Lời cầu nguyện của kẻ chiến bại
Giosuê
Vũ Văn An
15/Feb/2018
Tội không thi hành án biệt hiến
Nhưng con cái Ít-ra-en đã can tội không thi hành án biệt hiến: ông A-khan, con ông Các-mi, cháu ông Dáp-đi, chắt ông De-rác, thuộc chi tộc Giu-đa, đã lấy đồ vật trong số những thứ bị án biệt hiến. Nên ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với con cái Ít-ra-en.
Thất bại ở thành Ai
Từ Giê-ri-khô, ông Giô-suê sai người đến thành Ai ở gần Bết A-ven, về phía đông Bết Ên. Ông nói với họ: "Hãy lên do thám xứ ấy! " Họ lên do thám thành Ai. Họ trở về với ông Giô-suê và nói: "Đừng đưa cả dân lên! Chỉ cần khoảng hai hoặc ba ngàn người lên mà đánh thành Ai. Đừng làm khổ toàn dân trong vụ này, vì bọn kia không đông mấy! "
Vậy có chừng ba ngàn người trong dân đã lên đó, nhưng họ đã chạy trốn trước mặt người thành Ai. Người thành Ai đã giết khoảng ba mươi sáu người của họ. Người thành Ai đuổi theo họ từ đàng trước cổng thành đến Sơ-va-rim, và đánh bại họ ở chỗ dốc. Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước.
Nhưng con cái Ít-ra-en đã can tội không thi hành án biệt hiến: ông A-khan, con ông Các-mi, cháu ông Dáp-đi, chắt ông De-rác, thuộc chi tộc Giu-đa, đã lấy đồ vật trong số những thứ bị án biệt hiến. Nên ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với con cái Ít-ra-en.
Thất bại ở thành Ai
Từ Giê-ri-khô, ông Giô-suê sai người đến thành Ai ở gần Bết A-ven, về phía đông Bết Ên. Ông nói với họ: "Hãy lên do thám xứ ấy! " Họ lên do thám thành Ai. Họ trở về với ông Giô-suê và nói: "Đừng đưa cả dân lên! Chỉ cần khoảng hai hoặc ba ngàn người lên mà đánh thành Ai. Đừng làm khổ toàn dân trong vụ này, vì bọn kia không đông mấy! "
Vậy có chừng ba ngàn người trong dân đã lên đó, nhưng họ đã chạy trốn trước mặt người thành Ai. Người thành Ai đã giết khoảng ba mươi sáu người của họ. Người thành Ai đuổi theo họ từ đàng trước cổng thành đến Sơ-va-rim, và đánh bại họ ở chỗ dốc. Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước.
Ông Giô-suê cầu nguyện
Ông Giô-suê xé áo mình ra, và cùng với các kỳ mục Ít-ra-en sấp mặt xuống đất trước Hòm Bia CHÚA, cho đến chiều. Họ rắc bụi lên đầu. Ông Giô-suê nói:
Ôi! Lạy Chúa là ĐỨC CHÚA, sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan mà nộp chúng con vào tay người E-mô-ri để huỷ diệt chúng con? Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không? Xin đoái thương, lạy Chúa, con biết nói gì đây, sau khi Ít-ra-en phải quay lưng chạy trốn các địch thù? Người Ca-na-an và mọi dân cư trong xứ sẽ nghe biết tin này. Họ sẽ quay lại chống chúng con và xoá tên chúng con khỏi mặt đất. Khi đó, Ngài sẽ làm gì để chứng tỏ danh Ngài vĩ đại?
Câu truyện ở Chương 7 Sách
Giosuê bắt đầu cùng một cách như cuộc chiến thắng ở Giêricô: Giosuê phái người
đi do thám, họ trở về, Giosuê phái binh đội của mình tới tấn công. Nhưng lần
này, chính quân Do Thái bị tán loạn. Lần này không phải người gái điếm ngoại đạo
nhưng tin vào Thiên Chúa trở thành 1 phần của câu truyện, mà là nhà lãnh đạo Do
Thái tự lấy mình làm tâm điểm. Lần này, không phải người không phải là Do Thái
nhưng có đức tin và gia đình nàng được cứu thoát, mà là gia đình Do Thái không
có đức tin bị kết án.
Sau cuộc thất trận, Giosuê và các trưởng lão hoàn toàn thất vọng và bối rối. Họ sấp mình trước Hòm Giao Ước, tất cả rắc bụi đất lên đầu. Giosuê xé áo mình ra. Ba điều này vốn là các hành vi than khóc và tủi hổ rất đặc trưng. Rồi Giosuê dâng lời cầu nguyện (xem các câu 6-9).
Thiên Chúa giận dữ đáp lời. Người nói với Giosuê đứng lên và giải thích với ông rằng dân Người đã bất trung. Một ai đó trong dân đã giữ lại một chiến lợi phẩm từ Giêricô, nên, Dân không thể đương đầu với kẻ thù của họ vì họ đã trở thành herem, tức điều bị hủy diệt. Giosuê khám phá ra điều này: một người tên A-khan đã không giữ lời đoan hứa với Thiên Chúa: ông ta đã dấu đi một trong các chiến lợi phẩm trong trận đánh chiếm Giêricô.
Xem xét kỹ câu truyện này, ta sẽ khám phá một số điều liên quan đến lời cầu nguyện. Làm thế nào Giosuê và dân Do Thái lại không biết gì về việc A-khan vi phạm luật trước khi có trận đánh? Trong tư cách nhà lãnh đạo, Giosuê há lại không cầu nguyện trước khi phái người đi do thám? Há ông không tiếp cận Thiên Chúa trước khi phái binh đội của ông đi? Xem ra ông đã không làm những việc vừa kể. Giosuê và dân ông cứ thế hành động, quá tin tưởng vào sức lực của riêng mình.
Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực (xem các Tv 74:10, 18; 79:9; 83:4, 16, 18; Tv 106:8; 109:21;143:11). Lời cầu nguyện này cho thấy tâm thức sai lầm của Giosuê. Ông (và cả dân Do Thái) tin rằng nếu họ thất trận, thì hẳn Thiên Chúa cũng thất trận. Có lẽ các dân tộc khác có thể nghĩ Thiên Chúa yếu, nhưng dân Thiên Chúa không nên bận tâm về chuyện này. Họ nên tự hỏi: “tại sao lại xẩy ra thất bại này? Chúng tôi đã làm gì sai?”
Sau cuộc thất trận, Giosuê và các trưởng lão hoàn toàn thất vọng và bối rối. Họ sấp mình trước Hòm Giao Ước, tất cả rắc bụi đất lên đầu. Giosuê xé áo mình ra. Ba điều này vốn là các hành vi than khóc và tủi hổ rất đặc trưng. Rồi Giosuê dâng lời cầu nguyện (xem các câu 6-9).
Thiên Chúa giận dữ đáp lời. Người nói với Giosuê đứng lên và giải thích với ông rằng dân Người đã bất trung. Một ai đó trong dân đã giữ lại một chiến lợi phẩm từ Giêricô, nên, Dân không thể đương đầu với kẻ thù của họ vì họ đã trở thành herem, tức điều bị hủy diệt. Giosuê khám phá ra điều này: một người tên A-khan đã không giữ lời đoan hứa với Thiên Chúa: ông ta đã dấu đi một trong các chiến lợi phẩm trong trận đánh chiếm Giêricô.
Xem xét kỹ câu truyện này, ta sẽ khám phá một số điều liên quan đến lời cầu nguyện. Làm thế nào Giosuê và dân Do Thái lại không biết gì về việc A-khan vi phạm luật trước khi có trận đánh? Trong tư cách nhà lãnh đạo, Giosuê há lại không cầu nguyện trước khi phái người đi do thám? Há ông không tiếp cận Thiên Chúa trước khi phái binh đội của ông đi? Xem ra ông đã không làm những việc vừa kể. Giosuê và dân ông cứ thế hành động, quá tin tưởng vào sức lực của riêng mình.
Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực (xem các Tv 74:10, 18; 79:9; 83:4, 16, 18; Tv 106:8; 109:21;143:11). Lời cầu nguyện này cho thấy tâm thức sai lầm của Giosuê. Ông (và cả dân Do Thái) tin rằng nếu họ thất trận, thì hẳn Thiên Chúa cũng thất trận. Có lẽ các dân tộc khác có thể nghĩ Thiên Chúa yếu, nhưng dân Thiên Chúa không nên bận tâm về chuyện này. Họ nên tự hỏi: “tại sao lại xẩy ra thất bại này? Chúng tôi đã làm gì sai?”
Có một số khác biệt giữa lời kêu
than này và phần lớn các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Phần lớn các lời
kêu than khác dựa vào hy vọng tương lai; lời kêu than này dựa vào quá khứ. Phần
lớn các lời kêu than khác cũng chứa đựng một lời tuyên xưng niềm tín thác, như
“con không hiểu tình huống này, nhưng con tin nơi Chúa, lạy Chúa”. Giosuê không
đưa ra lời tuyên xưng nào như thế. Thực vậy, một số tác giả chỉ ra rằng lời kêu
than này không dẫn đến một cuộc thảo luận hay mạc khải sự cứu độ như thường thấy
trong các lời kêu than trong các Thánh Vịnh hay trong Isaia. Thay vào đó, nó dẫn
tới một loại hình “kiện cáo” kiểu giao ước. Giosuê trình lời khiếu nại của ông
rồi bào chữa cho nó. Thiên Chúa, như bên bị, bênh vực cho phía của Người và bằng
chứng thì ở phía Người. Và Người phán quyết. Bi thảm thay, chính A-khan và gia
đình cùng mọi sở hữu của ông phải bị tiêu diệt (herem).
Bình luận về câu truyện này, có tác giả cho rằng vì 6 chương trước của Sách Giosuê nói tới các chiến thắng oanh liệt của người Do Thái dưới quyền lãnh đạo của Giosuê, người kế vị Môsê, nhưng bỗng đến đầu chương bẩy thì họ thất trận, nên thực tại đời sống hay thực tại thiêng liêng đều giống nhau ở điểm cái say sưa của chiến thắng nhanh chóng được thay thế bởi cái thống khổ hấp hối của chiến bại. Giống hệt Êlia vừa lúc trước đang chiến thắng trên Núi Cácmen, mấy lúc sau đã phải đi trốn tại một hầm hố xa xôi, sợ cho mạng sống mình và than thở cùng Thiên Chúa (1V 19:10).
Nói về thành Ai, đây là mục tiêu kế tiếp trên đường chinh phục vì địa điểm chiến lược của nó. Cũng như với Giêricô, việc chiếm được nó là điều sinh tử đối với việc chinh phục toàn thể lãnh thổ. Nó nhỏ hơn Giêricô, nhưng việc chiếm được nó là điều chủ yếu vì sẽ giúp người Do Thái kiểm soát được lộ chính chạy dọc theo dẫy núi từ Bắc xuống Nam, dọc theo các vùng cao nguyên thuộc miền trung lãnh thổ.
Nhưng người Do Thái đã thất trận tại đây. Đây là thất trận duy nhất của người Do Thái được sách Giosuê ghi lại và là tường trình duy nhất cho thấy người do Thái bị thảm sát trong chiến trận.
Lý do của thất bại trên dĩ nhiên là tội lỗi của A-khan nhưng không thiếu những vấn đề khác khiến Giosuê tấn công Ai trong lúc ông không nên làm như thế. Đã đành, ông rất muốn chinh phục nhiều lãnh thổ hơn theo chỉ thị của Thiên Chúa. Vấn đề chính, như trên đã nói, rõ ràng là ông hơi quá tự tin và quá dựa vào chiến thắng Giêricô, đến quên cả dành thì giờ ở một mình với Thiên Chúa để thỉnh ý Người và xin Người tăng sức mạnh. Nếu ông làm được như thế, hẳn ông biết tội lỗi của A-khan, lo giải quyết chuyện đó trước, thay vì gửi người đi do thám và tấn công dựa vào việc do thám thiếu sót này. Kết quả, người Do Thái không biết gì về tội lỗi của A-khan, đánh giá thấp sức mạnh của kẻ thù, đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội mình và cứ coi Thiên Chúa như chuyện tự nhiên!
Kết quả: thất trận ê chề khiến “Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước” (câu 5). Giosuê không còn đường nào khác, phải tới cầu cứu Thiên Chúa.
Ít có nhận định nào đáng lưu ý về lời cầu nguyện trong thất trận này của Giosuê. J. Hampton Keathley, III, một thần học gia Tin Lành, cho rằng hành xử của Giosuê và lời cầu nguyện của ông trong chương 7 này cho thấy dân Chúa, kể cả các bậc anh hùng vĩ đại của Đức Tin, được mô tả với đủ các thiếu sót của họ. Thiên Chúa không hề “chỉnh trang” hình tượng của họ. Thay vào đó, Người cho ta thấy tính người của họ không những vì tính người của họ như thế mà còn là để an ủi chúng ta trong các thất bại của chính chúng ta và thách thức chúng ta hiểu ra rằng Người có thể sử dụng chúng ta nếu chúng ta tín thác nơi Người. Thất bại không phải là tận cùng. Thực vậy, thất bại có thể là cửa sau đưa ta tới thành công; nó có thể chỉ là 1 bắt đầu tùy cách ta đáp ứng. Dĩ nhiên, điều luôn tốt hơn là phạm một vài lỗi lầm và học hỏi từ các lỗi lầm này hơn là lặp đi lặp lại các lỗi lầm cũ. Như thế, các thất trận của ta đâu có giá trị thay đổi cuộc sống.
Điều quan trọng là người của Thiên Chúa không chịu tiếp tục nằm trong bụi bặm thất bại. Chính sự thất bại và ăn năn của họ giúp họ có một quan niệm đầy đủ hơn về ơn thánh Chúa. Họ học biết Người là Thiên Chúa của cơ hội thứ hai dành cho con cái của Người, những kẻ đã không đáp ứng được Người, thậm chí còn cơ hội thứ ba, thứ bốn...
Bởi thế, trước cuộc thất trận và thảm họa tại Ai, Giosuê và các kỳ lão trong dân đã thực hiện nghi thức thọ tang mà Đavít từng làm khi nghe tin Vua Sa-un tử trận và quân đội nhà vua thất trận “Đavít nắm lấy áo mình và xé... rồi họ đã để tang và khóc đến chiều” (2Sm 1:11) hay như Gióp khi nghe tin con trai con gái đều bị nhà sập đè chết hết, bèn “chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất” (G 1:20)...
Cử chỉ sấp mình trước Hòm Bia Giao Ước nói lên thái độ khiêm cung trước mặt Thiên Chúa của Giosuê và các kỳ mục. Họ biểu lộ lòng quan tâm sâu xa đối với Thiên Chúa và nhu cầu cần đến sự can thiệp cũng như đức khôn ngoan của Người.
Ấy thế nhưng, theo Keathley, căn cứ vào những lời sau đây, song song với các tâm tư trên, cũng có một chút tự thán và nghi ngại nào đó.
Câu đầu tiên trong lời cầu nguyện than vãn của Giosuê được Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: “A! Lạy Đức Chúa Yavê, Người đã đem dân này qua (sông) Yorđan làm gì? Để nạp chúng tôi vào tay dân Amori mà hủy diệt chúng tôi ư? Thà chúng tôi cứ ở bên kia Yorđan có hơn không?” Như trên đã trích dẫn, nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì dịch: "Ôi! Lạy Chúa là ĐỨC CHÚA, sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan mà nộp chúng con vào tay người E-mô-ri để huỷ diệt chúng con? Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”
Bình luận về câu truyện này, có tác giả cho rằng vì 6 chương trước của Sách Giosuê nói tới các chiến thắng oanh liệt của người Do Thái dưới quyền lãnh đạo của Giosuê, người kế vị Môsê, nhưng bỗng đến đầu chương bẩy thì họ thất trận, nên thực tại đời sống hay thực tại thiêng liêng đều giống nhau ở điểm cái say sưa của chiến thắng nhanh chóng được thay thế bởi cái thống khổ hấp hối của chiến bại. Giống hệt Êlia vừa lúc trước đang chiến thắng trên Núi Cácmen, mấy lúc sau đã phải đi trốn tại một hầm hố xa xôi, sợ cho mạng sống mình và than thở cùng Thiên Chúa (1V 19:10).
Nói về thành Ai, đây là mục tiêu kế tiếp trên đường chinh phục vì địa điểm chiến lược của nó. Cũng như với Giêricô, việc chiếm được nó là điều sinh tử đối với việc chinh phục toàn thể lãnh thổ. Nó nhỏ hơn Giêricô, nhưng việc chiếm được nó là điều chủ yếu vì sẽ giúp người Do Thái kiểm soát được lộ chính chạy dọc theo dẫy núi từ Bắc xuống Nam, dọc theo các vùng cao nguyên thuộc miền trung lãnh thổ.
Nhưng người Do Thái đã thất trận tại đây. Đây là thất trận duy nhất của người Do Thái được sách Giosuê ghi lại và là tường trình duy nhất cho thấy người do Thái bị thảm sát trong chiến trận.
Lý do của thất bại trên dĩ nhiên là tội lỗi của A-khan nhưng không thiếu những vấn đề khác khiến Giosuê tấn công Ai trong lúc ông không nên làm như thế. Đã đành, ông rất muốn chinh phục nhiều lãnh thổ hơn theo chỉ thị của Thiên Chúa. Vấn đề chính, như trên đã nói, rõ ràng là ông hơi quá tự tin và quá dựa vào chiến thắng Giêricô, đến quên cả dành thì giờ ở một mình với Thiên Chúa để thỉnh ý Người và xin Người tăng sức mạnh. Nếu ông làm được như thế, hẳn ông biết tội lỗi của A-khan, lo giải quyết chuyện đó trước, thay vì gửi người đi do thám và tấn công dựa vào việc do thám thiếu sót này. Kết quả, người Do Thái không biết gì về tội lỗi của A-khan, đánh giá thấp sức mạnh của kẻ thù, đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội mình và cứ coi Thiên Chúa như chuyện tự nhiên!
Kết quả: thất trận ê chề khiến “Tâm thần của dân sợ hãi như muốn chảy tan ra như nước” (câu 5). Giosuê không còn đường nào khác, phải tới cầu cứu Thiên Chúa.
Ít có nhận định nào đáng lưu ý về lời cầu nguyện trong thất trận này của Giosuê. J. Hampton Keathley, III, một thần học gia Tin Lành, cho rằng hành xử của Giosuê và lời cầu nguyện của ông trong chương 7 này cho thấy dân Chúa, kể cả các bậc anh hùng vĩ đại của Đức Tin, được mô tả với đủ các thiếu sót của họ. Thiên Chúa không hề “chỉnh trang” hình tượng của họ. Thay vào đó, Người cho ta thấy tính người của họ không những vì tính người của họ như thế mà còn là để an ủi chúng ta trong các thất bại của chính chúng ta và thách thức chúng ta hiểu ra rằng Người có thể sử dụng chúng ta nếu chúng ta tín thác nơi Người. Thất bại không phải là tận cùng. Thực vậy, thất bại có thể là cửa sau đưa ta tới thành công; nó có thể chỉ là 1 bắt đầu tùy cách ta đáp ứng. Dĩ nhiên, điều luôn tốt hơn là phạm một vài lỗi lầm và học hỏi từ các lỗi lầm này hơn là lặp đi lặp lại các lỗi lầm cũ. Như thế, các thất trận của ta đâu có giá trị thay đổi cuộc sống.
Điều quan trọng là người của Thiên Chúa không chịu tiếp tục nằm trong bụi bặm thất bại. Chính sự thất bại và ăn năn của họ giúp họ có một quan niệm đầy đủ hơn về ơn thánh Chúa. Họ học biết Người là Thiên Chúa của cơ hội thứ hai dành cho con cái của Người, những kẻ đã không đáp ứng được Người, thậm chí còn cơ hội thứ ba, thứ bốn...
Bởi thế, trước cuộc thất trận và thảm họa tại Ai, Giosuê và các kỳ lão trong dân đã thực hiện nghi thức thọ tang mà Đavít từng làm khi nghe tin Vua Sa-un tử trận và quân đội nhà vua thất trận “Đavít nắm lấy áo mình và xé... rồi họ đã để tang và khóc đến chiều” (2Sm 1:11) hay như Gióp khi nghe tin con trai con gái đều bị nhà sập đè chết hết, bèn “chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất” (G 1:20)...
Cử chỉ sấp mình trước Hòm Bia Giao Ước nói lên thái độ khiêm cung trước mặt Thiên Chúa của Giosuê và các kỳ mục. Họ biểu lộ lòng quan tâm sâu xa đối với Thiên Chúa và nhu cầu cần đến sự can thiệp cũng như đức khôn ngoan của Người.
Ấy thế nhưng, theo Keathley, căn cứ vào những lời sau đây, song song với các tâm tư trên, cũng có một chút tự thán và nghi ngại nào đó.
Câu đầu tiên trong lời cầu nguyện than vãn của Giosuê được Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là: “A! Lạy Đức Chúa Yavê, Người đã đem dân này qua (sông) Yorđan làm gì? Để nạp chúng tôi vào tay dân Amori mà hủy diệt chúng tôi ư? Thà chúng tôi cứ ở bên kia Yorđan có hơn không?” Như trên đã trích dẫn, nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì dịch: "Ôi! Lạy Chúa là ĐỨC CHÚA, sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan mà nộp chúng con vào tay người E-mô-ri để huỷ diệt chúng con? Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”
“A!” (tiếng Anh Ah!), hay “Ôi!”
(tiếng Anh Alas!) thì, theo Keathley đều là những tiếng than tuyệt vọng. Nhưng
“A!” gần như là một sự chuyển nguyên tự (transliteration) tiếng Hípri. Nó thường
nói lên tâm thức vô vọng và bại trận. Phần lớn, nó được dùng với “Đức Chúa
Yavê” (Cha Thuấn) hay “Chúa là Đức Chúa” (Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ ) dù không
luôn chỉ sự tuyệt vọng (1) (Tl 6:22; Grm 1:6; 4:10; 14:13; 32:17; Edk 4:14;
9:8; 11:13).
Điều đáng nói là ở hơi trước, Giosuê mới gọi Thiên Chúa là “Adonai Yahweh” (Đức Chúa Yavê, Chúa là Đức Chúa), chứng tỏ ông thừa nhận thẩm quyền tối cao của Thiên Chúa và tư cách chúa tể của Người trên sinh mạng mình. Ấy thế mà ở ngay hơi tiếp theo, rõ ràng ông muốn tra vấn các mục tiêu và các lời hứa hẹn của Người.
Với câu hỏi “sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan...”, ông hành xử như thể Thiên Chúa không giữ quyền kiểm soát, mắc sai lầm, hoặc như thể Thiên Chúa muốn lừa bịp ông. Quả là vừa đạo hạnh vừa cùng một lúc bác bỏ thẩm quyền và quyền năng của Thiên Chúa vì những điều khác ta có thể nghĩ, nói hay làm. Đây là một minh họa hoàn hảo cho thấy việc ta tập chú vào một vấn đề cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của ta đối với Thiên Chúa, và cái nhìn này, ngược lại, sẽ ảnh hưởng tới đức tin của ta đối với các mục tiêu, kế hoạch, và hứa hẹn của Người.
Một đàng, tập chú sai lầm thường biến trái núi thành gò đống nhỏ. Tin tưởng vào chiến thắng quá khứ thay vì tin tưởng vào Thiên Chúa, Giosuê đã chỉ dán mắt vào sự nhỏ bé của Ai và coi nó chỉ như một gò đống nhỏ. Đàng khác, chỉ luẩn quẩn nghĩ tới thất trận, Giosuê đã biến gò đống nhỏ này thành trái núi quá lớn đến nỗi Chúa Tối Cao cũng không giải quyết nổi!
Bất cứ khi nào, ta bận bịu với một vấn đề hay bất cứ khi nào ta không tập chú tâm tư ta vào Thiên Chúa, ta trở nên vô cảm đối với Ngôi Vị, kế hoạch, các lời hứa, và các mục đích của Thiên Chúa. Lúc này đây, xem ra đầu óc Giosuê không hề nghĩ Thiên Chúa có thể có lý do khi để cho ông bị thất trận hay rất có thể chính ông là nguyên nhân. Trong những lúc như thế, Thiên Chúa không còn là nguồn hy vọng của ta nữa, thay vào đó, Người trở thành một người ma mãnh.
Thành thử ở cuối câu 7 này, Giosuê tỏ ý tiếc đã vuợt sông Giócđan: “Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”
Điều đáng nói là ở hơi trước, Giosuê mới gọi Thiên Chúa là “Adonai Yahweh” (Đức Chúa Yavê, Chúa là Đức Chúa), chứng tỏ ông thừa nhận thẩm quyền tối cao của Thiên Chúa và tư cách chúa tể của Người trên sinh mạng mình. Ấy thế mà ở ngay hơi tiếp theo, rõ ràng ông muốn tra vấn các mục tiêu và các lời hứa hẹn của Người.
Với câu hỏi “sao Ngài lại đem dân này qua sông Gio-đan...”, ông hành xử như thể Thiên Chúa không giữ quyền kiểm soát, mắc sai lầm, hoặc như thể Thiên Chúa muốn lừa bịp ông. Quả là vừa đạo hạnh vừa cùng một lúc bác bỏ thẩm quyền và quyền năng của Thiên Chúa vì những điều khác ta có thể nghĩ, nói hay làm. Đây là một minh họa hoàn hảo cho thấy việc ta tập chú vào một vấn đề cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của ta đối với Thiên Chúa, và cái nhìn này, ngược lại, sẽ ảnh hưởng tới đức tin của ta đối với các mục tiêu, kế hoạch, và hứa hẹn của Người.
Một đàng, tập chú sai lầm thường biến trái núi thành gò đống nhỏ. Tin tưởng vào chiến thắng quá khứ thay vì tin tưởng vào Thiên Chúa, Giosuê đã chỉ dán mắt vào sự nhỏ bé của Ai và coi nó chỉ như một gò đống nhỏ. Đàng khác, chỉ luẩn quẩn nghĩ tới thất trận, Giosuê đã biến gò đống nhỏ này thành trái núi quá lớn đến nỗi Chúa Tối Cao cũng không giải quyết nổi!
Bất cứ khi nào, ta bận bịu với một vấn đề hay bất cứ khi nào ta không tập chú tâm tư ta vào Thiên Chúa, ta trở nên vô cảm đối với Ngôi Vị, kế hoạch, các lời hứa, và các mục đích của Thiên Chúa. Lúc này đây, xem ra đầu óc Giosuê không hề nghĩ Thiên Chúa có thể có lý do khi để cho ông bị thất trận hay rất có thể chính ông là nguyên nhân. Trong những lúc như thế, Thiên Chúa không còn là nguồn hy vọng của ta nữa, thay vào đó, Người trở thành một người ma mãnh.
Thành thử ở cuối câu 7 này, Giosuê tỏ ý tiếc đã vuợt sông Giócđan: “Giá chúng con được định cư bên kia sông Gio-đan, thì có hơn không?”
Cái nhìn của ta trở nên nông cạn
và tiêu cực đối với các mục đích của Thiên Chúa xiết bao khi ta không còn lưu ý
gì tới Chúa và chỉ dán mắt vào các hoàn cảnh. Lúc đó, ta sẽ thụt lùi, nhìn trở
lui. Khuynh hướng là tiếc nuối “các ngày xưa thân ái”, như các người Do Thái,
chỉ biết mơ ước củ hành củ tỏi, nồi thịt Ai Cập mà quên khuấy ở đấy có các đốc
công tàn bạo và các hầm bùn lầy lội. Để được thoải mái, ta sẵn sàng bằng lòng với
cuộc sống tầm thường hơn là học biết đâu là các trở ngại để ta có thể tiến lên
theo đuổi sự ưu việt.
Ở đây, Giosuê cho rằng vì mình đã thất trận, nên mình không thể làm gì được nữa, tốt hơn là đừng chạm trán với kẻ thù. Sự thất bại của ông dường như đã làm yếu cả khả năng của Thiên Chúa trong việc ban cho họ các chiến thắng trong tương lai. Nhưng đây là một giả thuyết sai lầm. Thiên Chúa không bao giờ bị giới hạn bởi các thất bại của ta. Là Chúa Tể Tối Cao, Người có thể làm mọi sự trở nên tốt. Tuy nhiên câu hỏi thứ hai của Giosuê: “Xin đoái thương, lạy Chúa, con biết nói gì đây, sau khi Ít-ra-en phải quay lưng chạy trốn các địch thù?” cho thấy một khía cạnh khác nơi Giosuê bại trận.
Cần ghi nhận điều này: câu “xin đoái thương” hình như chỉ có Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch như thế. Bản của Cha Thuấn, giống bản Thánh Kinh Giêrusalem, dịch là “xin xá lỗi”. Bản The Revised Standard Version của Tin Lành Hoa Kỳ thì dịch là “O Lord”. Giosuê chưa thấy ra việc ông cần phải xin Chúa đoái thương, cùng lắm, ông chỉ xin lỗi thôi. Nhưng ít nhất ông bắt đầu thỉnh ý Thiên Chúa.
Ta biết cuối chương 6 viết rằng Thiên Chúa ở với ông Giô-suê, và danh tiếng ông đồn ra khắp xứ, vì nhờ ơn Chúa, ông đạt hết chiến thắng này tới chiến thắng khác. Với thất trận lần này, ông phải ăn nói sao với dân? Đây quả là lời cầu xin cho có khôn ngoan để có thể trả lời với dân và nhất là đương đầu với các cuộc tấn công của các nước chung quanh chắc chắn sẽ diễn ra chống Israel nhân cơ hội thất bại của dân này.
Nhưng thỉnh ý quan yếu nhất của Giosuê là ở câu hỏi cuối cùng: “Khi đó, Ngài sẽ làm gì để chứng tỏ danh Ngài vĩ đại?”. Keathley thì cho rằng câu hỏi này chứng tỏ Giosuê hết lòng quan tâm và yêu mến Thiên Chúa. Ông sợ tin tức về cuộc thất trận này sẽ làm giảm lòng tôn kính của các dân ngoại đối với Thánh Danh Thiên Chúa.
Nhận định của Keathley và một số tác giả về Lời Cầu Nguyện của Giosuê, như chúng tôi trình bầy trên đây, có vẻ phiến diện ở chỗ chỉ nhận định lời cầu nguyện này một cách biệt lập khỏi truyền thống của các tổ phụ đi trước Giosuê như Ápraham, Giacóp và Môsê.
Thực thế, lời lẽ cũng như nội dung và bố cục trong lời cầu nguyện của Giosuê không khác bao nhiêu so với các lời cầu nguyện của các tiền bối Do Thái, những người từng được giao tiếp và nói chuyện với Thiên Chúa mặt đối mặt, thân mật và xuề xoà đến có thể “trách cứ” nhau, thậm chí “đánh nhau” (Giacóp) mà không ngại ngùng chi.
Thực vậy, trên đây, khi viết về việc “Môsê cầu bầu cho dân”, chúng tôi từng nhấn mạnh rằng: “Lời cầu bầu ấy không những mang dáng dấp ‘xin’ mà còn ‘xỏ’ là đàng khác. Ông áp dụng mọi chiến thuật chiến lược ông nghĩ ra được để thuyết phục Thiên Chúa ..., kể cả việc dùng người Ai Cập để nói “khích” Người: ‘Tại sao người Ai-cập lại có thể rêu rao: Chính vì ác tâm mà Người đã đưa chúng ra, để giết chúng trong miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất?’(Xh 32:12)”. Môsê cầu nguyện như thế đó và ông còn dùng lối cầu xin này nhiều lần nữa (xem Ds 14:15-16; Đnl 9:28).
Trên đây, cũng trong bài này, chúng tôi có chỉ ra rằng: Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực. Chính Thánh Vịnh cũng từng theo lối này. Thánh Vịnh 74, chẳng hạn, có tựa đề Than vãn vì Đền Thờ bị tàn phá và thù địch lộng hành, viết như sau (các câu 1-10):
Lạy Chúa Trời, sao cứ mãi bỏ rơi, sao bừng bừng nổi giận với đoàn chiên Ngài hằng chăn dắt?... chốn điêu tàn vạn cổ. Trong thánh điện, quân thù đã phá đổ tan hoang.
Chính chỗ xưa từng làm nơi hội họp, nay đối phương ầm ĩ thét gào; chúng trương cờ làm hiệu kỳ chiến thắng.
Chúng như những kẻ múa rìu trong rừng rậm, vồ búa vung lên, đập tan nát cửa đền.
Thánh điện Ngài, chúng châm lửa đốt, đền thờ Thánh Danh, chúng xúc phạm, chúng san bằng; rồi tự nhủ: "Mình phá hết đi! "
Trong cả xứ, chúng thiêu huỷ mọi nơi thờ phượng. Dấu lạ xưa, chúng con đâu thấy nữa, ngôn sứ cũng chẳng còn. Mãi đến khi nao, ai nào có biết?
Lạy Thiên Chúa, tới bao giờ đối phương còn phỉ báng?
Địch quân cứ nhục mạ danh Ngài mãi mãi sao? (xem thêm Tv 79:9; 83:4, 16, 18; 106:8; 109:21;143:11)
Thành thử, có thể kết luận, dù là con nhà tướng, Giosuê không khác Môsê ở điểm lúc nào cũng chỉ biết dựa vào Thiên Chúa. Liên hệ giữa ông và Thiên Chúa thân mật như cha con đến độ dám dùng cả thủ thuật nói khích để vừa “xin” vừa “xỏ” mà vẫn hy vọng được Người lắng nghe. Quả tình, Thiên Chúa đã nhận lời ông và chỉ cho ông không những lý do thất trận (dân phạm giao ước Thiên Chúa: giữ đồ có án biệt hiến, các câu 7:11-12), cách vượt qua lý do này (tru diệt gia đình A-khan phạm tội giữ đồ biệt hiến, các câu 7:13-15) và nhất là phương án tấn công Ai và bảo đảm thành công, các câu 8:1-2).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Nên được Cha Thuấn và Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt rất khác như ở Thủ Lãnh 6:22: “Khốn nỗi! Lạy Đức Chúa Yavê” (Cha Thuấn), “Chết tôi rồi, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng của tôi” (CGKPV). Cha Thuấn ghi chú như sau: “Khốn nỗi: Hípri Ahah!Lời cảm thán đau đớn, lo âu, (như Gs 7:7)”. Trong khi Nhóm CGKPV thì chú thích: “theo quan niệm của dân Ít-ra-en, hễ ai thấy Thiên Chúa thì phải chết”.
Ở đây, Giosuê cho rằng vì mình đã thất trận, nên mình không thể làm gì được nữa, tốt hơn là đừng chạm trán với kẻ thù. Sự thất bại của ông dường như đã làm yếu cả khả năng của Thiên Chúa trong việc ban cho họ các chiến thắng trong tương lai. Nhưng đây là một giả thuyết sai lầm. Thiên Chúa không bao giờ bị giới hạn bởi các thất bại của ta. Là Chúa Tể Tối Cao, Người có thể làm mọi sự trở nên tốt. Tuy nhiên câu hỏi thứ hai của Giosuê: “Xin đoái thương, lạy Chúa, con biết nói gì đây, sau khi Ít-ra-en phải quay lưng chạy trốn các địch thù?” cho thấy một khía cạnh khác nơi Giosuê bại trận.
Cần ghi nhận điều này: câu “xin đoái thương” hình như chỉ có Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch như thế. Bản của Cha Thuấn, giống bản Thánh Kinh Giêrusalem, dịch là “xin xá lỗi”. Bản The Revised Standard Version của Tin Lành Hoa Kỳ thì dịch là “O Lord”. Giosuê chưa thấy ra việc ông cần phải xin Chúa đoái thương, cùng lắm, ông chỉ xin lỗi thôi. Nhưng ít nhất ông bắt đầu thỉnh ý Thiên Chúa.
Ta biết cuối chương 6 viết rằng Thiên Chúa ở với ông Giô-suê, và danh tiếng ông đồn ra khắp xứ, vì nhờ ơn Chúa, ông đạt hết chiến thắng này tới chiến thắng khác. Với thất trận lần này, ông phải ăn nói sao với dân? Đây quả là lời cầu xin cho có khôn ngoan để có thể trả lời với dân và nhất là đương đầu với các cuộc tấn công của các nước chung quanh chắc chắn sẽ diễn ra chống Israel nhân cơ hội thất bại của dân này.
Nhưng thỉnh ý quan yếu nhất của Giosuê là ở câu hỏi cuối cùng: “Khi đó, Ngài sẽ làm gì để chứng tỏ danh Ngài vĩ đại?”. Keathley thì cho rằng câu hỏi này chứng tỏ Giosuê hết lòng quan tâm và yêu mến Thiên Chúa. Ông sợ tin tức về cuộc thất trận này sẽ làm giảm lòng tôn kính của các dân ngoại đối với Thánh Danh Thiên Chúa.
Nhận định của Keathley và một số tác giả về Lời Cầu Nguyện của Giosuê, như chúng tôi trình bầy trên đây, có vẻ phiến diện ở chỗ chỉ nhận định lời cầu nguyện này một cách biệt lập khỏi truyền thống của các tổ phụ đi trước Giosuê như Ápraham, Giacóp và Môsê.
Thực thế, lời lẽ cũng như nội dung và bố cục trong lời cầu nguyện của Giosuê không khác bao nhiêu so với các lời cầu nguyện của các tiền bối Do Thái, những người từng được giao tiếp và nói chuyện với Thiên Chúa mặt đối mặt, thân mật và xuề xoà đến có thể “trách cứ” nhau, thậm chí “đánh nhau” (Giacóp) mà không ngại ngùng chi.
Thực vậy, trên đây, khi viết về việc “Môsê cầu bầu cho dân”, chúng tôi từng nhấn mạnh rằng: “Lời cầu bầu ấy không những mang dáng dấp ‘xin’ mà còn ‘xỏ’ là đàng khác. Ông áp dụng mọi chiến thuật chiến lược ông nghĩ ra được để thuyết phục Thiên Chúa ..., kể cả việc dùng người Ai Cập để nói “khích” Người: ‘Tại sao người Ai-cập lại có thể rêu rao: Chính vì ác tâm mà Người đã đưa chúng ra, để giết chúng trong miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất?’(Xh 32:12)”. Môsê cầu nguyện như thế đó và ông còn dùng lối cầu xin này nhiều lần nữa (xem Ds 14:15-16; Đnl 9:28).
Trên đây, cũng trong bài này, chúng tôi có chỉ ra rằng: Lời cầu nguyện của Giosuê tương tự như các lời kêu than khác trong Thánh Kinh. Nó bắt đầu bằng tiếng kêu cứu Thiên Chúa từ đáy lòng, hỏi “tại sao?” Nó nói lên lý do để kêu than (thất trận), rồi kết luận với yếu tố rất chung là: người kêu than nhắc Thiên Chúa rằng vì điều vừa xẩy ra, dân tộc khác có thể nhạo cười Thiên Chúa là bất lực. Chính Thánh Vịnh cũng từng theo lối này. Thánh Vịnh 74, chẳng hạn, có tựa đề Than vãn vì Đền Thờ bị tàn phá và thù địch lộng hành, viết như sau (các câu 1-10):
Lạy Chúa Trời, sao cứ mãi bỏ rơi, sao bừng bừng nổi giận với đoàn chiên Ngài hằng chăn dắt?... chốn điêu tàn vạn cổ. Trong thánh điện, quân thù đã phá đổ tan hoang.
Chính chỗ xưa từng làm nơi hội họp, nay đối phương ầm ĩ thét gào; chúng trương cờ làm hiệu kỳ chiến thắng.
Chúng như những kẻ múa rìu trong rừng rậm, vồ búa vung lên, đập tan nát cửa đền.
Thánh điện Ngài, chúng châm lửa đốt, đền thờ Thánh Danh, chúng xúc phạm, chúng san bằng; rồi tự nhủ: "Mình phá hết đi! "
Trong cả xứ, chúng thiêu huỷ mọi nơi thờ phượng. Dấu lạ xưa, chúng con đâu thấy nữa, ngôn sứ cũng chẳng còn. Mãi đến khi nao, ai nào có biết?
Lạy Thiên Chúa, tới bao giờ đối phương còn phỉ báng?
Địch quân cứ nhục mạ danh Ngài mãi mãi sao? (xem thêm Tv 79:9; 83:4, 16, 18; 106:8; 109:21;143:11)
Thành thử, có thể kết luận, dù là con nhà tướng, Giosuê không khác Môsê ở điểm lúc nào cũng chỉ biết dựa vào Thiên Chúa. Liên hệ giữa ông và Thiên Chúa thân mật như cha con đến độ dám dùng cả thủ thuật nói khích để vừa “xin” vừa “xỏ” mà vẫn hy vọng được Người lắng nghe. Quả tình, Thiên Chúa đã nhận lời ông và chỉ cho ông không những lý do thất trận (dân phạm giao ước Thiên Chúa: giữ đồ có án biệt hiến, các câu 7:11-12), cách vượt qua lý do này (tru diệt gia đình A-khan phạm tội giữ đồ biệt hiến, các câu 7:13-15) và nhất là phương án tấn công Ai và bảo đảm thành công, các câu 8:1-2).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Nên được Cha Thuấn và Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt rất khác như ở Thủ Lãnh 6:22: “Khốn nỗi! Lạy Đức Chúa Yavê” (Cha Thuấn), “Chết tôi rồi, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng của tôi” (CGKPV). Cha Thuấn ghi chú như sau: “Khốn nỗi: Hípri Ahah!Lời cảm thán đau đớn, lo âu, (như Gs 7:7)”. Trong khi Nhóm CGKPV thì chú thích: “theo quan niệm của dân Ít-ra-en, hễ ai thấy Thiên Chúa thì phải chết”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét