Phản ứng đối với “Hãy bãi bỏ chức linh mục” của James
Carroll
Vũ Văn An
B. Phản ứng đối với “Hãy bãi bỏ chức linh mục” của James
Carroll
I.Không hiểu gì về chức linh mục
Tóm lại, với James Carroll, một “sử gia” lên mặt dạy đời mà đời đây là một Giáo Hội, chẳng gì, cũng do Chúa Kitô thiết lập và duy trì cho đến ngày tận thế, chủ nghĩa giáo sĩ trị, theo nghĩa của ông, là căn cội của lực lượng đang tàn phá Giáo Hội đến độ vô phương cứu chữa nếu không bãi bỏ chức linh mục.
Tiến sĩ J.D. Flynn, tổng biên tập hãng tin CNA, cho rằng James Carroll không hiểu gì về chức linh mục, mặc dù ông là một cựu linh mục (xem “What The Atlantic doesn’t understand about the priesthood”, CNA, 23/5/2019).
Thực ra, James Carroll không hiểu chi về bản chất con người, dù tự hào là một sử gia. Vì theo Flynn, “Bất cứ ai với một tí ti ý thức về chính mình hẳn biết rằng đồi bại (wickedness) vốn là chuyện cố hữu trong thân phận làm người. Với phần lớn chúng ta, thật dễ trở thành ích kỷ, giận dữ, thèm muốn hay say mê quyền lực; xu hướng ngả theo cái ác hình như là thân phận vĩnh viễn của chúng ta, và hành động theo xu hướng ấy hình như đến rất tự nhiên.
Flynn nhận định rằng: “cũng không ai trong chúng ta ngạc nhiên trước bất công lý, bất công bằng, tự bảo vệ mình có hệ thống hay sự thiếu khả năng trong hàng lãnh đạo Giáo Hội. Bất cứ ai sống một thời gian trong bất cứ cộng đồng nhân bản nào hẳn đều biết rằng các cộng đồng này nhường chỗ rất nhanh cho những chuyện tầm phào ngồi lê đôi mách, đánh đấm lẫn nhau, tranh quyền và lo tự bảo vệ. Giống nòi chúng ta không phải là một chế độ tự nhiên cai trị bằng công lao (meritocracy), càng không phải là một chế độ cai trị bằng nhân đức (virtuecracy). Phần lớn chúng ta nhận ra rằng chiếm một địa vị lãnh đạo đâu có gì bảo đảm thích hợp với việc lãnh đạo – trên thực tế, kinh nghiệm của chúng ta dạy chúng ta điều ngược lại hẳn”.
Theo Flynn, Giáo Hội Công Giáo không bao giờ bác bỏ các thực tại trên đây, nó còn dựa vào chúng nữa. Vì tiền đề nền tảng của Đạo Công Giáo dạy rằng con người là kẻ sa ngã và không một lượng cố gắng nào của họ, tự nó, đủ để nâng họ hoàn toàn vượt lên trên sự đồi bại của chính họ. Đạo Công Giáo dựa trên ý niệm: nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi mới có thể vượt lên trên đống phân hữu thể mình và không một kẻ tử sinh nào xứng với nhiệm vụ này.
“Hãy Bãi bỏ Chức Linh mục”, một tiểu luận của James Carroll đã quên khuấy điều đó. Flynn gọi bài báo này là “công trình của chủ nghĩa xét lại lịch sử” (historical revisionism), giống như công trình phản chiến của một tội đồ chiến tranh là Howard Zinn (người ném bom bình địa thành phố Royan, miền Nam nước Pháp, năm 1945, sau sống nhờ các chủ trương phản chiến, vô chính phủ). Vì ông ta đã trình bầy một phiên bản nhàm chán về lịch sử Giáo Hội Công Giáo, trong đó, vấn đề không phải là tội lệ con người mà là chiến tranh giai cấp, áp bức người ta bởi những tên hoạt đầu (oligarchs), và bác bỏ sứ điệp Tin Mừng bởi những tên vô lại nhất của lịch sử: những tên đàn ông độc thân!
Giống con ngựa bị bịt hẳn một bên mắt để chỉ nhìn thấy một phía, Flynn cho rằng “để làm lịch sử của ông có giá trị, Carroll đã phải vứt bỏ bất cứ sự kiện nào bị ông coi là bất tiện, quên khuấy vai trò của học thuyết Công Giáo trong 2,000 năm nay trong việc đánh phá chủ trương thù ghét phụ nữ (mysogyny), trong việc khẳng nhận phẩm giá người nghèo và liên đới với người bị áp bức. Carroll đã phải dệt sự kiện vào hư cấu nhằm làm cho chức linh mục bí tích của Giáo Hội thành một lực lượng cưỡng bức, thống trị và áp chế độc dạng đồi bại”.
Flynn cho rằng “lịch sử thay thế của Carroll, lật nhào hay bãi bỏ giai cấp giáo sĩ của Giáo Hội sẽ dẫn đến một mùa bừng nở bình đẳng, đại lượng, hòa bình và hoà hợp”. Nhưng “bất cứ ai nghĩ điều này nghe có lý nên đọc một trình thuật bất cứ nào về Cuộc Cách Mạng Pháp hay một hồi ký ở Khối Đông Âu. Bất cứ ai nghĩ rằng bãi bỏ giai cấp giáo sĩ của Giáo Hội sẽ dẫn tới một sự hợp nhất Kitô Giáo lớn hơn nên xem lại lịch sử của 5 thế kỷ phong trào Thệ Phản”.
Lịch sử của Carroll là lịch sử viết bởi con ngựa bị bịt một bên mắt. Thực vậy, theo Flynn, vấn đề trong quan điểm của Carroll là “nó định vị tội lỗi duy nhất nơi một giai cấp. Nó quên việc tội lỗi đã làm tổ sâu xa xiết bao trong mọi trái tim con người. Nó cũng quên thuốc giải độc tội lỗi”.
Vì một lẽ đơn giản là “nếu chúng ta muốn cải tổ Giáo Hội, mà mọi người chúng ta đều muốn, thì chúng ta không thể làm thế nếu không có ơn thánh mà chúng ta nhận được qua trung gian của chức linh mục bí tích. Vị linh mục, người dâng lễ hy sinh của Chúa Giêsu trên bàn thờ, thực tế không nhân đức gì hơn bất cứ ai trong chúng ta, không khôn ngoan gì hay ít tội lệ gì hơn. Nhưng ngài được để riêng ra. Ngài chuyên chú mục vào việc dâng lễ hy sinh của Chúa Cứu Thế, Đấng có thể giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi. Ngài làm trung gian để ta nhận được ơn thánh cứu rỗi ấy trong Bí Tích Giải Tội. Ngài dẫn nhập chúng ta vào các mầu nhiệm, và ngài ban phát các mầu nhiệm ấy – không phải vì ngài tốt lành gì hơn bất cứ ai trong chúng ta, nhưng vì Chúa Kitô đã đặt ngài riêng ra vì chúng ta”.
Flynn khẳng định điều mà tất cả chúng ta đều đã thuộc lòng từ lúc bặp bẹ bài giáo lý đầu tiên: “Vị linh mục – già hay trẻ, cấp tiến hay bảo thủ, thánh thiện hay vấy bùn tội lệ - trong thừa tác vụ của ngài, đều cung hiến cây cầu giữa nhân tính sa ngã của chúng ta và vinh quang phục sinh của Chúa Kitô. Ơn thánh của lễ hy sinh do các linh mục dâng là chìa khóa đưa chúng ta vào giải phóng khỏi áp chế thực sự, vốn phát sinh từ tội lỗi”.
Thành thử, thái độ đúng đắn trước nỗi đau do một số giáo sĩ gây nên cho nhiệm thể Chúa Kitô, là “Chúng ta nên hy vọng, và làm việc, để cải tổ Giáo Hội. Chúng ta nên nhổ tận rễ chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chúng ta nên trừng phạt sự lạm dụng và cưỡng bức. Chúng ta nên nhìn nhận tội lỗi bản thân và cơ cấu, buộc kẻ phạm tội phải giải trình, và làm việc cho một điều tốt đẹp hơn. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm thế nhờ ơn thánh. Bãi bỏ chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô ư? Chỉ thế khi chúng ta sẵn sàng từ bỏ hy vọng”.
II.Một giáo hội không có linh mục đơn giản không phải là Giáo Hội Công Giáo
Robert Sirico, một linh mục Công Giáo, và là chủ tịch và sáng lập viên của Viện Acton, chuyên nghiên cứu về tôn giáo và tự do trong bài “A Priestless Church Simply Isn’t Catholic”, thì cho rằng không những Carroll không hiểu gì về chức linh mục, ông ta còn hiểu rất sai bản chất Đạo Công Giáo khi kêu gọi bãi bỏ chức linh mục.
Linh mục Sirico cho rằng Carroll vốn có tiếng là người chua cay phê phán Giáo Hội Công Giáo. Với việc từ bỏ chức linh mục riêng của chính ông nhiều năm trước đây, một việc từ bỏ được ông cung cấp nhiều tài liệu, nay ông bồi thêm nhiều đòn khác mà đòn chí tử cho rằng chức linh mục Công Giáo, tự bản chất, được cột chặt một cách vô phương tháo gỡ khỏi chủ nghĩa giáo sĩ trị và do đó vào “việc sùng bái bí mật, chủ nghĩa bài phụ nữ về thần học, tính ức chế về tình dục, và quyền lực phẩm trật của nó dựa trên các đe dọa về một đời sau đầy bất hạnh”.
Xa hơn nữa, Carroll còn quả quyết rằng Kitô giáo, trong các thế kỷ đầu hết sức trong sáng của nó, không hề có chức linh mục và phẩm trật, và do đó, có tính bình đẳng gấp bội hiện nay.
Cha Sirico cho rằng đọc Carroll, ngài không hẳn thấy một lòng thù hận chức linh mục hay Giáo Hội nói chung, mà đúng hơn là một sự hiểu lầm Đạo Công Giáo đưa đến một tình yêu đầy trái ngược suốt cuộc đời ông.
Cái hiểu lầm ấy được Carroll phát biểu khi nhắc lại lúc ông được thụ phong linh mục “Khi tôi trở thành linh mục, tôi đặt hai tay tôi vào giữa hai tay vị giám mục truyền chức cho tôi – một cử chỉ phong kiến phát xuất từ kẻ bầy tôi đối với chúa chủ mình... Tôi hiến lòng trung thành của tôi cho ngài, chứ không cho một bộ nguyên tắc hay lý tưởng, hay cả cho Giáo Hội”.
Phải nói ngay đây là một cách nhìn “nhìn mà không thấy” vì vị giám mục ở đây hành động nhân danh Chúa Kitô. Chứ bản thân ngài không đáng giá một đồng xu trong ngữ cảnh này. Hình như Carroll chưa bao giờ chứng kiến cảnh vị giám mục chủ phong sau đó qùy gối trước tân linh mục để lãnh phép lành của ngài, như câu chuyện cảm động của Đức Cha Marek Solarchot, chủ phong, và tân linh mục Michael Los của Ba Lan, mà Youtube vừa phổ biến: không những qùy gối bên giường bệnh của người mình vừa tấn phong để cung kính lãnh phép lành của ngài mà còn với tay qua đầu ôm lấy bàn tay ban phép ấy. Ai là chư hầu và ai là chúa chủ?
Cha Sorico thì cho điều ấy, cũng như phần lớn các điều khác trong tiểu luận, đúng nhưng không đúng toàn diện. Điều Carroll không nhắc đến là hai lời thề hứa khác trước khi đặt tay mình vào tay vị chủ phong: quyết tâm thi hành xứng đáng thừa tác vụ Lời Chúa, quyết tâm cử hành cách trung thành và cung kính các mầu nhiệm của Chúa Kitô, nhất là lễ hy sinh Thánh Thể và bí tích Hòa Giải, để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa dân Kitô giáo.
Đấy không phải là lời thề của kẻ chư hầu với chúa chủ! Tiếc thay, nhiều linh mục trong các thập niên 1960 và 1970 đã làm nản lòng Giáo Hội, chính họ và gia đình họ, thậm chí cả Thiên Chúa nữa vì những giả thuyết và định nghĩa sai lầm của họ ngay từ lúc ban đầu.
Họ cũng sai lầm, theo cha Sirico, trong việc đọc Vatican II, khi cho rằng có một sự gián đoạn với quá khứ và nhất là Vatican II muốn thay thế phẩm trật bằng một loại dân chủ cấp tiến nào đó.
Carroll bảo theo lịch sử, có một hình thức Kitô giáo trong sáng hơn, độc đáo hơn, trong đó, không có chức linh mục, không có phẩm trật quyền bính, và không có thù ghét đàn bà và ức chế tình dục. Thế rồi mấy thế kỷ sau, lòi ra cái ông Augustinô đốn mạt, đem đến cái ý niệm quái gở từ bỏ minh như đường tiến tới hạnh phúc.
Trong khi, thực sự, chính Đức Giêsu yêu cầu người ta từ bỏ mình, kể cả mạng sống mình, để được hạnh phúc thực sự! Thế còn Sách Công Vụ thì sao: sách nói rõ việc các Tông Đồ tổ chức các thừa tác vụ khác nhau và lập ra chức phó tế dưới sự hướng dẫn của các ngài?
Carroll trích dẫn nguồn ngoại đạo là Josephus nhưng lại quên không trích dẫn 11 lá thư của người cùng thời với Josephus là Thánh Inhaxiô thành Antiokia viết cho các giáo hội khắp vùng Địa Trung Hải trên đường chịu tử đạo. Trong đó, ngài tỉ mỉ mô tả một phẩm trật hiện có, có thứ bậc cao và phức tạp với ba bậc của chức linh mục (phó tế, linh mục hay trưởng lão [presbyter], và giám mục) đặt căn bản trên chức giám mục quân chủ. Mặt khác, theo Cha Sirico, trước Constantinô lâu, Thánh Giustinô Tử Đạo đã cung cấp cho ta một mô tả chi tiết về việc cử hành Thánh Thể, viết vào khoảng năm 153 CN: một buổi phụng vụ có thứ tự cấp cao với người chủ tọa là một nam linh mục.
Ai cũng biết Carroll từng đoạt giải thưởng vì viết về Do Thái giáo, nhưng Cha Sirico làm nổi bật sự nghịch lý của Carroll khi ông nhấn mạnh đến khúc quanh diễn ra tại Vatican II trong việc thừa nhận Do Thái Giáo mà lại không nhắc gì đến ảnh hưởng của Do Thái Giáo đối với việc thờ phượng Công Giáo và phẩm trật linh mục của nó. Đúng lý ra, ông phải tấn công một cách cũng kịch liệt như thế cái phẩm trật đền thờ Do Thái trước Kitô Giáo chứ, cái phẩm trật ấy há không toàn nam đó ư và do đó không đáng bị bãi bỏ sao?
Thực ra, trong các thế kỷ qua, Giáo Hội Công Giáo và chức linh mục thừa tác đã kinh qua nhiều thay đổi và phát triển. Vẫn duy trì bản chất của đức tin Công Giáo, Giáo Hội đề ra nhiều cách mới để phát biểu đức tin ấy. Nhưng đấy không phải là điều Carroll lưu ý. Ông muốn quăng bỏ không những “thứ đế chế giam hãm Giáo Hội 1,700 năm trước đây” mà còn chính cả Giáo Hội nữa. Mặc dù ông cho rằng ông muốn phục hồi Tin Mừng, nhưng thực ra ông muốn đề ra một Tin Mừng mới, hoàn toàn không ăn có gì với Tin Mừng do Chúa Kitô công bố.
Cái Giáo Hội mới do ông đề nghị có nòng cốt là những người ông gọi là lưu đầy, không phải các linh mục. Nhưng chắc chắn, chẳng bao lâu sau, những người cốt lõi này sẽ trở thành cơ quan điều khiển trung ương, điều mà chính ông bất đồng. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
Điều nghịch lý nữa là các mô tả của Carroll về Giáo Hội Công Giáo hiện nay: một cộng đồng hoàn cầu gồm hơn một tỷ người, “định chế duy nhất vượt trên mọi biên giới và thời gian; có đến 200,000 trường Công Giáo và 40,000 bệnh viện Công Giáo; và Giáo Hội là tổ chức phi chính phủ lớn nhất và là tòa án công lý”. Nhưng ông ta lại không cho đó là công phúc xây dựng của một phẩm trật có hàng giáo sĩ thừa tác.
Đã đành hàng giáo sĩ ấy cần canh tân, nhưng kêu gọi bãi bỏ nó là kêu gọi bãi bỏ chính Giáo Hội. Không thể giản lược Giáo Hội vào hàng linh mục nhưng đạo Công Giáo không phải là Giáo Hội nếu không có các linh mục.
III. Hợp tác hòa nhập
Susan Bigelow Raynolds, phụ tá giáo sư môn Công Giáo Học tại Trường Thần Học thuộc Đại Học Emory University Candler, là một người trước đây từng quản trị một giáo xứ không có linh mục, sống trong một nhà xứ, lo mọi việc của giáo xứ. Điều đáng nói là giáo xứ này thành công trong việc không bị hủy bỏ hay sát nhập nhân dịp tổng giáo phận Boston tổ chức lại các giáo xứ. Nhưng bà không cho rằng luận điểm của Carroll có giá trị. Dĩ nhiên chủ nghĩa giáo sĩ trị là điều xấu xa, gây tại họa, nhưng kinh nghiệm của bà cho hay điều chủ yếu là sự hiệp thông. Tinh thần này phải thẩm thấu vào các cơ cấu Giáo Hội. Giáo Xứ của bà thành công chính là ở chỗ hiệp thông mọi người kể cả với các giáo sĩ.
Lý do giản dị là giải quyết nạn kỳ thị chủng tộc không phải là hủy bỏ các dị biệt mà là thay đổi luật lệ và thực hành và cả các chuyện kể đề cao tính thượng tôn da trắng. Cũng thế, giải pháp cho chủ nghĩa giáo sĩ trị không là và không nên là bãi bỏ hàng linh mục. Đúng hơn phải là công trình gian khổ hơn nhằm biến đổi các cơ cấu Giáo Hội từng phát sinh và nâng đỡ cái hiểu bệnh hoạn về tính thượng tôn của giáo sĩ.
Thành thử bà buồn cười khi Carroll cho rằng nạn giáo sĩ trị sẽ chấm dứt khi giáo dân chỉ cần quyết định trở thành “người Công Giáo theo các điều kiện của chúng tôi”. Nhưng được mấy người!
Ở giáo xứ mà bà từng quản trị, nền văn hóa hợp tác hoà nhập dần dần đâm rễ khi giáo dân và giáo sĩ hợp tác để thúc đẩy sức mạnh định chế của Giáo Hội phục vụ những thành viên bị hắt hủi hơn cả trong cộng đồng địa phương. Nghĩa là phải trao cho người giáo dân tiếng nói mạnh mẽ hơn ở mọi bình diện của việc cai quản Giáo Hội.
IV. Bãi bỏ chức linh mục không cứu được Giáo Hội Công Giáo
Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, cho rằng giống nhiều người trước ông, Carroll coi các Kitô hữu tiên khởi như thành viên của một cộng đồng tinh ròng, đầy yêu thương, không có phẩm trật, sau đó bị hủ hóa bởi việc nó liên minh với Hoàng Đế Constantinô và vì thế chủ nghĩa giáo sĩ trị đã phát sinh.
Dù có một chút sự thật trong lý thuyết đó, nhưng chủ nghĩa giáo sĩ trị có những gốc rễ sâu xa và sớm sủa hơn trong chính thân phận làm người. Cha Rees trưng dẫn tình tiết trong Mátthêu 20: trong đó, mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cho hai con bà, người “ngự” bên hữu, người “ngự” bên tả Chúa Giêsu trong nước của Người. Mà không riêng bà đâu, khi các tông đồ khác nghe thấy thế, họ rất bất bình với hai anh em. Tại sao lại bất bình nếu không phải vì ghen tương?
Còn chuyện các tông đồ tranh cãi với nhau xem ai là người lớn nhất trong số họ (Mc 9) nữa. Giáo sĩ trị vốn đã ngự trị giữa các tông đồ trước Constantinô nhiều. Ngay cả biến cố Ngũ Tuần cũng vẫn chưa chữa được nạn này. Thực vậy, theo Công Vụ 6, các phó tế được lập ra vì 12 tông đồ nghĩ họ ở trên việc phục vụ bàn ăn: “Không đúng để chúng tôi lãng quên lời Chúa mà phục vụ tại bàn ăn”.
Giáo sĩ trị chỉ là 1 biểu hiện trong Giáo Hội các cơn cám dỗ của con người hiện diện trong mọi tổ chức: tham vọng, kiêu hãnh, cao ngạo và lạm quyền. Chúng ta chỉ ngỡ ngàng khi thấy nó ở trong Giáo Hội.
Thành thử bãi bỏ chức linh mục sẽ không cứu được Giáo Hội. Cha Reese cũng đưa ra hai nhận xét: những người tin rằng các thủ tục dân chủ sẽ bẻ gẫy được cái vòng luẩn quẩn là chưa tham dự các buổi hội họp đầy tranh cãi ở các giáo xứ và họ cũng không giải thích được tại sao chế độ dân chủ, hiện đang hết sức tồi tệ ở Hoa Kỳ, lại có thể thành công một cách ma thuật trong Giáo Hội.
V. Tự qui chiếu vào chính mình
Michael Sean Winters của tờ National Catholic Reporter, một tờ báo cấp tiến, coi lập luận của Carroll là thiếu khả năng, sai lầm về lịch sử, tự qui chiếu vào chính mình (self-referential).
Winters cho rằng nền thần học của Carroll hoàn toàn có tính cơ hội chủ nghĩa. Thực vậy, như trên đã nói: việc hãm mình ép xác, khuyến khích người chưa lập gia đình giữ khiết tịnh đâu phải mới có từ lúc Thánh Augustinô đưa ra quan điểm của ngài trong việc hạ giá điều ông gọi là “sexual restlessness” (khắc khoải náo nức tính dục) đi ngược lại lối sống cởi mở tiền Constantinô. Những việc ấy vốn đã được Tin Mừng lên khuôn.
Theo Winters, Carroll sai lầm trong nhận định lịch sử khi cho rằng việc Giáo Hội thích ứng với nền văn hóa Rôma là kết quả của áp đặt đế quốc và lòng thèm muốn quyền lực của hàng giáo sĩ. Thực ra, Kitô hữu thời ấy cũng như mọi thời, lúc nào cũng tìm cách làm cho việc Thiên Chúa tự mặc khải Người nơi Chúa Giêsu Kitô trở thành có ý nghĩa. Muốn thế, họ phải lợi dụng các phạm trù, ý niệm và kinh nghiệm họ biết được. Nếu các dinh thự Rôma nói lên cảm thức thán phục và cái đẹp thì tại sao lại không mô phỏng chúng để tạo ra các vương cung thánh đường? Điều nghịch thường là chính Carroll mừng vui vì “Giáo Hội, định chế từng bảo trợ các công trình dân quyền của tôi và thúc giục tôi dấn thân vào phong trào chống đối chiến tranh, đã biến tôi thành người cấp tiến”. Ông đã thích ứng với các phạm trù hiện đại, tại sao Kitô hữu thế kỷ thứ 4 lại không được phép thích ứng với các phạm trù thời họ?
Hình như cái tôi của Carroll quá lớn. Khiến ông có những dòng như “Tôi là tuyên úy Công Giáo tại Đại Học Boston, làm việc với những người cưỡng và chống đối lệnh động viên, và chẳng bao lâu, tôi thấy mình mâu thuẫn với hàng giáo phẩm Công Giáo bảo thủ. Chỉ từ từ tôi mới nhận ra có một thiếu sót đầy thảm họa sâu xa bên trong định chế tôi đã hiến thân cho, và điều đó có liên hệ đến chính chức linh mục. Chức linh mục của tôi”. Winters đặt câu hỏi: chức linh mục của ai? Chức linh mục của Kitô hữu, nghĩa là của hàng giáo sĩ và của những người đã chịu phép rửa, đều là việc tham dự vào chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô. Thành thử có thể nói: chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể là gốc rễ gây ra cuộc khủng hoảng lạm dụng, nhưng ý niệm coi nó như một vết nhơ không thể tẩy xóa là một ý niệm ông không đưa ra được một luận điểm nào mà không có đại danh từ số ít “Tôi”!
Theo Winters, việc Carroll tấn công Đức Phanxicô quả là một điều ngu dốt, khi cho rằng hội nghị thượng đỉnh vừa rồi về việc bảo vệ trẻ vị thành niên giống như “đặt các lãnh chúa Mafia đứng đầu ủy ban điều tra tội ác”. Thực sự hội nghị ấy có hiệu quả, hết sức nhanh chóng đem lại nhiều chính sách và thủ tục mới buộc các giám mục thế giới phải giải trình. Các vị như Hồng Y Sean O'Malley, Blase Cupich, Tổng Giám Mục Charles Scicluna có phải là những tên tội phạm hay không?
Tóm lại trong Giáo Hội Công Giáo hiện thời không ai bằng Carroll. Theo Winters, ông ta muốn mọi người nên như ông, bước vào “lưu đầy nội bộ” (đúng hơn phải nói: nội thù). Ông ta muốn Giáo Hội giảng dạy không phải Chúa Giêsu Kitô, nhất là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh mà là James Carroll và là James Carroll bất mãn! Winters gọi đây là một thứ đập phá hình tượng kiểu con nít (puerile iconoclasm), một thứ duy ngã luận (solipsism): chức linh mục không hay đối với ông, vậy thì chức linh mục là vấn đề và cần được bãi bỏ!
VI. Chức linh mục không là một phát triển dần từ bên ngoài
Từng là linh mục ít nhất 5 năm, Carroll dường như không hiểu bản chất đích thực của chức linh mục. Linh mục Francis X. Clooney, Dòng Tên, hiện là Giáo Sư thực thụ tại Phân khoa Thần Học của Đại Học Harvard và là Phó Chủ Tịch Hội Thần Học Công Giáo Hoa Kỳ ( https://www.americamagazine.org/faith/2019/06/19/dont-abolish-priesthood-redeem-it), cho rằng “Chức linh mục quả có một lịch sử, và nó thay đổi với thời gian; chắc chắn nó cũng sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Nhưng nó không phải là một sự phát triển dần dần từ bên ngoài (extrinsic accretion) nghịch với Kitô giáo “đích thực”. Các giáo sĩ thời Trung Cổ không tìm ra các bí tích chỉ để gia tăng quyền lực của họ hay bóp nghẹt thể thánh thiêng ở một số nơi, thời, sự vật”. Chức linh mục không phải là một sai lầm áp đặt lên một cộng đồng tinh ròng và nguyên thủy tưởng tượng. Đúng hơn, nó là một phần trong việc cộng đồng này học hỏi để trở thành cộng đồng thánh thiện của Thiên Chúa, Nhiệm Thể Chúa Kitô, trong nhiều thế kỷ”.
Cha Clooney giải thích thêm “Lời đoan hứa về hiện diện thực sự lâu dài và được lặp đi lặp lại của Chúa Kitô trong việc bẻ bánh đã thúc đẩy Giáo Hội tìm phương cách hướng tới chức linh mục”. Cha cho rằng “việc Giáo Hội khám phá ra chức năng linh mục, theo nghĩa thực sự của nó, là một tái khẳng định nguồn gốc của chúng ta trong một Do Thái Giáo không ai lầm lẫn được nhờ có hàng tư tế. Việc cả chúng ta cũng có các tư tế đánh dấu cơ sở chung với các tôn giáo vĩ đại khác như Ấn Giáo, hết sức phong phú về đền thờ, nghi lễ và cả việc làm của các tư tế nữa”.
Cha Clooney phê phán việc Carroll dùng nhãn hiệu “cựu linh mục” để đòi bãi bỏ chức linh mục xem ra để chứng minh rằng mình hiểu việc mình làm. Nhưng theo Cha, việc ấy càng chứng tỏ những người như Carroll không nhìn thấy thực tại. Theo lời cha, họ “làm ngơ đức tin liên tục của người Công Giáo, một đức tin được thuật lại trong vô vàn câu truyện của những người cũng giận dữ và bị chướng tai gai mắt nhưng vẫn nhìn ra giá trị của Giáo Hội Công Giáo, tìm thấy trong sinh hoạt bí tích của Giáo Hội một điều gì đó sâu sắc hơn và lâu bền hơn các cao ngạo của hàng giáo phẩm và sự tồi bại của một số giáo sĩ. Như tôi thấy trong giáo xứ của tôi vào ngày cuối tuần và tại khuôn viên Havard, người ta vẫn tới nhà thờ, không phải chỉ vì thói quen, cũng chẳng phải vì cảm quan bổn phận đã lỗi thời, hay vì vô cảm đối với cuộc khủng hoảng. Họ tới vì họ vẫn tìm thấy giá trị của các bí tích, vẫn thấy Thiên Chúa hiện diện trong việc thờ phượng này, vẫn tôn kính sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể và vâng, họ vẫn còn có thể thấy linh mục của họ rất khác với phường lạm dụng và những người giúp chúng phạm tội. Người ta tới vì họ vẫn tìm được Thiên Chúa trong thánh lễ và vẫn có thể cầu nguyện bên cạnh một vị linh mục khiêm tốn đủ để hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện và thờ phượng. Và vâng, còn rất nhiều linh mục vẫn đang làm công việc của các ngài, cử hành các bí tích, giảng giải Tin Mừng liên tục, giữ các lời khấn của các ngài”.
Carroll tự hào nhìn ra sự thực. Nhưng theo Cha Carroll, ngài cũng như ông ta “sống trong cùng một thế giới thực... mà vẫn còn là một linh mục (suốt 40 năm qua). Tôi thấy cùng những sự việc như họ, nhưng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện với cộng đồng vào Chúa Nhật và đôi khi trong tuần...”. Về các phẩm tính nhân bản, Cha không khác gì Carroll: “tôi cũng viết các sách học thuật. Tôi cũng ngồi ở ghế giáo sư...tôi vẫn là một tín hữu đích thực”.
Tóm lại, đọc Carroll người ta thấy một cao ngạo ngất trời đến coi trời bằng vung. Thực vậy, đối với ông ta, mọi đầu óc từng tạo ra gia tài Công Giáo đồ sộ trong hơn 20 thế kỷ qua đều là đồ bỏ. Kể cả Đức Bênêđíctô XVI uyên bác và Đức Phanxicô mục vụ cũng bị ông chê không tiếc lời.Với ông, một nạn nhân không đối chất trong phúc trình của Đại Bồi Thẩm Đoàn Pensylvania có giá trị tuyệt đối, hơn hẳn tất cả phẩm trật Công Giáo cộng lại. Một người như thế mà dám vẽ ra cả một sơ đồ tổ chức cho một khối người hơn 1 tỷ hiện nay trên thế giới.
Carroll rất hãnh diện về khối người này. Ông nghĩ ông có thể thuyết phục khối người ấy, vốn đại đa số không phải là giáo sĩ, đi theo quan điểm của ông. Nhưng ông có biết chỉ một việc cử hành thánh lễ bằng ngôn ngữ bình dân, một việc xem ra hết sức hợp lý, mà đã có cả một khối người đông đảo phản đối, đến tách rời khỏi Giáo Hội. Phương chi là việc bãi bỏ luật độc thân linh mục và nhất là bãi bỏ chức linh mục, và do đó, bãi bỏ thánh lễ, để chỉ còn nghi thức bẻ bánh. Không gì hoang tưởng bằng.
Susan Bigelow Raynolds, phụ tá giáo sư môn Công Giáo Học tại Trường Thần Học thuộc Đại Học Emory University Candler, là một người trước đây từng quản trị một giáo xứ không có linh mục, sống trong một nhà xứ, lo mọi việc của giáo xứ. Điều đáng nói là giáo xứ này thành công trong việc không bị hủy bỏ hay sát nhập nhân dịp tổng giáo phận Boston tổ chức lại các giáo xứ. Nhưng bà không cho rằng luận điểm của Carroll có giá trị. Dĩ nhiên chủ nghĩa giáo sĩ trị là điều xấu xa, gây tại họa, nhưng kinh nghiệm của bà cho hay điều chủ yếu là sự hiệp thông. Tinh thần này phải thẩm thấu vào các cơ cấu Giáo Hội. Giáo Xứ của bà thành công chính là ở chỗ hiệp thông mọi người kể cả với các giáo sĩ.
Lý do giản dị là giải quyết nạn kỳ thị chủng tộc không phải là hủy bỏ các dị biệt mà là thay đổi luật lệ và thực hành và cả các chuyện kể đề cao tính thượng tôn da trắng. Cũng thế, giải pháp cho chủ nghĩa giáo sĩ trị không là và không nên là bãi bỏ hàng linh mục. Đúng hơn phải là công trình gian khổ hơn nhằm biến đổi các cơ cấu Giáo Hội từng phát sinh và nâng đỡ cái hiểu bệnh hoạn về tính thượng tôn của giáo sĩ.
Thành thử bà buồn cười khi Carroll cho rằng nạn giáo sĩ trị sẽ chấm dứt khi giáo dân chỉ cần quyết định trở thành “người Công Giáo theo các điều kiện của chúng tôi”. Nhưng được mấy người!
Ở giáo xứ mà bà từng quản trị, nền văn hóa hợp tác hoà nhập dần dần đâm rễ khi giáo dân và giáo sĩ hợp tác để thúc đẩy sức mạnh định chế của Giáo Hội phục vụ những thành viên bị hắt hủi hơn cả trong cộng đồng địa phương. Nghĩa là phải trao cho người giáo dân tiếng nói mạnh mẽ hơn ở mọi bình diện của việc cai quản Giáo Hội.
IV. Bãi bỏ chức linh mục không cứu được Giáo Hội Công Giáo
Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, cho rằng giống nhiều người trước ông, Carroll coi các Kitô hữu tiên khởi như thành viên của một cộng đồng tinh ròng, đầy yêu thương, không có phẩm trật, sau đó bị hủ hóa bởi việc nó liên minh với Hoàng Đế Constantinô và vì thế chủ nghĩa giáo sĩ trị đã phát sinh.
Dù có một chút sự thật trong lý thuyết đó, nhưng chủ nghĩa giáo sĩ trị có những gốc rễ sâu xa và sớm sủa hơn trong chính thân phận làm người. Cha Rees trưng dẫn tình tiết trong Mátthêu 20: trong đó, mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cho hai con bà, người “ngự” bên hữu, người “ngự” bên tả Chúa Giêsu trong nước của Người. Mà không riêng bà đâu, khi các tông đồ khác nghe thấy thế, họ rất bất bình với hai anh em. Tại sao lại bất bình nếu không phải vì ghen tương?
Còn chuyện các tông đồ tranh cãi với nhau xem ai là người lớn nhất trong số họ (Mc 9) nữa. Giáo sĩ trị vốn đã ngự trị giữa các tông đồ trước Constantinô nhiều. Ngay cả biến cố Ngũ Tuần cũng vẫn chưa chữa được nạn này. Thực vậy, theo Công Vụ 6, các phó tế được lập ra vì 12 tông đồ nghĩ họ ở trên việc phục vụ bàn ăn: “Không đúng để chúng tôi lãng quên lời Chúa mà phục vụ tại bàn ăn”.
Giáo sĩ trị chỉ là 1 biểu hiện trong Giáo Hội các cơn cám dỗ của con người hiện diện trong mọi tổ chức: tham vọng, kiêu hãnh, cao ngạo và lạm quyền. Chúng ta chỉ ngỡ ngàng khi thấy nó ở trong Giáo Hội.
Thành thử bãi bỏ chức linh mục sẽ không cứu được Giáo Hội. Cha Reese cũng đưa ra hai nhận xét: những người tin rằng các thủ tục dân chủ sẽ bẻ gẫy được cái vòng luẩn quẩn là chưa tham dự các buổi hội họp đầy tranh cãi ở các giáo xứ và họ cũng không giải thích được tại sao chế độ dân chủ, hiện đang hết sức tồi tệ ở Hoa Kỳ, lại có thể thành công một cách ma thuật trong Giáo Hội.
V. Tự qui chiếu vào chính mình
Michael Sean Winters của tờ National Catholic Reporter, một tờ báo cấp tiến, coi lập luận của Carroll là thiếu khả năng, sai lầm về lịch sử, tự qui chiếu vào chính mình (self-referential).
Winters cho rằng nền thần học của Carroll hoàn toàn có tính cơ hội chủ nghĩa. Thực vậy, như trên đã nói: việc hãm mình ép xác, khuyến khích người chưa lập gia đình giữ khiết tịnh đâu phải mới có từ lúc Thánh Augustinô đưa ra quan điểm của ngài trong việc hạ giá điều ông gọi là “sexual restlessness” (khắc khoải náo nức tính dục) đi ngược lại lối sống cởi mở tiền Constantinô. Những việc ấy vốn đã được Tin Mừng lên khuôn.
Theo Winters, Carroll sai lầm trong nhận định lịch sử khi cho rằng việc Giáo Hội thích ứng với nền văn hóa Rôma là kết quả của áp đặt đế quốc và lòng thèm muốn quyền lực của hàng giáo sĩ. Thực ra, Kitô hữu thời ấy cũng như mọi thời, lúc nào cũng tìm cách làm cho việc Thiên Chúa tự mặc khải Người nơi Chúa Giêsu Kitô trở thành có ý nghĩa. Muốn thế, họ phải lợi dụng các phạm trù, ý niệm và kinh nghiệm họ biết được. Nếu các dinh thự Rôma nói lên cảm thức thán phục và cái đẹp thì tại sao lại không mô phỏng chúng để tạo ra các vương cung thánh đường? Điều nghịch thường là chính Carroll mừng vui vì “Giáo Hội, định chế từng bảo trợ các công trình dân quyền của tôi và thúc giục tôi dấn thân vào phong trào chống đối chiến tranh, đã biến tôi thành người cấp tiến”. Ông đã thích ứng với các phạm trù hiện đại, tại sao Kitô hữu thế kỷ thứ 4 lại không được phép thích ứng với các phạm trù thời họ?
Hình như cái tôi của Carroll quá lớn. Khiến ông có những dòng như “Tôi là tuyên úy Công Giáo tại Đại Học Boston, làm việc với những người cưỡng và chống đối lệnh động viên, và chẳng bao lâu, tôi thấy mình mâu thuẫn với hàng giáo phẩm Công Giáo bảo thủ. Chỉ từ từ tôi mới nhận ra có một thiếu sót đầy thảm họa sâu xa bên trong định chế tôi đã hiến thân cho, và điều đó có liên hệ đến chính chức linh mục. Chức linh mục của tôi”. Winters đặt câu hỏi: chức linh mục của ai? Chức linh mục của Kitô hữu, nghĩa là của hàng giáo sĩ và của những người đã chịu phép rửa, đều là việc tham dự vào chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô. Thành thử có thể nói: chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể là gốc rễ gây ra cuộc khủng hoảng lạm dụng, nhưng ý niệm coi nó như một vết nhơ không thể tẩy xóa là một ý niệm ông không đưa ra được một luận điểm nào mà không có đại danh từ số ít “Tôi”!
Theo Winters, việc Carroll tấn công Đức Phanxicô quả là một điều ngu dốt, khi cho rằng hội nghị thượng đỉnh vừa rồi về việc bảo vệ trẻ vị thành niên giống như “đặt các lãnh chúa Mafia đứng đầu ủy ban điều tra tội ác”. Thực sự hội nghị ấy có hiệu quả, hết sức nhanh chóng đem lại nhiều chính sách và thủ tục mới buộc các giám mục thế giới phải giải trình. Các vị như Hồng Y Sean O'Malley, Blase Cupich, Tổng Giám Mục Charles Scicluna có phải là những tên tội phạm hay không?
Tóm lại trong Giáo Hội Công Giáo hiện thời không ai bằng Carroll. Theo Winters, ông ta muốn mọi người nên như ông, bước vào “lưu đầy nội bộ” (đúng hơn phải nói: nội thù). Ông ta muốn Giáo Hội giảng dạy không phải Chúa Giêsu Kitô, nhất là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh mà là James Carroll và là James Carroll bất mãn! Winters gọi đây là một thứ đập phá hình tượng kiểu con nít (puerile iconoclasm), một thứ duy ngã luận (solipsism): chức linh mục không hay đối với ông, vậy thì chức linh mục là vấn đề và cần được bãi bỏ!
VI. Chức linh mục không là một phát triển dần từ bên ngoài
Từng là linh mục ít nhất 5 năm, Carroll dường như không hiểu bản chất đích thực của chức linh mục. Linh mục Francis X. Clooney, Dòng Tên, hiện là Giáo Sư thực thụ tại Phân khoa Thần Học của Đại Học Harvard và là Phó Chủ Tịch Hội Thần Học Công Giáo Hoa Kỳ ( https://www.americamagazine.org/faith/2019/06/19/dont-abolish-priesthood-redeem-it), cho rằng “Chức linh mục quả có một lịch sử, và nó thay đổi với thời gian; chắc chắn nó cũng sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Nhưng nó không phải là một sự phát triển dần dần từ bên ngoài (extrinsic accretion) nghịch với Kitô giáo “đích thực”. Các giáo sĩ thời Trung Cổ không tìm ra các bí tích chỉ để gia tăng quyền lực của họ hay bóp nghẹt thể thánh thiêng ở một số nơi, thời, sự vật”. Chức linh mục không phải là một sai lầm áp đặt lên một cộng đồng tinh ròng và nguyên thủy tưởng tượng. Đúng hơn, nó là một phần trong việc cộng đồng này học hỏi để trở thành cộng đồng thánh thiện của Thiên Chúa, Nhiệm Thể Chúa Kitô, trong nhiều thế kỷ”.
Cha Clooney giải thích thêm “Lời đoan hứa về hiện diện thực sự lâu dài và được lặp đi lặp lại của Chúa Kitô trong việc bẻ bánh đã thúc đẩy Giáo Hội tìm phương cách hướng tới chức linh mục”. Cha cho rằng “việc Giáo Hội khám phá ra chức năng linh mục, theo nghĩa thực sự của nó, là một tái khẳng định nguồn gốc của chúng ta trong một Do Thái Giáo không ai lầm lẫn được nhờ có hàng tư tế. Việc cả chúng ta cũng có các tư tế đánh dấu cơ sở chung với các tôn giáo vĩ đại khác như Ấn Giáo, hết sức phong phú về đền thờ, nghi lễ và cả việc làm của các tư tế nữa”.
Cha Clooney phê phán việc Carroll dùng nhãn hiệu “cựu linh mục” để đòi bãi bỏ chức linh mục xem ra để chứng minh rằng mình hiểu việc mình làm. Nhưng theo Cha, việc ấy càng chứng tỏ những người như Carroll không nhìn thấy thực tại. Theo lời cha, họ “làm ngơ đức tin liên tục của người Công Giáo, một đức tin được thuật lại trong vô vàn câu truyện của những người cũng giận dữ và bị chướng tai gai mắt nhưng vẫn nhìn ra giá trị của Giáo Hội Công Giáo, tìm thấy trong sinh hoạt bí tích của Giáo Hội một điều gì đó sâu sắc hơn và lâu bền hơn các cao ngạo của hàng giáo phẩm và sự tồi bại của một số giáo sĩ. Như tôi thấy trong giáo xứ của tôi vào ngày cuối tuần và tại khuôn viên Havard, người ta vẫn tới nhà thờ, không phải chỉ vì thói quen, cũng chẳng phải vì cảm quan bổn phận đã lỗi thời, hay vì vô cảm đối với cuộc khủng hoảng. Họ tới vì họ vẫn tìm thấy giá trị của các bí tích, vẫn thấy Thiên Chúa hiện diện trong việc thờ phượng này, vẫn tôn kính sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể và vâng, họ vẫn còn có thể thấy linh mục của họ rất khác với phường lạm dụng và những người giúp chúng phạm tội. Người ta tới vì họ vẫn tìm được Thiên Chúa trong thánh lễ và vẫn có thể cầu nguyện bên cạnh một vị linh mục khiêm tốn đủ để hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện và thờ phượng. Và vâng, còn rất nhiều linh mục vẫn đang làm công việc của các ngài, cử hành các bí tích, giảng giải Tin Mừng liên tục, giữ các lời khấn của các ngài”.
Carroll tự hào nhìn ra sự thực. Nhưng theo Cha Carroll, ngài cũng như ông ta “sống trong cùng một thế giới thực... mà vẫn còn là một linh mục (suốt 40 năm qua). Tôi thấy cùng những sự việc như họ, nhưng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện với cộng đồng vào Chúa Nhật và đôi khi trong tuần...”. Về các phẩm tính nhân bản, Cha không khác gì Carroll: “tôi cũng viết các sách học thuật. Tôi cũng ngồi ở ghế giáo sư...tôi vẫn là một tín hữu đích thực”.
Tóm lại, đọc Carroll người ta thấy một cao ngạo ngất trời đến coi trời bằng vung. Thực vậy, đối với ông ta, mọi đầu óc từng tạo ra gia tài Công Giáo đồ sộ trong hơn 20 thế kỷ qua đều là đồ bỏ. Kể cả Đức Bênêđíctô XVI uyên bác và Đức Phanxicô mục vụ cũng bị ông chê không tiếc lời.Với ông, một nạn nhân không đối chất trong phúc trình của Đại Bồi Thẩm Đoàn Pensylvania có giá trị tuyệt đối, hơn hẳn tất cả phẩm trật Công Giáo cộng lại. Một người như thế mà dám vẽ ra cả một sơ đồ tổ chức cho một khối người hơn 1 tỷ hiện nay trên thế giới.
Carroll rất hãnh diện về khối người này. Ông nghĩ ông có thể thuyết phục khối người ấy, vốn đại đa số không phải là giáo sĩ, đi theo quan điểm của ông. Nhưng ông có biết chỉ một việc cử hành thánh lễ bằng ngôn ngữ bình dân, một việc xem ra hết sức hợp lý, mà đã có cả một khối người đông đảo phản đối, đến tách rời khỏi Giáo Hội. Phương chi là việc bãi bỏ luật độc thân linh mục và nhất là bãi bỏ chức linh mục, và do đó, bãi bỏ thánh lễ, để chỉ còn nghi thức bẻ bánh. Không gì hoang tưởng bằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét