Chuyên gia về Trung Hoa cho rằng thỏa thuận của Vatican với Trung
Hoa là ''khập khiễng''
Vũ Văn An
20/Feb/2018
Hai ký giả John Allen và Claire Giangravé của Tạp Chí Crux ngày
20 tháng 2 năm 2018 vừa qua có cuộc phỏng vấn lý thú sau đây về cuộc tranh luận
liên quan tới thỏa thuận nói là sắp sửa công bố giữa Vatican và Trung Hoa về việc
bổ nhiệm giám mục.
Hai ký giả này cho rằng: Trong 70 năm qua, Vatican và Trung Hoa không có quan hệ ngoại giao chính thức, Đạo Công Giáo vẫn còn đang bị áp bức trong nước và một phần trong mười hai triệu người Công Giáo sống ở đó đang tuyên xưng đức tin của họ một cách bí mật. Gần đây, những tin đồn đáng tin cậy về một thỏa thuận với Trung Hoa đã được tái xuất hiện.
Theo các viên chức Vatican, thỏa thuận này sẽ trao cho chính phủ Trung Hoa một mức kiểm soát đáng kể trong việc bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề gai góc trong mối quan hệ giữa hai bên. Dường như thỏa thuận sắp tới sẽ cho phép chính phủ Trung Hoa được chọn các giám mục, và Đức Giáo Hoàng sẽ có cơ hội phủ quyết.
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Hồng Y người Ý Pietro Parolin, trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan tin tức Ý La Stampa, đã nói rằng “Toà Thánh cố gắng tìm một cách tổng hợp sự thật, và một cách thiết thực để đáp ứng sự mong đợi hợp pháp của tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa”.
Ngài nói thêm: “Tất cả chúng ta cần thận trọng và chừng mực hơn để đừng rơi vào những lời chỉ trích vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn”.
Mặc dù thỏa thuận lần này với Trung Hoa không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican nhượng bộ quyền hạn của mình trong việc bổ nhiệm giám mục để có được một mục tiêu lớn hơn, nhưng động thái này đã bị chỉ trích bởi những người coi nó như một việc “bán đứng” người Công Giáo Trung Hoa cho chính phủ, như nguyên giám mục Hồng Kông, Hồng Y Joseph Zen, chẳng hạn, từng nói.
Theo Cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Asia News thuộc Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ gây thiệt hại một cách độc đáo so với các thỏa thuận trước đây với các nước khác.
Không giống như ở Việt Nam, nơi Đức Giáo Hoàng đưa ra một danh sách lựa chọn ban đầu và sau đó được chính phủ xem xét, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ ngược hẳn lại, kết quả dẫn đến một “trường hợp đặc biệt”, mà theo Cha Cervellera, không hề được biện minh.
Vị linh mục và là nhà báo này nhận định “Việc này khiến thoả thuận Trung Hoa-Vatican trở thành ‘khập khiễng’” và mở ra khả thể để chính phủ Trung Hoa lựa chọn các giám mục “có thể uốn nắn, kiểm soát được”, những người này, ngược lại, sẽ làm việc vì lợi ích của nhà nước chứ không phải của Giáo Hội.
Cha cho rằng “Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ [...], vì họ bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì đây thực sự trở thành một vấn đề gần như ly giáo. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước”.
Cha Cervellera nói thêm: Bất chấp các chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội, chính sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo khiến Bắc Kinh hoảng sợ; theo ngài, hơn bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác, người Công Giáo là những người bị người ta trông chừng một cách đầy quan tâm.
Hai ký giả này cho rằng: Trong 70 năm qua, Vatican và Trung Hoa không có quan hệ ngoại giao chính thức, Đạo Công Giáo vẫn còn đang bị áp bức trong nước và một phần trong mười hai triệu người Công Giáo sống ở đó đang tuyên xưng đức tin của họ một cách bí mật. Gần đây, những tin đồn đáng tin cậy về một thỏa thuận với Trung Hoa đã được tái xuất hiện.
Theo các viên chức Vatican, thỏa thuận này sẽ trao cho chính phủ Trung Hoa một mức kiểm soát đáng kể trong việc bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề gai góc trong mối quan hệ giữa hai bên. Dường như thỏa thuận sắp tới sẽ cho phép chính phủ Trung Hoa được chọn các giám mục, và Đức Giáo Hoàng sẽ có cơ hội phủ quyết.
Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Hồng Y người Ý Pietro Parolin, trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan tin tức Ý La Stampa, đã nói rằng “Toà Thánh cố gắng tìm một cách tổng hợp sự thật, và một cách thiết thực để đáp ứng sự mong đợi hợp pháp của tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa”.
Ngài nói thêm: “Tất cả chúng ta cần thận trọng và chừng mực hơn để đừng rơi vào những lời chỉ trích vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn”.
Mặc dù thỏa thuận lần này với Trung Hoa không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican nhượng bộ quyền hạn của mình trong việc bổ nhiệm giám mục để có được một mục tiêu lớn hơn, nhưng động thái này đã bị chỉ trích bởi những người coi nó như một việc “bán đứng” người Công Giáo Trung Hoa cho chính phủ, như nguyên giám mục Hồng Kông, Hồng Y Joseph Zen, chẳng hạn, từng nói.
Theo Cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Asia News thuộc Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Nước Ngoài, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ gây thiệt hại một cách độc đáo so với các thỏa thuận trước đây với các nước khác.
Không giống như ở Việt Nam, nơi Đức Giáo Hoàng đưa ra một danh sách lựa chọn ban đầu và sau đó được chính phủ xem xét, thỏa thuận với Trung Hoa sẽ ngược hẳn lại, kết quả dẫn đến một “trường hợp đặc biệt”, mà theo Cha Cervellera, không hề được biện minh.
Vị linh mục và là nhà báo này nhận định “Việc này khiến thoả thuận Trung Hoa-Vatican trở thành ‘khập khiễng’” và mở ra khả thể để chính phủ Trung Hoa lựa chọn các giám mục “có thể uốn nắn, kiểm soát được”, những người này, ngược lại, sẽ làm việc vì lợi ích của nhà nước chứ không phải của Giáo Hội.
Cha cho rằng “Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ [...], vì họ bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì đây thực sự trở thành một vấn đề gần như ly giáo. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước”.
Cha Cervellera nói thêm: Bất chấp các chia rẽ trong nội bộ Giáo Hội, chính sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo khiến Bắc Kinh hoảng sợ; theo ngài, hơn bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác, người Công Giáo là những người bị người ta trông chừng một cách đầy quan tâm.
Sau đây là bản ghi lại cuộc phỏng vấn của Crux với
Cha Cervellera.
Crux: Nhìn vào vụ thương lượng với Trung Hoa từ bên ngoài, một số người có thể hỏi: Đâu là vấn đề? Có vẻ như hợp lý khi Vatican muốn có một mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, và tất cả chúng ta đều biết rằng qua nhiều thế kỷ, đã có một vài thương lượng liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục. Ý tưởng về một thẩm quyền dân sự có tiếng nói trong vấn đề này không phải là một điều mới lạ. Tại sao không thực hiện cuộc thương lượng này?
Cha Bernardo Cervellera: Tôi nghĩ rằng, trước hết, là vấn đề truyền thông liên hệ tới Vatican. Thay vì nói “chúng ta đang thực hiện một cuộc thương lượng”, thì lại có những mẩu tin loan ra nói rằng mọi giám mục sẽ được công nhận. Đương nhiên, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho Giáo hội Trung Hoa bởi vì mọi người muốn biết liệu tất cả các giám mục, kể cả những người bất hợp pháp (do chính phủ Trung Hoa chỉ định), có được bao gồm trong vụ thương lượng hay không và liệu những vị không được chính phủ công nhận, tức tất cả các giám mục hầm trú, có được bao gồm hay không. Bởi vì nếu không, cuộc thương lượng này có nguy cơ bị 'khập khiễng'. Đây là mối lo âu chính.
Cũng có vấn đề khi bảo: “Vatican chấp nhận các giám mục bất hợp pháp.” Điều này sai. Vatican sẽ hòa giải với các giám mục bất hợp pháp, đây là một việc tôn giáo, chỉ liên quan đến đức tin của cộng đồng Kitô hữu chứ không liên quan gì đến chính phủ.
Vấn đề là, chính phủ và Vatican có những cân lượng nào trong vụ thương lượng này? Từ những thông tin mơ hồ đang được truyền lan, Trung Hoa - như giám đốc Tôn giáo sự vụ từng tuyên bố- chỉ đơn giản muốn tiếp tục chính sách của họ được chỉ định các giám mục và Đức Giáo Hoàng chỉ có chức năng chúc lành cho những gì họ đã quyết định.
Trong ảnh hưởng của chính phủ, những người Công Giáo nào biết nhận ra yếu tố tiêu cực đối với đời sống của Giáo Hội, đều tin rằng điều này có nghĩa là trao quyền bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội cho chính phủ Trung Hoa. Đây là những mối âu lo dễ hiểu và dễ chia sẻ. Đức Hồng Y Pietro Paolo Parolin (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đã công bố một cuộc phỏng vấn trên cơ quan thông tin ưa thích của ngài, tức tờ Vatican Insider, trong đó, ngài tuyên bố rằng cuộc thương lượng đang được thực hiện vì các lý do đức tin vì chúng ta muốn giúp Giáo hội được thống nhất, vì chúng ta sợ rằng sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và thứ ba, vì mặc dù chúng ta biết đây là một cuộc thương lượng xấu, nhưng thà một thương lượng xấu còn hơn là không có thương lượng nào.
Crux: Nhìn vào vụ thương lượng với Trung Hoa từ bên ngoài, một số người có thể hỏi: Đâu là vấn đề? Có vẻ như hợp lý khi Vatican muốn có một mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, và tất cả chúng ta đều biết rằng qua nhiều thế kỷ, đã có một vài thương lượng liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục. Ý tưởng về một thẩm quyền dân sự có tiếng nói trong vấn đề này không phải là một điều mới lạ. Tại sao không thực hiện cuộc thương lượng này?
Cha Bernardo Cervellera: Tôi nghĩ rằng, trước hết, là vấn đề truyền thông liên hệ tới Vatican. Thay vì nói “chúng ta đang thực hiện một cuộc thương lượng”, thì lại có những mẩu tin loan ra nói rằng mọi giám mục sẽ được công nhận. Đương nhiên, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho Giáo hội Trung Hoa bởi vì mọi người muốn biết liệu tất cả các giám mục, kể cả những người bất hợp pháp (do chính phủ Trung Hoa chỉ định), có được bao gồm trong vụ thương lượng hay không và liệu những vị không được chính phủ công nhận, tức tất cả các giám mục hầm trú, có được bao gồm hay không. Bởi vì nếu không, cuộc thương lượng này có nguy cơ bị 'khập khiễng'. Đây là mối lo âu chính.
Cũng có vấn đề khi bảo: “Vatican chấp nhận các giám mục bất hợp pháp.” Điều này sai. Vatican sẽ hòa giải với các giám mục bất hợp pháp, đây là một việc tôn giáo, chỉ liên quan đến đức tin của cộng đồng Kitô hữu chứ không liên quan gì đến chính phủ.
Vấn đề là, chính phủ và Vatican có những cân lượng nào trong vụ thương lượng này? Từ những thông tin mơ hồ đang được truyền lan, Trung Hoa - như giám đốc Tôn giáo sự vụ từng tuyên bố- chỉ đơn giản muốn tiếp tục chính sách của họ được chỉ định các giám mục và Đức Giáo Hoàng chỉ có chức năng chúc lành cho những gì họ đã quyết định.
Trong ảnh hưởng của chính phủ, những người Công Giáo nào biết nhận ra yếu tố tiêu cực đối với đời sống của Giáo Hội, đều tin rằng điều này có nghĩa là trao quyền bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội cho chính phủ Trung Hoa. Đây là những mối âu lo dễ hiểu và dễ chia sẻ. Đức Hồng Y Pietro Paolo Parolin (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đã công bố một cuộc phỏng vấn trên cơ quan thông tin ưa thích của ngài, tức tờ Vatican Insider, trong đó, ngài tuyên bố rằng cuộc thương lượng đang được thực hiện vì các lý do đức tin vì chúng ta muốn giúp Giáo hội được thống nhất, vì chúng ta sợ rằng sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai và thứ ba, vì mặc dù chúng ta biết đây là một cuộc thương lượng xấu, nhưng thà một thương lượng xấu còn hơn là không có thương lượng nào.
Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Đức Hồng Y Joseph Zen
(Nguyên giám mục Hồng Công), người trực tiếp thấy mọi vấn đề của Giáo hội hầm
trú, nói rằng tốt hơn nên có một cuộc thương lượng trong đó chúng ta yêu cầu
Trung Hoa nhượng bộ thêm nữa.
Một số người cho rằng qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng với nhiều chính phủ và cả với chế độ độc tài của Franco ở Tây Ban Nha. Nhưng chế độ độc tài của Franco đã diễn ra 80 năm nay rồi. Chúng ta không thể hiểu tại sao Trung Hoa phải là một trường hợp đặc biệt so với những gì các nước khác đã làm.
Trung Hoa, hết sức hiện đại theo viễn ảnh kỹ thuật, kinh tế, khoa học và thiên văn học, nhưng trong vấn đề này được xem như là di tích của đế quốc Trung Hoa lạc hậu nhất. Hay là di tích của các cuộc chiến phong kiến cổ đại nhất, bởi vì thực tế, đây là một cuộc chiến đấu giành phong chức tước từng diễn ra cách đây hơn một nghìn năm rồi.
Chỉ vài tháng trước đây thôi, tôi đã biết rằng thỏa thuận là Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết tạm thời trong ba tháng đối với một giám mục. Người ta nói, sau đó, nếu hội đồng giám mục không tin rằng các phản đối của Đức Giáo Hoàng là thích đáng thì họ có thể tiếp tục như thể không có gì xảy ra cả.
Điều đó có nguy cơ, vì nó sẽ đặt vào tay chính phủ khả thể lựa chọn mọi giám mục họ muốn tùy thuộc các tiêu chuẩn họ luôn luôn có, tức lựa chọn những người dễ uốn nắn, dễ kiểm soát nhất và biến họ thành công cụ chính trị của họ, thay vì các vị này làm việc để loan báo Tin Mừng cho Trung Hoa.
Khi đánh giá các nguy cơ, giáo hội hầm trú tốt hơn bây giờ khi không có thỏa thuận, hay tốt hơn khi chí ít cũng có một thỏa thuận “khập khiễng”?
Đây là một vấn đề có liên hệ đến chức năng của Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Hoa (do chính phủ kiểm soát). Bức thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Hoa năm 2007, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố là nền tảng của mọi cuộc đối thoại với Trung Hoa, nói rằng các giám mục phải cố gắng và thông đạt với chính phủ, và, nếu không thể làm cách khác, thì tham dự vào các cơ quan này, trong khi nhớ rằng các cơ quan này không tương thích với tín lý Công Giáo. Điều này phải được thực hiện với các linh mục và tín hữu và ngay cả khi ta trở thành một phần của Hiệp hội Yêu nước, thì điều này phải được thực hiện trong khi vẫn lưu tâm đến lợi ích của Giáo hội.
Điều này xảy ra với nhiều giám mục của Giáo hội chính thức, mặc dù, theo các tín hữu, một số người không làm điều này, vì bị chính phủ thu phục và không có cuộc sống riêng: họ thường lặp đi lặp lại rằng lý tưởng của họ là một Giáo hội độc lập (nghĩa là độc lập đối với Vatican, đối với quyền lợi nước ngoài, với Đức Giáo Hoàng). Trong bí mật, họ nói họ theo đức tin Công Giáo, nhưng ở nơi công cộng, họ làm theo những gì chính phủ muốn.
Làm thế nào các tín hữu có thể tin tưởng các giám mục này? Thậm chí nếu họ trở thành chính thức, làm sao họ có thể tin tưởng các giám mục hàm hồ này? Đức Bênêđíctô XVI đã từng gọi họ là “cơ hội chủ nghĩa”, và họ khá đông. Ngay trong số bảy giám mục bất hợp pháp, có một vài người cơ hội chủ nghĩa.
Một câu hỏi khác là tín hữu trong giáo hội hầm trú hiện đang được tự do hơn, không bị sự kiểm soát liên tục của Hiệp hội Yêu nước. Người ta chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra trong Giáo hội chính thức, tức giáo hội đang bị kiểm soát hoàn toàn. Có những máy quay phim trong văn phòng các giáo xứ, trong các hành lang, cảnh sát luôn có đó. Điều này là do Trung Hoa rất sợ các tôn giáo.
Họ có sợ Giáo Hội Công Giáo hơn bất kỳ tôn giáo nào khác không?
Có, họ sợ Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn. Một thành viên của Đảng Cộng sản từng nói với tôi điều này: “Chúng tôi sợ Giáo Hội Công Giáo vì các ông đoàn kết. Nếu có chuyện gì xảy ra với một người Công Giáo, ngay lập tức tất cả những người Công Giáo khác trên thế giới đều nói, lên tiếng, hành động! Chúng tôi rất sợ sự đoàn kết của các ông”.
Vấn đề còn lại là các giám mục hầm trú, vì với những gì chúng tôi biết và những gì được Đức Hồng Y người Trung Hoa Tong Hon tuyên bố chính thức vào năm ngoái, các giám mục hầm trú là vấn đề lớn nhất trong cuộc đối thoại giữa Trung Hoa và Vatican và chính phủ Trung Hoa không muốn thừa nhận các ngài vì các ngài không tin tưởng họ. Những vị đã từng tử đạo, từng bị cầm tù, từng cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Vatican chứ không gia nhập Hiệp hội Yêu nước để được tự do sống đức tin giờ đây đã bị cho ra rìa.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin có nhắc đến việc phải hy sinh cho cộng đồng Công Giáo như một toàn thể. Ý kiến của cha ra sao?
Một số người cho rằng qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã thực hiện nhiều cuộc thương lượng với nhiều chính phủ và cả với chế độ độc tài của Franco ở Tây Ban Nha. Nhưng chế độ độc tài của Franco đã diễn ra 80 năm nay rồi. Chúng ta không thể hiểu tại sao Trung Hoa phải là một trường hợp đặc biệt so với những gì các nước khác đã làm.
Trung Hoa, hết sức hiện đại theo viễn ảnh kỹ thuật, kinh tế, khoa học và thiên văn học, nhưng trong vấn đề này được xem như là di tích của đế quốc Trung Hoa lạc hậu nhất. Hay là di tích của các cuộc chiến phong kiến cổ đại nhất, bởi vì thực tế, đây là một cuộc chiến đấu giành phong chức tước từng diễn ra cách đây hơn một nghìn năm rồi.
Chỉ vài tháng trước đây thôi, tôi đã biết rằng thỏa thuận là Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết tạm thời trong ba tháng đối với một giám mục. Người ta nói, sau đó, nếu hội đồng giám mục không tin rằng các phản đối của Đức Giáo Hoàng là thích đáng thì họ có thể tiếp tục như thể không có gì xảy ra cả.
Điều đó có nguy cơ, vì nó sẽ đặt vào tay chính phủ khả thể lựa chọn mọi giám mục họ muốn tùy thuộc các tiêu chuẩn họ luôn luôn có, tức lựa chọn những người dễ uốn nắn, dễ kiểm soát nhất và biến họ thành công cụ chính trị của họ, thay vì các vị này làm việc để loan báo Tin Mừng cho Trung Hoa.
Khi đánh giá các nguy cơ, giáo hội hầm trú tốt hơn bây giờ khi không có thỏa thuận, hay tốt hơn khi chí ít cũng có một thỏa thuận “khập khiễng”?
Đây là một vấn đề có liên hệ đến chức năng của Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Hoa (do chính phủ kiểm soát). Bức thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Hoa năm 2007, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố là nền tảng của mọi cuộc đối thoại với Trung Hoa, nói rằng các giám mục phải cố gắng và thông đạt với chính phủ, và, nếu không thể làm cách khác, thì tham dự vào các cơ quan này, trong khi nhớ rằng các cơ quan này không tương thích với tín lý Công Giáo. Điều này phải được thực hiện với các linh mục và tín hữu và ngay cả khi ta trở thành một phần của Hiệp hội Yêu nước, thì điều này phải được thực hiện trong khi vẫn lưu tâm đến lợi ích của Giáo hội.
Điều này xảy ra với nhiều giám mục của Giáo hội chính thức, mặc dù, theo các tín hữu, một số người không làm điều này, vì bị chính phủ thu phục và không có cuộc sống riêng: họ thường lặp đi lặp lại rằng lý tưởng của họ là một Giáo hội độc lập (nghĩa là độc lập đối với Vatican, đối với quyền lợi nước ngoài, với Đức Giáo Hoàng). Trong bí mật, họ nói họ theo đức tin Công Giáo, nhưng ở nơi công cộng, họ làm theo những gì chính phủ muốn.
Làm thế nào các tín hữu có thể tin tưởng các giám mục này? Thậm chí nếu họ trở thành chính thức, làm sao họ có thể tin tưởng các giám mục hàm hồ này? Đức Bênêđíctô XVI đã từng gọi họ là “cơ hội chủ nghĩa”, và họ khá đông. Ngay trong số bảy giám mục bất hợp pháp, có một vài người cơ hội chủ nghĩa.
Một câu hỏi khác là tín hữu trong giáo hội hầm trú hiện đang được tự do hơn, không bị sự kiểm soát liên tục của Hiệp hội Yêu nước. Người ta chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra trong Giáo hội chính thức, tức giáo hội đang bị kiểm soát hoàn toàn. Có những máy quay phim trong văn phòng các giáo xứ, trong các hành lang, cảnh sát luôn có đó. Điều này là do Trung Hoa rất sợ các tôn giáo.
Họ có sợ Giáo Hội Công Giáo hơn bất kỳ tôn giáo nào khác không?
Có, họ sợ Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn. Một thành viên của Đảng Cộng sản từng nói với tôi điều này: “Chúng tôi sợ Giáo Hội Công Giáo vì các ông đoàn kết. Nếu có chuyện gì xảy ra với một người Công Giáo, ngay lập tức tất cả những người Công Giáo khác trên thế giới đều nói, lên tiếng, hành động! Chúng tôi rất sợ sự đoàn kết của các ông”.
Vấn đề còn lại là các giám mục hầm trú, vì với những gì chúng tôi biết và những gì được Đức Hồng Y người Trung Hoa Tong Hon tuyên bố chính thức vào năm ngoái, các giám mục hầm trú là vấn đề lớn nhất trong cuộc đối thoại giữa Trung Hoa và Vatican và chính phủ Trung Hoa không muốn thừa nhận các ngài vì các ngài không tin tưởng họ. Những vị đã từng tử đạo, từng bị cầm tù, từng cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Vatican chứ không gia nhập Hiệp hội Yêu nước để được tự do sống đức tin giờ đây đã bị cho ra rìa.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Parolin có nhắc đến việc phải hy sinh cho cộng đồng Công Giáo như một toàn thể. Ý kiến của cha ra sao?
Đây là một hy sinh to lớn. Ông bảo, chúng ta hãy thỏa thuận, nhưng thỏa thuận để có được những gì? Chúng ta đã để mất một nửa Giáo hội, chúng ta đã đặt việc bổ nhiệm các giám mục vào tay chính phủ. .. Khoảng hai năm trước đây, một viên chức Trung Hoa được phỏng vấn bởi tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã bác bỏ kiểu phong chức của Việt Nam, nơi Vatican đề nghị các ứng cử viên và chính phủ chọn một trong số đó, sau đó được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Trong trường hợp này, chính phủ Trung Hoa chọn các giám mục và Đức Giáo Hoàng phải chúc lành. Chính phủ, như thế, có một ảnh hưởng lớn hơn. Chúng ta đặt các giám mục vào tay chính phủ, chúng ta không cho các giám mục hầm trú một cơ hội được thừa nhận. .. dường như một mất mát hoàn toàn. Tại sao lại thỏa thuận như vậy?
Vậy tại sao lại thỏa thuận như thế?
Tôi nghĩ rằng một mặt Vatican sợ rằng Bộ Tôn giáo Trung Hoa, như luôn luôn hứa hẹn, sẽ bổ nhiệm nhiều giám mục mà không có sự chấp thuận của giáo hoàng, ít nhất là 20 giáo phận. Hai mươi giáo phận ít nhất là một phần năm của tất cả các giáo phận ở Trung Hoa. Tôi cho rằng Vatican sợ nếu số lượng các giám mục bị tuyệt thông gia tăng nhiều như thế, thì sẽ càng khó hơn để xây dựng được một điều gì đó.
Điều thứ hai mà người ta đang nói là trong tương lai mọi sự có thể sẽ tồi tệ hơn. Vì vậy, tốt hơn nên nhận thỏa thuận này, dù cho nó có xấu, nhận nó như nhận một điều ít xấu hơn. Liệu tương lai có tệ hơn không? Thực tế có, nhưng tương lai này đã bắt đầu rồi.
Với các quy định mới, trên thực tế, mọi sự đang bị kiểm soát, bộ máy hành chính đã được tăng cường. Ví dụ, để làm bất cứ điều gì - để sửa chữa nhà thờ, tổ chức một cuộc họp, tuyển dụng một giáo sư hoặc tổ chức các bài học, bất cứ điều gì - bạn phải xin phép ở thành phố, ở quận, ở tỉnh và ở chính phủ liên bang. Tất cả đều có ngày hết hạn là ba tháng, vì vậy nếu bạn muốn tổ chức một cuộc họp, bạn phải bắt đầu một năm rưỡi trước!
Làm thế nào cha thấy có khả thể ly giáo?
Ý tưởng ly giáo, vì thỏa thuận này đã được ký kết, và một số người không chấp nhận nó, đối với tôi dường như có xác suất rất thấp. Các giám mục hầm trú, những vị sẽ bị gạt sang một bên, đã nói rằng nếu Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi vâng lời, chúng ta sẽ vâng lời và chúc ngủ ngon. Thật vậy, Đức Cha Giuseppe Wei Jingyi đã đưa ra một cuộc phỏng vấn tuyệt vời, trong đó ngài nói rằng thay vì là một điểm gây chia rẽ, chúng tôi muốn các tín hữu vâng theo Đức Giáo Hoàng, v.v...
Vấn đề chính xác là như thế này: Việc Đức Giáo Hoàng tìm kiếm không gian để gặp gỡ người dân Trung Hoa dường như là một cuộc đối thoại chính trị bí mật chứ không phải là một đường lối mục vụ.
Vấn đề thực chất liên quan đến sự ly giáo là điều Đức Hồng Y Zen nói, và tôi đồng ý với ngài. Khi có nhiều giám mục hơn được lựa chọn bởi chính phủ, và khi họ thực thi các chính sách của chính phủ. .. ta hãy gỉa dụ, họ buộc phải nói và làm (những gì chính phủ muốn), bởi vì họ đang bị kiểm soát, để tạo ra một giáo hội độc lập, thì thực tế đây là vấn đề, gần như ly giáo vậy. Nó trở thành một giáo hội quốc gia của nhà nước.
Chắc chắn, ông có thể hy vọng rằng người Công Giáo sẽ tiếp tục, sẽ bí mật cố gắng tuân theo các chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả thực sự sẽ rất khó khăn. Hiện nay, tôi thấy, khi đến Trung Hoa và gặp một giám mục chính thức, họ không muốn nói chuyện, vì họ nói rằng những người của Hiệp hội Yêu nước đang có mặt ở đó, chúng tôi không thể nói, chúng tôi không thể nói. Tôi đi nói chuyện với một giám mục ở Bắc Kinh, và ngài nói, không, chúng ta không thể nói, bởi vì nơi này bị nghe trộm. Thực tế, chúng tôi đang sống trong một trại tập trung không khóa cổng. Những con người khốn khổ, tôi không chắc họ có thể sống còn.
Vấn đề thực sự là các giám mục của giáo hội chính thức. .. sẽ không có sự ly giáo của nhà thờ hầm trú, các vị này nói rằng “Không, chúng tôi không đồng ý với quyết định này”. Điều này đã được nói ra, và các linh mục, theo lương tâm, sẽ quyết định phải làm gì, liệu có nên tham gia và hợp tác với chính phủ hay không. Nhiều người sẽ nói, nếu điều gì đó không mâu thuẫn với đức tin của tôi, thì được, nhưng nếu có mâu thuẫn, tôi sẽ không làm. Đó không phải là ly giáo, bởi vì tất cả vẫn liên kết với Đức Giáo Hoàng. Sẽ là một vấn đề nếu chính phủ tiếp tục can thiệp vào đời sống của giáo hội, cử nhiệm các giám mục, họ sẽ tạo ra một giáo hội quốc gia có tính... hơn nữa...
Tính Gallican?
Vâng, tính Gallican. [Thuật ngữ này nhắc nhớ một ý tưởng ở thế kỷ 17 bắt nguồn bên Pháp. Ý tưởng này cho rằng quyền lực dân sự nên có bằng, hoặc nhiều hơn, thẩm quyền đối với Giáo hội như Đức Giáo Hoàng. Nó đã trở thành một thuật ngữ chỉ một giáo hội quốc gia, trung thành với chính phủ quốc gia chứ không phải Rôma.]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét