27/11/2018
Thứ Ba tuần 34 thường niên
BÀI ĐỌC I: Kh 14, 14-19
“Đã đến giờ gặt, vì lúa gặt
trên đất đã chín rồi”.
Trích sách Khải Huyền
của Thánh Gioan Tông đồ.
Tôi là Gioan, tôi đã
nhìn thấy có đám mây trắng: trên đám mây có ai ngồi giống như Con Người, đầu đội
triều thiên bằng vàng và tay cầm liềm sắc bén. Có một thiên thần khác từ trong
đền thờ đi ra kêu lớn tiếng cùng Đấng ngồi trên đám mây mà rằng: “Hãy hạ liềm
xuống mà gặt đi, vì đã đến mùa màng trên đất đã chín rồi”. Đấng ngự trên đám
mây liền quăng liềm xuống đất và lúa trên đất được gặt hết. Có một thiên thần
khác từ trong đền thờ trên trời đi ra, người cũng cầm một cái liềm sắc bén. Và
một thiên thần khác nữa từ trong bàn thờ đi ra, vị này có quyền cai trị lửa,
người kêu lớn tiếng cùng thiên thần cầm liềm sắc bén mà rằng: “Hãy hạ liềm sắc
bén xuống mà cắt những chùm nho nơi vườn nho dưới đất, vì nho trong vườn đã
chín rồi”. Thiên thần kia hạ liềm sắc bén xuống đất, cắt nho nơi vườn nho dưới
đất và bỏ vào thùng lớn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 95, 10.
11-12. 13
Đáp: Chúa ngự tới
cai quản địa cầu (c. 13b).
A)Hãy công bố giữa chư
dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người giữ vững địa cầu cho nó khỏi lung lay; Người
cai quản chư dân theo đường đoan chính.
B)Trời xanh hãy vui mừng
và địa cầu hãy hân hoan! Biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên! Đồng nội
và muôn loài trong đó hãy mừng vui! Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở!.
A)Trước nhan Thiên
Chúa: vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa
cầu cách công minh và chư dân cách chân thành.
ALLELUIA: Lc 21, 36 – Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để
có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 21, 5-11
“Không còn hòn đá nào nằn trên
hòn đá nào”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người
trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa
Giêsu phán rằng: “Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn
hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá”. Bấy giờ các ông hỏi Người
rằng: “Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự
đó sắp xảy đến?” Người phán: “Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì
chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: ‘Chính ta đây và thời
gian đã gần đến’, các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến
tranh loạn lạc, các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến trước đã, nhưng chưa
phải là hết đời ngay đâu”.
Bấy giờ Người phán
cùng các ông ấy rằng: “Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống
với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những
hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể”. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Ngôn ngữ khải
huyền
Trong thời điểm tuần lễ
cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội mời gọi con cái mình suy niệm những đoạn
Kinh Thánh trình bày chủ đề cánh chung trong một ngôn ngữ riêng biệt, gọi là
ngôn ngữ Khải huyền. Ðoạn Phúc Âm hôm nay là đoạn mở đầu cho những lời dạy của
Chúa Giêsu về cánh chung và về việc Chúa sẽ trở lại trong vinh quang. Những người
nghe Chúa Giêsu giảng dạy về biến cố này thì xem ra như muốn biết rõ về thời
gian, lúc biến cố xảy ra. Nhưng trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Ngài xem ra
nhấn mạnh nhiều hơn đến thái độ sống của những đồ đệ của Chúa: phải sống thế
nào để có thể đón Chúa ngự đến vào lúc kết thúc lịch sử nhân loại và vũ trụ.
Ngôn ngữ được Chúa
Giêsu dùng ở đây là ngôn ngữ Khải huyền, một lối diễn tả đặc biệt thường được
dùng trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Ngôn ngữ Hy Lạp và tiếng Việt dịch ra
là Khải huyền, có nghĩa là mạc khải, mạc khải điều huyền nhiệm. Mọi chi tiết, mọi
sự cố diễn ra và được mô tả trong ngôn ngữ Khải huyền đều không nên được chúng
ta hiểu theo nghĩa đen, nhưng là một biểu tượng, một hình bóng cho một ý tưởng
nào đó. Những biến cố, những tai ương được dùng trong ngôn ngữ Khải huyền muốn
nói lên cho chúng ta biết vũ trụ, thế giới chúng ta đang sống không tồn tại đời
đời mãi mãi, nhưng sẽ đi đến một lúc kết thúc và cuộc đời mỗi người chúng ta
cũng như toàn thể nhân loại cũng sẽ đến lúc kết thúc, và giây phút kết thúc cuối
cùng đó, là giây phút Thiên Chúa thực hiện ơn cứu rỗi cho con người, nhờ qua
Chúa Giêsu Kitô. Mục tiêu của ngôn ngữ Khải huyền không phải là để làm cho người
ta lo sợ, lo sợ tận thế, lo sợ cái chết, nhưng như là một lời kêu gọi, một lời
thức tỉnh, thôi thúc người ta hãy sống tỉnh thức một cách tích cực để lãnh nhận
ơn cứu rỗi của Chúa. Ðó là những lời của niềm hy vọng. Hy vọng một cuộc biến đổi
hoàn toàn và đầy vinh quang của con người cũng như của thế giới. Một niềm hy vọng
về trời mới và đất mới, nơi công bằng và hòa bình của Thiên Chúa ngự trị. Tuy
nhiên, trong khi chờ đợi giây phút Chúa ngự đến trong vinh quang, mỗi người đồ
đệ Chúa cần sống giây phút hiện tại một cách can đảm, kiên trì giữa những thử
thách xảy đến, và nhất là cần sống gắn bó mạnh mẽ, kết hiệp mật thiết với Chúa
để vượt thắng được những cám dỗ chối bỏ Chúa mà chạy theo những vị tiên tri giả,
những chúa kitô giả, những kẻ tự phụ muốn thay thế chỗ của Chúa nơi tâm hồn con
người, những kẻ mạo danh Chúa để lường gạt và hưởng lợi. Mỗi người chúng ta cần
trưởng thành mỗi ngày một hơn trong đức tin, đức cậy và đức mến, để có thể khám
phá ra Chúa đang ngự đến hàng ngày trong mọi biến cố lớn nhỏ, để cứu rỗi chúng
ta vì Ngày yêu thương chúng ta.
Lạy Chúa, chúng con
chúc tụng Chúa là chủ của vũ trụ và lịch sử, vì Chúa hiện diện trong chúng con
và trong thế giới, trong những nỗi lo âu cũng như những nỗi vui mừng và hy vọng
của chúng con. Xin thương giúp chúng con biết chăm chú, biết lắng nghe lời Chúa
dạy và khám phá Chúa hiện vẫn đang ở với chúng con mỗi ngày mỗi lúc nơi người
anh chị em đang cần được giúp đỡ, cần được yêu thương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 34 TN2
Bài đọc: Rev
14:14-19; Lk 21:5-11.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ngày Phán Xét
Một trong những đề tài
luôn khích động con người tiên đóan là khi nào Ngày Tận Thế xảy ra và những điềm
báo trước về ngày này. Gần chúng ta nhất là biến cố năm 2000: nhiều người tiên
đóan là ngày đầu của Năm 2000 sẽ là Ngày Tận Thế! Họ rút tiền khỏi ngân hàng và
chuẩn bị sẵn sàng để về với Chúa. Tám năm sắp qua, Ngày đó vẫn chưa tới! Không riêng
gì chúng ta ngày nay, Thánh Phaolô và các giáo hữu tiên khởi cũng đã từng tiên
đóan và chuẩn bị cho Ngày này trong thời đại của họ. Các Bài đọc hôm nay cũng tập
trung vào Ngày Tận Thế và những gì sẽ xảy ra trong Ngày đó. Bài đọc I cho chúng
ta biết thứ tự về những gì sẽ xảy ra: Chúa Giêsu sẽ thu thập người lành vào Nước
Trời trước khi các thiên thần trừng phạt kẻ dữ. Trong Phúc Âm, khi được hỏi khi
nào Ngày Tận Thế sẽ xảy ra và các điềm báo trước, Chúa Giêsu không cho biết
ngày giờ, nhưng Ngài cho biết sẽ có các tiên tri giả, những lời đóan mò, và các
điềm lạ xảy ra trên trời cũng như dưới đất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thu thập mùa màng và hình phạt theo sau
1.1/ Con Người thu thập
mùa màng trước khi hình phạt theo sau: Hình ảnh
thu thập mùa màng được tác giả của Sách Khải Huyền và nhiều tác giả Sách Tin Mừng
(Mk 4:29, Mt 25:31) dùng để mô tả những gì sẽ xảy ra trong Ngày Tận Thế. Trong
nông nghiệp, mùa màng sẽ được thu vào kho lẫm trước khi cỏ dại và những đồ xấu
được thu thập và đốt đi. Cũng vậy, người lành sẽ được thu nhập khỏi mặt đất trước
khi kẻ dữ bị tiêu hủy muôn đời. Đấng ngự trên mây là chính Con Người, là Đức
Kitô. Người sẽ chủ động trong việc thu thập mùa màng. Liềm sắc bén là khí cụ
dùng để gặt hái. Quăng niềm xuống đất là biểu tượng bắt đầu gặt hái mùa màng.
Trình thuật không nói rõ ai là những thợ gặt hái. Chỗ khác nói các thiên thần
là những thợ gặt hái. Mùa màng đã chín là Ngày Tận Thế đã đến.
1.2/ Hình phạt của Thiên
Chúa: sẽ xảy ra sau khi thu thập mùa màng.
Tác giả dùng hình ảnh của sự thu thập nho chín ném vào bồn đạp nho để diễn tả sự
trừng phạt của Thiên Chúa cho kẻ dữ. Một thiên thần chủ động trong việc phạt
con người, chứ không phải là Đức Kitô. Liềm sắc bén cũng để thu cỏ dại hay cắt
nho. Mùa nho chín là Ngày của các kẻ dữ đã đến. Bỏ nho vào trong bồn đạp nho là
biểu tượng của hình phạt: như nho chín bị nghiền nát trong bồn đạp nho, kẻ dữ
cũng chịu chung một số phận tương tự như vậy. Máu của họ đổ ra được so sánh với
máu của nho (Gen 49:11). Tác giả gọi hình phạt này là để thỏa “cơn lôi đình của
Thiên Chúa.”
2/ Phúc Âm: Ngày của Đấng Thiên Sai đến
Người Do-Thái quan niệm
họ đang sống giữa 2 thời đại: thời hiện tại rất xấu xa, không thể chữa trị, và
xứng đáng bị tiêu diệt; và thời tương lai huy hòang của Thiên Chúa và sự thống
trị của người Do-Thái. Giữa 2 thời này sẽ có Ngày của Đấng Thiên Sai, Ngày mà
những sự kinh hòang trong trời đất sẽ xảy ra. Trong Ngày này, trái đất sẽ bị
tiêu hủy và các tội nhân sẽ bị tiêu diệt (Isa 13:9, Joel 2:1-2, Amo 5:18-20,
Zep 1:14-18). Ngày này sẽ xảy ra bất thình lình như kẻ trộm vào nhà lúc ban đêm
(I Thes 5:2, II Pet 3:10). Các ngôi sao và thái dương hệ sẽ không còn chiếu
sáng, trái đất sẽ rung chuyển, và cơn giận của Thiên Chúa sẽ tràn xuống con người
(Isa 13:10-13, Joel 2:30-31).
2.1/ Tất cả những huy
hòang của thế gian là tạm bợ: ngay cả sự huy
hòang của Đền Thờ Giêrusalem. Nếu khách hành hương đứng từ Đồi Ôliu nhìn xuống
Thành Giêrusalem, Đền Thờ và cảnh huy hòang lộng lẫy của nó là cảnh đầu tiên đập
vào mắt khách hành huơng. Ngày nay, tuy Đền Thờ không còn nữa, nhưng vẻ huy
hòang của nó vẫn còn sót lại qua những tảng đá khổng lồ và Bức Tường Than Khóc.
Vào thời của Chúa Giêsu, Đền Thờ là niềm kiêu hãnh của người Do-Thái; vì thế,
không lạ gì khi có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá
đẹp và những đồ dâng cúng, nhưng Đức Giêsu bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng
đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”
2.2/ Đền Thờ Giêrusalem bị
quân đội Rôma phá hủy hòan tòan vào năm 70 AD: Chỉ
hơn 30 năm sau, lời tiên tri của Chúa Giêsu về Thành Giêrusalem được ứng nghiệm.
Quân đội Rôma đã đem quân vây hãm thành: dân chúng không còn thực phẩm nên đã
phải ăn thịt lẫn nhau để sống, có những người đã phải nhai cả giầy dép cho đỡ
đói. Họ san phẳng Thành Giêrusalem đúng như lời Chúa Giêsu tiên báo: “không còn
tảng đá nào trên tảng đá nào.” Sử gia Josephus ước chừng khỏang 1,100,000 người
chết trong biến cố này, và 97,000 người khác bị đem đi lưu đày. Nước Do-Thái
hòan tòan bị xóa sổ trên bản đồ.
2.3/ Những tiên đóan của
Chúa Giêsu về Ngày Tận Thế: Họ hỏi Người:
“Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm
gì báo trước?” Chúa Giêsu không cho biết bao giờ Ngày Tận Thế sẽ xảy ra, nhưng
Ngài liệt kê 2 điều báo trước:
(1) Sẽ có các tiên tri
giả và những người đóan mò:
– Những người mạo nhận
là Chúa Giêsu đến lần thứ hai: Từ khi Chúa Giêsu lên trời tới giờ, nhiều người
mạo nhận là tiên tri từ trời sai tới: Mohamed của Hồi Giáo, Smith của Mormon.
– Những người đóan mò
Ngày Tận Thế sắp tới: Thời nào cũng có người đóan mò Ngày này; nổi danh hơn cả
là ông Nostradamus. Ngày đầu của Năm 2000 được nhiều người tiên đóan là Ngày Tận
Thế, và nhiều người đã chuẩn bị cho ngày này; thế mà chúng ta sắp sửa bước qua
năm 2009 rồi, mà chưa thấy gì cả. Chúa Giêsu đã đề phòng: “Anh em hãy coi chừng
kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta
đây,” và: “Thời kỳ đã đến gần;” anh em chớ có theo họ.
(2) Những dấu lạ của đất
trời:
– Sẽ có chiến tranh và
lọan lạc: “Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi; vì những
việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu… Dân này sẽ nổi
dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.” Chiến tranh vẫn xảy ra ở mọi nơi và
mọi thời, ngay cả trong thời đại chúng ta. Điều này chỉ xác nhận con người đang
ở giữa 2 thời như người Do-Thái tin tưởng, chúng ta không thể dựa vào chiến
tranh để tiên đóan Ngày Thiên Chúa gần đến.
– Sẽ có những trận động
đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém: Những trận động đất lớn vẫn xảy
ra ở mọi nơi và mọi thời; gần chúng ta nhất là trận động đất ở Sichuan, Trung
Quốc, 2008, đã cất đi gần 70,000 người. Ngòai ra, các thiên tai như sóng thần,
lũ lụt, dịch gà, dịch bò điên, hạn hán là những lý do làm mất mùa, gây đói
khát, vẫn xảy ra hàng năm.
– Sẽ có những hiện tượng
kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện: Đây có lẽ là điềm báo rõ hơn cả
vì từ thời Chúa Giêsu về trời đến nay, con người chưa bao giờ được chứng kiến
những điềm lạ lớn lao từ trời như các tiên tri loan báo như: mặt trời, mặt
trăng, và các ngôi sao trong thái dương hệ không còn chiếu sáng. Khi tất cả các
điềm lạ trên xảy ra, Ngày Tận Thế sau cùng mới tới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Ngày Phán Xét chắc
chắn sẽ xảy ra; sẽ có các điềm lạ xảy ra trên trời và dưới đất báo trước; nhưng
còn chắc chắn ngày nào giờ nào, không ai được biết.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
27/11/2018 – THỨ BA TUẦN 34 TN
Lc 21,5-11
HỮU HÌNH HỮU HOẠI
“Những gì anh em
chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào
trên tảng đá nào. ” (Lc 21,6)
Suy niệm: Tin Mừng hôm nay thuật lại
Chúa Giê-su báo trước sự kiện Giê-ru-sa-lem sẽ bị tàn phá; đồng thời cũng tiên
báo về ngày cánh chung, về tận cùng của vũ trụ này. Theo lẽ thường cái gì đã có
thủy (điểm khởi đầu), thì cũng sẽ có chung (điểm cuối), “hữu hình hữu hoại”:
cái gì xuất hiện hữu hình thì cũng có lúc hình thể đó bị hư hoại đi. Đó là một
chân lý, một quy luật chứng nghiệm trong thực tế chứ không phải một cái nhìn bi
quan. Nhận định ấy giúp ta tiếp cận thế giới vật chất này cách khôn ngoan, chừng
mực hơn, không quá bám víu vào nó, vì mọi vật có ngày rồi sẽ tiêu tan, nay còn
mai mất. Khi cảm nghiệm được sự bất tất, mau qua của vạn vật, ta mới thấy được
cái giá trị của vĩnh cửu, là thực tại Thiên Chúa đã từng hé lộ cho ta khi Chúa
Giê-su rao giảng Nước Thiên Chúa: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời Ta sẽ tồn tại
mãi” (x. Mt 5,18).
Mời Bạn: Bạn có dám tin và đặt cược
cả số phận đời mình vào chân lý này không? Nhiều người hiện nay sống chủ nghĩa
thực dụng, duy thế tục, duy vật chất. Còn bạn, bạn có biết chịu khó, hy sinh,
có một cái nhìn xa hơn, biết chờ đợi một ngày mai huy hoàng hơn ngày hôm nay
không?
Sống Lời Chúa: Kinh nghiệm cuộc sống cho ta thấy mọi vật đang đổi thay,
không ai lột da sống đời. Ta đừng để cuộc sống “vô thường” này cản trở mình đến
với Chúa, là Đấng vô thủy vô chung, không hề thay đổi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin
cho con rộng lòng giúp đỡ mọi người, không quá so đo tính toán, vì của cho đi
bao giờ cũng quí hơn của nhận, và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Anh em làm chứng cho Thầy (27.11.2018
– Thứ ba Tuần 34 Thường niên)
Suy niệm:
Trong số 117 vị Tử Ðạo Việt Nam, được phong thánh năm 1988,
có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.
Ðó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Ðê.
Trước khi là một anh hùng tử đạo,
bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu.
“Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con.
Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý,
sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”
Ðó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.
có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.
Ðó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Ðê.
Trước khi là một anh hùng tử đạo,
bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu.
“Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con.
Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý,
sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”
Ðó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.
Nhà bà Ðê là nơi các linh mục trú ẩn.
Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861,
quan Tổng Ðốc Nam Ðịnh cho quân bao vây làng của bà.
Bà Ðê bị bắt lúc đã 60 tuổi.
Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo,
bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.
Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam,
đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu,
bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng:
“Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy,
mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”
Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình,
người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.
Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861,
quan Tổng Ðốc Nam Ðịnh cho quân bao vây làng của bà.
Bà Ðê bị bắt lúc đã 60 tuổi.
Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo,
bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.
Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam,
đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu,
bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng:
“Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy,
mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”
Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình,
người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.
Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam
là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta.
Thiên Chúa đã làm điều phi thường
nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối.
Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Ðịnh cũng phải bó tay
trước sự yếu đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ,
bà thánh Ðê đã phó mặc cho Chúa đời mình.
Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án,
vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.
là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta.
Thiên Chúa đã làm điều phi thường
nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối.
Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Ðịnh cũng phải bó tay
trước sự yếu đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ,
bà thánh Ðê đã phó mặc cho Chúa đời mình.
Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án,
vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.
Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin,
dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu,
không đòi hy sinh mạng sống,
nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu,
không đòi hy sinh mạng sống,
nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa,
trước thập giá của Ðức Giêsu,
y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.
Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình,
đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.
Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo
gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp
mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước gì chúng ta không để mất đức tin
được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo,
và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy
cho hơn 80 triệu đồng bào trên quê hương.
trước thập giá của Ðức Giêsu,
y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.
Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình,
đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.
Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo
gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp
mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước gì chúng ta không để mất đức tin
được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo,
và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy
cho hơn 80 triệu đồng bào trên quê hương.
Cầu nguyện:
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,
các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi kitô hữu
trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đã chiến thắng khải hoàn.
các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi kitô hữu
trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết
và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đã chiến thắng khải hoàn.
Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài
biết can trường sống đức tin của bậc cha anh
trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
bằng một đời hiến thân phục vụ.
biết can trường sống đức tin của bậc cha anh
trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
bằng một đời hiến thân phục vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
mà các ngài đã thắp lên
bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.
mà các ngài đã thắp lên
bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
27 THÁNG MƯỜI MỘT
Khởi Đầu Và Kết Thúc
Của Tạo Vật
“Nhân loại sẽ nhìn thấy
Con Người xuất hiện trên đám mây với uy quyền và vinh quang cao cả” (Lc 21,27).
Mùa Vọng hướng suy tư
của chúng ta về sự khởi đầu, bởi vì mầu nhiệm sáng tạo cho thấy sự đến lần thứ
nhất của Thiên Chúa. Và sự khởi đầu ấy hướng chỉ cái chung cuộc: sự đến lần thứ
hai của Đức Kitô.
Các Sách Tin Mừng nói
về những dấu hiệu của thời cánh chung. Thế giới này sẽ trải qua sự hủy diệt và
tiêu vong. Thật vậy, sự qua đi của các tạo vật không ngừng nhắc chúng ta rằng
thế giới này sẽ kết thúc. Chúa Nhật I Mùa Vọng gợi lên cho chúng ta những suy
tư về mầu nhiệm rất quan trọng này: mầu nhiệm bắt đầu và kết thúc của tạo vật.
Mầu nhiệm về bản tính
phù du của vạn vật và mầu nhiệm sự chết tự nó biểu lộ rõ ràng nơi mọi sự chung
quanh chúng ta. Không ai nghi ngờ sự kiện rằng mọi sự trên đời này sẽ tiêu vong
và thế giới hữu hình này sẽ mai một. Không ai nghi ngờ sự thật rằng mọi người
trên trái đất này rồi sẽ chết. Đời sống con người như một cánh hoa sớm nở tối
tàn. Xuyên qua sự qua đi của thế giới và xuyên qua sự chết của con người, Thiên
Chúa – Đấng Vĩnh Hằng – được tỏ lộ ra. Ngài không bị khống chế bởi thời gian.
Ngài là vĩnh cửu. Ngài là Đấng “hiện có, đã có và sẽ đến” (Kh 1,8).
Mùa Vọng tiên vàn là một
lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng. Thiên Chúa không có khởi đầu –
cũng không có chung cuộc.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 27-11
Kh 14, 14-19; Lc
21, 5-11.
LỜI SUY NIỆM: “Nhân có mấy
người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng
cúng. Đức Giêsu bảo: Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá
hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”
Qua lời tiên báo của Chúa Giêsu về Đền Thờ Giêrusalem, sẽ không còn tảng đá nào
trên tảng đá nào, đã làm cho những người đang trầm trò khen ngợi, đặc biệt đối
với những người Do-thái lúc bấý giờ là điều không thể tưởng được.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa có thể đọc được những dấu hiệu của lịch sử. Con người như
chúng con, cũng như bao người khác có thể mù lòa đối với các tai họa sắp xãy đến,
thì xin Chúa cho chúng con, luôn biết nhìn với con mắt đức tin để lấy làm ngạc
nhiên mà nhận ra sự hiện diện của Chúa trong ngày sống của chúng con như Thánh
Vịnh 139 mà chúng con đã đọc và suy gẫm.
Mạnh Phương
27 Tháng Mười Một
Tiếng Vọng Rừng Sâu
Có một cậu bé ngỗ
nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một
cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết
sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng
có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở.
Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay
đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay,
cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người
mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống
của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt
bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương
người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
Hận thù lúc nào cũng
kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới
làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo
xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao
thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của
một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm
hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét