Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội
Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 3, Chương 1
Vũ Văn An
20/Jan/2019
PHẦN III: "NGAY GIỜ ẤY, HỌ LÊN ĐƯỜNG"
114. "Và họ bảo nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’ Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: ‘Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn’. Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Lc 24: 32-35).
Từ việc lắng nghe Lời Chúa, chúng ta bước vào niềm vui gặp gỡ tràn ngập trái tim, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và thở vào đó một năng lực mới. Các khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên và con đường lấy lại định hướng của nó: đó là ánh sáng và sức mạnh của lời đáp trả ơn gọi tự biến thành sứ mệnh hướng tới cộng đồng và toàn thế giới. Không chậm trễ và không sợ hãi, các môn đệ trở lại bằng bước chân của mình để tham gia cùng anh em và làm chứng cho cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu phục sinh.
114. "Và họ bảo nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’ Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: ‘Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn’. Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (Lc 24: 32-35).
Từ việc lắng nghe Lời Chúa, chúng ta bước vào niềm vui gặp gỡ tràn ngập trái tim, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và thở vào đó một năng lực mới. Các khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên và con đường lấy lại định hướng của nó: đó là ánh sáng và sức mạnh của lời đáp trả ơn gọi tự biến thành sứ mệnh hướng tới cộng đồng và toàn thế giới. Không chậm trễ và không sợ hãi, các môn đệ trở lại bằng bước chân của mình để tham gia cùng anh em và làm chứng cho cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu phục sinh.
Một Giáo Hội trẻ trung
Một hình tượng của phục sinh
115. Tiếp nối với linh hứng Phục sinh của Emmau, hình ảnh của
Maria Magdalena (xem Ga 20: 1-18) chiếu sáng con đường mà Giáo hội muốn đi qua
với và cho người trẻ như thành quả của Thượng hội đồng này: con đường phục sinh
dẫn đến công bố và sai đi. Mang một khao khát sâu xa đối với Chúa, bất chấp
bóng tối của màn đêm, Maria Magdalena chạy vội tới ông Phêrô và người môn đệ
kia; chuyển động của bà kích hoạt chuyển động của họ, sự tận tụy nữ tính của bà
dự ứng đường đi của các tông đồ và mở đường cho họ. Vào buổi bình minh của ngày
hôm ấy, ngày đầu tiên trong tuần diễn ra sự bất ngờ của cuộc gặp gỡ: Maria tìm
kiếm vì bà yêu thương, nhưng bà tìm thấy vì bà được yêu thương. Đấng Phục sinh
làm cho mình được nhận ra bằng cách gọi bà đích danh và yêu cầu bà không giữ
Người lại, vì Thân thể phục sinh của Người không phải là một kho báu để giam
hãm, mà là một Mầu Nhiệm để chia sẻ. Bà cũng trở thành môn đệ truyền giáo đầu
tiên, Tông đồ của các Tông đồ. Được chữa lành các vết thương của mình (x. Lu-ca
8, 2) và là chứng nhân của phục sinh, bà là hình ảnh của Giáo hội trẻ trung mà
chúng ta hằng mơ ước.
Lên đường với người trẻ
116. Niềm đam mê tìm kiếm sự thật, sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của Chúa, khả năng chia sẻ và niềm vui công bố ngày nay cũng hiện diện trong trái tim của nhiều người trẻ, thành viên sống động của Giáo hội. Do đó, ở đây, không chỉ là việc làm một cái gì đó "cho họ", mà là sống trong hiệp thông "với họ", bằng cách cùng nhau tiến bước trong sự thấu hiểu Tin Mừng và trong việc tìm kiếm các hình thức chân thực nhất để sống và để làm chứng. Việc tham gia có trách nhiệm của người trẻ vào đời sống của Giáo hội không phải là một lựa chọn, nhưng là một đòi hỏi của đời sống đã chịu phép rửa, cũng như một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của bất cứ cộng đồng nào. Các khó khăn và mỏng dòn của người trẻ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, những câu hỏi của họ thách thức chúng ta, những nghi ngờ của họ thách thức chúng ta về phẩm chất đức tin của chúng ta. Những lời chỉ trích của họ cũng cần thiết đối với chúng ta, vì, thông thường, nhờ họ, chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta chuyển đổi trái tim và làm mới lại các cơ cấu của chúng ta.
Mong muốn vươn tới mọi người trẻ
117. Tại Thượng hội đồng, chúng ta tự hỏi mình về người trẻ, bằng cách gợi nhớ không chỉ những người vốn là thành phần của Giáo hội và là những người tích cực trong đó, mà cả mọi người có những quan niệm khác về sự sống, tuyên xưng một đức tin khác, hoặc tự tuyên bố mình xa lạ với chân trời tôn giáo. Mọi người trẻ, không trừ ai, đều ở trong trái tim của Thiên Chúa và do đó, ở trong trái tim của Giáo hội. Nhưng chúng ta thành thật nhìn nhận rằng lời khẳng định đang vang dội trên môi miệng chúng ta này không phải lúc nào cũng tìm thấy một biểu thức có thực chất trong hành động mục vụ của chúng ta: thông thường, chúng ta khép kín trong các môi trường của mình, nơi tiếng nói của họ không đến được, hoặc chúng ta tận tụy với các hoạt động ít đòi hỏi hơn nhưng làm chúng ta thoải mái hơn, bằng cách bóp nghẹt mối lo lắng mục vụ lành mạnh từng làm chúng ta thoát ra ngoài các an toàn được giả định từ trước. Tuy nhiên, Tin Mừng yêu cầu chúng ta dám làm và chúng ta muốn làm điều này mà không cần huênh hoang, không chủ trương cải đạo, chỉ làm chứng cho tình yêu của Chúa và chìa tay ra với mọi người trẻ trên thế giới.
Hồi tâm thiêng liêng, mục vụ và truyền giáo
118. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta rằng không thể nào không có con đường hồi tâm nghiêm túc. Chúng ta ý thức rằng ở đây không phải chỉ là việc tạo ra các hoạt động mới và chúng ta không muốn viết ra "các kế hoạch tông đồ, chủ trương bành trướng, tỉ mỉ và được thiết kế tốt, vốn là đặc trưng của các thất bại nói chung" (Đức Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 96 ). Chúng ta biết rằng để khả tín, chúng ta phải sống một cuộc cải tổ Giáo hội, bao hàm việc thanh tẩy tâm hồn và thay đổi phong cách. Giáo hội phải thực sự để mình theo mô hình Thánh Thể, mà mình cử hành như đỉnh cao và nguồn sống của mình: hình thức một chiếc bánh được tạo thành từ nhiều bông lúa và được bẻ ra để nuôi sống thế giới. Thành quả của Thượng hội đồng này, sự lựa chọn mà Chúa Thánh Thần đã linh hứng cho chúng ta qua việc lắng nghe và biện phân, là đi đường với người trẻ, bằng cách đi về hướng mọi người, để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể mô tả diễn trình này bằng cách nói về tính đồng nghị của việc sai đi hay tính đồng nghị truyền giáo (synodalité missionnaire): "Đặt một Giáo hội đồng nghị vào thế hoạt động là một giả định không thể thiếu đối với một đà truyền giáo mới bao hàm toàn thể dân Thiên Chúa" [1]. Ở đây có ý nói tới lời tiên tri của Công đồng Vatican II, lời mà chúng ta chưa bao giờ xử lý trong cái chiều sâu sắc của nó và khai triển trong các hệ luận hàng ngày của nó, và trên đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã muốn chúng ta chú ý khi khẳng định rằng: "Con đường đồng nghị là con đường mà Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo Hội của Thiên niên kỷ thứ ba "(Đức Phanxicô, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm thành lập Định chế Thượng hội đồng Giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Chúng ta xác tín rằng sự lựa chọn này, kết quả của cầu nguyện và đối đầu, sẽ cho phép Giáo hội, nhờ ơn thánh của Thiên Chúa, sẽ và tỏ ra là "tuổi trẻ của thế giới" một cách rõ ràng hơn.
Chương I: Tính đồng nghị truyền giáo của Giáo hội
Tính năng động tạo lập (Un dynamisme constitutif)
Người trẻ yêu cầu chúng ta cùng lên đường với nhau.
Lên đường với người trẻ
116. Niềm đam mê tìm kiếm sự thật, sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của Chúa, khả năng chia sẻ và niềm vui công bố ngày nay cũng hiện diện trong trái tim của nhiều người trẻ, thành viên sống động của Giáo hội. Do đó, ở đây, không chỉ là việc làm một cái gì đó "cho họ", mà là sống trong hiệp thông "với họ", bằng cách cùng nhau tiến bước trong sự thấu hiểu Tin Mừng và trong việc tìm kiếm các hình thức chân thực nhất để sống và để làm chứng. Việc tham gia có trách nhiệm của người trẻ vào đời sống của Giáo hội không phải là một lựa chọn, nhưng là một đòi hỏi của đời sống đã chịu phép rửa, cũng như một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của bất cứ cộng đồng nào. Các khó khăn và mỏng dòn của người trẻ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, những câu hỏi của họ thách thức chúng ta, những nghi ngờ của họ thách thức chúng ta về phẩm chất đức tin của chúng ta. Những lời chỉ trích của họ cũng cần thiết đối với chúng ta, vì, thông thường, nhờ họ, chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta chuyển đổi trái tim và làm mới lại các cơ cấu của chúng ta.
Mong muốn vươn tới mọi người trẻ
117. Tại Thượng hội đồng, chúng ta tự hỏi mình về người trẻ, bằng cách gợi nhớ không chỉ những người vốn là thành phần của Giáo hội và là những người tích cực trong đó, mà cả mọi người có những quan niệm khác về sự sống, tuyên xưng một đức tin khác, hoặc tự tuyên bố mình xa lạ với chân trời tôn giáo. Mọi người trẻ, không trừ ai, đều ở trong trái tim của Thiên Chúa và do đó, ở trong trái tim của Giáo hội. Nhưng chúng ta thành thật nhìn nhận rằng lời khẳng định đang vang dội trên môi miệng chúng ta này không phải lúc nào cũng tìm thấy một biểu thức có thực chất trong hành động mục vụ của chúng ta: thông thường, chúng ta khép kín trong các môi trường của mình, nơi tiếng nói của họ không đến được, hoặc chúng ta tận tụy với các hoạt động ít đòi hỏi hơn nhưng làm chúng ta thoải mái hơn, bằng cách bóp nghẹt mối lo lắng mục vụ lành mạnh từng làm chúng ta thoát ra ngoài các an toàn được giả định từ trước. Tuy nhiên, Tin Mừng yêu cầu chúng ta dám làm và chúng ta muốn làm điều này mà không cần huênh hoang, không chủ trương cải đạo, chỉ làm chứng cho tình yêu của Chúa và chìa tay ra với mọi người trẻ trên thế giới.
Hồi tâm thiêng liêng, mục vụ và truyền giáo
118. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta rằng không thể nào không có con đường hồi tâm nghiêm túc. Chúng ta ý thức rằng ở đây không phải chỉ là việc tạo ra các hoạt động mới và chúng ta không muốn viết ra "các kế hoạch tông đồ, chủ trương bành trướng, tỉ mỉ và được thiết kế tốt, vốn là đặc trưng của các thất bại nói chung" (Đức Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 96 ). Chúng ta biết rằng để khả tín, chúng ta phải sống một cuộc cải tổ Giáo hội, bao hàm việc thanh tẩy tâm hồn và thay đổi phong cách. Giáo hội phải thực sự để mình theo mô hình Thánh Thể, mà mình cử hành như đỉnh cao và nguồn sống của mình: hình thức một chiếc bánh được tạo thành từ nhiều bông lúa và được bẻ ra để nuôi sống thế giới. Thành quả của Thượng hội đồng này, sự lựa chọn mà Chúa Thánh Thần đã linh hứng cho chúng ta qua việc lắng nghe và biện phân, là đi đường với người trẻ, bằng cách đi về hướng mọi người, để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể mô tả diễn trình này bằng cách nói về tính đồng nghị của việc sai đi hay tính đồng nghị truyền giáo (synodalité missionnaire): "Đặt một Giáo hội đồng nghị vào thế hoạt động là một giả định không thể thiếu đối với một đà truyền giáo mới bao hàm toàn thể dân Thiên Chúa" [1]. Ở đây có ý nói tới lời tiên tri của Công đồng Vatican II, lời mà chúng ta chưa bao giờ xử lý trong cái chiều sâu sắc của nó và khai triển trong các hệ luận hàng ngày của nó, và trên đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã muốn chúng ta chú ý khi khẳng định rằng: "Con đường đồng nghị là con đường mà Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo Hội của Thiên niên kỷ thứ ba "(Đức Phanxicô, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm thành lập Định chế Thượng hội đồng Giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Chúng ta xác tín rằng sự lựa chọn này, kết quả của cầu nguyện và đối đầu, sẽ cho phép Giáo hội, nhờ ơn thánh của Thiên Chúa, sẽ và tỏ ra là "tuổi trẻ của thế giới" một cách rõ ràng hơn.
Chương I: Tính đồng nghị truyền giáo của Giáo hội
Tính năng động tạo lập (Un dynamisme constitutif)
Người trẻ yêu cầu chúng ta cùng lên đường với nhau.
119. Toàn thể Giáo hội, vào lúc quyết định lưu tâm tới người
trẻ trong Thượng hội đồng này, đã đưa ra một lựa chọn rất rõ ràng: Giáo Hội coi
sứ mệnh này như một ưu tiên mục vụ của thời ta trong đó Giáo Hội phải đầu tư thời
gian, năng lực và tài nguyên của mình. Ngay từ khi bắt đầu hành trình chuẩn bị,
người trẻ đã bày tỏ mong muốn được tham gia, đánh giá và cảm thấy như những người
cùng làm thợ thủ công cho đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Trong Thượng hội đồng
này, chúng ta đã cảm nghiệm rằng: việc đồng trách nhiệm một cách sống động với
các Kitô hữu trẻ là nguồn vui sâu sắc cho cả các giám mục. Trong cảm nghiệm
này, chúng ta nhận ra một hoa trái của Chúa Thánh Thần, Đấng liên tục làm mới
Giáo hội và kêu gọi Giáo Hội thực hành tính đồng nghị như một cách hiện hữu và
hành động, bằng cách khuyến khích sự tham gia của mọi người đã chịu phép rửa và
những người có thiện chí, mỗi người theo độ tuổi, bậc sống và ơn gọi của mình.
Trong Thượng hội đồng này, chúng ta đã nhận xét rằng tính hợp đoàn, một tính vốn
liên kết các giám mục cum Petro et sub Petro (vơi Phêrô và dưới
Phêrô), trong sự ân cần lo lắng cho dân Chúa, được kêu gọi tự kết nối với việc
thực hành tính đồng nghị ở mọi bình diện và tự làm cho mình được phong phú.
Diễn trình đồng nghị vẫn tiếp tục
120. Sự kết thúc công việc của phiên họp và tài liệu gặt hái các thành quả của nó không kết thúc diễn trình đồng nghị, nhưng chúng đánh dấu một đoạn đường. Vì các điều kiện cụ thể, các khả thể có thực chất và các nhu cầu cấp thiết của người trẻ rất khác nhau giữa các quốc gia và lục địa, mặc dù có chung một đức tin duy nhất, nên chúng ta kính mời các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội đặc thù tiếp tục hành trình này, bằng cách dấn thân vào các diễn trình biện phân cộng đồng, một diễn trình bao gồm cả những người không phải là giám mục trong các cuộc thảo luận, như Thượng hội đồng này đã làm. Phong cách của các hành trình này trong giáo hội nên bao gồm sự lắng nghe huynh đệ và đối thoại liên thế hệ, với mục đích khai triển chi tiết các định hướng mục vụ đặc biệt chú ý đến người trẻ bị đẩy qua bên lề và những người ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc được với các cộng đồng giáo hội. Chúng ta muốn rằng các gia đình, các viện tu trì, các hiệp hội, các phong trào và người trẻ tham gia vào các hành trình này, sao cho "ngọn lửa" của những gì chúng ta đã trải nghiệm trong những ngày này được lan rộng.
Diễn trình đồng nghị vẫn tiếp tục
120. Sự kết thúc công việc của phiên họp và tài liệu gặt hái các thành quả của nó không kết thúc diễn trình đồng nghị, nhưng chúng đánh dấu một đoạn đường. Vì các điều kiện cụ thể, các khả thể có thực chất và các nhu cầu cấp thiết của người trẻ rất khác nhau giữa các quốc gia và lục địa, mặc dù có chung một đức tin duy nhất, nên chúng ta kính mời các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội đặc thù tiếp tục hành trình này, bằng cách dấn thân vào các diễn trình biện phân cộng đồng, một diễn trình bao gồm cả những người không phải là giám mục trong các cuộc thảo luận, như Thượng hội đồng này đã làm. Phong cách của các hành trình này trong giáo hội nên bao gồm sự lắng nghe huynh đệ và đối thoại liên thế hệ, với mục đích khai triển chi tiết các định hướng mục vụ đặc biệt chú ý đến người trẻ bị đẩy qua bên lề và những người ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc được với các cộng đồng giáo hội. Chúng ta muốn rằng các gia đình, các viện tu trì, các hiệp hội, các phong trào và người trẻ tham gia vào các hành trình này, sao cho "ngọn lửa" của những gì chúng ta đã trải nghiệm trong những ngày này được lan rộng.
Hình thức đồng nghị của Giáo hội
121. Kinh nghiệm sống đã làm cho các tham dự viên Thượng hội đồng ý thức được tầm quan trọng của hình thức đồng nghị nơi Giáo hội đối với việc công bố và thông truyền đức tin. Sự tham gia của giới trẻ đã góp vào việc "đánh thức" tính đồng nghị, vốn là một "chiều kích cấu thành của Giáo hội. [...] Như thánh Gioan Kim Khẩu đã nói, "Giáo hội và công nghị đồng nghĩa với nhau" - vì Giáo hội không là gì khác hơn là việc 'cùng nhau bước đi' của đoàn chiên trên các nẻo đường lịch sử để gặp gỡ Chúa Kitô» (Đức Phanxicô, Bài diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập Định chế Thượng hội đồng giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Tính đồng nghị là đặc điểm cho cả đời sống lẫn sứ mệnh của Giáo hội, vốn là dân Chúa gồm người trẻ và người già, đàn ông và đàn bà thuộc mọi nền văn hóa và mọi tầng lớp, và là Thân thể Chúa Kitô mà chúng ta là các chi thể đối với nhau, nối kết cách riêng với những người bị gạt ra ngoài lề và bị nhạo báng. Trong diễn trình trao đổi và qua các chứng từ, Thượng hội đồng đã làm phát sinh một số nét căn bản trong phong cách đồng nghị, mà chúng ta được kêu gọi hồi hướng.
122. Chính trong các mối liên hệ - với Chúa Kitô, với những người khác, trong cộng đồng – mà đức tin được thông truyền. Vì việc truyền giáo ngày nay, Giáo hội được kêu gọi mang lấy một khuôn mạo tương quan coi việc lắng nghe, chào đón, đối thoại và biện phân chung làm chính trong một hành trình có thể thay đổi được cuộc sống của những người tham gia vào đó. "Giáo hội đồng nghị là giáo hội lắng nghe, với ý thức rằng lắng nghe không phải chỉ là nghe". Đó là một sự lắng nghe hỗ tương, trong đó mọi người đều có một điều gì đó để học hỏi. Các tín hữu giáo dân, giám mục đoàn, Giám mục Rôma, mỗi người đều lắng nghe người khác; và tất cả lắng nghe Chúa Thánh Thần, "Thần Trí của sự thật" (Ga 14:17), để biết những gì Người "nói với các giáo hội" (Kh 2: 7) "(Đức Phanxicô, Bài Diễn văn Kỷ niệm 50 năm thành lập Định chế Thượng hội đồng giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Nhờ cách này, Giáo hội tự trình bầy mình như một "cái lều" nơi bảo tồn hòm bia Giao Ước (xem Xh 25): một Giáo hội năng động và đang di hành, đồng hành trên hành trình, được tăng cường bằng nhiều đặc sủng và thừa tác vụ. Nhờ thế, Thiên Chúa tự làm Người hiện diện trong thế giới này.
Một Giáo Hội có tính tham gia và đồng trách nhiệm
123. Một nét đặc trưng của phong cách này trong Giáo hội là đặt thành giá trị các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho theo ơn gọi và vai trò của mỗi thành viên, thông qua tính năng động đồng trách nhiệm. Để kích hoạt tính này, một sự cải đổi tâm hồn là điều cần thiết, cũng như việc sẵn có đó để lắng nghe hỗ tương, một sự lắng nghe giúp ta cùng nhau nghe một cách hữu hiệu. Được sinh động bởi tinh thần này, chúng ta sẽ có thể tiến bước về một Giáo hội có tính tham gia và đồng trách nhiệm, có thể đặt thành giá trị sự phong phú của tính đa dạng mà nó vốn bao gồm, bằng cách cũng chào đón với lòng biết ơn sự đóng góp của các tín hữu giáo dân, nhất là giới trẻ và phụ nữ, những người trẻ của đời sống thánh hiến nữ và nam giới, và của các nhóm, các hiệp hội và phong trào. Không được đặt ai hoặc không ai có thể tự đặt mình qua một bên. Đó là cách để tránh cả nạn giáo sĩ trị, là thứ vốn loại trừ nhiều người ra khỏi các diễn trình tạo quyết định lẫn việc giáo sĩ hóa giáo dân, là việc vốn khóa kín họ thay vì chuyển hướng họ về phía dấn thân truyền giáo trên thế giới.
Thượng hội đồng yêu cầu làm cho hữu hiệu và thông thường việc tham gia tích cực của người trẻ vào những nơi đồng trách nhiệm của các Giáo hội đặc thù, như trong các cơ quan của các Hội đồng Giám mục và của Giáo hội hoàn vũ. Đàng khác, nó cũng yêu cầu tăng cường hoạt động của Văn Phòng Người Trẻ trong Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, nhất là bằng cách thiết lập một tổ chức đại diện người trẻn ở bình diện quốc tế.
Diễn trình biện phân cộng đồng
124. Kinh nghiệm "đi đường với nhau" trong tư cách dân Chúa giúp luôn thấu hiểu rõ hơn ý nghĩa thẩm quyền trong viễn cảnh phục vụ. Các mục tử cần có khả năng làm cho sự cộng tác trong việc làm chứng và truyền giáo tiến triển, cũng như khả năng đồng hành với các diễn trình biện phân cộng đồng để giải thích các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng đức tin và dưới sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần, với sự đóng góp của mọi thành viên của cộng đồng, bắt đầu với những người thấy mình ở bên lề nó. Các vị có trách nhiệm trong giáo hội, khi đã có các khả năng này, cần được đào tạo chuyên biệt về tính đồng nghị. Từ quan điểm này, có vẻ như hứa hẹn sẽ cơ cấu hóa được các hành trình đào tạo chung cho các giáo dân trẻ, tu sĩ và chủng sinh trẻ, nhất là liên quan đến các chủ đề như thực thi thẩm quyền hoặc làm việc theo nhóm.
Một phong cách để truyền giáo
Hiệp thông truyền giáo
125. Đời sống đồng nghị của Giáo hội chủ yếu hướng về truyền giáo: đó là "dấu hiệu và công cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất của toàn nhân loại" (Lumen Gentium, Số 1 ), cho đến ngày Thiên Chúa là "tất cả trong tất cả" (1 Cr 15:28). Những người trẻ nào, chịu mở lòng ra đón nhận Chúa Thánh Thần, đều có thể giúp Giáo hội thực hiện được việc chuyển theo kiểu vượt qua từ cái "Tôi" được hiểu theo nghĩa cá nhân chủ nghĩa qua cái "chúng ta" theo nghĩa giáo hội, trong đó mỗi cái "tôi", nhờ mặc lấy Chúa Kitô (x. Gl 2:20), sống và đi đường với anh chị em mình như một chủ thể có trách nhiệm và tích cực trong sứ mệnh duy nhất của dân Chúa "(Ủy ban Thần học Quốc tế, Tính đồng nghị trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, ngày 2 tháng 3 2018, số 107). Sự chuyển tiếp này, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của các Mục tử, phải xẩy đến với cộng đồng Kitô giáo, vốn được mời gọi ra khỏi các uẩn khúc của "cái tôi" của mình, một cái tôi luôn tìm cách tự bảo vệ mình, để bước tới việc xây dựng một cái "chúng tôi" bao gồm cả gia đình nhân loại và toàn bộ sáng thế.
Một sứ mệnh trong đối thoại
126. Năng động lực căn bản nói trên có hậu quả rõ ràng đối với cách hoàn thành việc truyền giáo với người trẻ, một việc đòi hỏi phải thực hiện, một cách thẳng thắn và không thỏa hiệp, một cuộc đối thoại với mọi người đàn ông và đàn bà có thiện chí. Như thánh Phaolô VI đã khẳng định: "Giáo hội tự biến thành lời; Giáo hội tự biến thành sứ điệp; Giáo hội tự biến thành một cuộc đàm thoại" (Ecclesiam suam, số 67). Trong một thế giới mà đặc điểm là sự đa dạng sắc tộc và văn hóa, "đi đường với nhau" là việc nền tảng để mang lại tính khả tín và tính hữu hiệu cho các sáng kiến liên đới, hội nhập, cổ vũ công lý và cho thấy nền văn hóa gặp gỡ và cho không có nghĩa gì.
Người trẻ, chính vì họ tiếp xúc hàng ngày với những người trẻ thuộc cùng độ tuổi với họ, với các hệ phái Kitô giáo khác, với các tôn giáo, các xác tín và văn hóa khác, nên họ đã kích thích toàn bộ cộng đồng Kitô giáo sống chủ trương đại kết và đối thoại liên tôn. Điều này đòi hỏi kiểu can đảm parresia(nói sự thật với kẻ có quyền) để lên tiếng, và kiểu can đảm khiêm tốn để lắng nghe, bằng cách thực hành khổ hạnh - và đôi khi tử đạo – là điều điều này vốn ngụ ý.
Hướng về các vùng ngoại vi của thế giới
127. Thực hành đối thoại và tìm kiếm các giải pháp chung nói lên một ưu tiên rõ ràng đối với một thời kỳ trong đó, các hệ thống dân chủ đang có mức độ tham gia thấp và bị ảnh hưởng không cân xứng bởi các nhóm quyền lợi chỉ đại diện một phần nhỏ trong dân số, với nguy cơ gây ra các xu hướng duy giản lược, kỹ trị và độc đoán. Sự trung thành với Tin Mừng sẽ hướng dẫn cuộc đối thoại này để tìm cách đem lại giải đáp cho tiếng kêu kép của người nghèo và trái đất (xem Đức Phanxicô, Laudato si', số 49), những chủ thể mà người trẻ biểu lộ một sự nhạy cảm đặc biệt, bằng cách lồng vào các diễn trình xã hội sự linh hứng của các nguyên tắc trong học thuyết xã hội: phẩm giá con người, đích điểm phổ quát của của cải, ưu tiên chọn người nghèo, vị trí hàng đầu của liên đới, sự quan tâm đến tính phụ đới, sự quan tâm đến căn nhà chung. Không ơn gọi nào bên trong Giáo hội có thể tự đặt mình ra ngoài tính năng động cộng đồng, đi ra ngoài và đối thoại này, và đó là lý do tại sao mọi nỗ lực đồng hành được kêu gọi phải tự cân xứng với chân trời này, bằng cách dành sự chú ý đặc biệt cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Kỳ sau: Chương II: Cùng nhau bước đi trong những điều hàng ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét