Trang

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Ngôi trường Công giáo giáo dục và hội nhập các học sinh bị hội chứng Down

Ngôi trường Công giáo giáo dc và hi nhp các hc sinh b hi chng Down

Immaculata Classical Academy là một trường Công giáo ở thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky, Hoa kỳ, được ông Michael Michalak và vợ ông, bà Penny, thành lập. Đây thật là một ngôi trường đặc biệt vì khoảng 15% số học sinh trong trường là các học sinh có những nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh triết lý giáo dục phù hơp với khả năng của mỗi học sinh, trường Immaculata nhắm “giáo dục trái tim” các học sinh.
Elena, một trong các con của ông bà Michalak, cũng bị hội chứng Down. Ông bà không muốn đứa trẻ này bị tách khỏi anh chị em của mình, không được học cùng trường với nhau và đồng thời cũng không muốn quá chú trọng đến chất lượng giáo dục mà bỏ qua việc huấn luyện thiêng liêng. Ông bà Michalak đã nghĩ đến việc thành lập một trường Công giáo cho các em bị hội chứng Down như con gái Elena của họ. Và thế là ngôi trường ra đời.
Tại trường này, các học sinh mắc hội chứng Down học Latin và môn lý luận cùng với các ban học của mình. Họ tổ chức theo cách cổ điển, không theo tuổi, nhưng theo khả năng. Một học sinh lớp 2 có thể học môn toán lớp 3 và một học sinh lớp 2 bị hội chứng Down có thể xuống lớp 1 hay học tại lớp 2. Các em có thể lên lớp hay xuống lớp tùy môn học và không bị cảm thấy mình phải vào một lớp đặc biệt vì mình mắc hội chứng Down. Các em chỉ đi đến lớp mà các em cần học. Tuy trường có chương trình đặc biệt như thế nhưng chương trình hoc của các em học sinh không bị thụt lùi. Trường giữ những tiêu chuẩn học hành cao trong khi vẫn hội nhập các học sinh có nhu cầu đặc biệt.
Bà Penny, vợ ông Michalak giải thích: “Một nền giáo dục cổ điển, tôi nghĩ là cách giáo duc tốt nhất cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt bởi vì nó là nền giáo dục về mọi điều tốt đẹp và chân thật.” Còn ông Michalak chia sẻ: “Khi bạn nhìn vào các học sinh mắc hội chứng Down được sắp xếp trong một lớp học cách cổ điển, nó thực sự là nhân bản. Bạn không thể học được lòng cảm thông trong một cuốn sách.” Các học sinh tại trường Immaculata đang trở nên có khả năng hy sinh bản thân mình để giúp người khác nhờ sự dạy dỗ hướng dẫn liên tục trong các lớp học.
Từ khi thành lập, con số học sinh của trường Công giáo độc lập này đã tăng lên đến con số 160. Những trường Công giáo trên khắp Hoa kỳ bắt đầu xem trường Immaculata như một mẫu hình. Bà Penny tự hào chia sẻ: “Bất cứ ai thăm trường của chúng tôi, họ luôn nói: Oh Chúa ơi, nơi này vui quá!” Tuy thế, ông bà Michalak tin rằng niềm vui của trường là do ơn Chúa Thánh Thần và từ “tinh thần thuộc về trường.” Mọi người cảm thấy mình thuộc về nơi đây và được yêu thương. Cầu nguyện cũng là bầu khí của trường. Tại đây các học sinh bắt đầu một ngày với việc cầu nguyện. Mỗi lớp bắt đầu với một lời nguyện và cũng kết thúc với việc cầu nguyện. Bà Penny chia sẻ tiếp: “Triết lý của chúng tôi là dạy mỗi em như chúng tôi đang dạy trẻ Giêsu, đó là cách chúng tôi hành xử với từng em và với mọi em.”
Tai cuộc tuần hành hàng năm vì sự sống ở Washington, các học sinh của trường Immaculât đã cầm một biểu ngữ có hàng chữ “Phá thai không phải là cách chữa hội chứng Down.” Các em liên kết với nhau trong sứ vụ như là “trường “ủng hộ sự sống” và cùng cầu nguyện để chấm dứt việc phá thai, giết hại các trẻ em bị hội chứng Down trên toàn thế giới.
Những người thành lập trường chia sẻ rằng họ ý thức về chứng ta duy nhất và vai trò của họ trong một thế giới mà nhiều trẻ em bị hội chứng Down bị phá bỏ. Ông Michael xem việc thành lập trường học như trường Immaculata là lời đáp trả tự nhiên của Công giáo vào một giai đoạn trong lịch sử khi các trẻ em mắc hội chứng Down bị nguy hiểm. Ông nói: “Hãy nhìn những gì Giáo hội Công giáo đã làm trong suốt lịch sử: Chúng ta nhìn thấy các trẻ mồ côi, chúng ta xây các viện mồ côi. Chúng ta nhìn thấy người bệnh, chúng ta xây bệnh viện. Chính trong thời điểm và nơi chốn đặc biệt này mà chúng ta nhìn thấy nhu cầu khởi đầu và xây một trường học kết hợp cả gia đình.” Bà Penny vợ ông nói thêm: “Khi chúng ta đang làm điều mà chúng ta cảm thấy được Chúa mời gọi làm, đó là ơn gọi, đó là sứ vụ, đó là tiếng gọi… Làm sao bạn có thể không tràn đầy niềm vui khi ban biết đó là ý Chúa.” (CNA 02/02/2017)
Hồng Thủy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét