21/11/2018
Thứ tư tuần 33 thường niên
Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ.
Lễ nhớ.
* Vượt lên trên những
câu chuyện cổ kính thuật lại việc Đức Trinh Nữ Maria dâng mình vào Đền Thờ, Hội
Thánh Đông Phương và Tây Phương ngày nay đều kính nhớ biến cố Đức Trinh Nữ Vô
Nhiễm Nguyên Tội dâng mình cho Chúa từ lúc còn ấu thơ. Mọi Kitô hữu có thể nhận
thấy nơi Đức Maria “đầy ân sủng” gương mẫu cho đời sống hiến dâng.
BÀI ĐỌC I: Is 61, 9-11
"Tôi sẽ hân hoan vui mừng trong Chúa".
Trích sách Tiên tri
Isaia.
Dòng dõi dân ta sẽ được
nổi danh giữa các dân tộc, miêu duệ chúng sẽ được biết đến giữa chư dân. Tất cả
những ai thấy họ, đều nhận biết họ là dòng dõi được Chúa chúc phúc.
Tôi hớn hở vui mừng
trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi, vì Người đã mặc cho tôi áo phần
rỗi, và choàng áo công chính cho tôi, như tân lang đầu đội triều thiên, như tân
nương trang sức bằng ngọc bảo. Như đất đâm chồi, như vườn nẩy lộc, Chúa cũng
làm phát sinh công chính và lời ca tụng trước mặt muôn dân. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: 1 Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8
Đáp: Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng Cứu độ tôi
(c. 1a).
Xướng: 1) Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, và sức mạnh tôi được
gia tăng trong Thiên Chúa tôi; miệng tôi mở rộng ra trước quân thù, vì tôi reo
mừng việc Chúa cứu độ tôi. - Đáp.
2) Chiếc cung những
người chiến sĩ đã bị bẻ gãy, và người yếu đuối được mạnh khoẻ thêm. Những kẻ no
nê phải làm thuê độ nhật, và những người đói khát khỏi phải làm thuê; người son
sẻ thì sinh năm đẻ bảy, còn kẻ đông con nay phải héo tàn. - Đáp.
3) Chúa làm cho chết
và Chúa làm cho sống, Chúa đày xuống Âm phủ và Chúa dẫn ra. Chúa làm cho nghèo
và làm cho giàu có, Chúa hạ xuống thấp và Chúa nâng lên cao. - Đáp.
4) Từ nơi cát bụi,
Chúa nâng người yếu đuối; từ chỗ phân nhơ, Chúa nhắc kẻ khó nghèo, để cho họ ngồi
chung với các vương giả, và cho họ dự phần ngôi báu vinh quang. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: Rm 8, 28-30
"Những ai Thiên Chúa đã biết trước thì Người đã tiền
định".
Trích thư Thánh Phaolô
Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng
ta biết rằng mọi sự đều hợp tác để dẫn tới điều thiện hảo cho những ai yêu mến
Thiên Chúa, cho những ai đã được kêu gọi chiếu theo ý định của Người. Những ai
Người đã biết trước, thì Người đã tiền định cho nên đồng hình thức với ảnh tượng
Con Người, để Con Người làm huynh trưởng một đại số các em. Những ai Người đã
tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng
làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người
cũng cho họ được vinh quang. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Lc 1, 28
Alleluia, alleluia! -
Kính chào Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ; trinh Nữ được chúc
phúc giữa các người phụ nữ. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 12,
46-50
"Người giơ tay trên các môn đệ mà nói: Đây là mẹ Ta
và là anh em Ta"
Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người
đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài
và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng:
"Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà
nói: "Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời,
thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".
SUY NIỆM : Đức Mẹ Dâng
Mình
Tại hầu hết các nhà
thờ ở Liên Xô mà tôi đã viếng thăm đều có những bức họa lớn hoặc nhỏ, rất đẹp về
cảnh Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ. Ở góc cao nhất của bức họa là cửa đền thờ
Giêrusalem diễn tả cửa Trời. Thầy thượng tế mặc phẩm phục đứng đó nhìn xuống một
cô bé 3 tuổi, đang lanh lẹn và đẹp đẽ leo hết 36 bậc thang đi vào Đền Thánh,
trước sự ngưỡng mộ của hàng ngàn trinh nữ cầm đèn cháy sáng đứng hai bên. Cô bé
ba tuổi đó chính là Maria, lanh lẹn tiến vào nhà Chúa, không thèm ngoái cổ lại
nhìn thế gian, từ giã họ hàng…
Các nhà thờ chính thống
cũng như Công giáo ở Đông Phương đều đề cao việc Đức Mẹ dâng mình và mừng lễ
này hết sức long trọng và hân hoan, không biết từ những ngày xa xôi nào. Chỉ biết
đến thế kỷ VI, đòan đại biểu của Giáo Hội La Mã qua thăm Đông Phương thấy vẻ đẹp
của các bức họa và các cuộc lễ này đẹp đẽ phấn khởi như vậy, mới trở về quảng
bá việc mừng lễ Đức Mẹ Dâng Mình cho đến ngày nay.
Như vậy, lễ này phát
xuất từ Đông Phương, miền truyền giáo của thánh Gioan tông đồ và có thể là nơi
xuất phát lòng tôn sùng Đức Mẹ sâu sắc hơn cả. Dĩ nhiên, câu truyện Đức Mẹ dâng
mình vào đền thờ không được viết trong Thánh Kinh. Phải đọc nó trong các sách
bình dân không có phép của giáo quyền. Nghĩa là không có gì chắc chắn Đức Maria
đã dâng mình vào đền thờ khi lên ba. Nhưng cuộc đời của Đức Mẹ là cả một lễ
dâng mình kéo dài mà đỉnh cao như chúng ta sẽ nói là ở đồi Sọ, gần thập giá Đức
Giêsu.
Maria sinh ra được
giáo dục trong lòng đạo đức của Dân được tuyển chọn. Lớn lên, một trong những
câu truyện đầu tiên cô được nghe và phải thuộc lòng, chính là câu truyện về cuộc
đời của Abraham tổ phụ dân Chúa. Và Thánh Kinh kể Abraham là con người có đức
tin, tin một mình Đức Chúa, tin hoàn toàn vào Lời Hứa và sự dẫn dắt của Người.
Vì Đức Chúa, để gắn bó với Người, ông bỏ quê hương, bỏ gia tộc, bỏ mọi sự, đi
theo Chúa. Không phải ông không mơ ước điều nọ điều kia. Ông đi theo Chúa vì
Chúa hứa cho ông một giang sơn, một dòng dõi, một đời sống hạnh phúc bất tận. Dần
dần ông thấy mình được những điều đó. Đặc biệt đến tuổi 100, ông đã được Chúa
ban đứa con nối dòng là Isaac. Chúng ta cứ thử nghĩ xem Isaac đối với ông quí
như thế nào. Đó là sự sống của ông, sự sống sẽ được nối dài trong bao ngàn thế
hệ… Thế mà Chúa lại đòi ông đi sát tế Isaac. Lòng đau như cắt, ông xin vâng, dẫn
Isaac lên tế đàn…
Câu truyện đó làm sao
không làm cho Maria say mê sung sướng. Là thiếu nữ Sion tuyệt vời, là tiêu biểu
của dòng giống được tuyển chọn, Maria phải yêu nước, yêu dân tộc mình, yêu tổ
phụ của dân và do đó phải thích và thuộc những gì Kinh Thánh viết về Abraham.
Hơn nữa, là một tác phẩm kỳ công của Thiên Chúa, câu truyện Abraham tin Chúa,
yêu Chúa đến nỗi sẵn lòng hy sinh tất cả để tỏ lòng tin, cậy, mến, phải thu hút
tình yêu của Maria. Maria muốn bắt chước tổ phụ của dòng dõi mình. Maria dâng
trọn đời mình cho Chúa.
Chúng ta khẳng định được
như vậy vì tất cả các nét mà các sách Tin Mừng vẽ lại cho chúng ta thấy tâm hồn
của Maria. Chúng ta biết câu truyện Truyền tin. Maria dâng mình phó thác cho
Thiên Chúa quyết liệt thế nào trong hai tiếng Xin Vâng khiêm nhường. Cũng vì chỉ
muốn đi theo Chúa, phục vụ Chúa, mà nghe tin Chúa làm việc lạ nơi bà chị họ
Êlisabét, Maria đã tất tưởi lên đường, hạnh phúc nhảy các đồi cao, đến nhìn
công việc của Chúa. Và tại đây, như bài Tin Mừng cho thấy, tâm hồn của Maria đã
dạt dào cởi mở trong bài kinh Magnificat. Cứ đọc bài ca ấy đi, ai không thấy
ngay một tâm hồn đẹp đẽ nhưng dâng hiến hoàn toàn cho công việc của Thiên Chúa.
Lòng dâng hiến trọn vẹn sẽ đưa Maria không một phút nào không mật thiết kết hiệp
với Đức Giêsu, đặc biệt trên con đường thập giá. Và khi Phêrô và các môn đệ to
mồm nhất, bỏ Chúa đau đớn và trơ trọi trên thập giá, Mẹ Maria dũng cảm có mặt ở
đó, để các vết thương trên thân thể Con trở thành những nhát gươm đâm nát trái
tim Mẹ. Con dâng mình đau đớn thế nào cho Chúa Cha, Mẹ cũng dâng khổ đau dữ dằn
như thế, để cùng Con đổ Máu đền tội cho trần gian và ban Nước ân sủng Thánh Thần
cho mọi tín hữu. Đức tin cho chúng ta biết lễ dâng của Chúa và của Đức Mẹ tại đồi
Sọ có giá trị như thế nào. Thánh Phaolô nói rõ trong bài thư hôm nay. Chúng ta
vẫn tin như vậy. Tôi không cần nói thêm.
Tôi chỉ muốn nói điều
này: Ơn Cứu độ, Sự sống của Hội Thánh phát xuất từ lễ dâng trên núi Sọ. Đó là lễ
dâng của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ. Lễ dâng đó trọn vẹn vì đã chảy cho đến giọt
máu cuối cùng… Nhưng đã khởi sự và đi con đường thập giá hy sinh lâu rồi. Cũng
như thư Hi- bá viết: Khi vào thế gian, Đức Kitô đã nói với Đức Chúa Cha: Này
Con xin đến để làm theo ý Cha; thì khi cho chúng ta gặp Đức Mẹ lần đầu tiên,
sách Tin Mừng cũng kể: Người nói hai chữ “Xin Vâng” để suốt đời sống theo ý
Chúa.
Cha của chúng ta là Đức
Giêsu, Mẹ của chúng ta là Đức Maria. Cả hai đã suốt đời Xin Vâng ý Cha Trên Trời
nên mới có dòng dõi là nghĩa tử. Đó là Adong và Evà mới của nhân loại mới được
cứu độ, thay cho Adong và Evà cũ đã đưa loài người vào con đường tội lỗi lầm
than vì bất tuân, vì không dâng hiến nhưng muốn sống cho mình.
Cha mẹ của chúng ta
như vậy, chúng ta sẽ thế nào? Anh em Linh mục thân mến, chúng ta hãy nhìn vào Đức
Mẹ trong lễ dâng mình hôm nay, để dâng lại ý chí của chúng ta trong ngày chịu
chức, là vâng phục Giám mục để thực sự là tông đồ, tức là được sai đi như Chúa
Con được Chúa Cha sai xuống trần gian thi hành chương trình cứu độ thương xót của
Người.
Anh chị em nam nữ tu
sĩ, hôm nay hãy cùng chúng tôi dâng mình lại theo gương mẫu Đức Maria, dâng trọn
vẹn để sống mật thiết với Chúa Giêsu và công cuộc Cứu thế của Người.
Anh chị em giáo dân
hãy hợp lòng với tất cả các bậc tu trì chúng tôi để cùng dâng linh hồn và thân
xác, đời sống và gia đình cho Chúa, cho Đức Mẹ để xứng đáng là tín hữu, tức là
có đức tin trung tín.
Và như vậy, tất cả
chúng ta, sau khi dâng mình hiệp với của lễ dâng trên bàn thờ, để gắn bó với
tâm tình hiến dâng của Chúa và Đức Mẹ, và sau khi mang tinh thần hiến dâng trọn
vẹn ở nơi mình, chúng ta trước khi ra về sẽ dâng Giáo phận, các Giáo xứ, các Cộng
đoàn, các gia đình và hết thảy mọi người cho Chúa trong đà dâng mình trọn vẹn,
tuyệt diệu của Đức Maria Mẹ chúng ta trong thánh lễ hôm nay.
Chúng ta cùng nhau đứng
lên bắt đầu thái độ hiến dâng trong các lời nguyện cầu sau đây cho mọi thành phần
dân Chúa và xã hội.
(ĐGM. Bart. Nguyễn Sơn
Lâm)
21/11/18 THỨ TƯ
TUẦN 33 TN
Đức Mẹ dâng mình
Mt 12,46-50
Đức Mẹ dâng mình
Mt 12,46-50
TƯƠNG GIAO MỚI
“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?... Phàm ai thi hành ý muốn của Cha
tôi…người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12,48.50)
Suy niệm: Chúa Giê-su đưa ra câu hỏi,
một câu hỏi tưởng như đã có câu đáp rõ ràng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Thế nhưng, qua câu trả lời khác
thường, Ngài mạc khải mối tương giao hết sức thâm sâu giữa Thiên Chúa và con
người, vượt hẳn khỏi mối quan hệ gia đình ruột thịt tự nhiên. Quả thật, xưa nay
chưa có ai mơ tưởng một mối tương giao quá đặc biệt như vậy. Thử tưởng tượng chỉ
cần nghe và đem ra thực hành lời của một người khác, thì tức khắc trở thành anh
chị em, cha mẹ của người này, không cần đến mối liên hệ họ hàng theo huyết thống
thường quen. Vậy mà trong số những người biết “thi hành ý của Chúa Cha” không
ai bằng Đức Ma-ri-a. Vì vậy, Mẹ xứng đáng làm Mẹ Chúa Trời và Mẹ mỗi người. Với
địa vị cao quý ấy, Mẹ trở thành gương mẫu, cũng như là đấng chuyển cầu cho những
tâm hồn muốn trở thành bạn nghĩa thiết của Chúa.
Mời Bạn: Những giao tế xã hội được đảm
bảo bằng chứng từ. Sự tin tưởng lẫn nhau không thể thay cho giấy trắng mực đen
được. Nhưng trong cuộc sống đạo thì khác, chứng từ được thay bằng niềm tin và
lòng khao khát sống cho Đấng kêu gọi ta.
Sống Lời Chúa: Hằng ngày theo gương Đức Mẹ, tôi dâng mình cho Chúa khi
thức dậy. Nhờ thói quen đạo đức này, tôi sẽ có thể dễ dàng thi hành ý Chúa hơn
trong đời thường của mình.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, Mẹ đã luôn lắng nghe, thực hành ý Chúa
như một nữ tỳ. Xin cho con luôn ước muốn thuộc trọn về Chúa như mẫu gương của Mẹ.
Con xin dâng mình con để Chúa sử dụng vào việc cứu rỗi các linh hồn.
(5 phút lời Chúa)
Ai là mẹ tôi?
(21.11.2018 – Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ)
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay
có thể làm chúng ta bị sốc.
Đức Giêsu đang giảng cho một đám người khá đông.
Chắc là họ đứng chen chúc nhau đến nỗi khó lòng đến gần Ngài được.
Chính vào lúc này thì mẹ và anh em Ngài đến, không rõ lý do.
Họ muốn nói chuyện với Đức Giêsu, nhưng đành phải đứng ở ngoài.
Có người vào báo cho Ngài về chuyện đó.
Chúng ta tưởng Ngài sẽ ngưng ngay bài giảng để ra gặp mẹ và anh em.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Mẹ Ngài hẳn đã phải đi một đoạn đường xa để đến gặp con trò chuyện.
Nhưng lạ thay Đức Giêsu vẫn tiếp tục giảng.
Ngài vẫn tiếp tục nói chuyện với đám đông đang nghe Ngài,
thay vì đi ra nói chuyện với mẹ.
Sự quan tâm của Ngài nhắm vào những người ở trong đây,
hơn những người đứng ở ngoài kia.
Đức Giêsu đang giảng cho một đám người khá đông.
Chắc là họ đứng chen chúc nhau đến nỗi khó lòng đến gần Ngài được.
Chính vào lúc này thì mẹ và anh em Ngài đến, không rõ lý do.
Họ muốn nói chuyện với Đức Giêsu, nhưng đành phải đứng ở ngoài.
Có người vào báo cho Ngài về chuyện đó.
Chúng ta tưởng Ngài sẽ ngưng ngay bài giảng để ra gặp mẹ và anh em.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Mẹ Ngài hẳn đã phải đi một đoạn đường xa để đến gặp con trò chuyện.
Nhưng lạ thay Đức Giêsu vẫn tiếp tục giảng.
Ngài vẫn tiếp tục nói chuyện với đám đông đang nghe Ngài,
thay vì đi ra nói chuyện với mẹ.
Sự quan tâm của Ngài nhắm vào những người ở trong đây,
hơn những người đứng ở ngoài kia.
Sau đó Ngài lại đặt những
câu hỏi vừa dễ lại vừa lạ:
“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” (c. 48).
Dĩ nhiên đó là những người đang đứng ngoài kia,
đang chờ được gặp mặt và nói chuyện với Ngài.
Nhưng đó không phải là đáp án của Đức Giêsu.
Chính Ngài cho ta đáp án bằng cách giơ tay chỉ các môn đệ mà nói:
“Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi” (c. 49).
Có một gia đình máu mủ đậm đà đứng ở ngoài kia,
và một gia đình mới rất thân thương đứng ở trong này.
Đức Giêsu không coi thường tình mẫu tử hay tình họ hàng ruột thịt.
Điều Ngài muốn nhấn mạnh ở đây là chuyện Ngài có một gia đình mới.
“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” (c. 48).
Dĩ nhiên đó là những người đang đứng ngoài kia,
đang chờ được gặp mặt và nói chuyện với Ngài.
Nhưng đó không phải là đáp án của Đức Giêsu.
Chính Ngài cho ta đáp án bằng cách giơ tay chỉ các môn đệ mà nói:
“Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi” (c. 49).
Có một gia đình máu mủ đậm đà đứng ở ngoài kia,
và một gia đình mới rất thân thương đứng ở trong này.
Đức Giêsu không coi thường tình mẫu tử hay tình họ hàng ruột thịt.
Điều Ngài muốn nhấn mạnh ở đây là chuyện Ngài có một gia đình mới.
Các môn đệ của Ngài
thuộc về gia đình này.
Họ là mẹ, là anh chị em của Ngài, vì họ thi hành Ý muốn của Cha Ngài.
Chính Đức Giêsu là người Con luôn thi hành Ý muốn của Cha.
Ai thi hành Ý Cha trên trời cũng trở nên gần gũi với người Con (c. 50).
Chúng ta có họ với Đức Giêsu và làm nên một gia đình bao la rộng lớn.
Bỗng nhiên chúng ta thấy mình gần Cha, gần Giêsu và gần nhau.
Nước Trời bắt đầu đến khi hơn hai tỉ kitô hữu
nhận ra là mình cùng muốn làm trọn Ý Cha,
cùng gắn bó keo sơn với Giêsu và cùng coi nhau là anh chị em (Mt 23, 8).
Họ là mẹ, là anh chị em của Ngài, vì họ thi hành Ý muốn của Cha Ngài.
Chính Đức Giêsu là người Con luôn thi hành Ý muốn của Cha.
Ai thi hành Ý Cha trên trời cũng trở nên gần gũi với người Con (c. 50).
Chúng ta có họ với Đức Giêsu và làm nên một gia đình bao la rộng lớn.
Bỗng nhiên chúng ta thấy mình gần Cha, gần Giêsu và gần nhau.
Nước Trời bắt đầu đến khi hơn hai tỉ kitô hữu
nhận ra là mình cùng muốn làm trọn Ý Cha,
cùng gắn bó keo sơn với Giêsu và cùng coi nhau là anh chị em (Mt 23, 8).
Đức Giêsu có nhiều anh
chị em trong gia đình của Ngài.
Các phụ nữ thật là chị em của Ngài, dù xã hội Ngài trọng nam khinh nữ.
Đức Giêsu cũng không chỉ có một người mẹ tên là Maria.
Bất cứ ai sống theo ý Cha trên trời trong niềm vâng phục phó thác,
bất cứ ai sinh Đức Giêsu ra cho môi trường sống của mình,
bất cứ ai làm cho Ngài lớn lên trong trái tim nhân loại,
người ấy là mẹ Đức Giêsu.
Trong gia đình mới là Giáo Hội của Đức Giêsu,
Maria đã là Mẹ Đức Giêsu theo ý nghĩa tuyệt vời nhất.
Các phụ nữ thật là chị em của Ngài, dù xã hội Ngài trọng nam khinh nữ.
Đức Giêsu cũng không chỉ có một người mẹ tên là Maria.
Bất cứ ai sống theo ý Cha trên trời trong niềm vâng phục phó thác,
bất cứ ai sinh Đức Giêsu ra cho môi trường sống của mình,
bất cứ ai làm cho Ngài lớn lên trong trái tim nhân loại,
người ấy là mẹ Đức Giêsu.
Trong gia đình mới là Giáo Hội của Đức Giêsu,
Maria đã là Mẹ Đức Giêsu theo ý nghĩa tuyệt vời nhất.
Cầu nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia rẽ.
xin thương nhìn đến Hội Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh
không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở
nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh
trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho
chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội
Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 11
21 THÁNG MƯỜI MỘT
Trả Lại Cho Gia
Đình
Vai Trò Đúng Đắn Của
Nó Trong Xã Hội
Trong tác phẩm Hành
Trình Mục Vụ của ngài, Đức Hồng Y Baffi đã dành một số trang rất hay để nói về
những hiểm họa và những niềm hy vọng của gia đình. Ngài nhấn mạnh rằng gia đình
hôm nay rất ốm yếu trong xã hội chúng ta, và đôi khi thậm chí gia đình bị khinh
thường. Đó là lý do tại sao sự chữa trị cho gia đình phải liên can tới việc
Phúc Âm hóa nền văn hóa của chúng ta. Nếu nền văn hóa của chúng ta được chuyển
hóa xuyên qua cuộc gặp gỡ với Tin Mừng, gia đình sẽ tìm lại được các gốc rễ của
nó. Gia đình sẽ được canh tân hoàn toàn và bắt đầu sống căn tính của nó trong
tư cách là một hiệp thông và cộng đoàn của các ngã vị trong niềm kính trọng
hoàn toàn đối với tất cả các thành viên của nó: vợ chồng, con cái, trẻ già …
Như vậy, thay vì đóng
kín chính mình và thoái thác trách nhiệm của mình đối với xã hội, gia đình
Kitôhữu được canh tân sẽ trở thành tác nhân chủ yếu xây dựng xã hội tương lai.
Điều này là tất nhiên vì gia đình là nền móng căn bản của xã hội. Vâng, gia
đình Kitôhữu phải đảm nhận trách nhiệm phục vụ cộng đồng lớn hơn, nhất là phục
vụ người nghèo và những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội. Gia đình Kitôhữu phải chiếu
tỏa ánh sáng Tin Mừng cho thế giới.
Gia đình Kitôhữu cũng
có chỗ đứng riêng của mình trong sứ vụ của Giáo Hội. Nó được mời gọi để tham dự,
trong tư cách là một gia đình, vào sứ mạng cứu độ của Giáo Hội. Gia đình thực
thi sứ mạng này bằng việc sống trung thành với căn tính của mình và bằng việc
xây dựng mình trở thành một cộng đoàn tin và loan báo Tin Mừng. Gia đình Kitôhữu
được mời gọi sống cầu nguyện và phục vụ mọi người theo giới luật yêu thương. Bằng
cách này, gia đình trở thành một nguồn sống và một nguồn ơn gọi – bởi vì trong
tư cách là Giáo Hội tại gia, gia đình tham dự vào sứ mạng ba chiều kích của
Giáo Hội Chúa Kitô: đó là sứ mạng tư tế, vương đế và ngôn sứ của Dân Thiên
Chúa.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Đức Mẹ Dâng Mình
Trong Đền Thờ;
Dcr 2, 14-17; Mt
12, 46-50.
LỜI SUY NIỆM: Trong câu chuyện Chúa Giêsu đang giảng giữa đám đông,
có một người báo tin có mẹ và anh em của Chúa muốn gặp Ngài. Chúa Giêsu cho biết:
những ai thi hành ý muốn của Cha Ngài, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị
em của Ngài, là mẹ của Ngài. Chúa Giêsu khi nói những lời này, Ngài không phải
phủ nhận tính liên đới trong tình thân, không phải xem thường Đức Mẹ. Nhưng
chính Ngài đang đề cao Đức Mẹ, bởi không một ai trên trần gian này, đã hy sinh
chính bản thân mình cho Thiên Chúa một cách trọn vẹn và hoàn hảo như Đức Mẹ. Đức
Mẹ đã tự nguyện để trở thành nữ tỳcủa Thiên Chúa và Mẹ đã
thi hành ý muốn của Thiên Chúa đến cùng. Nên khi Ngài nói lời trên đây, Ngài muốn
nâng cao vai trò của Đức Mẹ, chứ không có lãnh đạm với Thân Mẫu của Ngài, song
Ngài nhấn mạnh đến sứ mệnh thi hành ý muốn của Thiên Chúa là
rao giảng và thiết lập Nước Trời ở trần gian; đồng thời Ngài cũng muốn đề cao mối
liên hệ thiêng liêng với Ngài cao quý hơn là những liên hệ tự nhiên.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 21-11
Lễ Đức Mẹ dâng mình
vào đền thánh
Nói về lễ Đức Mẹ dâng
mình vào đền thánh, đức giáo hoàng Phaolô VI viết : "Những lễ dựa trên lời
truyền khẩu, nhưng có giá trị gương mẫu cao và đươc Giáo hội Đông phương đặc biệt
mừng kính từ xa xưa, đó là lễ Đức Maria dâng mình và đền thánh"
Việc Đức Mẹ dâng mình
và đền thánh dựa trên sự kiện này, là luật cũ đã nhận các trinh nữ tự hiến mình
cho Thiên Chúa tại đền thành. Hơn nữa Đức Trinh nữ còn được đặc ân Vô nhiễm
Nguyên tội ngay từ buổi đầu thai. Sư trinh trong này có thể dẫn tới hiệu quả là
trí khôn Đức Maria đã phát triển sớm hơn bình thường, vì không bị ảnh hưởng bởi
tội nguyên tổ. Bởi đó, người ta cho rằng, Mẹ đã dâng mình cho Chúa rất sớm,
ngay khi trí khôn ngài có khả năng hiểu biết.
Cuốn ngụy thư
"Phúc âm về cuộc sinh hạ của Đức Maria" còn cho rằng ngài đã thực hiện
cuộc dâng hiến này khi mới ba tuổi. Giottô trong một bức họa đã diễn tả Đức
Maria trong những bước chân mạnh mẽ tiến vào đền thánh.
Trong niềm tin này,
người Hy lạp, Armênia và Latinh, đều mừng lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thánh
vào ngày 21 tháng 11 hàng năm. Simon Métaphrate cho rằng lễ mừng đã được thiết
lập vào năm 730 ở Constantinople. Năm 1143, hoàng đế Emmanuelđã xếp vào số các
lễ được Giáo hội khắp nơi biết đến.
Vị đại sứ của vua
Chypre bên đức giáo hoàng Grêgoriô XI (ở Avignon) đã thuyết phục, để giáo triều
với đức Sixtô IV chấp nhận lễ này từ năm 1372. Kể từ đó, ở nhiều vương quốc và
nhiều nhà thờ đã mừng long trọng theo sách nguyện Rôma. Đức giáo hoàng Pio V
bãi bỏ và được đức Sixtô V tái lập.
Nhiều nhà dòng đã chọn
lễ này làm ngày khấn dòng hay lặp lại lời khấn cho các tu sĩ. Cùng với Đức
Maria, chúng ta cũng dâng mình cho Chúa một cách mau mắn và quảng đại.
(Daminhvn.net)
21 Tháng Mười Một
Vâng ý Cha Dưới Ðất Cũng Như Trên Trời
William Barlay, một
học giả Kinh Thánh nổi tiếng người Anh đề nghị sửa một dấu trong Kinh "Lạy
Cha" như sau: Giữa những câu "chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước
Cha trị đến" và câu "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"
thay vì dấu phết hay dấu chấm phết nên dùng dấu hai chấm, để nêu bật ý nghĩa: Nếu
chúng ta vâng theo ý Chúa dưới đất ý Chúa được vâng phục trên trời thì chúng ta
sẽ làm cho: danh Chúa cả sáng và Nước Chúa được thống trị mọi nơi.
Ðề nghị trên nhằm mục
đích nhấn mạnh sứ mệnh xây dựng Nước Trời giữa lòng xã hội trần thế bằng cách
hoàn toàn vâng theo ý Chúa của các tín hữu Kitô.
Bởi lẽ đây là một
trong những nội dung quan trọng nhất của sứ điệp Chúa Giêsu rao giảng và cũng
là mẫu gương nổi bật nhất trong cuộc đời của Ngài.
"Ai vâng theo ý
Cha Ta ở trên trời thì kẻ ấy là anh em Ta, là chị em Ta và là Mẹ Ta".
Tuyên bố câu này, Chúa
Giêsu không có ý khước từ mối dây liên lạc và tình mẫu tử giữa Ngài với Ðức
Maria. Nhưng Ngài muốn nêu bật một thực tại: Ðức Maria đã trở nên Mẹ Ngài qua
câu trả lời: "Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần
truyền" và trong suốt cuộc đời, Ðức Maria đã trung tín giữ trọn lời thưa
xin vâng này đến giây phút đứng dưới chân thập giá.
Mừng Lễ Ðức Mẹ dâng
mình vào đền thánh, không gì chúng ta có thể làm đẹp lòng Mẹ hơn là học cùng Mẹ
để bập bẹ thưa: "Xin vâng!".
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét