Trang

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Tinh thần hy sinh từ bỏ của Rannah Evetts để giúp trẻ em bị điếc ở Uganda

Tinh thn hy sinh t b ca Rannah Evetts đ giúp tr em b điếc Uganda

Rannah Evetts chỉ mới trở lại Công giáo và được rửa tội vào năm 2014, và là giáo dân giáo xứ thánh Anna ở Canyon, Texas. Niềm đam mê phục vụ người nghèo của Rannah đã bắt đầu khi cô còn là một thiếu nữ và tham gia công tác xã hội tại trường trung học Canyon, nằm tại một thị trấn nhỏ ở Texas (Hoa Kỳ). Một ngày nọ, Rannah  được nghe trình bày về cơ hội phục vụ ở châu Phi, là điều cô đã mơ ước trong một thời gian dài.
Sau khi trở thành tín hữu Công giáo, vào tháng 7 năm 2014, Rannah đã lên đường đi châu Phi, đến Kampala, nước Uganda, tham gia vào công việc thiện nguyện tại tổ chức giúp trẻ em khiếm thính. Trước đó, Rannah đã học ngôn ngữ ký hiệu dùng cho người khiếm thính, nên cô có thể dùng kiến thức này để trợ giúp cho công việc của tổ chức. Giám đốc và cũng là người lập tổ chức này là Joel Mwesigwa, có người em bị điếc vào tuổi thiếu niên. Một ngày kia, em của Joel đang cầm giữ một số đồ ăn cắp. Vì điếc nên anh ta không hiểu được những điều cảnh sát nói, anh ta im lặng và cảnh sát nghĩ là anh ta đã ăn cắp. Kết quả là anh ta bị đánh và bị thiêu chết. Từ sự kiện này, Joel đã thành lập tổ chức giúp người điếc.
Rannah chia sẻ trên trang web: “Thiên Chúa đã đưa tôi đến một trường học cho người điếc ở Kampala (Uganda), nơi tôi ở và làm việc trong bảy tháng. Ngày đầu tiên của tôi ở trường cũng là ngày đầu tiên của một cô gái trẻ hơn tôi hai tuổi, người chưa bao giờ học ngôn ngữ để bày tỏ những điều về chính mình. Rannah chia sẻ trên trang web: “Thiên Chúa đã đưa tôi đến một trường học cho người điếc ở Kampala (Uganda), nơi tôi sẽ ở trong bảy tháng sau đó. Ngày đầu tiên của tôi ở trường cũng là ngày đầu tiên của một cô gái trẻ hơn tôi hai tuổi, người chưa bao giờ học ngôn ngữ để bày tỏ những điều về chính mình.
Khi làm việc tại Uganda, Rannah nhận thấy ở nước này, những người điếc thường bị cô lập, khinh miệt và không có các quyền lợi. Họ cũng có bị hiếp dâm hoặc bị ngược đãi nhiều hơn những người lành lặn khỏe mạnh. Người điếc ở đây thường bị coi là không có khả năng, bị coi như một sự nguyền rủa và nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng thật lãng phí tiền để đưa họ đến trường. Nhiều gia đình từ chối họ, bỏ đói họ hoặc nhốt họ ở một góc nào đó. Nhiều trẻ em bị điếc còn bị cột ở gốc cây, bị đối xử như một con chó.
Trước khi trở Rannah về lại Hoa Kỳ, hiệu trưởng của trường nói với cô: “Tôi nghĩ Chúa muốn cô ở đây.” Và đúng như thế. Tháng 9 năm 2016, Đức cha Sanctus Wanok, Giám mục của Nebbi, đã dành một trung tâm để Rannah sử dụng như một trường nội trú cho người điếc. Rannah nói: “Trong một ngày, giấc mơ xa xôi, dường như không thể của tôi, đã trở thành hiện thực”. Rannah trở thành người sáng lập kiêm giám đốc của trường khiếm thính thánh Phanxicô đệ Salê ở Kampala (Uganda). Trường học Công giáo này có mục đích thăng tiến việc giáo dục và ích lợi của những người bị điếc ở khu vực phía tây sông Nile. Các học sinh ở đây được dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu, nhất là được bảo đảm sự phát triển về đời sống thiêng liêng. Nhờ ngôn ngữ ký hiệu, các em được có cơ hội đón nhận Lời Chúa, được tham gia vào đời sống cầu nguyện, hiểu biết sự thật, lãnh nhận các bí tích, và được giáo dục mang lại cho các em cơ hội sống một cuộc sống với tương lai tươi sáng hơn.
Cô gái trẻ Rannah khẳng định rằng những gì cô  đang tìm kiếm là “gỡ bỏ, thậm chí chỉ một chút, sự áp bức đối với người điếc.” Cô nói: “Tôi hy vọng nhìn thấy họ theo đuổi giấc mơ trở thành nông dân, giáo viên, chủ doanh nghiệp, là người mẹ và người cha. Tôi hy vọng sẽ giúp hướng dẫn các học sinh của chúng ta trên con đường đến với sự thánh thiện và với Chúa Kitô. Bất kể nó là gì, xin cho tất cả vì vinh quang của Thiên Chúa.” Rannah xác tín mình sống là để thực thi ý Chúa và chỉ phục vụ Chúa. Rannah xác tín rằng Chúa đã gọi cô đến Uganda để chia sẻ với người điếc về Chúa Kitô, để tỏ cho họ cùng tình yêu và lòng thương xót Chúa đã dành cho cô. (ACI 17/02/2018)
Hồng Thủy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét