Tô Huê Lâm, một phụ nữ Công giáo hiện đại, gương mẫu của Trung Quốc
Tô Huê Lâm sinh năm 1897 trong một gia đình quan chức, hậu
duệ nhà thơ thuộc triều đại Tống Tổ Triết. Bà của Tô Huê Lâm, xuất thân từ một
gia đình nông dân Công giáo ở Trung Quốc, luôn hối tiếc về việc không thể được
đi học như anh trai. Chính vì thế bà đã cố gắng làm sao cho tất cả các con của
bà đều được giáo dục tốt nhất. Bà đã gửi các con đi học ở Singapore; không đủ
tiền trang trải bà đã phải bán đồ trang sức để các con có thể theo học đại học.
Chính nhờ quyết tâm của bà mà Tô Huê Lâm đã có cơ hội tốt
hơn. Cô được dạy đọc từ khi còn nhỏ. Khi đã có thể đọc và viết khá cô còn được
tự do sử dụng thư viện của ông nội. Sau cuộc cách mạng năm 1911-1912, nhà Thanh
bị lật đổ và thay thế bởi nước Cộng hòa Trung Quốc. Tại thời điểm này các thiếu
nữ bắt đầu được phép vào các trường Trung Quốc. Tô Huê Lâm là một trong những
người đầu tiên được hưởng đặc quyền này. Cô học rất xuất sắc.
Năm 1922 cô sang Pháp để tiếp tục con đường học vấn. Đây
cũng là cơ hội cô tìm hiểu đạo Công giáo. Năm 1924, trước khi trở về Trung Quốc
cô đã được rửa tội trong Giáo hội Công giáo. Cô là một trong những nhà tiên
phong của các nhà văn và giáo viên nữ Trung Quốc giảng dạy tại các trường đại học
ở Tô Châu và Vũ Hán, và được coi là người sáng lập về nghiên cứu văn học hiện đại
Trung Quốc.
Tô Huê Lâm là một trong bốn người bảo vệ nền văn học mới với
tên gọi “Bốn tháng năm”, thời đại hoàng kim của văn học Trung Quốc hiện đại.
Phong trào “Bốn tháng Năm” là một phong trào dân túy khởi phát từ các cuộc biểu
tình của sinh viên nữ vào năm 1919 chống lại phản ứng yếu ớt của Chính phủ Cộng
hòa đối với Hiệp ước Versailles. Nó còn được gọi là Phong trào Văn hoá Mới của
năm 1915-1921, trong đó Khổng giáo được thay thế bằng các nguyên lý phương Tây.
Thật không may, phong trào Bốn tháng Năm đã kích động cuộc cách mạng cộng sản
năm 1946-1949.
Tô Huê Lâm đã phản đối một cách quyết liệt chính quyền mới,
và chuyển đến Hồng Kông năm 1949 để làm việc như một nhà báo và dịch giả cho Hiệp
hội Catholic Truth Society (CTS). Cô mang ơn rất nhiều linh mục Hứa Tôn Trạch,
một trong những học giả Công giáo nổi tiếng nhất của Trung Quốc của thế kỷ XX,
người mà cô coi là "người cha thứ hai". Cha Hứa Tôn Trạch là biên tập
viên của tờ báo Công giáo Trung Quốc Revue Catholique, đây cũng là tờ báo mà Tô
Huê Lâm đóng góp cho các bài viết về văn học. Cha là một nhà thần học nổi tiếng
và là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cha cố gắng hợp nhất một cách
hài hòa giữa Công giáo và truyền thống Trung Quốc. Tô Huê Lâm tìm được nơi cha
những tư tưởng mà cô rất tâm đắc, ví dụ, cha nói: "Rao giảng Tin Mừng
trong một quốc gia, điều đầu tiên cần là phải để tinh thần của Tin mừng đi vào
suy nghĩ và phong tục của dân chúng; chỉ sau đó chúng ta mới có thể đi vào lòng
người và hiểu được tâm lý của họ". Đây cũng là suy nghĩ của cô; theo
cô đức tin Công giáo không phải là một điều mà không thể không liên quan đến
văn hóa của mọi quốc gia, hơn thế nữa đó là một cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa dành
cho tất cả mọi người, cho các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Tô Huê Lâm là Thorny
Heart, mục đích đầu tiên là cô viết dành tặng cho mẹ cô. Nội dung tập trung vào
mối tương quan giữa một người mẹ truyền thống Trung Quốc và người con gái được
giáo dục ở phương Tây. Giống như Tô Huê Lâm, nhân vật chính trong câu chuyện
theo học ở Pháp, nơi cô trở thành một người bạn của một nữ tu và một người giáo
dân tận hiến cho người nghèo vì tình yêu của Thiên Chúa.
Quan điểm về Đạo Công giáo của cô nhấn mạnh giá trị của công
việc khiêm tốn như những công việc âm thầm của một người phụ nữ nội trợ trong
gia đình, nhưng thực thi với một tinh thần quảng đại, yêu thương, chăm sóc người
khác; điều này tương phản với sự ích kỷ của những người muốn theo đuổi mong muốn
của họ một cách tự do, không kiềm chế và cuối cùng trở thành nô lệ. Cô đánh giá
cao sự tiết chế và kiểm soát cảm xúc, như giáo lý của Khổng Tử.
Giống như Edith Stein, Tô Huê Lâm đưa ra một cái nhìn sâu sắc
về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội và trong xã hội. Trong xã hội hiện đại, phụ
nữ thường bị phân chia giữa những công việc khiêm tốn nội chợ và công việc xã hội
với những giá trị tự do, Tô Huê Lâm và Stein và những người phụ nữ khác trong
Giáo Hội đại diện cho một tiếng nói âm thầm nhưng mạnh mẽ từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Như Đức Maria đã vâng theo ý Thiên Chúa trong đời, bạn, những người phụ
nữ, có thể làm điều đó, dù bạn ở bất cứ nơi đâu và bất cứ công việc gì bạn vẫn
có thể tuân phục, có thể hy sinh cho những người mà bạn yêu thương và đồng thời
có những lựa chọn mà làm cho bạn được tự do đích thực.
Như Edith Stein, Tô Huê Lâm đưa ra những ý tưởng thú vị về
vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội và trong xã hội.(Aleteia 05-02- 2018)
Ngọc Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét