa. Chúa không xuống khỏi thập giá khi dân chúng thách thức Chúa trên Núi Sọ. Nên hôm nay Chúa cũng không làm phép lạ để thoả mãn tính hiếu kỳ và tính kiêu căng của dân làng Nazareth. Họ mong Chúa làm phép lạ để làng họ được vinh dự có người đồng hương quyền phép. Họ mong Chúa làm phép lạ để làng họ cũng được nở mày nở mặt với Capharnaum. Suy nghĩ của họ rất khác với suy nghĩ của Chúa.
Chúa có tâm hồn mở rộng trong khi tâm hồn họ hẹp hòi. Họ mong ước Chúa là người làng Nazareth thì phải dành mọi ưu tiên cho dân làng từ việc rao giảng cho đến việc làm phép lạ. Tất cả phải bắt đầu và bó gọn trong làng. Nhưng Chúa Giêsu, khi trích dẫn chuyện tiên tri Elia ở nhà bà goá Sarepta trong thời hạn hán, làm cho bình dầu và hũ bột của gia đình bà không bao giờ vơi và chuyện tiên tri Elisa chữa tướng Naaman, người Syria khỏi bệnh phong, đã cho thấy Nước Chúa không chỉ bó hẹp lại trong phạm vi người thân thuộc nhưng phải mở rộng tới tất cả mọi người. Không chỉ những người trong đạo Do Thái mà cho cả những người ngoại đạo nữa. Hai nhãn quan khác hẳn nhau.
Tôi là người có đạo. Nhưng biết đâu tôi không đón nhận được Chúa vì tôi cũng giống như dân làng Nazareth, đến với Chúa chỉ mong được lợi lộc vật chất, đến với Chúa chỉ vì hư danh, đến với Chúa với tâm hồn hẹp hòi. Hôm nay tôi xin Chúa thanh tẩy tâm hồn tôi khỏi thói ham mê lợi lộc, thói phô trương bề ngoài và thói hẹp hòi khép kín, để tôi được đón nhận Chúa và để tôi trở nên tông đồ của Chúa.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Giữ đạo tốt để được may mắn. Bạn có ý nghĩ như thế không?
2. Bạn khó chịu khi người ngoại đạo được may mắn. Thái độ này có đúng không?
3. Thường thường, bạn đi tìm Chúa, tha thiết cầu nguyện để đạt được điều gì? Để được may mắn, khỏi tai hoạ, hay để được hiểu biết, yêu mến Chúa?
(ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.)
Lectio: Chúa Nhật IV Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 3 Tháng 2, 2013
Chúa Giêsu nối kết
Kinh Thánh với cuộc sống
Dân chúng làng
Nagiarét không phục Chúa Giêsu và đuổi Người đi
Lc 4:21-30
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến
giúp chúng con đọc Kinh Thánh với tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên
đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh
Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa
trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa. Vì thế, cây thập giá
tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn gốc của sự sống
và sự sống lại.
Xin
hãy tạo sự thinh lặng trong chúng con để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa
trong sự Tác Tạo và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện của đời sống hằng ngày
và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.
Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống như hai môn đệ từ Emmau,
chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những
người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn gốc của tình
anh em, công lý và hòa bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con của
Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã gửi Chúa Thánh Thần
đến với chúng con. Amen.
2.
Bài Đọc
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Trong Chúa Nhật thứ tư mùa Thường Niên, phần Phụng Vụ trình bày
cho chúng ta về cuộc xung đột xảy ra giữa Chúa Giêsu và dân chúng làng
Nagiarét. Điều này xảy ra vào một ngày
Thứ Bảy trong lúc cử hành Lời Chúa tại hội đường cộng đoàn, sau khi Chúa Giêsu
đọc đoạn Kinh Thánh trích từ sách tiên tri Isaia. Chúa Giêsu trích dẫn lời ngôn sứ Isaia như để
giới thiệu chương trình hoạt động của mình và lập tức bổ sung một lời nhận xét
rất ngắn gọn. Thoạt đầu, tất cả mọi
người đều kinh ngạc và vui mừng. Nhưng
khi họ nhận ra được tầm quan trọng của chương trình của Chúa Giêsu liên quan
tới cuộc sống của mình, họ nổi loạn và muốn giết Chúa. Những loại mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại cả
đến ngày nay. Chúng ta chấp nhận người
khác, miễn là họ hành động phù hợp với ý tưởng của chúng ta, nhưng khi họ quyết
định đón nhận vào trong cộng đoàn những người mà chúng ta loại trừ, thì chúng
ta chống đối. Đây là những gì đã xảy ra
tại làng Nagiarét.
Tin Mừng Chúa Nhật tuần
này bắt đầu với câu 21, một lời nhận xét ngắn của Chúa Giêsu. Chúng tôi mạn phép bao gồm cả lời nhận xét
trong các câu 16 đến 20 dẫn trước đó.
Điều này cho phép chúng ta có thể đọc văn bản sách Isaia được trích dẫn
bởi Chúa Giêsu và để hiểu rõ hơn về cuộc xung đột, đó là kết quả của việc đọc
văn bản này cùng với lời nhận xét ngắn gọn.
Khi đọc, thiết tưởng chúng ta nên lưu ý hai điều: “Làm cách nào mà Chúa Giêsu khiến cho lời của
ngôn sứ Isaia trở thành hiện thực? Người
dân nảy sinh phản ứng gì về việc hiện thực hóa lời của ngôn sứ Isaia?
b)
Phần phân đoạn văn bản để trợ giúp cho bài đọc:
Lc 4:16: Chúa Giêsu đến Nagiarét và tham gia vào việc
hội họp cộng đồng
Lc 4:17-19: Chúa Giêsu đọc sách của tiên tri Isaia
Lc 4:20-21: Chúa Giêsu nối kết Kinh Thánh với đời sống
trước mặt dân làng chăm chú lắng nghe
Lc 4:22: Phản ứng mâu thuẫn của công chúng
Lc 4:23-24: Chúa Giêsu chỉ trích phản ứng của dân chúng
Lc 4:25-27: Chúa Giêsu làm sáng tỏ lời Kinh Thánh, trích
dẫn lời ngôn sứ Êlia và Êlisêô
Lc 4:28-30: Phản ứng tức giận của những người muốn giết
Chúa Giêsu
c) Tin Mừng:
16 Người đến Nagiarét, nơi Người sinh trưởng, và theo
thói quen của Người, thì ngày nghỉ lễ, Người vào hội đường. Người đứng dậy để
đọc sách. 17 Người ta trao cho Người
sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 18 "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài
xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa
những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người
mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, 19 công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".
20 Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên,
và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng
nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". 22 Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục
Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải
là con ông Giuse sao?" 23 Và Người
nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy
thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Điều chúng tôi nghe xảy ra ở Cápharnaum, ông
hãy làm như vậy tại quê hương ông'". 24
Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào
được đón tiếp tại quê hương mình. 25 Ta
bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà góa trong Israel thời Êlia, khi trời bị
đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; 26 dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người
nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà góa tại Sarépta thuộc xứ Siđon. 27 Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời
tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ
Naaman, người Syria".
28 Khi
nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, 29 họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành.
Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực
thẳm. 30 Nhưng Người rẽ qua giữa họ
mà đi.
3.
Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa có thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng
ta.
4. Một vài câu hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong phần suy gẫm cá nhân.
a) Điểm nào trong bài Tin Mừng đã làm bạn hài
lòng nhất hoặc đánh động bạn nhất? Tại
sao?
b) Vào ngày nào, tại đâu, qua những ai và bằng
cách nào mà Chúa Giêsu trình bày chương trình của mình?
c) Nội dung chương trình của Chúa Giêsu là
gì? Ai là những người bị loại trừ mà
Chúa Giêsu muốn đón chào?
d) Chúa Giêsu đã làm hiện thực lời của ngôn sứ
Isaia bằng cách nào?
e) Người ta phản ứng như thế nào? Tại sao?
f) Chương trình của Chúa Giêsu có thể nào cũng
là chương trình của chúng ta không? Những người đang bị loại trừ mà chúng ta nên
đón nhận vào trong cộng đoàn chúng ta ngày nay là ai?
5. Dành cho những ai muốn đào
sâu vào trong chủ đề
a) Bối cảnh lịch sử để định
vị văn bản:
Trong xã hội Do Thái thời xưa,
một đại gia đình hoặc một dòng họ hoặc cộng đoàn, là căn bản của đời sống xã
hội. Nó cung cấp sự bảo vệ cho gia đình
và người thân, nó bảo đảm sự sở hữu đất đai, nó là phương tiện chủ yếu của
truyền thống và sự bảo vệ danh phận của người ta. Nó là phương cách cụ thể cho tình yêu Thiên
Chúa hóa thân trong tình yêu của người xung quanh. Bảo vệ gia tộc, cộng đồng, tương đương với
việc bảo vệ Giao Ước với Thiên Chúa.
Vào thời Chúa Giêsu, một chế độ
nô lệ đôi đã được đóng dấu trên cuộc sống của người dân và góp phần vào sự tan
rã của gia tộc, cộng đồng: (i) chế độ nô
lệ chính trị của chính quyền vua Hêrôđê Antipa (từ năm thứ tư trước Công Nguyên
đến năm 39 sau Công Nguyên) và (ii) chế độ nô lệ của các chức sắc tôn
giáo. Bởi vì sự khai thác và đàn áp của
chế độ chính trị của vua Hêrôđê, được hỗ trợ bởi đế chế La Mã, nhiều người đã
không có một mái nhà cố định và bị loại trừ và thất nghiệp (Lc 14:21; Mt
20:3,5-6). Gia tộc, cộng đồng, đã bị suy
yếu. Gia đình và người thân thuộc đã
không giúp đỡ, không bảo vệ. Các chức
sắc tôn giáo, được duy trì bởi các người có thẩm quyền về tôn giáo thời bấy
giờ, thay vì củng cố cộng đồng để họ có thể đón chào những kẻ bị loại trừ, lại
đi thêm sức cho chế độ nô lệ này. Lề
Luật Thiên Chúa đã được dùng để hợp thức hóa việc loại trừ hay gạt ra ngoài lề xã
hội của nhiều người: phụ nữ, trẻ em,
người Samaritanô, khách ngoại kiều, người phong cùi, kẻ bị quỷ ám, người thu
thuế, người bệnh tật, người què cụt tàn tật, kẻ tê liệt. Trái với tình huynh đệ
mà Thiên Chúa mơ ước cho tất cả mọi người!
Do đó, tình trạng chính trị kinh tế lẫn hệ tư tưởng tôn giáo đã âm mưu
với nhau làm suy yếu cộng đồng địa phương và ngăn cản sự biểu lộ của Vương Quốc
Thiên Chúa.
Chúa Giêsu phản ứng với tình
trạng này với dân của Người và trình bày một chương trình mà sẽ thay đổi
nó. Trải nghiệm của Đức Giêsu về Thiên
Chúa là tình yêu của Chúa Cha, ban cho Người khả năng đánh giá thực tại và nhìn
thấy những gì sai trái với đời sống của dân mình.
b) Lời bình luận về văn bản:
Lc
4:16: Chúa Giêsu đến Nagiarét và tham
gia vào việc hội họp tại hội đường
Được quyền năng Thần Khí Chúa thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền
Galilêa và bắt đầu rao giảng Tin Mừng về Vương Quốc Thiên Chúa (Lc 4:14). Người đi đến các làng mạc rao giảng trong các
hội đường và cuối cùng đến làng Nagiarét.
Người trở về cộng đoàn, nơi từ thuở ấu thơ trong ba mươi năm, Người đã
tham dự vào các buổi nhóm họp hằng tuần.
Vào ngày Thứ Bảy sau khi đến Nagiarét, Đức Giêsu, như thường lệ, đi vào
hội đường để tham gia vào việc cử hành nghi thức và đứng lên để đọc.
Lc 4:17-19: Chúa
Giêsu đọc một đoạn Kinh Thánh trích từ sách tiên tri Isaia
Vào thời ấy, có hai bài đọc
trong buổi lễ cử hành ngày Thứ Bảy. Bài
đọc thứ nhất liên quan đến Lề Luật của Thiên Chúa, được trích từ sách Ngũ Kinh
và cố định. Bài thứ hai được trích từ những
cuốn sách về lịch sử hoặc sách các tiên tri, và được chọn bởi người đọc. Người đọc có thể lựa chọn. Đức Giêsu đã chọn bài trích từ sách tiên tri
Isaia để trình bày bản tóm tắt sứ vụ của Người Tôi Tớ Chúa, và cũng nó cũng
phản ảnh tình cảnh người dân miền Galilêa vào thời bấy giờ. Nhân danh Thiên Chúa, Đức Giêsu đảm trách
nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống của dân tộc Ngài, lãnh nhận sứ vụ Tôi Tớ Chúa, và
dùng lời ngôn sứ Isaia, công bố trước tất cả mọi người: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức
dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa
những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người
mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân của
Chúa” (Is 61:1-2). Người áp dụng truyền
thống cổ xưa của các ngôn sứ và công bố “năm hồng ân của Chúa”. Lời bày tỏ này tương đương với việc công bố
năm thánh, hoặc là, Chúa Giêsu mời gọi dân chúng của làng mình bắt đầu đổi mới,
viết lại lịch sử từ tận gốc rễ của nó (Đnl 15:1-11; Lv 25:8-17).
Lc 4:20-21: Chúa
Giêsu liên kết Kinh Thánh vời đời sống trước mặt dân làng chăm chú lắng nghe
Khi Người đọc xong, Chúa Giêsu gấp sách lại, trao cho
thừa tác viên và ngồi xuống. Khi ấy Đức
Giêsu chưa phải là người điều hợp của cộng đồng, Người là một giáo dân và nên
chỉ tham dự vào việc cử hành nghi thức như tất cả những người khác. Người đã trẩy đi xa khỏi cộng đồng trong
nhiều tuần, sau đó đã tham gia hoạt động của Gioan Tiền Hô và đã nhận lãnh phép
rửa bởi Gioan trong sông Giođan (Lc 3:21-22).
Hơn thế nữa, Người đã trải qua hơn bốn mươi ngày trong sa mạc, suy gẫm
về sứ vụ của mình (Lc 4:1-2). Ngày Thứ
Bảy sau khi trở về với cộng đồng, Chúa Giêsu được mời đọc sách. Tất cả đều chăm chú và tò mò: “Ông ta sẽ nói gì?” lời nhận xét của Chúa Giêsu thì ngắn gọn,
thực sự rất ngắn gọn. Người hiện thực
hóa văn bản, nối kết nó với đời sống dân chúng nói rằng: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà
tai các ngươi vừa nghe”.
Lc 4:22: Phản
ứng mâu thuẫn của dân chúng
Phản ứng của dân chúng thật là mâu thuẫn. Thoạt đầu, thái độ của họ là của những người
chăm chú, kinh ngạc và tán tụng. Sau đó,
ngay lập tức, lại có phản ứng tiêu cực.
Họ nói: “Người này không phải là
con ông Giuse hay sao!” Tại sao họ lại
cảm thấy chướng tai gai mắt như thế? Bởi
vì Đức Giêsu nói về việc đón tiếp người nghèo khó, kẻ mù lòa, người bị giam cầm
và áp bức. Họ không chấp nhận đề nghị
của Người. Và như thế, chỉ khi Chúa
Giêsu trình bày dự án của mình để chào đón những kẻ bị loại trừ, thì chính
Người lại bị loại trừ!
Nhưng cũng có một động cơ khác. Điều quan trọng cần lưu ý các chi tiết về lời
trích dẫn mà Chúa Giêsu dùng từ Cựu Ước.
Trong lời nhận xét ở các câu Lc 3:4-6 vào ngày Chúa Nhật thứ hai Mùa
Vọng, Luca có đưa ra một lời trích dẫn từ sách tiên tri Isaia dài hơn để cho
thấy rằng việc mở cửa cho các dân ngoại đã được báo trước bởi các ngôn sứ. Ở đây chúng ta có điều như thế này. Đức Giêsu trích dẫn lời từ sách Isaia cho đến
chỗ nói rằng: “công bố năm hồng ân của
Chúa”, và bỏ ra phần còn lại của câu nói rằng “và một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta, Người sai tôi đi an ủi
tất cả những kẻ khóc than” (Is 61:2b).
Dân chúng làng Nagiarét thách thức sự thật Chúa Giêsu đã bỏ bớt phần
minh chứng. Họ muốn Ngày sắp đến của
Vương Quốc Nước Trời phải là ngày báo phục lại những kẻ đã áp bức người
dân. Do đó, những ai khóc than sẽ được
hồi phục lại quyền của họ. Dù sao chăng
nữa, sự trông đợi, Nước Thiên Chúa sắp đến sẽ không thay đổi bộ máy bất
công. Đức Giêsu bác bỏ lối suy nghĩ này,
Người từ chối việc trả thù. Kinh nghiệm
của Người về Thiên Chúa, Chúa Cha, đã giúp Người hiểu rõ hơn về ý nghĩa chính
xác của những lời tiên tri. Phản ứng của
Người, không giống như của người dân làng Nagiarét, cho chúng ta thấy rằng hình
ảnh cũ về Thiên Chúa như một vị quan tòa nghiêm khắc và hay báo thù thì mạnh mẽ
hơn là hình ảnh Thiên Chúa của Tin Mừng, một Chúa Cha yêu thương luôn đón chào
những kẻ bị loại trừ.
Lc 4:23-24: Chúa Giêsu chỉ trích phản ứng của người dân
Đức Giêsu diễn giải phản ứng của người dân và xem đó như
là một hình thức ganh tị: “Thày lang ơi,
hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng
tôi nghe nói ông đã làm tại Cápharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông
xem nào!” Danh tiếng Chúa Giêsu đã lan
tràn khắp cả miền Galilêa (Lc 4:14) và dân làng Nagiarét đã không được hài lòng
rằng Chúa Giêsu, một người con từ miền đất của họ, đã làm những điều tốt đẹp
nơi miền đất người khác mà không làm tại đất nhà mình. Nhưng có một lý do sâu xa hơn cho phản ứng
này. Ngay cả khi Chúa Giêsu đã làm tại
Nagiarét những việc Người đã làm tại Cápharnaum, họ vẫn không chịu tin
Người. Họ biết Chúa Giêsu: “Ông ta là ai mà dạy dỗ chúng ta? Người ấy không phải là con ông Giuse sao?”
(Lc 4:22). “Ông này không phải là bác
thợ mộc sao?” (Xem Mc 6:3-4). Ngày nay
cũng vậy, điều này xảy ra quá thường xuyên:
khi một giáo dân rao giảng trong nhà thờ, nhiều người sẽ không chấp nhận
điều đó. Họ bỏ đi và nói: “Ông đó hoặc bà đó cũng như chúng ta
thôi: họ biết gì mà nói!” Họ không thể tin rằng Thiên Chúa có thể nói
qua những người bình thường nhất. Máccô
thêm rằng Chúa Giêsu đau lòng vì sự cứng lòng của dân Người (Mc 6:6).
Lc 4:23-27: Chúa
Giêsu làm sáng tỏ lời Kinh Thánh, trích dẫn lời ngôn sứ Êlia và Êlisêô
Để xác nhận rằng sứ vụ của Người thực sự là việc đón
chào những kẻ bị loại trừ, Chúa Giêsu dùng hai đoạn Kinh Thánh nổi tiếng, câu
chuyện của ngôn sứ Êlia và của Êlisêô.
Cả hai cho thấy tâm lý khép kín của người dân Nagiarét, và phê bình
họ. Trong thời tiên tri Êlia, có nhiều
bà góa trong Israel, nhưng tiên tri Êlia đã được sai đến với một bà góa dân
ngoại vùng Sarépta (1 V 17:7-16). Vào
thời tiên tri Êlisêô, cũng có nhiều người phong cùi trong Israel, thế mà tiên
tri Êlisêô đã được sai đến với một dân ngoại người Syria (2 V 5:14). Một lần nữa, mối quan tâm của Luca cho thấy
rằng sự cởi mở ra với dân ngoại đến từ chính Chúa Giêsu. Đức Giêsu cũng đã phải đối mặt với những khó
khăn giống như các cộng đoàn trong thời Luca đã gặp.
Lc 4:28-30: Phản
ứng tức giận của những người muốn giết Chúa Giêsu
Việc đề cập đến hai đoạn Kinh Thánh này tạo ra sự căm
phẫn hơn trong dân chúng. Cộng đồng
Nagiarét thậm chí còn muốn giết Chúa Giêsu.
Người vẫn giữ bình tĩnh. Sự giận
dữ của người khác sẽ không khiến cho Chúa phân tâm khỏi mục đích của mình. Luca cho thấy để khắc phục được trạng thái
tâm lý đặc quyền và đóng cửa đối với người khác thì khó khăn như thế nào. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày nay. Nhiều người Công Giáo trong chúng ta lớn lên
với một não trạng khiến chúng ta tin rằng mình thì tốt lành hơn những người
khác và người khác phải trở nên giống chúng ta để được cứu rỗi. Chúa Giêsu không bao giờ nghĩ theo cách này.
c) Phần phụ chú:
§ Ý nghĩa của Năm Thánh:
Vào
năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mời gọi người Công Giáo cử hành Năm
Thánh. Việc cử hành những ngày quan
trọng là một phần của đời sống. Điều này
cho phép chúng ta khám phá ra và làm sống lại nhiệt tình ban đầu của chúng
ta. Trong Kinh Thánh, “Năm Thánh” là một
quy luật quan trọng. Lúc đầu, đã có sắc
lệnh là mỗi năm thứ bảy, đất bán hoặc cho thuê phải được trả về với gia tộc đầu
tiên. Mọi người có thể quay trở về với
tài sản của mình. Điều này ngăn chặn
việc kinh tế bị ứ đọng và bảo đảm đời sống cho các gia đình. Trong Năm Thánh, đất đai được bán lại, nô lệ
được chuộc lại, các trái nợ được hủy bỏ (xem Đnl 15:1-18). Việc cử hành Năm Thánh vào mỗi bảy năm không
phải là dễ dàng (xem Gr 34:8-16). Sau
thời gian lưu đày, tục lệ cử hành Năm Thánh mỗi 50 năm bắt đầu, đó là, mỗi bảy
lần của bảy năm (Lv 25:8-17). Mục đích
của Năm Thánh đã và vẫn còn là để khẳng định các quyền hạn của người nghèo khó,
đón chào những kẻ bị loại trừ và tái hòa nhập họ vào trong xã hội. Năm Thánh là một công cụ pháp lý để trở lại ý
thức sâu sắc về Lề Luật Thiên Chúa. Đó
là dịp để cho của cải được luân lưu, để khám phá và sửa chữa các lỗi lầm và bắt
đầu mọi thứ một lần nữa. Chúa Giêsu bắt
đầu việc rao giảng của Người bằng cách công bố Năm Thánh, “Năm Hồng Ân của
Chúa”.
6. Cầu Nguyện với Thánh Vịnh 72 (71)
“Người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó đang khóc than!”
Tâu Thượng Đế,
xin ban quyền bính Ngài cho vị Tân Vương,
trao công lý Ngài vào tay Thái Tử,
trao công lý Ngài vào tay Thái Tử,
để Tân Vương
xét xử dân Ngài theo công lý,
và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn.
và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn.
Núi đem lại
cảnh hoà bình trăm họ,
đồi rước về nền công lý vạn dân.
đồi rước về nền công lý vạn dân.
Người sẽ bảo
toàn quyền lợi dân cùng khổ,
ra tay cứu độ kẻ khó nghèo,
đập tan lũ cường hào ác bá.
ra tay cứu độ kẻ khó nghèo,
đập tan lũ cường hào ác bá.
Nguyện chúc
Người tuổi thọ sánh vầng ô,
như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp!
như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp!
Mong Người
xuống tựa mưa sa nội cỏ,
ơn vũ lộ thấm nhuần cả đất đai.
ơn vũ lộ thấm nhuần cả đất đai.
Triều đại
Người, đua nở hoa công lý
và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
Người làm bá
chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất.
từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất.
Dân vùng sa mạc
khúm núm quy hàng,
tất cả đối phương nhục nhằn cắn cỏ.
tất cả đối phương nhục nhằn cắn cỏ.
Từ Tácsít và
hải đảo xa xăm,
hàng vương giả sẽ về triều cống.
Cả những vua Ả-rập, Sơ-va,
cũng đều tới tiến dâng lễ vật.
hàng vương giả sẽ về triều cống.
Cả những vua Ả-rập, Sơ-va,
cũng đều tới tiến dâng lễ vật.
Mọi quân vương
phủ phục trước bệ rồng,
muôn dân nước thảy đều phụng sự.
muôn dân nước thảy đều phụng sự.
Người giải
thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh lòng
thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ,
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ,
giải thoát cho
khỏi áp bức bạo tàn,
từng giọt máu họ, Người đều coi là quý.
từng giọt máu họ, Người đều coi là quý.
Tân Vương vạn
vạn tuế!
Thiên hạ sẽ đem vàng Ả-rập tiến dâng lên,
và cầu xin cho Người luôn mãi,
ngày lại ngày chúc phúc cho Người.
Thiên hạ sẽ đem vàng Ả-rập tiến dâng lên,
và cầu xin cho Người luôn mãi,
ngày lại ngày chúc phúc cho Người.
Mong cho xứ sở
đầy dư gạo thóc,
đỉnh non cao sóng lúa rì rào,
trổ bông vàng đẹp tựa núi Li-băng,
thâu lượm được nhiều như cỏ dại.
đỉnh non cao sóng lúa rì rào,
trổ bông vàng đẹp tựa núi Li-băng,
thâu lượm được nhiều như cỏ dại.
Danh thơm Người
sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc.
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc.
Chúc tụng ĐỨC
CHÚA là Thiên Chúa Israel,
chỉ có Ngài làm nên những công trình kỳ diệu.
chỉ có Ngài làm nên những công trình kỳ diệu.
Muôn muôn đời
xin chúc tụng danh Chúa hiển vinh,
ước gì vinh quang Chúa chiếu toả khắp hoàn cầu!
Amen! Amen!
ước gì vinh quang Chúa chiếu toả khắp hoàn cầu!
Amen! Amen!
7. Lời Nguyện Kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp
chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha.
Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho
chúng con sức mạnh để thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con. Nguyện xin chúng con, trở nên giống như Đức
Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức
Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
www.dongcatminh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét