THỨ BA 03/12/2013
Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng
THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ,
LINH MỤC. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính.
Bài
Ðọc I: Is 11: 1-10
"Chúa
lấy đức công bình mà xét xử người nghèo khó".
Trích sách
Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, từ
gốc Giê-sê sẽ đâm ra một bông hoa.
Trên bông
hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và thông suốt,
thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ làm cho Ngài
biết kính sợ Thiên Chúa.
Ngài không
xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ
lấy đức công bình mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà
bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở.
Ngài sẽ dùng
lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác.
Ngài lấy đức
công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng.
Sói sống
chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với
nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy.
Bò con và gấu
sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như
bò đều ăn cỏ khô, trẻ con còn măng sửa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa
thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc.
Các thú dữ ấy
không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta.
Bởi vì thế
gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa như nước tràn đại dương.
Ngày ấy gốc
Giê-sê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân.
Các dân sẽ
khẩn cầu Ngài và mộ Ngài sẽ được vinh quang.
Ðó là Lời
Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 71,2, 7-8,12-13,17
Ðáp: Sự công chính và nền hòa
bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người.
Xướng 1) Lạy
Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho
hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh và phân xử người nghèo khó
cách chính trực. - Ðáp.
2) Sự công
chính và nền hòa bình viên mãn, sẽ triển nở trong triều đại người, cho tới khi
mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia,
từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
3) Vì người
sẽ giải thoát kẻ nghèo khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai
giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu sống người
cùng khổ. - Ðáp.
4) Chúc tụng
danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người,
các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 84,8
Alleluia,
alleluia - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi
cho chúng tôi. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 10: 21-24
"Chúa
Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa
Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: "Lạy Cha là Chúa trời
đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan
biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ.
Vâng lạy
Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.
Cha Ta đã
trao phó cho Ta mọi sự.
Không ai biết
Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào, ngoài
Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết!"
Rồi Chúa
Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán: "Hạnh phúc cho những con mắt được
xem những điều chúng con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri
và vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe
những điều chúng con nghe, mà đã chẳng được nghe.
Ðó là Lời
Chúa.
Suy
Niệm:
Mặc
Khải Cho Kẻ Bé Mọn
Chúng ta đang bước vào Mùa
Vọng là mùa trông đợi Ðấng Cứu Thế mang ơn cứu độ đến cho nhân loại. Chờ đợi là
thời gian dài thăm thẳm, vì theo tâm lý thì thời gian như kéo dài thêm ra. Trải
qua một thời kỳ lịch sử Cựu Ước, kể từ khi con người phạm tội phản nghịch qua
Adam và Evà, biết bao nhiêu tổ phụ, bao nhiêu tiên tri đã được sai đến dọn
đường cho Con Thiên Chúa là Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người, gánh lấy tội
lỗi con người và làm cho con người được ơn cứu rỗi.
Ðoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cho
chúng ta lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để mạc khải cho chúng ta biết bản tính
Thiên Chúa của Ngài: "Không ai biết Chúa Con ngoại trừ ra Cha, cũng không
ai biết Chúa Cha là Ðấng nào ngoài Chúa Con và những người được Chúa Con muốn
tỏ cho biết".
Ðôi mắt con người chỉ nhìn xem
những vật hữu hình, nếu quá nhỏ có thể dùng kính hiển vi, nếu quá xa có thể
dùng kính thiên văn. Trí óc con người có thể suy nghĩ một cách hạn hẹp trong
khả năng giới hạn nào đó mà thôi, ví dụ chúng ta có thể nhìn thấy ngôi nhà
chúng ta đang ở, chúng ta biết nó không phải tự nhiên mà có nhưng phải do bàn
tay thợ nề, thợ mộc, do con người làm nên và tạo ra. Khi nhìn đồng hồ treo
tường hay treo đồng hồ đeo tay, chắc hẳn trong chúng ta không ai nghĩ rằng nó
tự nhiên mà có nhưng phải có người suy tính và tạo ra.
Từ những thí dụ cụ thể trên, chúng
ta có ý nghĩ: Con người chúng ta không phải tình cờ hay ngẫu nhiên mà được sinh
ra. Ða số ai cũng chấp nhận có ông Trời tạo dựng nên và điều khiển vũ trụ. Tuy
nhiên trí óc con người không dừng lại ở đó, trí óc họ không thể hiểu thêm gì về
ông Trời đó, chỉ có thể tưởng tượng ra ông Trời cũng biết thương, biết giận,
biết ghét, biết khen thưởng hay trừng phạt như con người. Và con người cũng
thường nói: "Ông Trời có mắt" để cùng nhau làm lành làm dữ, sống hòa
thuận, bớt làm điều tai ác.
Chúa Giêsu mặc lấy thân phận con
người để tiết lộ cho chúng ta biết về Thiên Chúa qua lời cầu nguyện của Ngài
hôm nay với Thiên Chúa Cha: "Không ai biết Thiên Chúa Cha ngoại trừ ra
Con". Thiên Chúa Con, Ngài từ trời xuống nên Ngài biết rõ những việc trên
trời nơi Ngài đã ở với Thiên Chúa Cha.
Chúa Giêsu còn cho chúng ta biết về
Thiên Chúa Cha có Ba Ngôi, và khi Ngài chịu Phép Rửa ở sông Jordan, Chúa Thánh
Thần là Ngôi Ba lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, đồng thời có tiếng
Thiên Chúa Cha phán ra từ đám mây: "Này là Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta
mọi đàng". Và trước khi về Trời, Chúa Giêsu cũng đã truyền lệnh cho các
môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh
Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không thể biết được về bản
tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải truyền lệnh cho các môn đệ:
"Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần". Như vậy, con người không thể biết được về bản tính
Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải cho chúng ta biết, và lời Ngài
trên đây cũng cho chúng ta biết thêm dẫn chứng về ngôi vị Thiên Chúa:
"Không phải những kẻ thông thái khôn ngoan biết những điều này nhưng là
những kẻ đơn sơ". Những kẻ đơn sơ bé mọn đó chính là chúng ta.
Chúng ta đang ở trong Mùa Vọng để
chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa
giáng trần đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta là những người thuộc mọi
tầng lớp trong xã hội, thuộc mọi quốc gia, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi trình độ,
mọi ngôn ngữ khác nhau, không phân biệt nhưng cùng chung một niềm trông đợi
Ðấng Cứu Thế đem bình an đến cho mọi tâm hồn.
Chúa Giêsu đã chúc lành cho chúng
ta: "Hạnh phúc cho những người được xem thấy những điều chúng con xem
thấy, vì đã có nhiều tiên tri, vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy
mà chẳng được xem". Biết bao nhiêu người hiện nay chưa biết, chưa được
nghe đến Tin Mừng của Chúa, vì chưa được ai rao giảng cho họ.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng
con tin vững vàng vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể để chúng con sống
thật với mầu nhiệm yêu thương ấy. Xin Chúa cho mỗi người trong chúng con sống
trọn vẹn tâm tình tha thiết mong đợi Ðấng Cứu Thế đến để cứu rỗi nhân loại
chúng con. Amen.
(Veritas Asia)
Lectio: Luca 10:21-24
Thứ Ba, 3 Tháng 12, 2013
Tuần thứ nhất Mùa Vọng
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con,
Chúa không bao giờ từ bỏ người ta,
Đã không biết bao nhiêu lần
Chúa muốn bắt đầu lại với chúng con.
Chúa đã tỏ cho chúng con thấy trong Đức Giêsu, Con của Chúa,
Mẫu người mà Chúa muốn chúng con trở nên.
Như khi Chúa Thánh Thần ngự trên Người,
Cũng đổ tràn trên chúng con cùng một Thần Khí Chúa,
Để cho chúng con có thể nhìn thấy được sứ vụ của mình trong cuộc
sống
Với ơn khôn ngoan và hiểu biết của Chúa
Và để cho chúng con có thể có dũng lực
Mà sống như chúng con tin và hy vọng.
Chúng con cầu xin điều này qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
2. Phúc Âm – Luca 10:21-24
Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa
Thánh Thần, Người nói: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha,
vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này,
nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn
thế. Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự. Không ai biết Chúa Con là
ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Đấng nào, ngoài Chúa Con, và
những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết!”
Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và
phán: “Hạnh phúc cho những con mắt được xem những điều chúng con xem
thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn
xem những điều chúng con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều chúng
con nghe, mà chẳng được nghe.”
3. Suy Niệm
Bài Tin Mừng hôm nay mặc khải về chiều sâu của
Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguyên nhân của niềm vui của Người. Các môn đệ
đã đi với sứ vụ rao giảng, và khi các ông trở về, các ông chia sẻ với Chúa
Giêsu về niềm vui kinh nghiệm rao giảng của mình (Lc 10:17-21).
- Lý do cho sự vui mừng của Chúa
Giêsu là niềm hớn hở của các bạn hữu. Trong khi lắng nghe kinh
nghiệm của các môn đệ và cảm nhận niềm hớn hở của họ, Chúa Giêsu cũng cảm thấy
một sự vui mừng khôn xiết. Lý do cho sự vui mừng của Chúa Giêsu là
vì niềm hạnh phúc của kẻ khác.
- Đó không phải là một sự vui mừng
hời hợt. Nó đến từ Chúa Thánh Thần. Nguyên do cho sự vui
mừng là vì các môn đệ - nam và nữ - đã kinh nghiệm được một điều gì đó về Chúa
Giêsu trong khi thi hành sứ vụ rao giảng của họ.
- Chúa Giêsu gọi họ là “những kẻ bé
mọn”. “Những kẻ bé mọn” là ai? Họ là bảy mươi hai môn đệ
(Lc 10:1) vừa trở về từ chuyến đi rao giảng: là những người cha hoặc
người mẹ trong gia đình, là thanh niên và thanh nữ, là những người có gia đình
hoặc còn độc thân, già và trẻ. Họ không phải là những nhà thông
thái. Họ là những kẻ đơn sơ, không có kiến thức nhiều về khoa học,
không nghiên cứu nhiều, nhưng họ hiểu những gì thuộc về Thiên Chúa tỏ tường hơn
những nhà thông thái.
- “Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha muốn
thế!” Một lời nói rất nghiêm túc. Chúa Cha muốn rằng
những kẻ thông thái và khôn ngoan không thông hiểu được những gì thuộc về Nước
Trời và, thay vào đó những kẻ bé mọn lại hiểu chúng. Vì thế, nếu những kẻ cao
trọng muốn hiểu những gì thuộc về Nước Trời thì họ phải trở thành môn đệ của
những kẻ bé mọn!
- Chúa Giêsu quay lại phía các môn
đệ và phán: “Hạnh phúc cho các con!” Và tại sao họ lại
hạnh phúc? Bởi vì họ được thấy những điều mà các tiên tri muốn xem,
mà không thấy. Và họ đã thấy những gì? Họ sẽ có thể cảm
nhận được hoạt động của Nước Trời trong những việc thông thường của đời
sống: chữa lành kẻ bệnh tật, an ủi kẻ khốn khổ, xua đuổi điều dữ
khỏi đời sống.
4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc
suy gẫm cá nhân
- Tôi tự đặt mình vào vị trí của
dân chúng: Tôi thấy mình thuộc về nhóm những kẻ bé mọn hay thuộc về
nhóm những kẻ thông thái?
- Tôi tự đặt mình vào vị trí của
Chúa Giêsu: Nguyên do cho sự vui mừng của tôi là gì? Niềm
vui đó hời hợt hay sâu sắc?
5. Lời nguyện kết
Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen
Cha,
Vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan
thông thái biết những điều này,
Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” (trích Lc 10:21)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần I MV
Bài đọc: Isa 11:1-10; Lk
10:21-29.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa làm những
chuyện không thể đối với con người.
Trong
Bài đọc I, tiên tri Isaiah cho dân một hy vọng: Khi Đền Thờ Jerusalem bị phá hủy
và vương quốc Judah thất thủ, các vua quan của Judah bị lưu đày qua Babylon.
Sau gần 50 năm lưu đày, họ được Vua Batư, Darius, cho hồi hương để xây dựng lại
Đền Thờ và kiến thiết xứ sở. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ lãnh đạo dân để tái
thiết xứ sở? Người lãnh đạo này phải thuộc giòng dõi của David; và Zerubbabel hội
đủ điều kiện để lãnh đạo dân (x/c Hag 1:1, Zech 4:9). Từ giòng dõi Zerubbabel sẽ
xuất hiện Đấng Thiên Sai (Mt 1:12). Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải Kế Họach
Cứu Độ cho các môn đệ và chỉ cho các ông cách làm sao để đạt đích điểm của cuộc
đời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Làm sao kiếm được Vua công chính cai trị dân?
1.1/
Làm sao kiếm được Vua cai trị Israel sau Thời Lưu Đày? Tiên tri Isaiah
nói về Đấng Thiên Sai như sau: “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội
rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ ngự trên vị này: thần
khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và can đảm, thần khí hiểu biết và
kính sợ Đức Chúa.” Ông Jesse là cha của Vua David. Vương quốc Judah được ví như
một cây, bị chặt sát gốc trong thời gian lưu đày, tưởng chừng như đã chết; nhưng
Thiên Chúa đã phục hồi và làm cho sống. Bắt đầu từ một nhánh nhỏ, sẽ mọc lên một
mầm non, mầm non này chính là Đấng Thiên Sai.
Thánh
Thần của Thiên Chúa là hơi thở ban sự sống (ruah) mà Thiên Chúa trao tặng cho
con người. Hơi thở này kèm theo những năng lực vô biên: khôn ngoan, minh mẫn,
mưu lược, can đảm, hiểu biết, và kính sợ Thiên Chúa. Những năng lực vô biên
này, Bản Bảy Mươi và Vulgate thêm vào năng lực “đạo đức” thay cho một “kính sợ
Thiên Chúa,” đã trở thành 7 quà tặng của Chúa Thánh Thần. Người tín hữu lãnh nhận
7 quà tặng này khi chịu Bí-tích Thêm Sức.
1.2/
Vua công minh, thương yêu, can đảm: Với Thánh Thần của Thiên Chúa hướng dẫn, Đấng
Thiên Sai có đầy đủ mọi đức tính cần thiết để cai trị dân:
(1)
Ngài sẽ xét xử công minh:
“Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người mãn nguyện, Người sẽ không xét xử theo
dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói.”
(2)
Ngài sẽ bênh vực kẻ nghèo hèn: “Ngài xét xử công minh cho những người thấp cổ bé miệng, và phán
quyết vô tư cho kẻ nghèo trong xứ sở.”
(3)
Ngài sẽ trừng trị kẻ ác: “Lời
Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.”
Hai
đức tính cần thiết một vị anh quân cần có được tiên tri ví như dây thắt lưng và
miếng vải buộc trong mình: “Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc
bên sườn là đức tín thành.”
1.3/
Vua đem lại hòa bình: Sau
khi đã trải qua biết bao gian khổ đau thương do chiến tranh và lưu đày gây ra,
điều con người mong ước nhất là có được nền hòa bình. Mong ước này chỉ có được
khi tất cả mọi người trên thế giới biết dẹp bỏ mọi khác biệt để cùng nhau chung
sống và xây dựng hòa bình: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò
cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm
như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc
tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của
Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng
biển.” Viễn tượng hòa bình này chỉ có thể đạt được trong triều đại của Đấng
Thiên Sai, khi Ngài chiến thắng mọi quyền lực thế gian và thu thập mọi người về
cho Thiên Chúa.
2/
Phúc Âm:
Làm sao biết được thánh ý Thiên Chúa?
2.1/
Thánh ý Thiên Chúa: Thiên
Chúa khôn ngoan và uy quyền, con người yếu đuối và giới hạn; làm sao con người
hiểu được những chương trình và thánh ý của Thiên Chúa? Trong Cựu Ước, Thiên
Chúa dùng các tiên tri để nói với con người; nhưng họ chỉ mặc khải được phần
nào những gì Thiên Chúa muốn bằng ngôn ngữ lòai người. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài
mặc khải cho con người tất cả những gì nơi Thiên Chúa. Những mặc khải của Đức
Kitô chính xác và tòan hảo vì Ngài ở với Thiên Chúa ngay từ ban đầu khi Thiên
Chúa tạo dựng vũ trụ. Mặc khải quan trọng nhất của Đức Kitô cho con người là Mầu
Nhiệm Cứu Độ; nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được Mầu Nhiệm này như Chúa
Giêsu nói hôm nay: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì
Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa
Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con
muốn mặc khải cho. Rồi Đức Giêsu quay lại với các môn đệ và bảo riêng: Phúc
thay mắt nào được thấy điều anh em thấy!”
(1)
Kẻ nghèo hèn được mặc khải: Khác với những khôn ngoan của thế gian, Mầu Nhiệm Cứu Độ chỉ được
hiểu bởi những kẻ nghèo hèn, những người không cậy vào sức riêng mình, nhưng
hòan tòan trông cậy nơi Thiên Chúa.
(2)
Bậc khôn ngoan không hiểu: Cũng như tòan bộ Tin Mừng, Mầu Nhiệm Cứu Độ được rao giảng cho tất
cả mọi người. Bậc khôn ngoan không hiểu là vì họ cậy vào sức mình. Nếu họ dùng
lý luận và sự khôn ngoan của con người, Mầu Nhiệm Cứu Độ là chuyện điên rồ
không thể hiểu được. Thánh Phaolô đã trưng dẫn điều này về Thập Giá của Đức
Kitô.
(3)
Các vua chúa không thấy: “Quả
vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều
anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không
được nghe.”
2.2/
Làm sao để đạt đích của cuộc đời? Chúa Giêsu không chỉ mặc khải cho con người biết
đích điểm của cuộc đời, mà còn cả cách thức đạt tới đích điểm này:
(1)
Mến Chúa, yêu người:
Chúa Giêsu chứng thực câu trả lời của người Kinh-sư: "Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí
khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình."
(2)
Thực hành giới luật yêu thương: Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhắc nhở ông không phải chỉ biết
cách mà thôi, nhưng còn phải ra sức thực hành hai giới răn này: "Ông trả lời
đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Không gì là không thể đối với Thiên Chúa. Trong Chương Trình Cứu Độ, Ngài đã
chuẩn bị mọi sự cho con người.
-
Ngài cho Chúa Giêsu, Người Con của Ngài xuống để mặc khải Mầu Nhiệm Cứu Độ cho con
người. Chính Người Con này sẽ là Vua cai trị dân trong công minh, yêu thương;
và sẽ đem lại bình an cho con người.
-
Điều kiện để hiểu Mầu Nhiệm Cứu Độ: phải khiêm nhường nhỏ bé mới có thể nhìn thấy
Đấng Thiên Sai và hiểu biết Kế Họach Cứu Độ Ngài mặc khải. Phải thực thi 2 giới
răn “Mến Chúa yêu người” như Chúa dạy.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 1 MV
Lc
10,21-24
A.
Hạt giống...
1.
Văn mạch : Sau một thời gian đi truyền giáo trở về, các môn đệ vui mừng kể
lại cho Chúa Giêsu nghe những thành công của mình. Nhân dịp này Đức Giêsu nhận
xét về kết quả ấy của họ : Ngài chia vui với họ vì những thành công ấy.
Nhưng Ngài cho biết họ càng nên vui mừng hơn vì Thiên Chúa đã coi họ là công
dân của Nước Trời (“tên các con được ghi trên trời”) (Lc 10,17-20).
2.
Chúa Giêsu lại liên tưởng đến những kẻ không đón nhận Tin Mừng vì lòng trí họ
kiêu căng tự mãn. Những người này khác hẳn với những tâm hồn đơn sơ bé mọn đã
đón nhận Tin Mừng do các môn đệ rao giảng. Và Ngài cảm tạ Chúa Cha về việc đó.
B....
nẩy mầm.
1.
“Con xưng tụng Cha vì đã dấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết
những điều ấy…” : Tôi cũng xưng tụng cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho tôi
được đức tin, được biết Chúa. Nhiều người thông thái khôn ngoan hơn tôi đã
không được những ơn này. Đức tin là một ơn ban chứ không phải là thành quả của
công lao con người.
2.
“… nhưng đã tỏ ra cho những kẻ đơn sơ” : xin cho con càng ngày càng đơn sơ
hơn nữa : đơn sơ với Chúa, đơn sơ với lương tâm con và đơn sơ với mọi người,
vì đơn sơ là điều kiện thuận lợi con được Chúa dạy bảo và ban ơn.
3.
3 động từ chủ chốt của đoạn này là “thấy, nghe và biết”. Còn những người được
“thấy”, được “nghe” và được “biết” Tin Mừng là ai ? Thưa là những kẻ bé mọn.
Nói cụ thể hơn, đó là các môn đệ Chúa và dân ở những nơi mà các môn đệ đến rao
giảng. Họ không giống với dân ở những thành mà trong đoạn Tin Mừng phía trước
(10,1315) Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách. Những người đó tự cho mình là
thông giỏi nên không đón nhận Tin Mừng. Họ giống như những chiếc thùng đầy nước
cho nên có đổ thêm bao nhiêu nước nữa thì cũng trán hết ra ngoài. Còn các môn đệ
Chúa Giêsu và dân ở những nơi này thì khiêm tốn ý thức mình còn ngu dốt yếu kém
nên vui vẻ đón nhận Tin Mừng, giống như những chiếc thùng rỗng nên chứ đụng được
lượng nước đổ thêm vào. Chúa Giêsu vui mừng tạ ơn Chúa Cha vì đã cho những người
bé mọn ấy được thấy, được nghe và được biết Tin Mừng.
Muốn
đón nhận ơn Chúa, cũng như muốn hiểu biết Thiên Chúa hơn thì chúng ta phải trở
nên những kẻ bé mọn, phải ý thức mình còn kém. Và bé mọn thực sự, khiêm tốn thực
sự là phải biết đón nhận, đón nhận không những từ nơi Chúa, mà còn phải từ anh
em của mình nữa.
4.
“Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết : nhiều ngôn sứ và nhiều vua Chúa đã muốn
thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang
nghe, mà không được nghe” (Lc 10,24)
Môsê,
Đavít, Êlia tất cả đều sống trong sự chờ đợi. Chờ đợi lời Thiên Chúa hứa ban
Con của Ngài đến được thực hiện. Họ mong được nhìn thấy Con Thiên Chúa, mong được
nghe Ngài giảng dạy về Nước Trời.
Các
tông đồ đã sống, đã đồng hành với Ngài trên mọi nẻo đường. được Ngài dạy dỗ, được
sai đi rao giảng Nước Trời. Các ông đã được thấy phép lạ Người làm. Được nghe
Ngài nói về Chúa Cha và Nước Trời, nhưng các ông vẫn sống trong hoài nghi cho đến
khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết.
Ngày
nay, Ngài cũng nói với tôi mỗi ngày qua Tin Mừng, qua anh em tôi. Tôi vẫn thấy
Ngài bị treo thánh giá, nơi những người cùng khổ, những người bị áp bức bất
công, nơi những tâm hồn thống hối trở về. Tôi đã thấy Ngài sống lại vinh quang
và những phép lạ Ngài làm trong cuộc sống quanh tôi. Tôi có thấy mình hạnh phúc
hơn các ngôn sứ, các vua Chúa, các tông đồ không ? Hay tôi cũng là môn đệ
của chủ nghĩa hoài nghi ?
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho con biết vui mừng và tin vào những gì Ngài đã làm cho con
cũng như nói với con hằng ngày. (Hosanna)
5.
“Lạy Cha là Chúa tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha vì đã mặc khải cho những
người bé mọn biết những điều này” (Lc 10,21)
Bên
cạnh tôi là bác nông dân chất phác đang nguyện kinh. Và kia là một người trí thức
đang cầu nguyện. Thái độ bề ngoài cho thấy là họ hết lòng tin tưởng. Bác nông
dân tin một cách đơn sơ, tin những gì mình nghe biết đ. Người trí thức thì
nghe, suy nghĩ, phân tích rồi cũng tin. Cả hai đều tin và ý thức mình là những
người bé mọn, yếu đuối. Họ chấp nhận những giới hạn của mình và sẵn sàng mở ra
cho mặc khải tình yêu Thiên Chúa.
Cũng
thế, tôi chỉ có thể đón nhận mặc khải một khi trở nên nhỏ bé và khiêm tốn.
Lạy
Cha, xin ban cho con quả tim đơn sơ như trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Cha
ban tặng cho con, và can đảm phó thác hoàn toàn cuộc đời con trong tay Cha
(Epphata).
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. cần Thơ
Suy niệm
Bài tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy thái
độ vui mừng của Chúa Giêsu. Ngài đã cất lời cảm tạ Chúa Cha sau khi 72 môn đệ
được Ngài sai đi, trở về với nhiều thành công. Qua lời tạ ơn Chúa Cha Chúa
Giêsu mặc khải cho chúng ta tương quan giữa Ngài với Chúa Cha và cho thấy ơn
phúc lớn lao dành cho những ai được mặc khải điều đó.
Chúa Giêsu đã tạ ơn Chúa Cha vì đã mặc khải
những điều đó cho những người bé mọn, mà không mặc khải cho những người thông
thái khôn ngoan. Đối với những người thông thái khôn ngoan không phải là Chúa
không mặc khải, nhưng vì sự kêu ngạo của họ, cho mình là thông thái, biết hết mọi
sự nên không mở lòng ra đón nhận mạc khải của Chúa. Còn đối với những người bé
mọn nghèo hèn, không phải là họ thiếu hiểu biết mới nghe lời Chúa, nhưng họ mang
trong lòng sự khiêm tốn đón nhận tin mừng do chính Chúa Giêsu mặc khải. Do đó
Chúa Giêsu chúc phúc cho những người bé mọn đã biết nghe và đón nhận tin mừng.
Là những Kitô hữu, chúng ta có khiêm tốn để
đón nhận những giáo huấn của Chúa thông qua Giáo Hội, hay chúng ta tự cho mình
là biết tất cả, học hỏi đủ rồi nên không cần đón nhận những cái mới, những giáo
huấn của giáo hội. Cũng vậy, hằng ngày hằng tuần chúng ta đón nhận bao ơn lành
của Chúa, chúng ta có cảm thấy lòng mình hoan hỷ cảm tạ Chúa vì Ngài ban cho
chúng ta? Ngay cả những điều chúng ta cho là thiệt thòi so với người khác (người
khác giàu hơn, giỏi hơn …), những thử thách trong cuộc sống, chúng ta có nhận
ra đó là những ân ban của Chúa không? Chúng ta phải hiểu rằng qua những
thử thách đó Chúa gìn giữ ta, trợ giúp ta và rèn luyện các nhân đức cho ta,
giúp ta khiêm tốn, trông cậy và tin tưởng vào Chúa hơn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận
ra: được là người Kitô hữu, là con Chúa là một ân ban nhưng không. Xin giúp
chúng con nhận ra mỗi biến cố trong cuộc sống là một bài học Chúa gởi đến để
toi luyện chúng con, giúp chúng con vững tin và sống tốt hơn xứng đáng là con
cái Chúa.
NGÀY 03 THÁNG 12
THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ,
LINH MỤC.
Bổn mạng các xứ truyền
giáo.
Lễ kính.
BÀI
ĐỌC : 1 Cr 9, 16-19.22-23
16 Thưa
anh em,đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là
một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng
Tin Mừng!17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa
thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.18 Vậy
đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không
công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.
19 Phải,
tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của
mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. 22 Tôi đã
trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên
tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người.23 Vì
Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của
Tin Mừng.
ĐÁP
CA : Tv 116
Đ. Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng (Mc
16,15)
1 Muôn
nước hỡi, nào ca ngợi Chúa,ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!
2 Vì
tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn
năm.
TUNG
HÔ TIN MỪNG : x Mt 28, 19a.20b
Hall-Hall :
Chúa nói : Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi
ngày cho đến tận thế. Hall.
TIN
MỪNG : Mc 16, 15-20
15 Hôm
ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông: "Anh em hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai
tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây
là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được
quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và
dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người
bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói
xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20 Còn
các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông,
và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
SUY NIỆM: Giác ngộ
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?”... Lời
thách thức này của Tin Mừng đã khiến cho một vị giáo sư trẻ tuổi bỏ tương lai
đầy hứa hẹn, bỏ tất cả để chỉ còn đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc
đời: sự sống đời đời của chính mình và của người đồng loại.
Vị giáo sư trẻ tuổi đó chính là Thánh Phanxicô Xaviê, bổn
mạng của các xứ truyền giáo, mà hôm nay Giáo Hội kính nhớ... Chưa tròn 25 tuổi,
Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba tại đại học Paris. Giữa
lúc danh vọng đang đến, Phanxicô Xaviê đã nhận được những lời thách thức trên
đây từ người bạn thân Inhaxiô Loyola.
Không còn chống cưỡng lại với lời Chúa, Phanxicô Xaviê đã đến
Montmartre để cùng với Inhaxiô sống đời khó nghèo, khuyết tịnh và phục vụ tông
đồ, theo những chỉ dẫn của Ðức Thánh Cha.
Năm 1537, nghĩa là 3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô lãnh
chức linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisboa của Bồ Ðào Nha để lên đường đi
truyền giáo tại Ấn Ðộ. Trong 10 năm ngắn ngủi, Phanxicô Xaviê đả rảo bước đi
khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai và Ấn Ðộ. Cuộc sống
của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những người nghèo khổ nhất... Chưa
đạt được giấc mơ đặt chân đến Trung Hoa và Việt Nam, thánh nhân đã qua đời
trong kiệt sức, tại một hải đảo cách Hồng Kông 100 cây số. Bị những người lái
buôn Bồ Ðào Nha bỏ rơi trên bãi cát, thánh nhân đã qua đời trong sự trơ trụi
nghèo nàn.
Danh vọng, tiền tài, ngay cả sức khỏe... tất cả đều được đốt
cháy để tìm được niềm vui đích thực cho tâm hồn và mang niềm vui đó đến với mọi
người: đó là sứ điệp mà thánh Phanxicô Xaviê đã để lại cho tất cả chúng ta...
“Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”... Có lẽ người ta
thường dùng câu nói trên đây không những để nói lên tính cách tương đới của đau
khổ, mà còn để nói lên ngay cả sự tương đới của hạnh phúc.
Sau những tháng năm ăn độn, ăn rau, những người nghèo có thể
hớn hở reo vui khi được bữa cơm trắng với chút thịt cá. Sau những tháng năm tù
đày, một người vừa mới được phóng thích sẽ reo hò sung sướng khi được đi lại tự
do, khi được thở không khí trong lành...
Những người giàu có, ngày nào cũng yến tiệc linh đình sẽ thèm
khát đôi chút cá kho, mắm cà của người nghèo khổ... Những đứa trẻ giàu có ở đô
thị có lẽ sẽ thèm khát những giây phút được cưỡi trâu hay tắm ao của những chú
bé nghèo ở nhà quê...
Tựu trung, vấn đề cơ bản nhất của con người vẫn là đi tìm
hạnh phúc. Và cuối cùng, sau những miệt mài tìm kiếm, ai cũng nhận thấy rằng
mình sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực và trường cửu trên trần gian
này. Kẻ đứng ở núi này sẽ luôn nhìn sang núi nọ...
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta một bí quyết của hạnh Phúc:
Ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất và ai mất mạng sống mình vì Ta sẽ gặp lại...
Chỉ có một niềm vui đích thực đó là sống trọn vẹn cho Chúa. Chỉ có một điều
quan trọng nhất trong cuộc sống: đó là lắng nghe lời Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SỨ
MỆNH NGÔN SỨ CỦA TÔNG ĐỒ ĐỨC GIÊSU
Dựa
vào các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, người Tông Đồ của Đức Giêsu phải xác
tín và sống năm điểm giáo lý sau :
- Làm
Tông Đồ là cộng tác với Chúa Giêsu Phục Sinh, để làm hoàn hảo công trình Chúa
sáng tạo.
- Ai
có Chúa Giêsu thì sống, kẻ không có Ngài là chết.
- Chúa
Giêsu Phục Sinh thông chia chiến thắng cho các Tông Đồ.
- Chúa
Giêsu về Trời nhằm yểm trợ cho hoạt động Tông Đồ của các môn đệ đạt thành công.
- Sự
khẩn thiết phải chu toàn sứ mệnh ngôn sứ.
I. LÀM
TÔNG ĐỒ LÀ CỘNG TÁC VỚI CHÚA GIÊSU PHỤC SINH, ĐỂ LÀM HOÀN HẢO CÔNG TRÌNH CHÚA
SÁNG TẠO.
Sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, Ngài ra lệnh cho các môn đệ : “Anh
em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”
(Mc 16,15 : Tin Mừng).
“Giảng
Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” phải hiểu theo hai nghĩa :
1/
Làm cho đồng loại đúng nghĩa người là giống Thiên Chúa.
Vì
khi Thiên Chúa sáng tạo Adam - Eva, Ngài phán : “Chúng Ta hãy dựng nên con
người giống Chúng Ta” (St 1,26a). Đó mới là ước định. Con người chỉ thực sự
trở nên giống Thiên Chúa khi được tái sinh bởi Lời Chúa (x Gc 1,18), và tin vào
danh Chúa Giêsu (x Cv 2,38).
Thực
vậy, thánh Phaolô nói : “Trong Đức Kitô,Người đã chọn ta trước cả khi tạo
thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện,nhờ
tình thương của Người. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn là
quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep
1,4.10). Và ông còn nói : “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình,là Trưởng
Tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên
trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay
là bậc quyền năng thượng giới,tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và
cho Người.Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,cũng
như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ
ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật
trên trời” (Cl 1,15-16.19-20). Bởi vì nếu con người không được Con Thiên
Chúa tái sinh, họ chỉ là một sinh vật (x 1Cr 15,45), chẳng hơn gì loài thú (x
Gv 3,18-19).
2/
Làm cho vạn vật biết phục vụ dân Chúa để cùng ca tụng Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói :
“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh
quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải
vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm
trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư
nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật
vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn
quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết
trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi
Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.
Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều
mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa: vì ai lại trông mong điều
mình đã thấy rồi? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là
chúng ta bền chí đợi chờ.” (Rm 8,19-25).
Thánh Phaolô đã tóm tắt sứ mệnh Tông Đồ bằng câu : “Tất cả đều thuộc về anh
em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr
3,22b-23). Như thế thì khi tôi dọn một đống phân nằm giữa đường đổ vào gốc cây,
tôi phải hãnh diện vì làm cho cây nên tốt, hầu phục vụ con người đúng với mục
đích Chúa đã tạo dựng vạn vật,và như thế là cách tôi “rao giảng Tin Mừng cho
mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15 : Tin Mừng), vì đã làm cho “thụ tạo không
lâm cảnh hư ảo, không lệ thuộc vào sự hư nát, mà được cùng với con cái Thiên
Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,20-21).
II. AI
CÓ CHÚA GIÊSU THÌ SỐNG, KẺ KHÔNG CÓ NGÀI LÀ CHẾT (1 Ga 5,12)
Đức Giêsu xác định : “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không
tin, thì sẽ bị kết án.” (Mc 16,16 :Tin Mừng).
Thực vậy, Đức Giêsu đã khẳng định với ông Nicodemo : “Thật, tôi bảo thật
ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần
Khí” (Ga 3,5). Qua Bí tích này, con người được tháp vào Chúa Giêsu như
cành nho tháp vào thân nho (x Ga 15), để được nên một trong Chúa Giêsu.
Vì thế thánh Phêrô quả quyết : “Ngoài Đức Giêsu ra, không ai đem lại ơn
cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân
loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ." (Cv
4,12). Nhưng Chúa Giêsu chỉ muốn cứu loài người trong Hội Thánh Ngài thiếp
lập.
Giáo huấn của thánh Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số 14 dạy : “Những
ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô,
như phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn gia nhập, hoặc
không kiên trì sống Đức Ái trong Hội Thánh, thì cho dù có tên người Công Giáo,
thì xác người ấy ở trong Hội Thánh, nhưng linh hồn ở ngoài Hội Thánh, người
ấy chẳng những không được cứu độ mà còn bị xét xử nghiêm khắc”.
Tuy nhiên “những người vô tình không biết Phúc Âm của Chúa Giêsu và Hội
Thánh Ngài, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn
thánh, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng
dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ. Cả những kẻ vô tình chưa biết
Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì
Chúa quan phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu độ”
(Hiến Chế Hội Thánh số 16).
III. CHÚA
GIÊSU PHỤC SINH THÔNG CHIA CHIẾN THẮNG CHO CÁC TÔNG ĐỒ.
Đức Giêsu hứa cho các Tông Đồ : “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có
lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ
sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt
tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ." (Mc
16,17-18 : Tin Mừng). Những ơn lạ Chúa ban cho các ông như trên phải hiểu cách
cụ thể :
1/
Để thúc giục lòng người tin vào Chúa Giêsu.
Đối
với những người còn yếu đuối về Đức Tin, Chúa thường cho họ những ơn lạ, để họ
nhận biết quyền năng Thiên Chúa. Cụ thể như ông Phaolô, có lần bị đắm tầu,
nên ông bơi vào bờ tìm nơi sưởi ấm vì quá lạnh, ông thấy những thổ dân
đang đốt lửa, ông ôm bó củi tiến lại quăng vào đống lửa, đột nhiên có con rắn độc
quấn lấy tay ông, những thổ dân thấy thế nắm chắc ông sẽ chết, thế nhưng ông
Phaolô bình tĩnh rũ con rắn vào lửa, và ông vẫn an toàn! (x Cv 28,3-6).
2/
Ai đã tin vào Chúa Giêsu phải có lòng nhân ái sống hòa hợp với mọi loại người.
Thực vậy, người đã
được tái sinh làm con Thiên Chúa, thì phải sống hòa hợp với hết mọi loại người,
kể cả những kẻ hại mình, để làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia đã nói về thời đại
Thiên Chúa cứu độ : “Sói sống chung với chiên, trẻ con thọc tay vào
hang rắn lục” (Is 11,5-9). Đan cử như Phó tế Stephanô, vì nhiệt tình với
Tin Mừng, ông bị bao nhiêu kẻ ác ném đá, trong đó có Phaolô, người này ôm áo động
viên ném đá Stêphanô. Nhưng Stêphanô vẫn hiền hòa cầu nguyện cho họ, kết quả
“sói Saulo” trở thành Tông Đồ Phaolô xuất sắc (x Cv 7-8 ; 2 Cr 11,5).
3/
Chúa Giêsu Phục Sinh thông chia chiến thắng cho các Tông Đồ.
Thánh
Marco đã bố cục Tin Mừng của ông : Mở đầu Tin Mừng ông cho thấy Đức Giêsu sống
giữa dã thú mà chúng không làm hại Ngài (x Mc 1,13). Dã thú ở đây phải hiểu cụ
thể là những kẻ làm theo ý Satan xúi, chống đối Đức Giêsu nhằm diệt Ngài,
nên suốt cuộc đời phục vụ của Đức Giêsu, những kẻ ác tâm mở hai chiến dịch tấn
công Ngài :
F Chiến dịch mở đầu : Chúng tấn công năm đợt
:
- Mc
2,1-12 : Ông lấy quyền nào mà tha tội?
- Mc
2,15t : Tại sao ông làm bạn với quân thu thuế và đĩ điếm?
- Mc
2,18t : Tại sao ông không dạy môn đệ ăn chay?
- Mc
2,23t : Tại sao vào ngày Sabbat ông để môn đệ mở đường bằng cách dập lúa
của người ta.
- Mc
3,1-6 : Ai cho phép ông chữa bệnh vào ngày thứ bảy?
Tất
cả những lần Đức Giêsu bị tấn công như thế, Ngài đã phá tan mưu thâm độc của
chúng, tưởng đó chúng phải nhận ra Ngài là Thiên Chúa. Nhưng sau những đợt tấn
công ấy, chúng rút vào nơi vắng bàn mưu tính kế với phe cánh Hêrôđê, rồi chúng
lại tung năm chưởng tiếp tục tấn công Đức Giêsu :
-
Mc 11,27t : Ai cho ông quyền đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền
Thờ?
-
Mc 12,13t : Có nên nộp thuế cho hoàng đế Roma không?
-
Mc 12,18t : Ông giải thích thế nào cho hữu lý về sự sống lại?
-
Mc 12,27t : Giới răn nào quan trọng nhất?
-
Mc 12,35-37: Tại sao Đức Kitô là Con vua Đavid, khi mà chính Đavid được Thánh
Thần linh hứng cho thì đã nói : “Chúa đã nói cùng Chúa tôi : Hãy ngự bên hữu
Ta, chờ Ta đặt quân thù ngươi dưới chân”. Chính Đavid gọi Ngài là Chúa, thì
bởi đâu Ngài lại là Con của ông?
Dù
chúng tung chưởng nào Đức Giêsu cũng bẻ gãy. Nhưng cuối cùng Đức Giêsu cho phép
chúng giết Ngài, và chỉ sau ba ngày Ngài chiến thắng mọi sự ác, đánh gục thần
chết.
Bởi
thế khi Đức Giêsu sai các môn đệ lên đường nối tiếp sứ mệnh của Ngài, thì Ngài
chia cho các ông chiến thắng qua trải nghiệm cuộc đời phục vụ : chẳng có sự dữ
nào diệt được Ngài, để bảo đảm cho việc Tông Đồ của các ông làm đạt kết quả.
Chiến thắng đó được diễn tả qua cách nói gợi hình : “Cầm rắn trong tay, uống
nhằm thuốc độc cũng không bị hề hấn gì!” (Mc 16,18 : Tin Mừng).
IV.
CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI NHẰM YỂM TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ CỦA CÁC MÔN ĐỆ ĐẠT THÀNH
CÔNG.
Thánh sử Marco ghi nhận : “Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên
Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với
các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”
(Mc 16,19-20 : Tin Mừng).
Phép lạ vĩ đại nhất Đức Giê-su cho các Tông Đồ thể hiện để củng cố lời giảng của
các ông, đó là các ông làm những việc như Ngài đã làm, mà còn làm những việc lớn
lao hơn thế (x Ga 14,12). Đan cử : Đức Giê-su không thiết lập được giáo đoàn
nào trong khi đó Tông Đồ Phao-lô khai sinh được nhiều giáo đoàn như Corintho,
Galata, Epheso, Philip, Colose,Thessalonike. Thành quả các Tông Đồ gặt hái được
lớn lao như thế là nhờ Ngài lên ngự bên hữu Chúa Cha và hằng chuyển cầu cho các
ông, đó là lý do Đức Giê-su ra lệnh cho các ông : “Anh em hãy đi giảng dạy
cho muôn dân, này đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt
28,19-20 : Tung Hô Tin Mừng).
Ai được Chúa ở cùng thì :
- Được
Chúa trao nhiệm vụ vượt khả năng của họ, nhưng họ vẫn thành công. Đan cử như
ông Môsê không có khả năng đương đầu với đế quốc Ai Cập, thế mà khi được Chúa ở
cùng, ông đã dẫn dân Do Thái thoát nô lệ Ai Cập (x Xh 3,12) ; hoặc như cô Maria
chỉ là một nữ tỳ ở miền quê Nazareth, nhưng được Chúa ở cùng, Maria đã sinh Con
Thiên Chúa cho đời, và đương nhiên Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa (x Lc 1,28t).
- Không
sự dữ nào thắng được họ, dù uống thuốc độc hay bị rắn cắn cũng không hề chi! (x
Mc 16,14-20).
- Được
Chúa ban đầy ân phúc như lời thiên thần nói với Đức Maria : “Vui lên, hỡi Đầy
Ơn Phúc, Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28).
V.
SỰ KHẨN THIẾT PHẢI CHU TOÀN SỨ MỆNH NGÔN SỨ.
Thánh Phao-lô đã ý thức được tầm quan trọng việc loan báo Tin Mừng như trên,
nên ông vui sướng trong sứ mệnh ngôn sứ nói : “Khốn thân tôi nếu tôi không
rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng
công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.Vậy đâu là
phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng
hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi” (1 Cr 9,16b-18 : Bài đọc).
Thánh Phaxico đang mơ mộng chức giáo sư Đại học, khi đạt địa vị và có tiền của,
ông muốn cưới cô nào làm vợ rất dễ. Nhưng khi ông được nghe một Linh mục nói với
ông câu Lời Chúa : “Nào có ích gì cho người ta khi được lời lãi tất cả thế
gian, mà lại thiệt mất sự sống mình” (Mt 16,26).
Lời ấy làm đảo lộn đời ông : ông từ bỏ những ước mơ vẫn hằng ấp ủ, ông xin đi
tu được làm Linh mục và lên đường truyền giáo. Trong mười năm ông can đảm loan
báo Tin Mừng cho người Ấn Độ, Nhật Bản, giúp cho nhiều người hoán cải mà đón nhận
Đức Tin. Và ông đã qua đời năm 1552, vào tuổi 46, ở đảo Xan-xi-an, cửa ngõ vào
Trung Quốc.
Và như thế thánh Phanxico đã thực hiện Lời Đức Giê-su : “Anh em hãy đi khắp
tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng” (Mc 16,15 : Đáp ca).
THUỘC
LÒNG
Khốn
thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng
Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa
giao phó. (1 Cr 9,16-17).
Lm
Giuse Đinh Quang Thịnh
03/12/13 THỨ BA TUẦN 1 MV
Th. Phanxicô Xaviê, linh mục
Mc 16,15-20
Th. Phanxicô Xaviê, linh mục
Mc 16,15-20
LOAN TIN MỪNG KHẮP THẾ GIAN
Chúa Giêsu nói với các môn đệ
:”Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”
(Mc 16,15)
Suy niệm: Rất nhiều mệnh lệnh của Chúa Giêsu, như mệnh lệnh
truyền giáo hôm nay, đã bị giảm thiểu một cách đáng ngại. Việc “đi khắp
tứ phương thiên hạ” bị hiểu là đi khắp nơi trong cái không gian vật chất
giới hạn trên mặt đất này. Mệnh lệnh “loan báo Tin Mừng” bị hạn
hẹp vào việc “rửa tội” cho người ta. Rồi chúng ta lại hay quên rằng Chúa muốn “mọi
loài thụ tạo” được loan báo Tin Mừng chứ không riêng gì “loài người”.
Chính vì thế, yếu tố môi trường hay bị lãng quên trong nội dung của lời rao giảng.
Việc hạn hẹp mệnh lệnh của Chúa như thế chẳng khác nào thái độ cầu an muốn trốn
tránh một sứ mạng đòi hỏi phải mở rộng ra những biên giới bao la hơn nhiều.
Mời Bạn: Theo Công đồng
Vaticanô II, “tứ phương thiên hạ” chính là “thế giới của
con người, tức là toàn thể gia đình nhân loại với mọi sự thuộc môi trường sinh
sống của gia đình này” (GS 2). Điều đó có nghĩa là việc truyền giáo phải
thấm sâu vào mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, v.v…, nói tắt, mọi phương
diện con người đụng chạm đến. Và “thế giới” ấy cần được nghe
và thấm nhuần những “giá trị Tin Mừng” trước đã.
Có như thế, Chúa Thánh Thần mới tác động và khơi dậy lòng tin nơi người nghe để
họ tin, lãnh nhận phép Rửa và được cứu độ (c. 16).
Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn sẽ dùng
một lời nói, một nghĩa cử bác ái, một lời chia sẻ trên facebook, twitter, hoặc
một phương thế khác để loan Tin Mừng chứ!
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban thêm cho con lòng nhiệt thành loan
báo Tin Mừng cho anh em.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
3
THÁNG MƯỜI HAI
Mùa Vọng, Thời Gian
Của Đức Ma-ri-a
Một
cách đặc biệt, Mùa Vọng là thời gian của Đức Ma-ri-a. Mẹ cưu mang Đấng Mêsia đã
được mong đợi từ bao đời, Đấng là niềm hy vọng của mọi thời đại. Có thể nói,
chính nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy ý nghĩa tối thượng và đầy đủ của Mùa Vọng. Lễ Đức
Trinh Nữ Ma-ri-a Vô Nhiễm được Giáo Hội cử hành trọng thể trong Mùa Vọng, điều
đó có ý nghĩa hùng hồn biết bao!
Ngày
Sinh Nhật Đức Mẹ được Giáo Hội mừng trọng thể hằng năm vào ngày 8 tháng 9; dù vậy,
Mùa Vọng vẫn đưa chúng ta vào sâu trong mầu nhiệm thánh thiêng của ngày sinh nhật
này. Trước khi xuất hiện trong trần gian, Đức Ma-ri-a được thụ thai trong cung
lòng thân mẫu ngài. Đàng khác, cũng chính khoảnh khắc đó, Mẹ được sinh ra bởi
chính Thiên Chúa, Đấng hoàn thành mầu nhiệm Vô Nhiễm Trinh Thai: Mẹ được sinh
ra “đầy ơn phúc”!
Vì
thế, cùng với vị Tông Đồ Dân Ngoại, chúng ta lặp lại: “Chúc tụng Thiên Chúa là
Cha Đức Giê-su Kitô, trong Đức Kitô, Ngài đã ban cho chúng ta muôn vàn ơn phúc
bởi Thánh Thần” (Ep 1,3). Và Đức Ma-ri-a được chúc phúc một cách đặc biệt, một
cách độc đáo vô song. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn Mẹ trước khi tạo thành
thế giới để Mẹ trở nên thánh thiện tinh tuyền trước mặt Ngài (cf. Ep 1,4).
Vâng, Chúa Cha vĩnh cửu đã chọn Đức Ma-ri-a trong Đức Kitô. Ngài đã chọn Mẹ cho
Đức Kitô. Ngài đã làm cho Mẹ nên thánh thiện, thậm chí nên rất mực thánh thiện.
Và hoa quả đầu tiên của sự tuyển chọn và của tiếng gọi này là: mầu nhiệm Mẹ Vô
Nhiễm!
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 03-12
THÁNH PHANXICÔ XAVIE, LINH MỤC
Bổn mạng các xứ truyền giáo
1Cr 9,16-19.22-23; Mc 16,
15-20
LỜI SUY NIỆM:
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ
tạo.”
Đã là Kitô hữu, đều mang
trên mình một sứ mạng là phải rao giảng Tin Mừng. Muốn chu toàn bổn phận này;
chúng ta cần phải học biết về Đức Giêsu Kitô, về Giáo Hội của Ngài; nếu không học
biết đầy đủ, chúng ta không những rao giảng sai về Ngài mà còn làm tổn thương đến
công việc truyền giáo chung của Giáo Hội.
Lạy Chúa Giêsu; Chúa truyền
cho chúng con phải làm chứng cho Chúa nơi môi trường của chúng con đang sống và
làm việc; xin ban cho mỗi người trong gia đình của chúng con được ơn ham thích
học hỏi Lời Chúa với sự cầu nguyện cùng sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, để
chúng con sống đẹp lòng Chúa và hết lòng yêu thương nhau.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
03-12: Thánh PHANXICÔ XAVIÊ
Tông
Đồ Ấn Độ và Nhật Bản
(1506
- 1552)
Phanxicô
ra đời tại lâu đài Xaviê thuộc vương quốc Navarre ngày 7 tháng 4 năm 1506. Cha
Ngài là cố vấn của nhà vua miền Navarre và là thẩm phán. Anh em Ngài theo binh
nghiệp. Riêng Phanxicô ham thích học hành. Năm 19 tuổi, Ngài theo học tại đại học
Paris, trường lớn nhất thế giới. Khi còn ở học viện thánh Barbe, Ngài được phúc
trọ cùng phòng với Phêrô Faure, người sau này sẽ nhập dòng Tên và được phong
chân phước. Bốn năm sau, Ngài lại có được người bạn học giả là Inhatio thành
Loyoa.
Người học trò mẫn cán đã trở thành giáo sư. Ngài dạy triết học. Thành công làm cho Ngài thành con người tham vọng. Inhaxiô nói với Ngài về một hội dòng mà thánh nhân muốn thành lập. Nhưng Phanxicô mơ tới danh vọng, Ngài chế nhạo cũng như khinh bỉ nếu sống nghèo tự nguyện của bạn mình. Inhaxiô vui vẻ đón nhận những lời châm biếm, nhưng lặp lại rằng: - "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích lợi gì"
Người học trò mẫn cán đã trở thành giáo sư. Ngài dạy triết học. Thành công làm cho Ngài thành con người tham vọng. Inhaxiô nói với Ngài về một hội dòng mà thánh nhân muốn thành lập. Nhưng Phanxicô mơ tới danh vọng, Ngài chế nhạo cũng như khinh bỉ nếu sống nghèo tự nguyện của bạn mình. Inhaxiô vui vẻ đón nhận những lời châm biếm, nhưng lặp lại rằng: - "Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào ích lợi gì"
Cuối
cùng, Phanxicô đã bị ảnh hưởng. Inhaxiô còn đưa ra những lời cao đẹp hơn: -
"Một tâm hồn cao cả như anh, không hề chỉ gò bó với cái vinh dự thế trần
được. Vinh quang trên trời mới đúng với cao vọng của anh. Thật vô lý, khi ưa
chuộng một thứ mây khói chóng tàn hơn là những của cải tồn tại đời đời".
Phanxicô
bắt đầu thấy được cái hư không của những sự cao trọng của thế nhân và hướng vọng
tới của cải vĩnh cửu. Chiến thắng rồi, Ngài chống lại tính kiêu căng bằng mọi
loại sám hối. Ngài quyết định theo sát Phúc âm, vâng theo cách cư xử của người
bạn thánh thiện và xin được khiêm tốn hãm nình. Ngài chỉ còn chú tâm cứu rỗi
các linh hồn.
Ngày lễ Mông triệu năm 1533, trong một nhà nguyện tại Monmartre, trên mộ bia thánh Dénis, Phanxicô, Inhaxiô và 5 bạn khác đã hiến mình cho Chúa. Họ khấn từ bỏ mọi của cải, hành hương thánh địa, làm việc để cải hóa lương dân và hoàn toàn đặt mình dưới sự điều động của Đức Thánh Cha để phục vụ Hội Thánh. Phanxicô còn học thần học hai năm nữa, rồi cùng sáu bạn đi Italia. Đi đường, họ chỉ mang theo cuốn kinh thánh và sách nguyện trong bị, cổ đeo tràng hạt. Tuyết lạnh hay khắc khổ cũng không làm họ sợ hãi. Trái lại, Phanxicô lại còn cảm thấy quá êm ái nhẹ nhàng, nên một ngày kia đã cột giây thừng vào chân, khiến dây đó ăn vào thịt và ngay việc được khỏi bệnh đó cũng đã là một phép lạ.
Ngày lễ Mông triệu năm 1533, trong một nhà nguyện tại Monmartre, trên mộ bia thánh Dénis, Phanxicô, Inhaxiô và 5 bạn khác đã hiến mình cho Chúa. Họ khấn từ bỏ mọi của cải, hành hương thánh địa, làm việc để cải hóa lương dân và hoàn toàn đặt mình dưới sự điều động của Đức Thánh Cha để phục vụ Hội Thánh. Phanxicô còn học thần học hai năm nữa, rồi cùng sáu bạn đi Italia. Đi đường, họ chỉ mang theo cuốn kinh thánh và sách nguyện trong bị, cổ đeo tràng hạt. Tuyết lạnh hay khắc khổ cũng không làm họ sợ hãi. Trái lại, Phanxicô lại còn cảm thấy quá êm ái nhẹ nhàng, nên một ngày kia đã cột giây thừng vào chân, khiến dây đó ăn vào thịt và ngay việc được khỏi bệnh đó cũng đã là một phép lạ.
Đoàn
quân bé nhỏ đó tới Venatia chống lại quân Thổ. Thế là họ phải bỏ cuôc hành
hương đi thánh địa. Đức thánh cha đã chúc lành cho nhóm bạn cũng như dự định của
họ. Phanxicô và Inhatiô thụ phong linh mục ngày 16 tháng 6 năm 1537. Phanxicô
đã chuẩn bị thánh lễ mở tay bằng cuộc sám hối kéo dài 40 ngày trong một túp lều
tranh bỏ hoang và sống bằng của ăn xin.
Trong
khi chờ đợi bắt đầu thực hiện công việc vĩ đại của mình, Ngài rao giảng và săn
sóc cho người nghèo trong các nhà thương. Ngài còn phải chiến thắng chính mình
nữa, chẳng hạn khi băng bó các vết thương lở loét. Ngài luôn đi ăn xin thực phẩm.
Khi Phanxicô được 35 tuổi, vua nước Bồ Bào Nha xin Đức Thánh cha gửi các thừa sai sang An độ. Phanxicô rất vui mừng khi được chỉ định.
Khi Phanxicô được 35 tuổi, vua nước Bồ Bào Nha xin Đức Thánh cha gửi các thừa sai sang An độ. Phanxicô rất vui mừng khi được chỉ định.
Ngài
bộc lộ cho một người bạn: "Anh có nhớ rằng, khi ở nhà thương tại Roma, một
đêm kia, anh đã nghe tôi la: "Còn nữa, lạy Chúa, còn nữa" không ? Tôi
đã thấy rằng: phải chịu khổ nạn cho vinh danh Chúa Giêsu Kitô. Trước mặt tôi là
những hoang đảo, những miền đất báo cho tôi biết trước cơn đói, cơn khát và cả
đến cái chết dưới hàng ngàn hình thức. Tôi ao ước được chịu khổ hình hơn nữa".
Chỉ
còn 24 giờ để chuẩn bị lên đường. Nhưng thế đã quá đủ để xếp đặt hành trang. Với
vài bộ đồ cũ. Một thánh giá, một cuốn sách nguyện và một cuốn sách thiêng
liêng. Ngài đáp tàu. Cuộc hành trình cực khổ vì say sóng. Đau bệnh, Ngài vẫn
săn sóc các bệnh nhân. những thủy thủ hư hỏng dường như là đoàn chiên đầu tiên
Ngài phải đưa về cho Chúa. Ngài rao giảng cho họ bằng chính việc chia sẻ cuộc sống
với họ.
Sau
bảy tháng hành trình, người ta dừng lại bến Mozambique. Khí trời ngột ngạt. Một
cơn bệnh dịch đang hoành hành nơi đây. Phanxicô lại săn sóc các bệnh nhân và muốn
sống đời cực khổ nhất. Ngài lặp lại: "Tôi khấn sống nghèo khó, tôi muốn sống
và chết giữa người nghèo".
Sau
một năm hành trình, Phanxicô cặp bến Goa, thủ đô miền Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha
vào tháng 5 năm 1542. Ngài phát khóc vì vui mừng. Nhưng việc cấp thiết, nhất là
phải làm cho những người chinh phục Bồ Đào Nha giữ đạo đã. Những tật xấu và
tính hung hăng của họ làm ô danh Kitô giáo. Còn dân An thì thờ ngẫu tượng. Họ vặn
đó có con để tế lễ. Vị tông đồ làm thầy thuốc, thẩm phán, giáo viên. Ngài học
tiếng một cách khó khăn, thời gian của Ngài dành cho các nhà thương, nhà tù,
người nghèo và việc dạy giáo lý. Rảo qua đường phố, Ngài rung chuông tập họp trẻ
em và dân nô lệ lại, với sự nhẫn nại vô bờ, Ngài ghi khắc tình yêu Chúa vào
lòng họ. Các trẻ em tham dự lại trở thành các nhà truyền giáo cho cha mẹ và
thày dạy của chúng. Chúng mang thánh giá của "ông cha" cho các bệnh
nhân. Chúng trở nên hung hăng với các ngẫu tượng. Bây giờ, các cánh đồng lúa
vang lên được bài thánh ca. Dần dần, đời sống Kitô giáo đã vững vàng trong lòng
các gia đình.
Phanxicô
nghe nói tới một bộ lạc thờ lạy ngẫu thần ở mũi Comorin, sống bằng nghề mò ngọc
trai. Muốn loan báo Tin Mừng cho họ, thánh nhân học ngôn ngữ mới, vượt mọi khó
khăn để phổ biến đức ái và chân lý. Rồi Ngài lại qua các làng khác. Cứ như thế
Ngài đi khắp An độ. Trong 15 tháng trời, Ngài đã rửa tội cho một số đông đảo
người Kitô hữu, khiến "xuôi tay vì mệt mỏi". Người nói: "Mọi
ngày tôi đều thấy tái diễn những phép lạ thời Giáo hội sơ khai".
Ngài
ngủ ít, đêm thức khuya để cầu nguyện. Sống khắc khổ để đền tội cho các tội
nhân. Ngài chăm chú đào tạo các tâm hồn thanh thiếu niên địa phương để sai đi
làm tông đồ truyền giáo cho các người đồng hương của họ.
Ở
tỉnh Travancore, trong vòng một tháng, thánh nhân đã rửa tội cho 10.000 người.
Người Brames muốn hạ sát Ngài, nhưng Ngài đã giữ được mạng sống một cách lạ
lùng dưới cơn mưa tên. Ở vương quốc Travance, khi nhóm người man-di muốn tràn
ngập, Phanxicô cầm thánh giá trong tay với một số ít tín hữu đã làm cho họ phải
tháo lui. Ngài mang Tin Mừng tới Ceylanca, Malacca. Các đảo Molluques vang danh
vì sự hung tợn của họ, nhất là đảo của dân More ở phía Bắc...
Ngài
nhắm tới đảo này, Ngài muốn bị dân cư giết chết như một vị thừa sai 13 năm trứơc
đây sao ?
Người
ta ngăn không cho tàu bè chở Ngài đi. Phanxicô đáp lại: - "Thì tôi bơi tới
vậy".
-
Nhưng Ngài sẽ bị đầu độc thì sao ?
Ngài
nói: - "Niềm tin tưởng ở Thiên Chúa là thuốc kháng độc.
Rồi
Ngài thêm: "Oi, nếu như hy vọng tìm được gỗ quí hay vàng bạc, các Kitô hữu
đổ xô tới ngay. Nhưng lại chỉ có các linh hồn cần được cứu rỗi. Tôi sẽ chịu khổ
gấp ngàn lần để cứu lấy một linh hồn thôi".
Phanxicô
đã viết thư xin vua Bồ Đào Nha và thánh Inhatiô gởi các linh mục tới săn sóc
cho các cộng đoàn Kitô hữu Ngài để lại. Sự khó khăn và chậm chạp về thư tín làm
cho đời Ngài thêm nhiều phiền phức. Ngài phải mất gần 4 năm để gửi thư từ
Moluques về Roma. Dầu giữa các khó khăn mệt nhọc, thánh nhân không để mất tính
hiền hậu và khiêm tốn.
Năm
1549, một người Nhật được Ngài rửa tội ở Malacca đã thu hút Ngài tới hòn đảo vô
danh, chưa có người Kitô hữu nào. Lời cầu nguyện và đời sống hãm mình củng cố
lòng can đảm của Ngài. Không để mình bị chán nản do ngôn ngữ khó học hay bởi nội
chiến. Ngài đã có thể tạo lập được một cộng đoàn Kitô hữu nhỏ như Ngài mơ ước.
Các phép lạ củng cố lời giảng dạy của Ngài, nhưng dân chúng bị đánh động nhiều
hơn bởi đức tin và lòng can đảm của người ngoại quốc này đã từ xa đến để loan
báo cho họ chân lý duy nhất.
Được
hai năm, nhà truyền giáo lại ra đi, để lại tại miền đất xa này những cộng đồng
Kitô hữu đứng khá vững trong nhiều thế kỷ, dù không có linh mục cai quản .
Phanxicô
trở lại An độ. Ngài đã rảo qua gần 100.000 cây số trong 10 năm. Bấy giờ, việc
chinh phục Trung hoa ám ảnh tâm hồn Ngài. Ngài đáp tàu, nhưng không bao giờ tới
được quốc gia rộng lớn này. Vào cuối tháng 11 năm 1552, trên đảo Hoàng Châu,
Ngài bị lên cơn sốt rét. Giữa cơn đau, Ngài đã lập lại: - Lạy Chúa Giêsu, con
vua David, xin thương xót con, xin thương đến các tội con.
Ngài
dứt tiếng và không nhận ra được các bạn hữu nữa. Khi hồi tỉnh, Ngài lại kêu cầu
Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu và nài xin Đức Mẹ: " Lạy Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên
Chúa, xin hãy nhớ đến con".
Một
người Trung Hoa thấy Ngài hấp hối thì đặt vào tay Ngài một cây nến. Phanxicô
qua đời ngày 03 tháng 12 năm 1552. Ít tuần sau, người ta tìm thấy xác Ngài vẫn
nguyên vẹn và chở về Goa. Dân chúng tại đây nhiệt tình tôn kính Ngài, vì đã coi
Ngài như một vị thánh.
Năm
1619, Đức Paulô V đã suy tôn chân phước cho Ngài cùng với thánh Inhaxiô. Nay
Ngài được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
(daminhvn.net)
Thứ
Ba 3-12
Thánh
Phanxicô Xaviê
(1506-1552)
Ð
|
ức
Kitô hỏi, "Có lợi ích gì nếu được cả thế gian mà mất sự sống?"
(Mt. 16:26a). Câu hỏi trên đã trở thành lời tâm niệm của một giáo sư triết trẻ
tuổi, với một tương lai đầy hứa hẹn trong giới kinh viện mà sự thành công, uy
tín và vinh dự đang chờ đón.
Vào
lúc đó, Phanxicô Xaviê mới 24 tuổi, đang sinh sống và giảng dạy ở kinh thành
Balê. Ngài không thay đổi ngay lập tức khi nghe những lời ấy, nhưng tất cả là
nhờ ở người bạn tốt, Cha Ignatius ở Loyola, đã liên lỉ thuyết phục và sau cùng
đã chiếm được người thanh niên ấy cho Ðức Kitô. Sau đó, Phanxicô tập luyện đời
sống tâm linh dưới sự hướng dẫn của Cha Ignatius, và năm 1534 ngài gia nhập cộng
đoàn nhỏ bé của Cha Ignatius (là Dòng Tên thời tiên khởi). Tại Montmartre, các
ngài khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và hoạt động tông đồ dưới sự hướng dẫn của
đức giáo hoàng.
Từ
Venice, là nơi ngài thụ phong linh mục năm 1537, Cha Phanxicô Xaviê đến Lisbon
và từ đó ngài dong buồm đến Ấn Ðộ, cập bến làng Goa ở bờ biển phía tây nước Ấn.
Trong vòng 10 năm tiếp đó, ngài đã tích cực hoạt động để đem đức tin đến cho rất
nhiều dân tộc, trong đó có người Ấn Ðộ, Mã Lai và Nhật Bản.
Bất
cứ chỗ nào ngài đến, ngài đều sống với người nghèo, chia sẻ thức ăn và các
phương tiện thô sơ với họ. Ngài dành rất nhiều thời giờ để chăm sóc người đau yếu,
nghèo khổ, nhất là người cùi. Rất nhiều khi ngài không có thời giờ để ngủ hoặc
ngay cả để đọc kinh nhật tụng, nhưng, qua các thư từ ngài để lại chúng ta được
biết, ngài luôn luôn tràn ngập niềm vui.
Cha
Phanxicô đến các quần đảo ở Mã Lai, và Nhật Bản. Ngài học tiếng Nhật và rao giảng
cho các người dân chất phác, dạy giáo lý và rửa tội cho họ, cũng như thành lập
các trụ sở truyền giáo cho những người muốn giúp đỡ công cuộc của ngài. Từ Nhật
Bản, ngài mơ ước đến Trung Hoa, nhưng dự tính này không bao giờ thực hiện được.
Ngài đã từ trần trước khi đặt chân đến phần đất này.
Năm
1622, ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong thánh và đặt làm quan thầy các công
cuộc truyền giáo nước ngoài.
Lời
Bàn
Tất
cả mọi người chúng ta đều được mời gọi để "ra đi và rao giảng cho muôn
dân" (x. Mátthêu 28:19). Chúng ta không nhất thiết phải đi đến những
nơi xa xôi để rao giảng, mà hãy rao giảng ngay trong gia đình, cho con cái, vợ
chồng, và những người cùng làm việc với chúng ta. Và sự rao giảng không chỉ bằng
lời nói, nhưng còn qua đời sống hàng ngày. Chính nhờ sự hy sinh, từ bỏ tất cả
những gì của riêng mình, mà Thánh Phanxicô mới có tự do để đem Tin Mừng đến cho
người khác. Hy sinh là quên đi cái tôi của mình vì lợi ích cao cả hơn, lợi ích
của sự cầu nguyện, lợi ích khi giúp đỡ người có nhu cầu, lợi ích khi lắng nghe
người khác. Món quà lớn nhất của chúng ta là thời giờ, và Thánh Phanxicô đã hy
sinh thời giờ của ngài cho người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét