Cha Aniceto Koplin dấn thân
cho người nghèo trong trại Auschwitz
Trại tập trung Auschwitz, nơi cha Aniceto Koplin được phúc tử đạo.- ANSA |
Năm 1942 các trại tập trung ở Dachau và Auschwitz-Birkenau
là nơi có nhiều tu sĩ người Ba Lan bị giết. Trong số đó có cha Aniceto Koplin,
tu sĩ dòng Cappuccino.
Ngọc Yến - Vatican
Ơn gọi linh mục
Aniceto Koplin sinh ngày 30/07/1875 tại Debrzno, Ba Lan. Là
người con thứ hai trong sáu người con của bà Berta Moldenhaum, một tín đồ Tin
lành và Lorenzo Koplin người Công giáo. Aniceto được nhận lãnh một nền giáo dục
tốt từ cha mẹ, có lòng đạo đức ngay từ nhỏ. Lớn lên cậu theo học môn nhân văn.
Năm 1886, Aniceto bị nhiễm một bệnh nghiêm trọng, cậu thầm thề hứa nếu được chữa
trị, sẽ trở thành một tu sĩ cappuccino. Và quả thật cậu đã được chữa lành và bảy
năm sau, thực hiện điều đã khấn hứa Aniceto vào tu viện Sigolsheim, ở Alsace.
Năm 1900 Aniceto được thụ phong linh mục, cha thi hành sứ vụ
tông đồ một cách nhiệt thành cho người dân Ba Lan. Cha có mối liên hệ mật thiết
với Ba Lan nhưng vẫn gắn bó với nguồn gốc Đức của mình điều này được thể hiện
trong các bài viết khoa học và các áng thơ. Lòng yêu nước của cha đã thay đổi một
cách nền tảng, sau chiến tranh thế giới thứ nhất cha được gửi đến Varsavia. Tại
đây cha trở thành linh mục giải tội cho Sứ thần Tòa thánh Achille Ratti, sau
này là ĐTC Pio XI và Đức tổng giám mục Alessandro Kakowski, của Varsavia.
Hoạt động bác ái, mục vụ.
Trong thành phố nơi cha đang thi hành việc mục vụ có rất nhiều
người nghèo, đặc biệt 11 nghìn người sống trong những căn lều bên bờ sông
Vistola. Xúc động trước hoàn cảnh khó khăn của dân chúng cha quyết định tình
cách giúp đỡ họ. Cùng với những người bạn cùng chí hướng cha thiết lập một nhà
bếp lớn cung cấp hàng ngàn bữa ăn mỗi ngày. Để có được lương thực cho nhà bếp lớn
này cha gõ cửa những công dân và xin họ trợ giúp. Cha để những gì đã xin được
vào trong một cái túi lớn đặt bên trong cái áo choàng, cái áo mà cha không bao
giờ rời nó. Từ những gì xin được cha mang về và cùng với mọi người nấu những bữa
ăn cho người nghèo.
Mỗi buổi sáng cha ngồi tòa giải tội hai giờ,một giờ trước
thánh lễ và một giờ sau đó. Điều này cũng được cha thực hiện vào mỗi buổi chiều
sau khi đi ăn xin về. Khi ngồi tòa giải tội cho các linh mục, việc đền tội cha
đưa ra cho các linh mục thường là một việc trợ giúp người nghèo, cha cũng áp dụng
điều này cho cả Hồng y Kakowski, đó là vào mùa đông khắc nghiệt tặng một giỏ
than cho một gia đình nghèo
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu cha quyết định ở lại Ba Lan, chứng kiến tất cả cá vụ đánh bom khủng khiếp ở Varsavia. Sau khi Ba Lan đầu hàng, cha bắt đầu quan tâm đến người Do Thái. Đức quốc xã xây một khu dành cho người Do Thái với khoảng nữa triệu người bị tập trung sống ở đây với điều kiện sống khổ sở: người chết trên đường phố, nhưng cha không thể giúp họ tất cả.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu cha quyết định ở lại Ba Lan, chứng kiến tất cả cá vụ đánh bom khủng khiếp ở Varsavia. Sau khi Ba Lan đầu hàng, cha bắt đầu quan tâm đến người Do Thái. Đức quốc xã xây một khu dành cho người Do Thái với khoảng nữa triệu người bị tập trung sống ở đây với điều kiện sống khổ sở: người chết trên đường phố, nhưng cha không thể giúp họ tất cả.
Giáo hội đã can thiệp với các tổ chức bác ái, cha Aniceto
ngay lập tức tham gia. Cha cùng với các anh em trong dòng đến phân phát thức ăn
cho các trẻ em dưới sự canh gác của lính Đức. Để tránh bị bánh hại cha cùng với
các anh em làm những giấy chứng nhận giả. Đây chính là nguyên nhân mà vào tháng
6 năm 1941 cha cùng với 24 anh em khác bị bắt.
Phúc tử vì đạo
Những người làm việc cho Đức đã đến bao vây tu viện và bắt
các tu sĩ đi, lúc đầu họ mang các tu sĩ đến nhà tù Pawiak, và sau đó chuyển qua
Auschwitz. Cha Szweda là y tá trong trại thấy cha Aniceto cùng với những anh em
khác bị kết án đi ngang qua. Cha Szweda làm chứng rằng cha nghe cha Aniceto nói
rằng: “Lạy cha, chúng con phải uống cạn chén này. Nhưng Thiên Chúa là Chúa và
Ngài là Thẩm phán”. Cha Szweda đã ban bí tích Giải tội tập thể cho các anh em từ
một cửa sổ và theo dõi mọi việc cho đến nữa đêm, khi trại tập trung đi vào sự
im lặng lạ thường.
Đêm đó không có người Do Thái nào bị đưa vào phòng hơi ngạt,
chỉ có một linh mục, 350 người Bolsheviks và 250 người Ba Lan. Như thế ngày
16/10/1941 họ đã giết cha Aniceto người mang số 20376. Ngày 13/06/1999 ĐTC
Gioan Phaolô II đã tôn phong ngài lên bậc á thánh cùng với 107 vị tự đạo khác
trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét