30/01/2019
Thứ Tư tuần 3 thường niên.
BÀI ĐỌC I: Dt 10, 11-18
“Người đã làm cho những kẻ được
thánh hoá nên hoàn hảo đến muôn đời”.
Trích thơ gửi tín hữu
Do-thái.
Trong khi mọi tư tế hằng
ngày đứng gần bàn thờ chu toàn chức vụ mình và hiến dâng cũng những ngần ấy của
lễ nhiều lần, nhưng không bao giờ xoá được tội lỗi, còn Người khi dâng xong của
lễ duy nhất đền tội, đã ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời, và từ đây, Người
chờ đợi cho đến khi thù địch bị đặt làm bệ dưới chân Người. Vì chưng, nhờ việc
hiến dâng duy nhất mà Người đã làm cho những kẻ được thánh hoá nên hoàn hảo đến
muôn đời. Vả chính Thánh Thần cũng đã minh chứng cho chúng ta như thế. Vì sau
khi Chúa đã phán: “Này là giao ước Ta sẽ ký kết với chúng sau những ngày ấy”,
thì Người còn thêm: “Ta sẽ đặt lề luật Ta trong lòng chúng, và khắc nó vào tâm
trí chúng; Ta sẽ không còn nhớ đến những tội lỗi và sự gian ác của chúng nữa”.
Vậy nơi nào tội lỗi được thứ tha, thì không còn việc dâng của lễ đền tội nữa.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 109, 1. 2.
3. 4
Đáp: Con là Thượng
tế tới muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê (c. 4bc).
Xướng: 1) Thiên Chúa
đã ban bố cùng Chúa tôi rằng: “Con hãy ngồi bên hữu Ta, cho tới khi Ta bắt quân
thù làm bệ kê dưới chân Con”. – Đáp.
2) Đức Thiên Chúa từ
Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của Ngài, rằng: “Con hãy thống trị giữa
quân thù”. – Đáp.
3) Các thủ lãnh cùng
hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh trong thánh thiện huy hoàng: “Trước rạng
đông, tựa hồ sương sa, Ta đã sinh hạ ra Con”. – Đáp.
4) Đức Thiên Chúa đã
thề và không hối hận rằng: “Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm
Menkixêđê”. – Đáp.
ALLELUIA: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia!
– Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự
sống đời đời. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 4, 1-20
“Người gieo hạt đi gieo hạt giống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt
đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống
ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo
dọc bờ biển. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với
họ rằng: “Các ngươi hãy nghe! Này người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một
phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi,
nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. Nhưng
khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một
phần khác rơi vào bụi gai, và gai mọc lên làm hạt giống chết và không sinh hoa
trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì
sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm”. Và Người phán rằng:
“Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.
Khi Người còn lại một
mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ
ngôn, Người liền bảo các ông: “Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên
Chúa, còn những kẻ khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì
chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội”.
Người nói với các ông:
“Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn
khác? Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là
những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ.
Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi là những kẻ khi nghe lời Chúa thì
đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay
đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. Lại có
những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những
lo lắng trần tục, sự quyến rũ của giàu sang và những đam mê khác xâm chiếm họ,
bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. Còn những hạt giống
gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi,
hạt ba mươi, hạt sáu mươi, và hạt một trăm”. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Hạt giống Lời
Chúa
Phan Linh là một
nhân vật nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khoa học kỹ thuật và văn chương. Một
hôm ông nhận được một món quà của một người bạn từ Ấn Ðộ, đó là một cái chổi
rơm. Nhận thấy có những hạt lúa dính ở cọng rơm, ông nhặt lấy và đem đi gieo,
sau đó ông cũng phân phát cho bà con cùng gieo, thu hoạch rất khả quan và dần dần
lan ra cả nước. Ông là người đầu tiên nhập giống lúa mới và khai sinh kỹ nghệ
làm chổi phục vụ cho cả nước.
Trong Tin Mừng hôm
nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người gieo giống để giảng về Nước Trời. Việc gieo
giống có lẽ rất quen thuộc với người Việt Nam, vì có đến 4/5 dân số sống bằng
nghề nông nghiệp. Người gieo giống nào cũng muốn gieo hạt trên đất đã cày bừa cẩn
thận; Thiên Chúa cũng muốn tâm hồn con người được trở nên như thửa đất để hạt
giống Lời Ngài có thể mọc lên, phát triển và sinh nhiều hoa trái, làm ích cho
mình và cho người khác nữa.
Nhìn lại cuộc đời của
mình, có lẽ chúng ta phải thành thật nhận rằng từ trước tới nay chúng ta chưa
đón nhận và sống Lời Chúa được bao nhiêu, bởi vì chúng ta vẫn để cho tâm hồn
xao xuyến lo lắng, những đam mê sự đời, tham vọng địa vị và của cải làm chết ngạt
Lời Chúa. Ðấy là chưa kể những biến cố xảy đến trong cuộc sống bản thân, gia
đình, xã hội, đều là những tiếng Chúa nhắc nhở, mời gọi chúng ta, nhưng chúng
ta vẫn chưa thoát khỏi những đam mê, ích kỷ trong đời sống. Lời Chúa vẫn chưa
bén rễ sâu trong tâm hồn chúng ta.
Xin Chúa cho chúng ta
biết mở rộng tâm hồn đón nhận hạt giống Lời Chúa. Xin làm cho những hạt giống ấy
được bám rễ, mọc lên tươi tốt và trổ sinh được nhiều bông hạt, để mỗi ngày
chúng ta được lớn lên trong tình yêu Chúa và góp phần xây dựng Giáo Hội Chúa ngày
một lớn mạnh hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần 3 TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb
10:11-18; Mk 4:1-20.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lời Chúa có
tiềm năng sinh lợi ích vô hạn cho con người.
Cha ông chúng ta thường
nói “Điều kiện để thành công, phải có đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân
hòa.” Hay, “phải có 4 đúng: đúng người, đúng vật, đúng nơi, đúng chỗ.” Thiếu một
trong những điều kiện đòi hỏi là sẽ không thành công hay không đạt được kết quả
mong muốn.
Các Bài Đọc hôm nay
xoay quanh việc cộng tác làm việc giữa Thiên Chúa và con người. Trong Bài Đọc
I, tác-giả Thư Do-Thái so sánh hiệu quả của lễ hy sinh của Cựu-Ước và Tân Ước,
và của hai Giao Ước cũ và mới. Theo ông, Giao Ước mới và lễ hy sinh của Đức
Kitô có hiệu quả hơn Giao Ước cũ và các lễ hy sinh của Cựu Ước. Trong Phúc Âm,
Lời Chúa được ví như hạt giống, có tiềm năng để sinh lợi; nhưng có sinh lợi thực
sự hay không tùy thuộc vào nơi mà hạt giống được gieo vào.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nơi nào đã có ơn tha tội, thì đâu cần lễ đền tội nữa.
1.1/ Hiệu quả của hy lễ đền
tội: Trong Cựu Ước, “Vị tư tế nào cũng phải
đứng trong Đền Thờ lo việc phụng tự mỗi ngày và dâng đi dâng lại cũng ngần ấy
thứ lễ tế; mà những lễ tế đó chẳng bao giờ xoá bỏ được tội lỗi.” Điều này có thể
thấy qua việc dâng hai con chiên mỗi ngày: một con ban sáng và một con ban chiều.
Đấy là chưa kể việc sát tế các súc vật trong Ngày Xá Tội mỗi năm bởi Thầy Thượng
Tế. “Còn Đức Kitô, sau khi dâng lễ tế duy nhất để đền tội cho nhân loại, Người
đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời. Và từ khi đó, Người chờ đợi ngày
các kẻ thù bị đặt làm bệ dưới chân. Quả thật, Người chỉ dâng hiến lễ một lần,
mà vĩnh viễn làm cho những kẻ Người đã thánh hoá được nên hoàn hảo.” Hy lễ của
Chúa Giêsu không thể và cũng không cần lặp lại.
1.2/ Hiệu quả của Giao Ước
cũ và mới: Giao Ước cũ được ghi khắc trong
hai bia đá, đến từ bên ngòai con người; nhưng Giao Ước mới được Thiên Chúa phán
qua Tiên-tri Jeremiah như sau: “Đây là giao ước Ta sẽ lập với chúng sau những
ngày đó, thì Đức Chúa phán: Ta sẽ ghi vào tâm khảm chúng, sẽ khắc vào lòng trí
chúng lề luật của Ta. Ta sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm và việc gian ác của chúng
nữa. Mà nơi nào đã có ơn tha tội, thì đâu cần lễ đền tội nữa.”
2/ Phúc Âm: Hiệu quả tùy thuộc ở các nơi mà Lời Chúa được gieo vào.
Dụ ngôn Chúa Giêsu nói
tới hôm nay nhắm tới 2 điểm chính: (1) Hạt giống là Lời Chúa, tự nó có tiềm
năng sinh lợi như hạt giống có tiềm năng sinh nhiều hạt khác; (2) Nơi gieo vào
là lòng trí con người, Lời Chúa có sinh lợi hay không, và sinh lợi bao nhiêu,
tùy thuộc vào lòng trí con người.
2.1/ Bốn nơi mà hạt giống
Lời Chúa được gieo vào:
(1) Vệ đường: Chúa giảng:
“Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.” Chúa cắt
nghĩa: “Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe
thì Satan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.” Hạng người này là những người dửng
dưng, họ coi Lời Chúa không quan trọng trong cuộc đời của họ.
(2) Sỏi đá: Chúa giảng:
“Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;
nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.” Chúa cắt
nghĩa: “Những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ
đón nhận, nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi
gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, họ vấp ngã ngay.” Hạng người này không chịu
suy xét để đào sâu và sống Lời Chúa, nên dễ dàng bỏ cuộc sau một thời gian ngắn.
(3) Bụi gai: Chúa giảng:
“Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.”
Chúa cắt nghĩa: “Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ
đã nghe Lời, nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam
mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.”
Đây là những kẻ đã nghe Lời, nhưng không chịu mang ra sinh sống trong cuộc đời.
Thay vào đó, họ chạy theo bả vinh hoa phú quí, hay theo tính đam mê xác thịt.
(4) Đất tốt: Chúa giảng:
“Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt
thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” Chúa cắt
nghĩa: “Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những
người nghe Lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu
mươi, kẻ thì một trăm.” Đây là những kẻ nghe, hiểu thấu, và mang ra sống trong
cuộc đời. Tùy thuộc vào cách ứng dụng, họ sinh lời được 30, 60, hay 100.
2.2/ Bí mật của Mầu Nhiệm
Nước Trời: Khi còn một mình Đức Giê-su, những
người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. Người nói với
các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với
những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ
có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại
và được ơn tha thứ.”
Thọat nghe những lời
này, một người có thể hiểu Mầu Nhiệm Nước Trời chỉ ban cho một số người thuộc về
Thiên Chúa; và sẽ dễ rơi vào chủ thuyết “tiền định:” người nào được Thiên Chúa
tiền định cho được cứu rỗi, Ngài sẽ ban cho hiểu; và ngược lại. Hiểu biết như vậy
là sai vì 2 lý do sau đây:
(1) Marcô trích dẫn
Isa 6:10 của Bản Bảy Mươi, nhưng không hòan tòan cả câu: “Vì tim của dân này đã
bị chai đá, tai của họ đã điếc, và mắt họ đã nhắm lại, kẻo mắt nó thấy, tai nó
nghe và lòng nó hiểu, mà nó trở lại và được chữa lành.” Một điều khác biệt là Bản
Bảy Mươi dùng thời thụ động cho động từ đầu tiên “đã bị chai đá,” và muốn hiểu
như thế cho 2 động từ theo sau. Điều này muốn nói người chịu trách nhiệm cho những
hậu quả này là dân chứ không phải Thiên Chúa. Bản dịch của MT dùng thời truyền
lệnh: Chúa phán: “Hãy đi nói với dân này rằng: Cứ nghe cho rõ, nhưng đừng hiểu,
cứ nhìn thật kỹ, nhưng đừng nhận ra. Hãy làm cho lòng dân này ra đần độn, cho
tai nó điếc, cho mắt nó mù; kẻo mắt nó thấy, tai nó nghe và lòng nó hiểu, mà nó
trở lại và được chữa lành.” Bản dịch này xem ra có vẻ qui trách nhiệm cho Thiên
Chúa.
(2) Thực ra, nếu xét
tòan bộ văn mạch và tất cả Kinh Thánh, đây chỉ là lối nói của người Do-Thái khi
qui trách mọi việc xảy ra là trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu
xét theo kinh nghiệm cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu cũng như của Tiên-tri
Isaiah, mặc dù cả hai đã cố gắng rao giảng, nhưng nếu con người không chịu mở
lòng để đón nhận, mở tai để nghe, mở mắt để nhìn; làm sao họ có thể hiểu và thi
hành những lời rao giảng? Và nếu không hiểu, làm sao có thể thi hành để sinh
hoa kết quả? Đó chính là mục đích mà trình thuật nhắm tới hôm nay.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lời Chúa có tiềm
năng sinh lợi ích vô hạn cho con người.
– Lời Chúa có sinh ích
hay không là hòan tòan tùy thuộc vào thái độ và khả năng lãnh nhận của con người.
– Chúng ta phải chuẩn
bị tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa, dành nhiều thời gian để học hỏi và suy niệm,
đồng thời phải để Lời Chúa hướng dẫn mọi sự trong cuộc đời.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
30/01/2019 – THỨ TƯ TUẦN 3 TN
Mc 4,1-20
HÃY GIEO CÁCH HÀO PHÓNG
“Người gieo giống đi ra gieo giống. Có hạt rơi xuống vệ đường,…
sỏi đá,… bụi gai,… đất tốt…”(Mc 4,3-8)
Suy niệm: Hoàn cảnh địa lý vùng
Pa-lét-tin hiếm có những khu đất tốt bằng phẳng, thuận lợi. Người gieo phải có
đôi chút mạo hiểm và hào phóng, tận dụng mọi ngóc ngách để gieo giống mới mong
có mùa gặt mai sau. Thế giới ngày nay theo xu hướng vật chất hưởng thụ, chuộng
cuộc sống tiện nghi dễ dãi, chẳng khác nào những bụi gai, cỏ rậm hay vệ đường sỏi
đá: Làm cho Lời Chúa được nghe lọt tai đã là khó, phương chi tìm ra được mảnh
“đất tốt” để hạt giống Lời Chúa bám rễ nảy mầm! Chúa dạy các môn đệ của Ngài
không được bó tay, nhưng phải gieo, bất chấp lòng người là sỏi đá, vệ đường hay
bụi gai. Bởi gieo trồng vun tưới là việc của Phao-lô, của A-pô-lô, của bạn, của
tôi, của chúng ta; còn kết quả là do Chúa (x. 1Cr 3,6).
Mời Bạn: Lòng người dù có là sỏi
đá, vệ đường, bụi gai nhưng vẫn có thể được cày xới chăm bón để biến đổi thành
đất tốt. Hạt giống Lời Chúa được gieo xuống không nằm yên thụ động mà còn có sức
cải tạo đất. Chẳng hạn các vị thánh như Phao-lô, Au-gút-ti-nô, Phan-xi-cô
Xa-vi-ê đã được biến đổi thành “đất tốt” nhờ đã được đón nhận Lời Chúa gieo vào
tâm hồn cách nhẫn nại và hào phóng. Thiên Chúa đang cần chúng ta có sự nhẫn nại
và hào phóng đó để Nước Trời được mùa gặt bội thu!
Sống Lời Chúa: Việt Nam đã hơn 400 năm
đón nhận Tin Mừng, nhưng còn rất nhiều ‘đất hoang’. Đừng trì hoãn nữa, nhưng
hãy gieo Lời Chúa cách hào phóng bằng chính những phục vụ, bác ái thường ngày đối
với tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
xin cho con biết say mê Lời Chúa để con loan báo Lời Ngài cho anh em con.
(5 Phút Lời Chúa)
Hạt giống (30.1.2019 – Thứ Tư Tuần 3 TN)
Suy niệm:
Chỉ cần một hạt giống lời Chúa rơi vào tâm hồn bạn,
như rơi vào thửa đất màu mỡ,
đời bạn có thể thay đổi hoàn toàn.
Têrêsa Hài Đồng đã để lòng mình đón lấy lời này:
“Ai không nên như trẻ thơ thì chẳng được vào Nước Trời.”
Chị đã nên thánh nhờ suốt đời sống phó thác như trẻ thơ.
Têrêsa Calcutta đã để lòng mình đón lấy lời này:
“Những gì ngươi làm cho một anh em nhỏ nhất, là làm cho chính Ta.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ quên mình đang tiếp xúc với Giêsu
mỗi khi Mẹ gặp người nghèo khổ, bệnh tật.
Là Kitô hữu, chúng ta thường xuyên được nghe Lời Chúa,
nhưng một tiếp xúc thực sự với hạt giống Lời Chúa vẫn ít xảy ra.
Điều này đã là vấn đề của các Kitô hữu sơ khai rồi.
Tất cả bốn hạng người trong dụ ngôn Người gieo giống đều nghe.
Tuy nhiên kết quả lại rất khác nhau,
vì vấn đề không phải là nghe bằng tai, nhưng là nghe bằng cả tâm hồn.
Vẫn có thứ tâm hồn hời hợt như đất cứng ở vệ đường.
Hạt giống chưa bao giờ thâm nhập được vào đất,
mới chỉ nằm trơ vơ trên bề mặt.
Hạt giống này nhanh chóng làm mồi cho chim chóc, cho Xatan.
Vẫn có thứ tâm hồn chai đá, như mảnh đất chỉ có lớp đất mỏng bên trên.
Hạt giống mọc ngay, nhưng sau đó bị khựng lại,
không đâm rễ được vì đất nhiều sỏi đá.
Khi nắng lên, cây bị héo khô vì không có rễ hút nước.
Để cho Lời Chúa đâm rễ sâu trong đời mình và nuôi dưỡng mình,
đó là nỗ lực suốt đời của người Kitô hữu.
Vui vẻ đón nhận Lời ngay lập tức mà không chịu đào sâu, đâm rễ,
thì cũng sẽ bỏ cuộc ngay lập tức khi cơn bách hại đến từ bên ngoài.
Vẫn có thứ tâm hồn nặng nề, vì những lo lắng sự đời, đam mê giàu có.
Chính những lệch lạc từ bên trong như bụi gai đã bóp nghẹt hạt giống.
Lời Chúa đòi ta vượt lên trên những thèm muốn, khoái lạc và âu lo.
Để Lời Chúa sinh trái phải làm cỏ, dọn bụi gai cho sạch.
Nhưng vẫn có những tâm hồn mềm mại như mảnh đất tốt.
Hạt giống Lời Chúa thoải mái đâm rễ sâu, và sinh hoa trái gấp trăm.
Dù gặp bách hại vì Lời, dù bị danh lợi thế gian lôi kéo,
họ vẫn không đánh mất căn tính Kitô hữu của mình.
Tâm hồn chúng ta thuộc loại đất nào?
Đó là câu hỏi cho từng Kitô hữu xưa cũng như nay.
Thiên Chúa vẫn cứ kiên nhẫn và miệt mài gieo giống cho đến tận thế.
Ngài vẫn mời ta ra khỏi sự hời hợt, cứng cỏi, chai đá của lòng mình.
Nếu ta dám để cho Lời Chúa thực sự đi vào đời ta, dù chỉ một lần,
ta sẽ thấy được sức biến đổi kỳ diệu của Lời Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
Lm. Antôn nguyễn Cao Siêu. S.J
HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN
30 THÁNG GIÊNG
Kỹ Thuật: Đồng Minh
Hay Kẻ Thù?
Kỹ thuật và những máy
móc tinh xảo là những sản phẩm và là công cụ của lao động con người. Chủ thể thật
sự của lao động vẫn là chính con người. Không bao giờ một công cụ lại có thể được
nâng lên hàng chủ thể. Nó không thể được đặt trên người lao động hay người sử dụng
nó – bởi vì nếu làm thế, trật tự của thực tại đã bị đảo lộn. Đó sẽ là điều
không may. Phương tiện và cứu cánh của lao động đã bị xáo trộn!
Kinh nghiệm hiện đại
cho thấy rằng sự áp dụng kỹ thuật – một khi không được hướng dẫn và được soi
sáng bởi một trật tự đạo đức cao hơn – có thể trở thành một kẻ thù thay vì là một
đồng minh của con người. Một ví dụ của điều này đó là khi sự tự động hóa trong
công nghiệp hất cẳng con người, tước đi chỗ làm của nhiều người lao động. Một
ví dụ khác: những trường hợp máy móc được đề cao và con người bị hạ xuống chỉ
còn là một cái gì đó phục vụ cho máy móc (Laborem exercens 5).
Chúng ta được mời gọi
làm chủ trái đất và làm chủ những sự thay đổi – chứ không phải phó mặc cho nó
thống trị mình. Chỉ có thể làm chủ được như vậy nếu chúng ta vượt qua được sự đứt
đoạn giữa đạo đức và kinh tế – chính sự đứt đoạn này đã làm cho những thành tựu
ngoạn mục của thời hiện đại không thể phục vụ hoàn toàn cho thiện ích của con
người.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 30/1
Dt 10, 11-18; Mc 4,
1-20.
LỜI SUY NIÊM: “Các người nghe
đây! Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo có hạt rơi xuống vệ đường,
chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất, nó mọc
ngay, vì đất không sâu, nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rể nên
bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, khi mọc lên, làm nó chết ngạc. Có hạt rơi
nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh nhiều kết quả, hạt thì được ba mươi, hạt
thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” Rồi Người nói: “Ai có tai thì nghe”
Khởi đầu bài Tin Mừng ngày hôm nay, cho chúng ta thấy Chúa Giêsu không còn giảng
dạy trong các hội đường nữa, nhưng Người đã ra ở ven Biển Hồ để rao giảng, và
Người cho biết hạt giống Lời Chúa được gieo vào tất cả mọi nơi, không còn phân
biệt nơi chốn, tất cả mọi người đều được đón nhận Lời Chúa, còn kết quả, thì
tùy thuộc vào từng tâm hồn đón nhận.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho các cha mẹ trong từng gia đình, biết chuẩn bị cho con
cái của mình ngay từ tuổi ấu thơ có lòng đạo đức, như là mãnh đất tốt mà Tin Mừng
đang nói đến.
Mạnh Phương
30 Tháng
Giêng
Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng
Ngày 30 Tháng Giêng
cách đây đúng 40 năm, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Ðộ đã vĩnh
viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn Giáo quá khích.
Hôm đó, như thường
lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo
đằng sau Ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào
Người của vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xới xả vào một thân thể khô gầy vì
không biết bao nhiêu hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao chùm
lấy đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng từ miệng của vị thánh “Rama,
Rama” nghĩa là “Chúa ơi, Chúa ơi”. Với một cố gắng cuối cùng, Ngài giơ hai tay
lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn
Giáo quá khích đã sát hại Gandhi vì anh không thể chấp nhận được sự kiện Gandhi
bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi Giáo.
400 triệu người Ấn
Ðộ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc. Không khí buồn thảm cũng
bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở
nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người
con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mà không cần dùng đến
khí giới của bạo động và hận thù. Chính Ngài đã từng nói: Tình Yêu là sức mạnh
khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Tình Yêu là sức mạnh
khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong
tay.
Chiến tranh và không
biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế
giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn
năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người đang
dùng đến.
Mục sư Luther King,
người da đen, đang sử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng
triệu người da đen được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond
Tutu, người Nam Phi da đen cũng đang đi theo vết chân của Gandhi và Luther
King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng đang dùng khí giới của tình thương để cho
những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống
và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương
trên đây chỉ là những phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của
Ðấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: Khi nào Ta chịu treo
lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả mọi người về với Ta.
Người Kitô chúng ta
đang ở trong sức kéo ấy. Ngài đã cho chúng ta được sát nhập vào thân thể của
Ngài và truyền cho chúng ta chính sức sống của Ngài. Người Kitô chỉ có thể là
người Kitô khi họ sống bằng chính Sức Sống và Tình Yêu của Ngài.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét