Thực hư câu chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Kim Davis
theo lời kể của Đức Tổng Giám Mục Viganò
Anthony Nguyễn
01/Sep/2018
Bài báo trên tờ New York Times ngày 28 tháng 8, 2018
Trong bài “The Man Who Took On Pope Francis: The Story Behind the Viganò Letter” (Kẻ chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Câu chuyện đằng sau lá thư của Viganò) đăng trên tờ New York Times ngày 28 tháng 8, 2018, Jason Horowitz viết như sau:
“Sau đó, vào năm 2015, ông ta [Đức Tổng Giám Mục Viganò] trực tiếp đụng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Quyết định của ông ta mời một kẻ chỉ trích quyết liệt quyền của người đồng tính đến gặp Đức Giáo Hoàng ở Washington trong chuyến thăm Hoa Kỳ đã trực tiếp gây hại cho thông điệp bao dung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và thúc đẩy một cuộc tranh cãi gần như làm lu mờ chuyến đi.
Juan Carlos Cruz, một người bị lạm dụng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với anh ta, cho biết Đức Giáo Hoàng gần đây đã nói với anh ta rằng Tổng Giám mục Viganò suýt chút nữa đã phá hoại chuyến tông du này bằng cách mời một kẻ chống báng quyền của người đồng tính, là Kim Davis, một nhân viên thư ký quận Kentucky, là một kẻ bảo thủ gây sóng gió khi bà ta từ chối cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng tính.
‘Tôi không biết người phụ nữ đó là ai, nhưng ông ta đã kéo cô ta đến chào tôi - và tất nhiên họ đã công cáo chuyện đó ra’ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như thế, theo lời Cruz.
‘Tôi đã rất kinh hoàng và tôi đã sa thải ông Sứ Thần đó rồi’, Cruz nhớ lại giáo hoàng đã nói như thế với anh ta.”
Kim Davis là ai?
Kimberly Jean Davis (nhũ danh Bailey; sinh ngày 17 tháng 9 năm 1965) là thư ký quận hạt Rowan County, Kentucky. Davis đã giành được sự chú ý của quốc tế vào tháng 8 năm 2015 khi cô bất chấp lệnh tòa của liên bang Hoa Kỳ không cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng giới tính. Cô bị tù 5 ngày vì tội khinh mạn tòa án. Hành động của Davis đã thu hút các phản ứng mạnh mẽ, người bênh, kẻ chống từ các chính trị gia nổi tiếng, các chuyên gia pháp lý và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, trong lòng đa số các tín hữu Kitô Hoa Kỳ, Kim Davis là một biểu tượng anh hùng, một chứng nhân đức tin dám sống chết với niềm tin Kitô của mình.
Câu chuyện trên tờ New York Times khiến nhiều Kitô hữu cảm thấy đau buồn và xao xuyến. Tiếc rằng Tòa Thánh cho đến nay vẫn không một lời xác minh thực hư câu chuyện như thế nào.
Để làm rõ thực hư câu chuyện này, ngày 30 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã ra tuyên bố sau. Chúng tôi dịch ra Việt Ngữ toàn văn tuyên bố của ngài.
Bản chính bằng tiếng Ý có thể xem ở đây: https://www.documentcloud.org/documents/4807535-CasoKimDavis.html
Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem ở đây: https://www.lifesitenews.com/news/exclusive-vigano-reveals-what-really-happened-when-pope-francis-met-private
Thực hư câu chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Kim Davis theo lời kể của Đức Tổng Giám Mục Viganò
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2018, tờ New York Times đã đăng một phần cuộc trò chuyện được cho là giữa Đức Giáo Hoàng và Juan Carlos Cruz, nạn nhân lạm dụng tình dục Chí Lợi rất nổi tiếng của Cha Karadima. Thật lạ lùng, Cruz nói rằng trong cuộc trò chuyện với ngài, Đức Giáo Hoàng đã nói về cuộc gặp gỡ của ngài với Kim Davis trong chuyến thăm Washington vào ngày 24 tháng 9 năm 2015, và đã nói rằng ngài không biết gì về vụ việc trước cuộc họp.
Đối mặt với tuyên bố được cho là của Đức Giáo Hoàng, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải kể lại các sự kiện như khi chúng thực sự xảy ra.
Vào cuối bữa ăn tối, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, vào tối ngày 23 tháng 9 năm 2015, tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng tôi cần ngài ban cho tôi nửa giờ, vì tôi muốn thu hút sự chú ý của ngài, nếu như được chấp thuận, đến một sáng kiến tế nhị và có thể thực hiện được; là một cuộc tiếp kiến riêng và hoàn toàn bí mật, ngoài sự chú ý của giới truyền thông, với Kim Davis, một thư ký ở Rowan County, Kentucky, là công dân Mỹ đầu tiên bị kết án và bỏ tù trong một tuần vì đã thực hiện quyền phản đối lương tâm của mình.
Khi bắt đầu cuộc họp, vào tối ngày 23 tháng 9, tôi đã đưa cho Đức Giáo Hoàng một bản ghi nhớ gồm một trang tóm tắt vụ án Davis (được đính kèm nơi đây bằng tiếng Ý và tiếng Anh). Đức Giáo Hoàng ngay lập tức tỏ ra ủng hộ sáng kiến này, nhưng nói thêm rằng cuộc họp sẽ có những hệ quả chính trị, và nói thêm, “Tôi không hiểu những điều này, vì vậy tốt hơn là anh hãy nghe ý kiến của Đức Hồng Y Parolin.”
Lúc đó là 9:30 tối, vì vậy tôi đã đích thân đi cùng với hai viên tham tán của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh (một người Ý và một người Lithuania) đến khách sạn không xa bao nhiêu, nơi đoàn tùy tùng của Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi. Vì tôi đã gọi điện để thông báo trước về việc tôi đến, nên Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu (lúc ấy là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher (Bộ trưởng Bộ Quan Hệ với các dân nước, và Trưởng ban Chính trị của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đang đợi tôi ở phòng khách của khách sạn. Họ ngay lập tức báo cho tôi biết rằng Đức Hồng Y Parolin đã về nghỉ trong phòng của ngài, và các vị nghĩ rằng không thích hợp để làm phiền ngài, vì các vị có thể dễ dàng báo cho ngài biết về cuộc gặp gỡ của chúng tôi vào sáng hôm sau.
Sau đó chúng tôi gặp nhau trong một phòng khách nhỏ của khách sạn. Như tôi đã nói, có năm người chúng tôi. Tôi đã đưa cho các vị một bản ghi nhớ tương tự bản mà tôi đã trao cho Đức Giáo Hoàng, đề cập thẳng nội dung của nó và giải thích lý do tôi đến gặp các vị là thể theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng. Sau khi xem xét qua trường hợp này, Đức Tổng Giám Mục Becciu đã ngay lập tức ủng hộ việc Đức Giáo Hoàng đón tiếp Davis một cách riêng tư trước khi ngài rời Washington đi New York.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, trong khi ủng hộ ý tưởng này vì tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền phản đối lương tâm, cũng nói rằng cần phải xác minh vấn đề từ quan điểm của luật tổng quát xem liệu có bất kỳ lý do nào khiến cho cuộc gặp gỡ này có thể có những hậu quả ngoài ý muốn không; cụ thể là, liệu các tiến trình pháp lý chống lại Davis đã hoàn tất hay vẫn còn đang trong vòng tranh tụng. Do đó, tôi đã nhờ ngài nói chuyện qua điện thoại với chuyên viên giáo luật của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, là người trước khi trở thành một linh mục đã là một thẩm phán trong các tòa án quân sự Mỹ và là một giáo sư luật khoa. Sau cuộc trò chuyện với chuyên viên giáo luật để làm sáng tỏ vấn đề - ngài nói không có trở ngại về mặt thủ tục - Đức Tổng Giám Mục Gallagher ủng hộ vô điều kiện một cách thuận lợi rằng Đức Giáo Hoàng nên tiếp Davis.
Sáng hôm sau, sau Thánh lễ mà Đức Thánh Cha đồng tế với chúng tôi trong Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, tôi đã thông báo cho Đức Giáo Hoàng về ý kiến tích cực của hai cộng tác viên chính của ngài, và các vị đã nói với Đức Hồng Y Parolin về cuộc gặp gỡ này. Đức Giáo Hoàng sau đó đã đồng ý, và tôi đã tổ chức để đưa Davis đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh mà không ai để ý, bằng cách để cô ấy ngồi trong một căn phòng riêng biệt. Mọi thứ đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều bởi thực tế là Davis đã ở Washington, nơi cô được mời nhận giải thưởng Cost of Discipleship (Giá phải trả của người môn đệ) do Hội đồng nghiên cứu về gia đình trao tặng.
Trước khi cuộc họp diễn ra, tôi đã báo cho nhiếp ảnh gia của tờ Quan Sát Viên Rôma rằng ông không nên tiết lộ những bức ảnh của cuộc gặp gỡ mà không có sự cho phép của cấp trên. Tất nhiên, anh ta đã tuân thủ lệnh này, nhưng đã chụp rất nhiều bức ảnh mà chưa bao giờ được công bố và hiện đang được lưu giữ trong văn khố của tờ Quan Sát Viên Rôma. Tôi cũng đã nhận được lời hứa của Davis trước đó rằng cô sẽ không đưa bất cứ tin tức nào cho giới truyền thông cho đến sau khi Đức Giáo Hoàng trở về Rôma, vào cuối chuyến tông du của ngài tới Hoa Kỳ. Davis đã trung tín giữ lời hứa của mình.
Vào đầu buổi trưa ngày 24 tháng 9, trước khi lên đường đến thành phố New York, Đức Giáo Hoàng như kế hoạch đã định bước vào phòng khách nơi Davis và chồng cô đang đợi ngài. Ngài ôm cô trìu mến, cảm ơn cô vì lòng can đảm của cô, và khích lệ cô hãy bền đỗ. Davis rất xúc động và bắt đầu khóc. Sau đó, cô được đưa trở về khách sạn của mình trong một chiếc xe do một hiến binh Vatican lái, cùng với một người Đức và một nhân viên của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Khi Đức Giáo Hoàng trở về Rôma sau Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia, tin tức về cuộc gặp gỡ giữa ngài với Davis nổ ra trên các phương tiện truyền thông. Một loạt các cú điện thoại, fax và email đã được gửi đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington và Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhiều người buông ra những lời lăng mạ và phản đối, nhưng cũng có nhiều người ủng hộ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Davis. Trong một bài báo ngày 30 tháng 9 năm 2015, tờ New York Times đã tường thuật rằng “Các quan chức Vatican ban đầu không xác nhận rằng cuộc họp đã xảy ra, nhưng cuối cùng đã nhìn nhận vào chiều thứ Tư, trong khi từ chối thảo luận bất kỳ chi tiết nào.” – Phòng Báo Chí Tòa Thánh liền ra một tuyên bố - mà không có cấp trên nào của họ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hỏi ý kiến tôi. Tuyên bố nói rằng Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ tiếp kiến riêng Davis, và rằng cùng lắm là ngài có thể đã chào cô trong số nhiều người khác trước khi khởi hành đến New York. Cha Rosica và Cha Lombardi đã thêm vào những lời nói dối khác như được trích dẫn trong bản tin của New York Times ngày 2 tháng 10 năm 2015: “Nhưng cha Thomas Rosica, một phát ngôn viên của Vatican, cho biết hôm thứ Sáu rằng văn phòng Tổng Giám mục Viganò đã mở rộng lời mời đến cô Davis và Đức Giáo Hoàng có lẽ đã không được thông báo về trường hợp của cô. Còn cha Federico Lombardi, người phát ngôn chính của Vatican, đã mô tả cuộc họp như một cuộc gặp gỡ và chào hỏi giữa nhiều người.” Đây là sự minh bạch của Toà Thánh dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô!
Sáng hôm sau, vào khoảng 6 giờ sáng ở Washington - tôi nhớ rất rõ vì tôi vừa mới vào nhà nguyện ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh - tôi nhận được một cú điện thoại rất nóng giận của Đức Hồng Y Parolin. Ngài nói với tôi “Ông phải bay ngay lập tức sang Rôma vì Đức Giáo Hoàng rất giận dữ với ông đấy!” Tôi lên đường sớm hết sức có thể và được Đức Giáo Hoàng tiếp tại nhà trọ Sanctae Marthae, khoảng 7 giờ tối vào ngày 9 tháng 10, sau khi kết thúc một phiên họp ban chiều của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ hai về Gia Đình.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp tôi trong gần một giờ đồng hồ, và rất trìu mến như một người người cha. Ngài ngay lập tức xin lỗi tôi vì đã làm phiền tôi phải đến Rôma, và ngài không ngừng khen ngợi tôi về cách tôi tổ chức chuyến tông du Hoa Kỳ của ngài, cũng như việc tiếp đón đáng kinh ngạc ngài nhận được ở Mỹ. Ngài không bao giờ mong đợi một sự chào đón nồng hậu như vậy.
Trước sự ngạc nhiên lớn lao của tôi, trong cuộc gặp gỡ dài này, Đức Giáo Hoàng đã không hề đề cập một lần nào đến cuộc tiếp kiến dành cho Davis!
Ngay khi cuộc triều yết của tôi với Đức Giáo Hoàng kết thúc, tôi lập tức gọi điện cho Đức Hồng Y Parolin, và nói với ngài, “Đức Giáo Hoàng rất niềm nở với tôi. Không có một lời trách móc nào, chỉ khen ngợi cho sự thành công của chuyến thăm của ngài tới Hoa Kỳ.” Lúc đó, Đức Hồng Y Parolin trả lời “Không thể nào, bởi vì khi gặp tôi ngài rất giận dữ về ông.”
Đây là tóm tắt các diễn biến.
Như tôi nói ban đầu, vào ngày 28 tháng 8, 2018, tờ New York Times đã tường thuật về một cuộc phỏng vấn với Juan Carlos Cruz, trong đó Cruz cho rằng trong cuộc gặp gỡ giữa anh ta và Đức Giáo Hoàng vào tháng Tư 2018, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến trường hợp của Davis. Theo lời Cruz, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng:
“Tôi không biết người phụ nữ đó là ai, nhưng ông ta đã kéo cô ta đến chào tôi - và tất nhiên họ đã công cáo chuyện đó ra. Tôi đã rất kinh hoàng và tôi đã sa thải ông Sứ Thần đó rồi”.
Một trong hai người đã không trung thực: Cruz hoặc là Đức Giáo Hoàng? Điều chắc chắn là Đức Giáo Hoàng biết rất rõ Davis là ai, đồng thời ngài và các cộng sự viên thân cận của ngài đã phê chuẩn cuộc tiếp kiến này. Các ký giả luôn luôn có thể kiểm tra, bằng cách hỏi Đức Hồng Y Becciu, Đức Tổng Giám Mục Gallagher, và Đức Hồng Y Parolin, cũng như hỏi chính Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn che giấu buổi tiếp kiến riêng dành cho người công dân Mỹ đầu tiên bị kết án và cầm tù vì phản đối theo lương tâm.
+ Carlo Maria Viganò
Tổng Giám mục hiệu tòa Ulpiana
Ngày 30 tháng 8 năm 2018
Lễ Thánh Jeanne Jugan và Chân phước Alfredo Ildefonso Schuster
Trong bài “The Man Who Took On Pope Francis: The Story Behind the Viganò Letter” (Kẻ chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Câu chuyện đằng sau lá thư của Viganò) đăng trên tờ New York Times ngày 28 tháng 8, 2018, Jason Horowitz viết như sau:
“Sau đó, vào năm 2015, ông ta [Đức Tổng Giám Mục Viganò] trực tiếp đụng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Quyết định của ông ta mời một kẻ chỉ trích quyết liệt quyền của người đồng tính đến gặp Đức Giáo Hoàng ở Washington trong chuyến thăm Hoa Kỳ đã trực tiếp gây hại cho thông điệp bao dung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và thúc đẩy một cuộc tranh cãi gần như làm lu mờ chuyến đi.
Juan Carlos Cruz, một người bị lạm dụng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện rất lâu với anh ta, cho biết Đức Giáo Hoàng gần đây đã nói với anh ta rằng Tổng Giám mục Viganò suýt chút nữa đã phá hoại chuyến tông du này bằng cách mời một kẻ chống báng quyền của người đồng tính, là Kim Davis, một nhân viên thư ký quận Kentucky, là một kẻ bảo thủ gây sóng gió khi bà ta từ chối cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng tính.
‘Tôi không biết người phụ nữ đó là ai, nhưng ông ta đã kéo cô ta đến chào tôi - và tất nhiên họ đã công cáo chuyện đó ra’ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như thế, theo lời Cruz.
‘Tôi đã rất kinh hoàng và tôi đã sa thải ông Sứ Thần đó rồi’, Cruz nhớ lại giáo hoàng đã nói như thế với anh ta.”
Kim Davis là ai?
Kimberly Jean Davis (nhũ danh Bailey; sinh ngày 17 tháng 9 năm 1965) là thư ký quận hạt Rowan County, Kentucky. Davis đã giành được sự chú ý của quốc tế vào tháng 8 năm 2015 khi cô bất chấp lệnh tòa của liên bang Hoa Kỳ không cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng giới tính. Cô bị tù 5 ngày vì tội khinh mạn tòa án. Hành động của Davis đã thu hút các phản ứng mạnh mẽ, người bênh, kẻ chống từ các chính trị gia nổi tiếng, các chuyên gia pháp lý và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, trong lòng đa số các tín hữu Kitô Hoa Kỳ, Kim Davis là một biểu tượng anh hùng, một chứng nhân đức tin dám sống chết với niềm tin Kitô của mình.
Câu chuyện trên tờ New York Times khiến nhiều Kitô hữu cảm thấy đau buồn và xao xuyến. Tiếc rằng Tòa Thánh cho đến nay vẫn không một lời xác minh thực hư câu chuyện như thế nào.
Để làm rõ thực hư câu chuyện này, ngày 30 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã ra tuyên bố sau. Chúng tôi dịch ra Việt Ngữ toàn văn tuyên bố của ngài.
Bản chính bằng tiếng Ý có thể xem ở đây: https://www.documentcloud.org/documents/4807535-CasoKimDavis.html
Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem ở đây: https://www.lifesitenews.com/news/exclusive-vigano-reveals-what-really-happened-when-pope-francis-met-private
Thực hư câu chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Kim Davis theo lời kể của Đức Tổng Giám Mục Viganò
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2018, tờ New York Times đã đăng một phần cuộc trò chuyện được cho là giữa Đức Giáo Hoàng và Juan Carlos Cruz, nạn nhân lạm dụng tình dục Chí Lợi rất nổi tiếng của Cha Karadima. Thật lạ lùng, Cruz nói rằng trong cuộc trò chuyện với ngài, Đức Giáo Hoàng đã nói về cuộc gặp gỡ của ngài với Kim Davis trong chuyến thăm Washington vào ngày 24 tháng 9 năm 2015, và đã nói rằng ngài không biết gì về vụ việc trước cuộc họp.
Đối mặt với tuyên bố được cho là của Đức Giáo Hoàng, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải kể lại các sự kiện như khi chúng thực sự xảy ra.
Vào cuối bữa ăn tối, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, vào tối ngày 23 tháng 9 năm 2015, tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng rằng tôi cần ngài ban cho tôi nửa giờ, vì tôi muốn thu hút sự chú ý của ngài, nếu như được chấp thuận, đến một sáng kiến tế nhị và có thể thực hiện được; là một cuộc tiếp kiến riêng và hoàn toàn bí mật, ngoài sự chú ý của giới truyền thông, với Kim Davis, một thư ký ở Rowan County, Kentucky, là công dân Mỹ đầu tiên bị kết án và bỏ tù trong một tuần vì đã thực hiện quyền phản đối lương tâm của mình.
Khi bắt đầu cuộc họp, vào tối ngày 23 tháng 9, tôi đã đưa cho Đức Giáo Hoàng một bản ghi nhớ gồm một trang tóm tắt vụ án Davis (được đính kèm nơi đây bằng tiếng Ý và tiếng Anh). Đức Giáo Hoàng ngay lập tức tỏ ra ủng hộ sáng kiến này, nhưng nói thêm rằng cuộc họp sẽ có những hệ quả chính trị, và nói thêm, “Tôi không hiểu những điều này, vì vậy tốt hơn là anh hãy nghe ý kiến của Đức Hồng Y Parolin.”
Lúc đó là 9:30 tối, vì vậy tôi đã đích thân đi cùng với hai viên tham tán của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh (một người Ý và một người Lithuania) đến khách sạn không xa bao nhiêu, nơi đoàn tùy tùng của Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi. Vì tôi đã gọi điện để thông báo trước về việc tôi đến, nên Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu (lúc ấy là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher (Bộ trưởng Bộ Quan Hệ với các dân nước, và Trưởng ban Chính trị của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) đang đợi tôi ở phòng khách của khách sạn. Họ ngay lập tức báo cho tôi biết rằng Đức Hồng Y Parolin đã về nghỉ trong phòng của ngài, và các vị nghĩ rằng không thích hợp để làm phiền ngài, vì các vị có thể dễ dàng báo cho ngài biết về cuộc gặp gỡ của chúng tôi vào sáng hôm sau.
Sau đó chúng tôi gặp nhau trong một phòng khách nhỏ của khách sạn. Như tôi đã nói, có năm người chúng tôi. Tôi đã đưa cho các vị một bản ghi nhớ tương tự bản mà tôi đã trao cho Đức Giáo Hoàng, đề cập thẳng nội dung của nó và giải thích lý do tôi đến gặp các vị là thể theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng. Sau khi xem xét qua trường hợp này, Đức Tổng Giám Mục Becciu đã ngay lập tức ủng hộ việc Đức Giáo Hoàng đón tiếp Davis một cách riêng tư trước khi ngài rời Washington đi New York.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher, trong khi ủng hộ ý tưởng này vì tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền phản đối lương tâm, cũng nói rằng cần phải xác minh vấn đề từ quan điểm của luật tổng quát xem liệu có bất kỳ lý do nào khiến cho cuộc gặp gỡ này có thể có những hậu quả ngoài ý muốn không; cụ thể là, liệu các tiến trình pháp lý chống lại Davis đã hoàn tất hay vẫn còn đang trong vòng tranh tụng. Do đó, tôi đã nhờ ngài nói chuyện qua điện thoại với chuyên viên giáo luật của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, là người trước khi trở thành một linh mục đã là một thẩm phán trong các tòa án quân sự Mỹ và là một giáo sư luật khoa. Sau cuộc trò chuyện với chuyên viên giáo luật để làm sáng tỏ vấn đề - ngài nói không có trở ngại về mặt thủ tục - Đức Tổng Giám Mục Gallagher ủng hộ vô điều kiện một cách thuận lợi rằng Đức Giáo Hoàng nên tiếp Davis.
Sáng hôm sau, sau Thánh lễ mà Đức Thánh Cha đồng tế với chúng tôi trong Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, tôi đã thông báo cho Đức Giáo Hoàng về ý kiến tích cực của hai cộng tác viên chính của ngài, và các vị đã nói với Đức Hồng Y Parolin về cuộc gặp gỡ này. Đức Giáo Hoàng sau đó đã đồng ý, và tôi đã tổ chức để đưa Davis đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh mà không ai để ý, bằng cách để cô ấy ngồi trong một căn phòng riêng biệt. Mọi thứ đã được thực hiện dễ dàng hơn nhiều bởi thực tế là Davis đã ở Washington, nơi cô được mời nhận giải thưởng Cost of Discipleship (Giá phải trả của người môn đệ) do Hội đồng nghiên cứu về gia đình trao tặng.
Trước khi cuộc họp diễn ra, tôi đã báo cho nhiếp ảnh gia của tờ Quan Sát Viên Rôma rằng ông không nên tiết lộ những bức ảnh của cuộc gặp gỡ mà không có sự cho phép của cấp trên. Tất nhiên, anh ta đã tuân thủ lệnh này, nhưng đã chụp rất nhiều bức ảnh mà chưa bao giờ được công bố và hiện đang được lưu giữ trong văn khố của tờ Quan Sát Viên Rôma. Tôi cũng đã nhận được lời hứa của Davis trước đó rằng cô sẽ không đưa bất cứ tin tức nào cho giới truyền thông cho đến sau khi Đức Giáo Hoàng trở về Rôma, vào cuối chuyến tông du của ngài tới Hoa Kỳ. Davis đã trung tín giữ lời hứa của mình.
Vào đầu buổi trưa ngày 24 tháng 9, trước khi lên đường đến thành phố New York, Đức Giáo Hoàng như kế hoạch đã định bước vào phòng khách nơi Davis và chồng cô đang đợi ngài. Ngài ôm cô trìu mến, cảm ơn cô vì lòng can đảm của cô, và khích lệ cô hãy bền đỗ. Davis rất xúc động và bắt đầu khóc. Sau đó, cô được đưa trở về khách sạn của mình trong một chiếc xe do một hiến binh Vatican lái, cùng với một người Đức và một nhân viên của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Khi Đức Giáo Hoàng trở về Rôma sau Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia, tin tức về cuộc gặp gỡ giữa ngài với Davis nổ ra trên các phương tiện truyền thông. Một loạt các cú điện thoại, fax và email đã được gửi đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington và Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhiều người buông ra những lời lăng mạ và phản đối, nhưng cũng có nhiều người ủng hộ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Davis. Trong một bài báo ngày 30 tháng 9 năm 2015, tờ New York Times đã tường thuật rằng “Các quan chức Vatican ban đầu không xác nhận rằng cuộc họp đã xảy ra, nhưng cuối cùng đã nhìn nhận vào chiều thứ Tư, trong khi từ chối thảo luận bất kỳ chi tiết nào.” – Phòng Báo Chí Tòa Thánh liền ra một tuyên bố - mà không có cấp trên nào của họ trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hỏi ý kiến tôi. Tuyên bố nói rằng Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ tiếp kiến riêng Davis, và rằng cùng lắm là ngài có thể đã chào cô trong số nhiều người khác trước khi khởi hành đến New York. Cha Rosica và Cha Lombardi đã thêm vào những lời nói dối khác như được trích dẫn trong bản tin của New York Times ngày 2 tháng 10 năm 2015: “Nhưng cha Thomas Rosica, một phát ngôn viên của Vatican, cho biết hôm thứ Sáu rằng văn phòng Tổng Giám mục Viganò đã mở rộng lời mời đến cô Davis và Đức Giáo Hoàng có lẽ đã không được thông báo về trường hợp của cô. Còn cha Federico Lombardi, người phát ngôn chính của Vatican, đã mô tả cuộc họp như một cuộc gặp gỡ và chào hỏi giữa nhiều người.” Đây là sự minh bạch của Toà Thánh dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô!
Sáng hôm sau, vào khoảng 6 giờ sáng ở Washington - tôi nhớ rất rõ vì tôi vừa mới vào nhà nguyện ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh - tôi nhận được một cú điện thoại rất nóng giận của Đức Hồng Y Parolin. Ngài nói với tôi “Ông phải bay ngay lập tức sang Rôma vì Đức Giáo Hoàng rất giận dữ với ông đấy!” Tôi lên đường sớm hết sức có thể và được Đức Giáo Hoàng tiếp tại nhà trọ Sanctae Marthae, khoảng 7 giờ tối vào ngày 9 tháng 10, sau khi kết thúc một phiên họp ban chiều của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ hai về Gia Đình.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp tôi trong gần một giờ đồng hồ, và rất trìu mến như một người người cha. Ngài ngay lập tức xin lỗi tôi vì đã làm phiền tôi phải đến Rôma, và ngài không ngừng khen ngợi tôi về cách tôi tổ chức chuyến tông du Hoa Kỳ của ngài, cũng như việc tiếp đón đáng kinh ngạc ngài nhận được ở Mỹ. Ngài không bao giờ mong đợi một sự chào đón nồng hậu như vậy.
Trước sự ngạc nhiên lớn lao của tôi, trong cuộc gặp gỡ dài này, Đức Giáo Hoàng đã không hề đề cập một lần nào đến cuộc tiếp kiến dành cho Davis!
Ngay khi cuộc triều yết của tôi với Đức Giáo Hoàng kết thúc, tôi lập tức gọi điện cho Đức Hồng Y Parolin, và nói với ngài, “Đức Giáo Hoàng rất niềm nở với tôi. Không có một lời trách móc nào, chỉ khen ngợi cho sự thành công của chuyến thăm của ngài tới Hoa Kỳ.” Lúc đó, Đức Hồng Y Parolin trả lời “Không thể nào, bởi vì khi gặp tôi ngài rất giận dữ về ông.”
Đây là tóm tắt các diễn biến.
Như tôi nói ban đầu, vào ngày 28 tháng 8, 2018, tờ New York Times đã tường thuật về một cuộc phỏng vấn với Juan Carlos Cruz, trong đó Cruz cho rằng trong cuộc gặp gỡ giữa anh ta và Đức Giáo Hoàng vào tháng Tư 2018, Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến trường hợp của Davis. Theo lời Cruz, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng:
“Tôi không biết người phụ nữ đó là ai, nhưng ông ta đã kéo cô ta đến chào tôi - và tất nhiên họ đã công cáo chuyện đó ra. Tôi đã rất kinh hoàng và tôi đã sa thải ông Sứ Thần đó rồi”.
Một trong hai người đã không trung thực: Cruz hoặc là Đức Giáo Hoàng? Điều chắc chắn là Đức Giáo Hoàng biết rất rõ Davis là ai, đồng thời ngài và các cộng sự viên thân cận của ngài đã phê chuẩn cuộc tiếp kiến này. Các ký giả luôn luôn có thể kiểm tra, bằng cách hỏi Đức Hồng Y Becciu, Đức Tổng Giám Mục Gallagher, và Đức Hồng Y Parolin, cũng như hỏi chính Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn che giấu buổi tiếp kiến riêng dành cho người công dân Mỹ đầu tiên bị kết án và cầm tù vì phản đối theo lương tâm.
+ Carlo Maria Viganò
Tổng Giám mục hiệu tòa Ulpiana
Ngày 30 tháng 8 năm 2018
Lễ Thánh Jeanne Jugan và Chân phước Alfredo Ildefonso Schuster
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét