Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội
Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Phần III Chương II
Vũ Văn An
02/Sep/2018
Chương II: Vào sâu trong kết
cấu cuộc sống hàng ngày của chúng ta
144. Lời mời gọi bước vào niềm vui và sự viên mãn của đời sống luôn được đặt trong bối cảnh văn hóa của các mối liên hệ xã hội. Người trẻ muốn được đồng hành, đào tạo và trở thành những người chủ động khi đối diện với hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày của họ. Vì lý do này, Giáo Hội được mời gọi «đi ra ngoài, xem xét, kêu gọi» (DP III, 1.3), tức là đầu tư thời gian để học hỏi - và đương đầu với - những hạn chế và cơ may của nhiều bối cảnh văn hóa và xã hội đa dạng, để lời mời gọi bước vào niềm vui yêu thương có thể vang lên một cách dễ hiểu. Đồng thời, các mối liên hệ xã hội và liên ngã cũng như các động lực của cuộc sống hàng ngày (tình bạn, cảm giới, mối liên hệ với thời gian và tiền bạc, vv) làm thuận lợi cho sự xuất hiện các mong ước, ý nghĩ, cảm xúc và cảm tình mà diễn trình đồng hành sẽ giúp nhận ra và giải thích. Một viễn tượng toàn diện đòi phải nhìn nhận các nối kết giữa các lĩnh vực và bối cảnh nơi cuộc sống của người trẻ diễn ra, điều này đòi phải chuyển hướng các thực hành mục vụ và các cách đào tạo các người đồng hành.
145. Đặc biệt, việc cảm nghiệm và gặp gỡ các mỏng dòn nơi chính bản thân chúng ta, nơi những người khác, nơi các nhóm hội, xã hội hay văn hóa là điều làm ta khiếp đảm nhưng qúy giá. Đối với người trẻ, đây có thể là cơ hội để họ khám phá các tài nguyên tiềm ẩn, và đặt ra các câu hỏi mới cho các mục đích ơn gọi, đẩy họ từ bỏ việc không ngừng tìm kiếm những điều chắc ăn nhỏ mọn. Nhờ đồng hành trên các nẻo đường này, Giáo Hội sẽ khám phá ra nhiều biên giới mới và nhiều tài nguyên mới để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Đồng hành tại trường học và đại học
146. Gần như mọi HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường học, các đại học và các định chế giáo dục khác đủ loại trong việc đồng hành với người trẻ trong việc họ tìm kiếm một kế hoạch cho đời sống bản thân, và cho việc phát triển xã hội. Ở một số vùng, chúng là những nơi chính - nếu không phải là những nơi duy nhất- tuy không minh nhiên có tính cách giáo hội, nhưng là nơi, nhiều người trẻ có dịp tiếp xúc với Giáo Hội. Trong một số trường hợp, thậm chí những nơi này còn trở thành một phương thức thay thế cho giáo xứ, mà nhiều người trẻ không biết cũng như không lui tới. Những người trẻ tham dự cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Giáo Hội dấn thân vào các bối cảnh này: “Các tài nguyên không bị lãng phí khi chúng được đưa vào những lãnh vực này trong đó, nhiều người trẻ sống phần lớn thời gian của họ và họ thường giao tiếp với những người có các bối cảnh kinh tế xã hội đa dạng » (GMTHĐ 13). Đặc biệt, cần phải chú ý nhiều hơn đến số lượng lớn các người trẻ bỏ học hoặc không có quyền hoc hành.
Nhu cầu về một quan điểm toàn diện và việc đào tạo
147. Ở nhiều trường học và đại học, kể cả các định chế Công Giáo, việc giáo dục và đào tạo được qui hướng về các mục tiêu thuần túy thực dụng, nhấn mạnh tới việc áp dụng kiến thức thu lượm được vào thị trường lao động, hơn là việc tăng trưởng bản thân. Thay vào đó, chúng ta cần đặt kiến thức kỹ thuật và khoa học vào một quan điểm toàn diện, mà chân trời tham chiếu là “nền văn hóa sinh thái” (xem LS 111). Chúng ta cũng cần phải hòa giải trí hiểu và ham muốn, lý trí và cảm giới; chúng ta cần đào tạo các công dân có tinh thần trách nhiệm, những người có khả năng đối phó với tính phức tạp của thế giới đương thời của chúng ta và tham gia cuộc đối thoại với tính đa dạng; chúng ta cần giúp họ tích hợp chiều kích tâm linh trong học tập nghiên cứu và việc tham gia văn hóa; chúng ta cần phải gúp họ có năng lực biện phân không những các nẻo đường ý nghĩa bản thân, mà còn các quỹ đạo của ích chung cho các xã hội họ thuộc về.
148. Khái niệm toàn diện này về giáo dục đòi phải có sự hồi hướng có hệ thống, có thể bao gồm mọi thành viên của cộng đồng giáo dục, cũng như các cơ cấu vật chất, kinh tế và định chế mà họ dựa vào. Các nhà giảng huấn, các giáo sư, trợ giảng và mọi chuyên gia nào tham gia vào các nẻo đường giáo dục, nhất là những người đang làm việc tại các khu vực bị bỏ rơi và thiệt thòi, cung cấp một dịch vụ có giá trị được Giáo Hội rất biết ơn. Một sự đầu tư đổi mới trong việc đào tào họ cách toàn diện là điều cần thiết, để tạo điều kiện cho việc tái phát hiện và nắm vững được ý nghĩa thực sự của ơn gọi: họ được mời gọi không những chỉ để truyền đạt nội dung, mà còn là nhân chứng cho sự trưởng thành nhân bản, bằng cách khởi diễn các năng động tính sinh sản của chức phận làm cha và làm mẹ thiêng liêng, những chức phận có khả năng làm cho giới trẻ trở thành chủ thể và người chủ động cuộc phiêu lưu của chính họ.
Tính chuyên biệt và sự phong phú của các trường học và đại học Công Giáo
149. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khắp thế giới đã bày tỏ việc các ngài đánh giá cao các trường học và đại học Công Giáo. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, mục tiêu của các định chế này không phải là để cải đạo, nhưng «đem người trẻ và trẻ em thăng tiến các giá trị nhân bản nơi mọi thực tại, và một trong các thực tại này là sự siêu việt» (Diễn văn với các người tham dự Đại hội Thế giới về "Giáo dục ngày nay và ngày mai. Một Niềm đam mê Đổi mới”, ngày 21 tháng 11 năm 2015). Viễn tượng này điều hướng họ làm việc với các cơ quan giáo dục địa phương khác, đồng thời cho thấy trong các xã hội tự do và cởi mở, trong đó các căn tính khác nhau cần cam kết đối thoại, thì các ý thức hệ khép kín không có ý nghĩa chi.
150. Để trung thành với sứ mệnh của mình, các định chế này phải chứng thực việc các sinh viên có thực sự lãnh nhận được các giá trị được trình bày cho họ hay không và họ phải cổ vũ một nền văn hóa liên tục biết đánh giá và tự đánh giá mình. Ngoài các tuyên bố trừu tượng, chúng ta phải tự hỏi mình xem các trường học của chúng ta giúp đến mức nào để các người trẻ biết coi việc học hỏi của họ như một trách nhiệm đối với các vấn đề của thế giới, đối với nhu cầu của những người nghèo nhất và chăm sóc môi trường. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các trường đại học Bồ Đào Nha rằng: Đối với các đại học Công Giáo, chỉ phân tích và mô tả thực tại thì không đủ; họ cần phải tạo ra «các không gian để nghiên cứu thực tế, các cuộc tranh luận tạo ra các giải pháp thay thế cho các vấn đề đương thời» và «bao gồm các chiều kích luân lý, tâm linh và tôn giáo trong nghiên cứu của họ. Các trường học và đại học Công Giáo được mời gọi cho thấy bằng thực hành thế nào là một phương pháp sư phạm bao gồm và toàn diện»(Hội Kiến với Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha, 26/10/2017).
151. Đặc biệt, đối với các đại học, phân khoa, học viện trực thuộc giáo hội - và cũng thế, đối với mọi trường học và đại học Công Giáo - điều quan trọng là phải xem xét một số tiêu chuẩn gợi hứng: chiêm niệm tín lý sơ truyền (kerygma) về phương diện thiêng liêng, trí tuệ và hiện sinh; một cuộc đối thoại toàn diện; tính liên khoa (interdisciplinarity) thực hiện với sự khôn ngoan và sáng tạo; nhu cầu cấp thiết phải “kết mạng” (networking)(xem VG 4).
Nền kinh tế, việc làm và căn nhà chung của chúng ta
Tìm kiếm các mô hình phát triển mới
152. Đồng hành nhắm vào diễn trình trưởng thành trọn vẹn của con người bao gồm việc chăm sóc căn nhà chung của chúng ta. Điều này cũng đòi Giáo hội và các định chế của Giáo Hội phải nắm vững viễn tượng lâu bền và cổ vũ các lối sống nhất quán, cộng với việc phản công lại các chủ trương giản lược (reductionisms) hiện hành (mô hình kỹ trị [technocratic], việc thờ ngẫu thần lợi nhuận, v.v.). Laudato Si’mời gọi chúng ta tin tưởng rằng sự chuyển biến sinh thái là điều có thể. Để tạo ra một năng động tính thay đổi lâu dài, điều này không những chỉ liên quan đến các lựa chọn cá nhân, mà cả các lựa chọn cộng đồng và xã hội, kể cả việc vận động hành lang các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta. Đây là lý do tại sao sự đóng góp của người trẻ là điều không thể thiếu, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã nói: “một số nhà lãnh đạo Giáo Hội nhìn nhận năng động tính của người trẻ của đất nước chúng ta, sự tham gia có trách nhiệm của họ trong Giáo hội và các chính sách phát triển xã hội”. Để cổ vũ tính lâu bền, người trẻ phải được mời gọi dành các nguồn tài nguyên trí thức của họ vào nó, trong các môn học khác nhau mà họ đang học, và điều hướng các lựa chọn nghề nghiệp tiếp theo của họ một cách phù hợp theo.
153. Sự đóng góp chuyên biệt mà Giáo hội có thể đem đến cho việc khai triển một nền linh đạo có khả năng nhìn nhận giá trị của những cử chỉ nhỏ, và gợi hứng cho các lựa chọn dựa trên một lý lẽ khác với nền văn hóa vứt bỏ, là điều chủ chốt. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta, «mọi cộng đồng Kitô hữu có một vai trò quan trọng trong giáo dục sinh thái. Tôi hy vọng rằng các chủng viện và viện đào tạo của chúng ta sẽ cung cấp được một nền giáo dục về tính đơn giản có trách nhiệm đối với đời sống, về việc chiêm niệm một cách biết ơn đối với thế giới của Thiên Chúa, và về việc quan tâm đến nhu cầu của người nghèo và việc bảo vệ môi trường »(LS 214).
Việc làm và việc canh tân kỹ thuật
154. Các diễn trình đổi mới kỹ thuật kỹ thuật số và thâm nhập vào thế giới chế tạo đang tạo ra một tình huống mà hoàn cầu gọi là “Kỹ nghệ 4.0”, một kỹ nghệ cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động. Các cộng đồng Kitô hữu được mời suy nghĩ nhiều hơn về những vấn đề này trong công trình giáo dục của họ và trong việc đồng hành với người trẻ. Trong một viễn tượng có đặc điểm luôn thay đổi, lúc này không thể nhận diện được các kỹ năng mà ngày mai sẽ cần đến và có nguy cơ những người không thể thích ứng có thể bị bỏ rơi, đào tạo và đồng hành nổi bật thành những lĩnh vực trách nhiệm để bảo đảm rằng mọi người trẻ đều có thể tự phát biểu và không ai bị bỏ lại phía sau hoặc bị coi là vô dụng. Mục đích là để bảo đảm rằng việc phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp, và khả năng mang lại ý nghĩa cho việc làm của riêng mình và bảo vệ quyền của mọi người có việc làm đàng hoàng, có thể theo kịp với việc canh tân kỹ thuật. Các thế hệ trẻ là những người mang một cách tiếp cận thực tại có thể đem đến các đóng góp quan trọng cho việc nhân bản hóa thị trường lao động: phong cách cộng tác, văn hóa nơi những khác biệt được tôn trọng và chấp nhận, làm việc theo nhóm, đạt được sự cân bằng giữa việc làm và các chiều kích khác của đời sống.
Làm việc với nhau để tạo việc làm cho mọi người
155. Việc cổ vũ một mô hình kinh tế mới đòi phải làm dễ việc khai triển các giải pháp thay thế, giống như các giải pháp phát sinh tự phát ở các vùng ngoại vi và trong các nhóm vốn chịu hậu quả của văn hóa vứt bỏ, nhưng đang duy trì được các giá trị và thực hành liên đới từng bị mất ở những nơi khác. Để hỗ trợ cho những kinh nghiệm này, giúp tạo công ăn việc làm, nhất là cho giới trẻ, và trong các bối cảnh trong đó nạn thất nghiệp của thanh niên cao hơn, các nguồn tài nguyên phải được tìm ra. Như một số nhận xét do chúng tôi nhận được cho thấy, ở một số quốc gia, người ta đang yêu cầu Giáo hội tìm cách tham gia việc tìm kiếm này bằng cách sử dụng các vốn liếng đáng kể của mình về văn hóa và bất động sản một cách sáng tạo, nâng cao chúng bằng các sáng kiến và dự án kinh doanh do người trẻ quản lý, sao cho chúng có thể trở thành "sinh sản" theo nghĩa xã hội, vượt lên trên lợi nhuận kinh tế.
Kỳ sau: Chương 2 tiếp theo: Bên trong kết cấu văn hóa tuổi trẻ
144. Lời mời gọi bước vào niềm vui và sự viên mãn của đời sống luôn được đặt trong bối cảnh văn hóa của các mối liên hệ xã hội. Người trẻ muốn được đồng hành, đào tạo và trở thành những người chủ động khi đối diện với hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày của họ. Vì lý do này, Giáo Hội được mời gọi «đi ra ngoài, xem xét, kêu gọi» (DP III, 1.3), tức là đầu tư thời gian để học hỏi - và đương đầu với - những hạn chế và cơ may của nhiều bối cảnh văn hóa và xã hội đa dạng, để lời mời gọi bước vào niềm vui yêu thương có thể vang lên một cách dễ hiểu. Đồng thời, các mối liên hệ xã hội và liên ngã cũng như các động lực của cuộc sống hàng ngày (tình bạn, cảm giới, mối liên hệ với thời gian và tiền bạc, vv) làm thuận lợi cho sự xuất hiện các mong ước, ý nghĩ, cảm xúc và cảm tình mà diễn trình đồng hành sẽ giúp nhận ra và giải thích. Một viễn tượng toàn diện đòi phải nhìn nhận các nối kết giữa các lĩnh vực và bối cảnh nơi cuộc sống của người trẻ diễn ra, điều này đòi phải chuyển hướng các thực hành mục vụ và các cách đào tạo các người đồng hành.
145. Đặc biệt, việc cảm nghiệm và gặp gỡ các mỏng dòn nơi chính bản thân chúng ta, nơi những người khác, nơi các nhóm hội, xã hội hay văn hóa là điều làm ta khiếp đảm nhưng qúy giá. Đối với người trẻ, đây có thể là cơ hội để họ khám phá các tài nguyên tiềm ẩn, và đặt ra các câu hỏi mới cho các mục đích ơn gọi, đẩy họ từ bỏ việc không ngừng tìm kiếm những điều chắc ăn nhỏ mọn. Nhờ đồng hành trên các nẻo đường này, Giáo Hội sẽ khám phá ra nhiều biên giới mới và nhiều tài nguyên mới để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Đồng hành tại trường học và đại học
146. Gần như mọi HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các trường học, các đại học và các định chế giáo dục khác đủ loại trong việc đồng hành với người trẻ trong việc họ tìm kiếm một kế hoạch cho đời sống bản thân, và cho việc phát triển xã hội. Ở một số vùng, chúng là những nơi chính - nếu không phải là những nơi duy nhất- tuy không minh nhiên có tính cách giáo hội, nhưng là nơi, nhiều người trẻ có dịp tiếp xúc với Giáo Hội. Trong một số trường hợp, thậm chí những nơi này còn trở thành một phương thức thay thế cho giáo xứ, mà nhiều người trẻ không biết cũng như không lui tới. Những người trẻ tham dự cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Giáo Hội dấn thân vào các bối cảnh này: “Các tài nguyên không bị lãng phí khi chúng được đưa vào những lãnh vực này trong đó, nhiều người trẻ sống phần lớn thời gian của họ và họ thường giao tiếp với những người có các bối cảnh kinh tế xã hội đa dạng » (GMTHĐ 13). Đặc biệt, cần phải chú ý nhiều hơn đến số lượng lớn các người trẻ bỏ học hoặc không có quyền hoc hành.
Nhu cầu về một quan điểm toàn diện và việc đào tạo
147. Ở nhiều trường học và đại học, kể cả các định chế Công Giáo, việc giáo dục và đào tạo được qui hướng về các mục tiêu thuần túy thực dụng, nhấn mạnh tới việc áp dụng kiến thức thu lượm được vào thị trường lao động, hơn là việc tăng trưởng bản thân. Thay vào đó, chúng ta cần đặt kiến thức kỹ thuật và khoa học vào một quan điểm toàn diện, mà chân trời tham chiếu là “nền văn hóa sinh thái” (xem LS 111). Chúng ta cũng cần phải hòa giải trí hiểu và ham muốn, lý trí và cảm giới; chúng ta cần đào tạo các công dân có tinh thần trách nhiệm, những người có khả năng đối phó với tính phức tạp của thế giới đương thời của chúng ta và tham gia cuộc đối thoại với tính đa dạng; chúng ta cần giúp họ tích hợp chiều kích tâm linh trong học tập nghiên cứu và việc tham gia văn hóa; chúng ta cần phải gúp họ có năng lực biện phân không những các nẻo đường ý nghĩa bản thân, mà còn các quỹ đạo của ích chung cho các xã hội họ thuộc về.
148. Khái niệm toàn diện này về giáo dục đòi phải có sự hồi hướng có hệ thống, có thể bao gồm mọi thành viên của cộng đồng giáo dục, cũng như các cơ cấu vật chất, kinh tế và định chế mà họ dựa vào. Các nhà giảng huấn, các giáo sư, trợ giảng và mọi chuyên gia nào tham gia vào các nẻo đường giáo dục, nhất là những người đang làm việc tại các khu vực bị bỏ rơi và thiệt thòi, cung cấp một dịch vụ có giá trị được Giáo Hội rất biết ơn. Một sự đầu tư đổi mới trong việc đào tào họ cách toàn diện là điều cần thiết, để tạo điều kiện cho việc tái phát hiện và nắm vững được ý nghĩa thực sự của ơn gọi: họ được mời gọi không những chỉ để truyền đạt nội dung, mà còn là nhân chứng cho sự trưởng thành nhân bản, bằng cách khởi diễn các năng động tính sinh sản của chức phận làm cha và làm mẹ thiêng liêng, những chức phận có khả năng làm cho giới trẻ trở thành chủ thể và người chủ động cuộc phiêu lưu của chính họ.
Tính chuyên biệt và sự phong phú của các trường học và đại học Công Giáo
149. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khắp thế giới đã bày tỏ việc các ngài đánh giá cao các trường học và đại học Công Giáo. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, mục tiêu của các định chế này không phải là để cải đạo, nhưng «đem người trẻ và trẻ em thăng tiến các giá trị nhân bản nơi mọi thực tại, và một trong các thực tại này là sự siêu việt» (Diễn văn với các người tham dự Đại hội Thế giới về "Giáo dục ngày nay và ngày mai. Một Niềm đam mê Đổi mới”, ngày 21 tháng 11 năm 2015). Viễn tượng này điều hướng họ làm việc với các cơ quan giáo dục địa phương khác, đồng thời cho thấy trong các xã hội tự do và cởi mở, trong đó các căn tính khác nhau cần cam kết đối thoại, thì các ý thức hệ khép kín không có ý nghĩa chi.
150. Để trung thành với sứ mệnh của mình, các định chế này phải chứng thực việc các sinh viên có thực sự lãnh nhận được các giá trị được trình bày cho họ hay không và họ phải cổ vũ một nền văn hóa liên tục biết đánh giá và tự đánh giá mình. Ngoài các tuyên bố trừu tượng, chúng ta phải tự hỏi mình xem các trường học của chúng ta giúp đến mức nào để các người trẻ biết coi việc học hỏi của họ như một trách nhiệm đối với các vấn đề của thế giới, đối với nhu cầu của những người nghèo nhất và chăm sóc môi trường. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các trường đại học Bồ Đào Nha rằng: Đối với các đại học Công Giáo, chỉ phân tích và mô tả thực tại thì không đủ; họ cần phải tạo ra «các không gian để nghiên cứu thực tế, các cuộc tranh luận tạo ra các giải pháp thay thế cho các vấn đề đương thời» và «bao gồm các chiều kích luân lý, tâm linh và tôn giáo trong nghiên cứu của họ. Các trường học và đại học Công Giáo được mời gọi cho thấy bằng thực hành thế nào là một phương pháp sư phạm bao gồm và toàn diện»(Hội Kiến với Đại học Công Giáo Bồ Đào Nha, 26/10/2017).
151. Đặc biệt, đối với các đại học, phân khoa, học viện trực thuộc giáo hội - và cũng thế, đối với mọi trường học và đại học Công Giáo - điều quan trọng là phải xem xét một số tiêu chuẩn gợi hứng: chiêm niệm tín lý sơ truyền (kerygma) về phương diện thiêng liêng, trí tuệ và hiện sinh; một cuộc đối thoại toàn diện; tính liên khoa (interdisciplinarity) thực hiện với sự khôn ngoan và sáng tạo; nhu cầu cấp thiết phải “kết mạng” (networking)(xem VG 4).
Nền kinh tế, việc làm và căn nhà chung của chúng ta
Tìm kiếm các mô hình phát triển mới
152. Đồng hành nhắm vào diễn trình trưởng thành trọn vẹn của con người bao gồm việc chăm sóc căn nhà chung của chúng ta. Điều này cũng đòi Giáo hội và các định chế của Giáo Hội phải nắm vững viễn tượng lâu bền và cổ vũ các lối sống nhất quán, cộng với việc phản công lại các chủ trương giản lược (reductionisms) hiện hành (mô hình kỹ trị [technocratic], việc thờ ngẫu thần lợi nhuận, v.v.). Laudato Si’mời gọi chúng ta tin tưởng rằng sự chuyển biến sinh thái là điều có thể. Để tạo ra một năng động tính thay đổi lâu dài, điều này không những chỉ liên quan đến các lựa chọn cá nhân, mà cả các lựa chọn cộng đồng và xã hội, kể cả việc vận động hành lang các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta. Đây là lý do tại sao sự đóng góp của người trẻ là điều không thể thiếu, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã nói: “một số nhà lãnh đạo Giáo Hội nhìn nhận năng động tính của người trẻ của đất nước chúng ta, sự tham gia có trách nhiệm của họ trong Giáo hội và các chính sách phát triển xã hội”. Để cổ vũ tính lâu bền, người trẻ phải được mời gọi dành các nguồn tài nguyên trí thức của họ vào nó, trong các môn học khác nhau mà họ đang học, và điều hướng các lựa chọn nghề nghiệp tiếp theo của họ một cách phù hợp theo.
153. Sự đóng góp chuyên biệt mà Giáo hội có thể đem đến cho việc khai triển một nền linh đạo có khả năng nhìn nhận giá trị của những cử chỉ nhỏ, và gợi hứng cho các lựa chọn dựa trên một lý lẽ khác với nền văn hóa vứt bỏ, là điều chủ chốt. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta, «mọi cộng đồng Kitô hữu có một vai trò quan trọng trong giáo dục sinh thái. Tôi hy vọng rằng các chủng viện và viện đào tạo của chúng ta sẽ cung cấp được một nền giáo dục về tính đơn giản có trách nhiệm đối với đời sống, về việc chiêm niệm một cách biết ơn đối với thế giới của Thiên Chúa, và về việc quan tâm đến nhu cầu của người nghèo và việc bảo vệ môi trường »(LS 214).
Việc làm và việc canh tân kỹ thuật
154. Các diễn trình đổi mới kỹ thuật kỹ thuật số và thâm nhập vào thế giới chế tạo đang tạo ra một tình huống mà hoàn cầu gọi là “Kỹ nghệ 4.0”, một kỹ nghệ cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động. Các cộng đồng Kitô hữu được mời suy nghĩ nhiều hơn về những vấn đề này trong công trình giáo dục của họ và trong việc đồng hành với người trẻ. Trong một viễn tượng có đặc điểm luôn thay đổi, lúc này không thể nhận diện được các kỹ năng mà ngày mai sẽ cần đến và có nguy cơ những người không thể thích ứng có thể bị bỏ rơi, đào tạo và đồng hành nổi bật thành những lĩnh vực trách nhiệm để bảo đảm rằng mọi người trẻ đều có thể tự phát biểu và không ai bị bỏ lại phía sau hoặc bị coi là vô dụng. Mục đích là để bảo đảm rằng việc phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp, và khả năng mang lại ý nghĩa cho việc làm của riêng mình và bảo vệ quyền của mọi người có việc làm đàng hoàng, có thể theo kịp với việc canh tân kỹ thuật. Các thế hệ trẻ là những người mang một cách tiếp cận thực tại có thể đem đến các đóng góp quan trọng cho việc nhân bản hóa thị trường lao động: phong cách cộng tác, văn hóa nơi những khác biệt được tôn trọng và chấp nhận, làm việc theo nhóm, đạt được sự cân bằng giữa việc làm và các chiều kích khác của đời sống.
Làm việc với nhau để tạo việc làm cho mọi người
155. Việc cổ vũ một mô hình kinh tế mới đòi phải làm dễ việc khai triển các giải pháp thay thế, giống như các giải pháp phát sinh tự phát ở các vùng ngoại vi và trong các nhóm vốn chịu hậu quả của văn hóa vứt bỏ, nhưng đang duy trì được các giá trị và thực hành liên đới từng bị mất ở những nơi khác. Để hỗ trợ cho những kinh nghiệm này, giúp tạo công ăn việc làm, nhất là cho giới trẻ, và trong các bối cảnh trong đó nạn thất nghiệp của thanh niên cao hơn, các nguồn tài nguyên phải được tìm ra. Như một số nhận xét do chúng tôi nhận được cho thấy, ở một số quốc gia, người ta đang yêu cầu Giáo hội tìm cách tham gia việc tìm kiếm này bằng cách sử dụng các vốn liếng đáng kể của mình về văn hóa và bất động sản một cách sáng tạo, nâng cao chúng bằng các sáng kiến và dự án kinh doanh do người trẻ quản lý, sao cho chúng có thể trở thành "sinh sản" theo nghĩa xã hội, vượt lên trên lợi nhuận kinh tế.
Kỳ sau: Chương 2 tiếp theo: Bên trong kết cấu văn hóa tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét