Trang

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

28-03-2018 : THỨ TƯ - TUẦN THÁNH


28/03/2018
Thứ Tư tuần thánh


Bài Ðọc I: Is 50, 4-9a
"Tôi đã không che mặt tránh những người chửi mắng, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải thẹn thùng".
(Bài ca thứ ba của người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Ðấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được, chúng ta hầu toà. Ai là kẻ thù địch của tôi, hãy đến đây! Này đây Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi?
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 68, 8-10. 21bcd-22. 31 và 33-34
Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, đây là lúc biểu lộ tình thương (c. 14c-b).
Xướng: 1) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như khách lạ, bị những người con cùng một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ trên mình con. - Ðáp.
2) Con mong chờ người cảm thương, nhưng không có, mong chờ người an ủi, nhưng chẳng thấy đâu. Cơm con ăn, chúng pha mật đắng, con khát, thì chúng cho uống dấm chua. - Ðáp.
3) Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Ngài bị bắt cầm tù. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm:
Kính lạy Vua chúng con, chỉ có Ngài là Ðấng thương hại đến những lỗi lầm của chúng con.

Phúc Âm: Mt 26, 14-25
"Con Người ra đi như đã được ghi chép sẵn từ trước, nhưng khốn thay cho kẻ sẽ làm cho Ngài bị phản nộp".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?" Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người.
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn Bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?" Chúa Giêsu đáp: "Các con hãy vào thành đến với một người kia, và nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông". Các môn đệ làm như Chúa Giêsu đã truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua.
Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: "Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy". Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: "Thưa Thầy, có phải con không?" Người trả lời: "Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ sẽ nộp Thầy. Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!"
Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có phải con chăng?" Chúa đáp: "Ðúng như con nói".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Dung mạo kẻ phản bội
Trong hai ngày qua, thứ Hai và thứ Ba Tuần Thánh, và hôm nay nữa, thứ Tư Tuần Thánh, chúng ta được nghe nhắc đến dung mạo của một người đồ đệ phản bội Chúa là Giuđa Iscariốt. Sự phản bội này không phải là một điều bất ngờ, và lại càng không phải là điều bất ngờ đối với Chúa Giêsu, Ðấng đã biết trước mọi sự sẽ xảy ra cho Ngài như thế nào. Giuđa đã đi đến việc phản bội Chúa, có lẽ vì ông ta đã để cho sự quan tâm về lợi lộc vật chất dần dần chiếm hết chỗ trong tâm hồn và đã để cho sự hăng say theo Chúa lúc ban đầu bị phai lạt đi. Chúa Giêsu không còn là Thầy, là Chúa và là tất cả của cuộc đời ông nữa, nhưng là một món hàng mà Giuđa đem bán cho những kẻ muốn giết Ngài với giá tiền ba mươi đồng, mức giá trị của một người nô lệ đáng khinh.
Giuđa đã âm mưu nộp Chúa cho các thượng tế và đã thành công giấu ý định này không cho các môn đệ khác biết, nhưng Giuđa đã không thể nào giấu điều đó với Chúa Giêsu được. Chúa biết hết nhưng Ngài vẫn đối xử tốt với Giuđa cho đến cùng. Chúa không bỏ qua những dịp may để giúp Giuđa hồi tâm. Trước hết là bữa tiệc vượt qua giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Dĩ nhiên, là người thủ quĩ, Giuđa thản nhiên tham dự vào bữa tiệc, mặc dù đoạn Phúc Âm không nói ra. Tinh thần hiệp thông của bữa tiệc không thức tỉnh Giuđa nổi. Rồi những lời của Chúa: "Một người trong các con sẽ nộp Thầy", và Giuđa chắc chắn được nghe rõ nhưng không làm cho Giuđa giật mình tỉnh ngộ. Rồi sự buồn phiền của các môn đệ khác trong bữa tiệc cũng không có tác dụng gì trên ý định của Giuđa muốn nộp Chúa Giêsu. Thấy các môn đệ lần lượt hỏi Chúa xem có phải là họ hay không, thì Giuđa cũng làm theo như vậy. Tệ hơn nữa, Giuđa dùng từ ngữ không còn ý nghĩa kính trọng đối với Chúa Giêsu trong câu hỏi đặt ra cho Chúa, vì trong khi các môn đệ khác gọi Thầy là Chúa với lòng kính trọng, thì Giuđa dùng một từ ngữ chỉ dành riêng cho một người tầm thường là Rabbi (thưa thầy). Kể từ khi chấp nhận mức giá trị đặt Chúa ngang hàng như một người tôi tớ chỉ đáng giá ba mươi đồng bạc, Giuđa xem như đã mất đi niềm tin vào Chúa như là Ðấng Cứu Rỗi. Giuđa không còn muốn trở lui, không còn muốn rút lại âm mưu nộp Chúa cho đến khi quá trễ. Khi Chúa bị kết án tử hình, thì Giuđa hối hận đi tự tử, như được kể lại nơi đầu chương 27 Phúc Âm thánh Mátthêu.
Phần Chúa Giêsu, Ðấng đã so sánh mình như người chăn chiên nhân lành đi tìm con chiên lạc, Ngài vẫn kính trọng thể diện của Giuđa, không nói thẳng thừng, không vạch mặt nêu tên Giuđa cho mọi người biết, nhưng âm thầm tạo dịp để thức tỉnh lương tâm Giuđa. Và lời cảnh tỉnh mạnh mẽ nhất là khi Chúa Giêsu tuyên bố: "Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người, thà rằng người đó đừng sinh ra thì hơn". Chúng ta không nên hiểu lời cảnh tỉnh này như một lời kết án Giuđa phải hư mất mãi mãi. Không phải như vậy, lời cảnh tỉnh mạnh mẽ của Chúa nhằm làm nổi bật sự khốn cùng của người phản bội Chúa, một sự khốn cùng mà người phản bội tự ý đi vào vì ngoan cố không chịu quay trở về. Sống mà phản bội Chúa, chối bỏ ơn cứu rỗi của Chúa một cách có ý thức và ngoan cố, thì tệ hơn là không sống, không sinh ra trên trần gian này. Không phải tất cả mọi người đều biết khám phá và đáp trả tình yêu của Chúa đối với họ, thời nào cũng vậy, cũng có những người không nhìn nhận tình yêu Chúa.
Lạy Chúa, xin đừng để con sống trong tự phụ mù quáng. Xin đừng để con bị những lợi lộc vật chất làm cho con trở nên ngoan cố chống lại Chúa. Xin cho con biết noi gương thánh Phaolô tông đồ quay về với Chúa và dùng phần cuộc đời còn lại cộng tác chặt chẽ với ơn Chúa, đến độ có thể nói như Ngài: "Nhờ ơn Chúa tôi được như ngày nay. Ơn Chúa đã không trở nên vô ích nơi tôi. Ước được như vậy".
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần Thánh
Bài đọcIsa 50:4-9; Mt 26:14-25.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đương đầu với phản bội!
Con người phải đương đầu với phản bội và rất đau khổ khi bị phản bội, nhất là từ các người thân tín nghĩa thiết như: cha mẹ, vợ chồng, con cái, thầy trò, anh chị em, bạn hữu. Chúng ta phải làm gì khi phải đương đầu với phản bội? Một điều lợi ích: phản bội giúp chúng ta tìm ra đâu là tình yêu đích thực để trông cậy vào. Tiên tri Isaiah giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng: cho dù cha mẹ có bỏ chúng ta đi nữa, Thiên Chúa không bao giờ bỏ con cái của Ngài. Vì vậy, chúng ta cần chạy đến với Thiên Chúa để lấy sức mạnh và tình yêu mỗi khi đương đầu với phản bội.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta biết khôn ngoan đương đầu với phản bội. Trong Bài Đọc I, tiên tri Isaiah cho chúng ta thấy đâu là nguồn sức mạnh của Người Tôi Trung của Thiên Chúa: một khi có Thiên Chúa nâng đỡ và bảo vệ, Người Tôi Trung có thể đương đầu với bất cứ nghịch cảnh nào, và tin chắc sẽ thắng vượt tất cả. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu phải đương đầu với sự phản bội vì sự ham tiền của Judah; nhưng Ngài bình tĩnh loan báo tin buồn cho tất cả các tông đồ, ngay cả Judah; và can đảm tiến tới để lãnh nhận các đau khổ từ sự phản bội này. Ngài biết Thiên Chúa sẽ cho Ngài toàn thắng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
1.1/ Sống làm chứng cho Thiên Chúa: Trước khi có thể chu tòan sứ vụ làm chứng cho Thiên Chúa, Người Tôi Trung phải biết dành thời giờ để cầu nguyện và lắng tai nghe như một người môn đệ: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.” Một khi đã hiểu biết kế họach khôn ngoan của Thiên Chúa, Người Tôi Trung sẽ không lùi bước trước những khó khăn trước mặt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.”
Người Tôi Trung sẵn sàng chịu mọi cực hình để làm chứng cho Thiên Chúa: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.” Khi phải chịu cực hình, Người Tôi Trung chịu đựng với một niềm tin: “Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.” Tất cả những điều này trở nên rõ ràng khi chúng ta chứng kiến Chúa Giêsu chịu mọi cực hình trong Cuộc Thương Khó của Ngài.
1.2/ Ai có thể thắng nổi Thiên Chúa? Nguồn sức mạnh của Người Tôi Trung là ở nơi Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, quan phòng, xét xử, và yêu thương con cái Ngài. Ông hãnh diện tuyên xưng Thiên Chúa và thách thức mọi kẻ thù: “Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội? Này, tất cả chúng sẽ mục đi như chiếc áo, và sẽ bị mối ăn.” Sức mạnh và uy quyền của thế gian, nếu so sánh với quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa, chỉ như lấy trứng chọi vào đá.
2/ Phúc Âm: Judah Iscariot phản bội và bán Chúa.
2.1/ Lòng tham tiền thúc đẩy Judah Iscariot bán Chúa: “Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Judah Iscariot, đi gặp các thượng tế mà nói: "Nếu tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giêsu.” Judah biết rõ các thượng tế muốn giết Chúa Giêsu, và muốn lợi dụng cơ hội để làm tiền. Qua trình thuật này, chúng ta phải học được bài học về sức mạnh của đồng tiền: Nó có thể làm cho Judah bán Chúa, bán Thầy, và bán chính mình (Judah tự kết liễu đời mình). Tiền bạc chỉ là phương tiện giúp con người sinh sống, con người phải điều khiển nó, chứ không để nó điều khiển con người. Nếu con người để tiền bạc điều khiển mình, con người đã trở thành nô lệ cho tiền bạc, và sẽ phải lãnh mọi hậu quả như Judah. Con người cần sống đơn giản.
2.2/ Chúa Giêsu tuyên báo sự phản bội của Judah Iscariot.
(1) Ăn Lễ Vượt Qua: Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy." Các môn đệ làm y như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua. Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Lễ Vượt Qua là một trong 3 Lễ vô cùng quan trọng của người Do-thái, vì họ kỷ niệm biến cố Thiên Chúa dẫn đưa họ ra khỏi đất nô lệ của Ai-cập, và tiến vào Đất Hứa. Chúa Giêsu đã sắp đặt mọi sự sẵn sàng. Ngài chuẩn bị sẵn phòng ăn và tất cả những gì cần trối trăn cho các môn đệ trong Lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài với các ông.
(2) Tuyên báo sự phản bội: Đang bữa ăn, Chúa Giêsu nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy." Đây là một hung tin, thường thì người ta sẽ tránh loan tin buồn trong khi ăn, vì “trời đánh còn tránh miếng ăn;” nhưng đây là cơ hội cuối cùng của Chúa Giêsu với các đầy đủ các môn đệ, Chúa phải cho các ông biết trước khi sự việc xảy ra.
- Phản ứng của các tông đồ: Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?" Tuy các ông không nộp Chúa như Judah; nhưng đã bỏ Chúa chạy hết, để Ngài phải đương đầu với Cuộc Thương Khó một mình.
- Phản bội bởi thân hữu gây đau khổ hơn của người dưng nước lã: Chúa Giêsu đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!" Câu tuyên bố của Chúa đầu tiên không chỉ đích danh ai phản bội, vì cả Nhóm Mười Hai đều chấm chung một đĩa với Chúa. Dĩ nhiên, phải có Judah thì Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa mới thành tựu; tuy nhiên, không phải Thiên Chúa tiền định cho Judah Iscariot phải phản bội Chúa, vì không khó để kiếm một Judah khác trong thế giới này.
- Phản ứng của Judah, kẻ nộp Người: Hắn cũng hỏi: "Rabbi, chẳng lẽ con sao?" Người trả lời: "Chính anh nói đó!" Đã phản bội còn có can đảm để đóng kịch, Chúa Giêsu không muốn tố cáo Judah, nhưng Ngài phải nói cho Judah biết sự thật. Điều ngạc nhiên ở đây là không thấy các tông đồ khác phản ứng. Có lẽ Chúa nói nhỏ đủ để cho mình Judah nghe mà thôi.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Phản bội xảy ra thường xuyên trong cuộc đời con người. Chúng ta cần bình tĩnh cầu nguyện để đối phó. Sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua những cơn khủng hoảng này.
- Chúng ta có thể đương đầu với mọi phản bội bao lâu chúng ta còn Chúa. Judah Iscariot không thể đương đầu vì ông không còn sức mạnh và niềm tin nơi Thiên Chúa.
- Cần tập luyện để có một niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa. Khi phải đối diện với phản bội, chúng ta đã có sẵn khí cụ để dùng. Không thể chờ đến lúc đó mới đi tìm niềm tin và sức mạnh.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


28/03/2018
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Mt 26,14-25

ĐỂ CHÚA MƯỢN CĂN PHÒNG
“Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt qua với các môn đệ của Thầy.”(Mt 26,18)

Suy niệm: Không thấy sách Tin Mừng nhắc đến việc ăn mừng lễ của thầy trò trong những năm trước, chỉ đặc biệt năm nay chuẩn bị lễ Vượt Qua với các môn đệ, Thầy Giê-su muốn mượn một ngôi nhà, vì “thời của Thầy đã gần đến” (c.18). Bàn tiệc hôm ấy có đầy đủ thầy trò, không trừ ai, dù Thầy biết người chấm chung một đĩa đã bán mình với giá ba mươi đồng bạc. Trong bữa tiệc, Thầy đã mở lòng ra với cả Giu-đa nhưng lòng anh đã đóng chặt lại thật rồi. Dù anh vẫn cất tiếng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao ?” (cc. 21.25), sự thật là anh đã bán vị Thầy cao quý của anh với giá của một người nô lệ. “Giờ đã đến” (Ga 13,1), Thầy Giê-su muốn làm một cử chỉ hợp nhất, có một không hai, trao ban món quà là chính Ngài cho nhân loại.

Mời bạn: Ngày mai Giáo hội bước vào Tam Nhật Thánh. Nếu hôm nay, Đức Giê-su muốn mượn căn nhà lòng bạn, bạn có sẵn sàng không? Ngài cần một “không gian riêng tư,” thinh lặng, đủ rộng để đón tiếp Ngài, để Ngài đón nhận bạn như bạn là. Hãy như vua Đa-vít, nhìn thấy lỗi lầm của mình và trở về với lòng thương xót của Chúa. Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho bạn, nếu bạn biết sám hối, trở về với Người. Hãy tỉnh thức để đón tiếp Chúa!

Sống Lời Chúa: Tìm một nơi yên tĩnh và suy gẫm: “Thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt qua với các môn đệ của Thầy.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, xin hãy ngự vào căn phòng lòng con, làm chủ tâm hồn nhà con. Xin cho con cùng đi với Chúa trong cuộc Khổ nạn để được hưởng nhờ những ân phúc Phục sinh. Amen.

(5 phút Lời Chúa)


Chng l con sao? (28.3.2018 – Th tư Tun Thánh)
Dù mi ngày chúng ta cùng chia s mt bàn tic vi Chúa trong Thánh L, chúng ta vn có th rơi vào ti ca Giuđa. 



Suy nim:
Các thượng tế muốn giết Đức Giêsu, nhưng không tìm được cơ hội.
Nay cơ hội đã đến với sự tiếp tay của chính người môn đệ Đức Giêsu.
Anh Giuđa đã đến gặp các thượng tế và đề nghị nộp Ngài cho họ.
Chúng ta mãi mãi không biết hết và biết rõ những động cơ nào
đã thúc đẩy Giuđa làm chuyện kinh khủng ấy.
Giuđa, người được gọi, được chọn, được tuyển lựa,
sau một đêm thức trắng cầu nguyện của Thầy Giêsu (Lc 6, 12).
Và anh đã đáp lại, đã bỏ gia đình, nghề nghiệp, để đi theo.
Giuđa đã rong ruổi theo Thầy ngay từ đầu, chia sẻ đói no, thành công thất bại…
Không yêu thì làm sao đi theo được lâu như thế.
Giuđa, người được tin cậy và giao giữ quỹ cho cả nhóm (Ga 12, 6).
Vì là người trong nhóm Mười Hai, thuộc nhóm môn đệ thân cận,
Giuđa đã được nghe hầu hết các bài giảng hay nhất,
được chứng kiến các phép lạ lớn lao nhất của Thầy Giêsu.
Giữa anh và Thầy Giêsu hẳn đã có một sự thân thiết nào đó.
Điều gì đã diễn ra nơi trái tim của Giuđa?
Điều gì đã khiến tất cả phút chốc bị đổ vỡ không sao hàn gắn?
Chắc không phải chỉ vì ba mươi đồng bạc, một số tiền.
Phải chăng vì Giuđa thất vọng và nóng ruột
khi thấy Thầy Giêsu quá hiền từ, cả trong lối sống lẫn lời giảng,
chẳng có vẻ gì là một Đấng Mêsia sắp giải phóng dân tộc khỏi quân Rôma?
Phải chăng khi Giuđa nộp Thầy cho các thượng tế,
anh định cài Thầy vào thế phải hành động quyết liệt hơn, phải tự giải thoát mình?
Dù gì đi nữa thì chuyện Giuđa làm là không thể biện minh được.
Anh đã can dự vào cái chết của Thầy Giêsu.
Không thể phong tặng anh hùng cho Giuđa
vì bảo rằng nhờ anh mà chúng ta có được ơn cứu độ.
Giuđa đã phạm tội nghiêm trọng đến nỗi Thầy Giêsu phải đau đớn nói:
“Khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn” (c.24).
Dầu vậy tội của Giuđa đã được Thiên Chúa dùng cho chương trình cứu độ.
Thiên Chúa là Đấng có thể biến điều dữ thành điều lành.
“Kẻ đã chấm chung một đĩa với Thầy là kẻ sẽ nộp Thầy” (c. 23).
Kẻ đồng bàn thân thiết với Thầy lại là người phản bội.
Ngay cả những môn đệ khác cũng hỏi Thầy Giêsu: “Có phải con không?”
Có phải con là người đang phản bội Thầy không?
Lúc nào chúng ta cũng có thể hỏi Chúa Giêsu cùng câu hỏi đó.
Dù mỗi ngày chúng ta cùng chia sẻ một bàn tiệc với Chúa trong Thánh Lễ,
chúng ta vẫn có thể rơi vào tội của Giuđa.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con dám hành động
theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa.

Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện,
vì xác tín rằng
Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.

Lạy Chúa Giêsu trên thập giá,
xin cho con dám liều theo Chúa
mà không tính toán thiệt hơn,
anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ,
can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim,
và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa.

Ước gì khi dâng lên Chúa
những hy sinh làm cho tim con rướm máu,
con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt
của người một lòng theo Chúa.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28 THÁNG BA
Vâng Phục Cho Đến Chết
Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giê-su Kitô hàm chứa những gì? Nó bao gồm các biến cố của những ngày cuối cùng Mùa Chay, nhất là những ngày cuối cùng Tuần Thánh. Các biến cố này có khía cạnh nhân loại của chúng, được ghi lại trong các trình thuật thương khó của Chúa trong các Sách Tin Mừng. Xuyên qua những biến cố này mà mầu nhiệm Vượt Qua mặc lấy một chiều kích nhân loại đích thực. Nó trở thành lịch sử của chúng ta.
Nhưng các biến cố ấy còn có chiều kích thần linh nữa. Thánh Phao-lô viết về Đức Kitô như vị Người Chúa: “Mặc dù Người vốn là Thiên Chúa, Người đã không nghĩ phải giành cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Trái lại, Người đã hủy mình ra không, mặc lấy thân phận nô lệ, trở thành giống hẳn phàm nhân” (Pl 2,6-7).
Chiều kích này của mầu nhiệm được gọi là Nhập Thể: Chúa Con – chia sẻ cùng bản tính với Chúa Cha – đã trở thành con người. Người trở thành người tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa, người tôi tớ của Gia-vê, như Sách Isaia đã nói. Nhờ sự tự hạ này của Con Người mà nhiệm cục cứu độ thần linh đạt đến đỉnh điểm hoàn thành của nó.
Thánh Phao-lô tiếp tục nói với chúng ta về mầu nhiệm này: “Người đã hạ mình, vâng phục cho đến chết – chết trên thập giá” (Pl 2,7-8).
Chiều kích ấy của mầu nhiệm được gọi là Cứu Chuộc. Sự vâng phục của Con Người – vâng phục cho đến chết trên thập giá – đã vượt qua và đã xóa được món nợ tội lỗi của chúng ta.


Hạnh Các Thánh
Ngày 28 Tháng 3

Thánh Tutilo
(c. 915)


Tutilo sinh vào cuối thế kỷ thứ chín và đầu thế kỷ thứ mười. Ngài theo học ở đan viện Biển Ðức Thánh Gall. Hai người bạn học của ngài được phong "chân phước." Cả ba người sau này đều trở thành đan sĩ tại đan viện nơi họ theo học.

Thánh Tutilo là một người có nhiều tài. Ngài là một nhà thơ, một họa sĩ vẽ chân dung, một điêu khắc gia, một nhà giảng thuyết và nhà kiến trúc. Ngài còn là một chuyên viên cơ khí.

Tài năng trổi vượt nhất của ngài là âm nhạc. Ngài có thể sử dụng mọi nhạc khí của các đan sĩ để dùng trong phụng vụ. Cùng với người bạn là Chân Phước Notker, ngài sáng tác các giai điệu thánh vịnh đáp ca. Cho đến nay, chúng ta chỉ còn giữ được ba bài thơ và một bài thánh ca trong biết bao nhiêu sáng tác của ngài. Nhưng các bức họa và điêu khắc của ngài vẫn còn thấy rải rác trong các thành phố ở Âu Châu.

Nhưng Tutilo là thánh không chỉ vì các tài năng của ngài. Ngài là một người rất khiêm tốn, chỉ muốn sống cho Chúa. Ngài ca tụng Thiên Chúa với những gì ngài biết: qua hội họa, điêu khắc và âm nhạc. Tutilo được tuyên xưng là thánh vì ngài đã dùng cả cuộc đời để ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa.
Thánh Tutilo từ trần năm 915.

Lời Bàn
Dù chúng ta có nhiều hay ít tài năng, dù chúng ta có thông minh hay không, điều quan trọng là tận tụy thi hành công việc của mình. Ðó là phương cách nói lên tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa.

Trích từ NguoiTinHuu.com

28 Tháng Ba

Ðem Lại Một Chút Bầu Trời

Ngày kia, tại miền Nam TrungQuốc, một em bé gái tiều tụy, đói rách và mang bệnh phong hủi bị dân chúng sinh sống trong một làng nhỏ dùng gậy gộc và gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Giữa cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé lên tay để bảo vệ em khỏi những trận đòn và khỏi bị những viên gạch, những hòn đá ném bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.

Thấy có người mang em bé đi, dân làng mới chịu rút lui, nhưng miệng vẫn còn gào thét: "Phong hủi! Phong hủi!".

Với những dòng nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước mắt vui mừng chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu tinh của mình: "Tại sao ông lại lo lắng cho tôi?". Nhà truyền giáo đáp lại: "Vì Ông Trời đã tạo dựng cả hai chúng ta và cũng vì thế con sẽ là em bé gái của ta và ta sẽ trở nên người anh của con".


Suy nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi: "Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn cứu giúp của ông?". Nhà truyền giáo mỉm cười đáp: "Con hãy trao tặng lại cho những kẻ khác tình yêu này càng nhiều càng tốt".

Kể từ ngày ấy cho đến 3 năm sau khi em bé tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui vẻ băng bó các vết thương của các bệnh nhân khác, đút cơm cho họ và nhất là em tỏ ra dễ thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại. Lúc từ giã cõi đời, em bé chỉ lên tròn 11 tuổi và các bệnh nhân đã từng chung sống với em kháo láo với nhau: "Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về trời".


"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh chị em như chính mình".

Chúng ta cố gắng áp dụng luật trên với niềm xác tín rằng: với những cử chỉ yêu thương nho nhỏ, với sự trao nhau một nụ cười, một lời thông cảm, một sự tha thứ, với những hành động chia cơm sẻ áo, dù chỉ là một ly nước lã, với các lần thăm viếng các bệnh nhân: nấu cho họ tô canh, chén cháo, quét nhà, giặt giũ quần áo cho họ v.v... là chúng ta mang một chút thực tại Nước Trời đến trong xã hội trần thế.


Trích sách Lẽ Sống


Lectio Divina: Mátthêu 26:14-25
Th Tư 28 Tháng Ba, 2018

Th Tư Tun Thánh


1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa là Cha ca chúng con,
Khi gi ca Con Chúa là Đc Giêsu đã đim
Đ nhn lãnh đau kh và cái chết
Vì tình yêu ca Chúa
Và tình yêu cu đ ca Người dành cho chúng con,
Người đã không khước t đau kh và đn đau th xác.
Trong gi xét x
Mà chúng con có th phi tri qua,
Xin đng đ cho chúng con tr thành k ni lon
Mà xin Chúa hãy gi cho chúng con bn vng tín thác vào Chúa,
Bi vì Chúa đã cu đ chúng con
Nh Đc Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

2.  Bài Tin Mng theo thánh Mátthêu 26:14-25

Khi y, mt trong Nhóm Mười Hai, tên là Giuđa Iscarit, đi gp các thượng tế và thưa vi h:  Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi np Người cho các ông?”  H lin n đnh cho ba mươi đng bc.  Và t đó, hn tìm dp thun tin đ np Người.
Ngày th nht trong tun l ăn bánh không men, các môn đ đến thưa Chúa Giêsu rng:  Thy mun chúng con sa son cho Thy ăn L Vượt Qua đâu?”  Chúa Giêsu đáp:  Các con hãy vào thành đến vi mt người kia, và nói rng:  Thy bo, gi Ta đã gn, Ta s mng L Vượt Qua vi các môn đ ti nhà ông.’”  Các môn đ làm như Chúa Giêsu đã truyn và sa son L Vượt Qua.
Chiu đến, Người ngi bàn ăn vi mười hai môn đ.  Và khi các ông đang ăn, Người nói:  Thy nói tht vi các con:  có mt người trong các con s np Thy.”  Môn đ rt bun ru và tng người hi Người:  Thưa Thy, có phi con không?”  Người tr li:  K giơ tay cùng chm dĩa vi Thy, đó chính là k s np Thy.”  Tht ra, Con Người s ra đi như đã chép v Người, khn cho k np Con Người, thà k đó đng sinh ra thì hơn!”  Giuđa k phn bi cũng thưa Người rng:  Thưa Thy, có phi con chăng?”  Chúa đáp:  “Đúng như con nói.

3.  Suy gm 

·         Bài Phúc Âm ngày hôm qua đã nói v s phn bi ca Giuđa và vic chi Chúa ca Phêrô.  Hôm nay, Tin Mng mt ln na nói v s phn bi ca Giuđa.  Trong bài mô t Cuc Kh Nn ca Chúa Giêsu trong Tin Mng ca Mátthêu, s tht bi ca các môn đ được nhn mnh cách mnh m.  Mc dù đã sng chung ba năm cùng vi Chúa Giêsu, vy mà không có mt ai đng lên bênh vc Chúa.  Giuđa phn bi Người, Phêrô chi Thy, và nhng người khác thì chy trn.  Thánh Mátthêu trình thut li mi vic, không ch trích hay lên án, cũng không làm nn lòng đc gi, mà là đ nhn mnh đến s chp nhn và tình yêu ca Chúa Giêsu thì vượt hn nhng vp ngã và tht bi ca các môn đ!  Cách mô t này v thái đ ca Chúa Giêsu là s tr giúp cho các Cng Đoàn vào thi ca thánh Mátthêu.  Bi vì các cuc bách hi thường xuyên, nhiu người đã nn lòng, đã lìa b cng đoàn và t hi:  Liu có th nào còn tr li được không?  Thiên Chúa có s chp nhn và tha th cho chúng ta không?”  Mátthêu tr li bng cách gi ý rng chúng ta có th phá v mi quan h vi Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu không bao gi phá b mi quan h vi chúng ta.  Tình yêu ca Người thì vĩ đi hơn lòng bt trung ca chúng ta.  Đây là mt s đip rt quan trng mà chúng ta nhn được t Tin Mng trong Tun Thánh.
·         Mt 26:14-16:  Quyết đnh ca Giuđa phn bi li Chúa Giêsu. Giuđa đã quyết đnh sau khi Chúa Giêsu đã không chp nhn s ch trích ca các môn đ liên quan đến vic người ph n lãng phí mt bình du thơm rt đt tin ch đ xc du cho Chúa Giêsu (Mt 26:6-13).  Hn ta đến gp các thượng tế và hi h:  Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi np Người cho các ông?”  H đng ý vi giá tin là ba mươi đng bc.  Thánh Mátthêu gi nh li li ca tiên tri Dacaria nói v giá c tha thun (Dcr 11:12).  Đng thi, s phn bi Chúa Giêsu vi giá ba mươi đng bc nhc nh li vic bán ông Giuse bi các anh ca ông, được quyết đnh bi các người mua vi giá hai mươi đng bc (St 37:28).  Nó cũng nhc nh li giá ba mươi đng bc phi tr cho các vết thương ca mt người nô l (Xh 21:32).
·         Mt 26:17-19:  Vic chun b cho L Vượt Qua.  Chúa Giêsu đến t min Galilêa.  Người không có nhà Giêrusalem.  Người ngh qua đêm trong Vườn Cây Du (xem Ga 8:1).  Trong nhng ngày L Vượt Qua, dân s thành Giêrusalem tăng lên gp ba bi vì s lượng rt ln khách hành hương t khp nơi tuôn đ v đó.  Đi vi Chúa Giêsu, cũng chng d dàng gì tìm được mt căn phòng ln Giêrusalem đ ăn mng L Vượt Qua cùng vi các khách hành hương đến t Galilêa, như Chúa.  Người sai các môn đ đi tìm mt người mà Chúa đã quyết đnh ăn mng L Vượt Qua nhà người y.  Tin Mng không cho biết thêm bt k mt chi tiết nào khác và đ cho trí tưởng tượng có th đin vào nhng gì thiếu sót trong chi tiết.  Có phi đây là mt người mà Chúa Giêsu đã quen biết không?  Có phi là mt thân nhân không?  Có phi là mt người môn đ không?  Trong sut nhiu thế k, trí tưởng tượng ca Ngy Kinh đã biết cách đ hoàn thành nhng chi tiết này, nhưng vi rt ít mc đ tin cy.
·         Mt 26:20-25:  Li loan báo v s phn bi ca Giuđa.  Chúa Giêsu biết rng hn ta s phn bi.  Mc dù trên thc tế là Giuđa đã làm nhng điu này trong bí mt.  Chúa Giêsu đã biết.  Nhưng bt k điu đó, Người mun hành x trong tình huynh đ vi nhóm bn mà Giuđa trong nhóm y.  Khi tt c mi người hp mt vi nhau ln cui cùng, Chúa Giêsu công b ai là k phn bi K giơ tay cùng chm dĩa vi Thy, đó chính là k s np Thy.”  Li thông báo v k phn bi này càng làm cho thy rõ s tương phn hơn.  Đi vi người Do Thái, cuc sng quây qun bên bàn ăn, cùng chm tay vào mt dĩa, là biu l s thân mt và tin tưởng ti đa.  Bng cách này, Mátthêu cho thy rng mc dù vic phn bi được làm bi mt k là bn hu, tình yêu ca Chúa Giêsu thì vĩ đi hơn vic phn bi!
·         Điu ni bt trong cách thc mà Mátthêu trình bày các s kin này là nhng gì?  Gia vic chi Chúa và s bi phn thì có vic thành lp Mu Nhim Thánh Th (Mt 26:26-29):  vic phn bi ca Giuđa xy ra trước (Mt 26:20-25); sau đó là vic chi Chúa ca ông Phêrô và chuyn trn chy ca các môn đ (Mt 25:30-35).  Vì vy, Thánh S nhn mnh cho chúng ta thy tình yêu vô v li l thường ca Chúa Giêsu, vượt quá s phn bi, vic chi b và tháo chy ca bn bè.  Tình yêu ca Chúa không ph thuc vào nhng gì người khác làm cho Chúa.

4.  Mt vài câu hi riêng

a)  Tôi có kh năng ging như Giuđa đ t chi và phn bi Thiên Chúa, phn bi Chúa Giêsu, phn bi bn bè không?
b)  Trong Tun Thánh, điu quan trng là phi dành mt khong thi gian đ nhn thc được tình yêu cho không l thường ca Thiên Chúa dành cho tôi.

5.  Li Nguyn Kết

Hãy hát mng Thiên Chúa, đàn ca kính danh Người,
Hãy dn đường cho Đng ng giá đng vân.
Danh Người là Đc Chúa;
Trước Thánh Nhan, hãy vui mng hn h.
Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đng đ bênh qu ph,
Chính là Thiên Chúa ng trong thánh đin Người.
(Tv 68:5-6)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét