Giuseppe Toniolo, người đã
đem tinh thần Kitô vào đời sống chính trị
Giuseppe Toniolo giáo sư kinh tế chính trị, một trong những
tư tưởng gia vĩ đại nhất của nền chính trị Italia. Chính ông là người đã đem
tinh thần Kitô vào đời sống chính trị. Tư tưởng của Giuseppe Tonioloa ngày nay
được tái đề xuất để thực hiện ý tưởng cho một mô hình của xã hội dân sự, lấy cảm
hứng từ kitô giáo và đặt nền tảng trước hết từ việc bổ trợ.
Ngọc Yến - Vatican
Sự nghiệp chính trị
Giuseppe Toniola sinh tại Treviso ngày 07 tháng 3 năm 1845.
Ông tốt nghiệp ngành luật học ở Padova năm 1867, và ở lại đó làm trợ lý cho đến
năm 1872, sau đó chuyển đến Venezia, tại đây ông giảng dạy Kinh tế chính trị,
và tiếp tục dạy tại Modena và cuối cùng ở Pisa.
Sự nghiệp của ông diễn ra trong một giai đoạn đầy sôi động về
chính trị, tôn giáo và văn hóa; tư tưởng Mácxít chuyển sự chú ý đến các điều kiện
của khối quần chúng vô sản, tố cáo các điều kiện thiếu thốn trong đời sống và
việc làm; hơn nữa trong lãnh vực kinh tế, ý tưởng chủ nghĩa thực dụng và chủ
nghĩa tự do kinh tế, gây thiệt hại cho sự ổn định xã hội.
Đưa tinh thần Kitô vào chính trị
Giuseppe Toniolo đã xây dựng một lý thuyết xã hội học, khẳng
định tính ưu việt của đạo đức và của tinh thần Kitô trên các luật kinh tế khắc
nghiệt. Ông đề xuất một giải pháp cho vấn đề xã hội, phủ định “chủ nghĩa cá
nhân” của hệ thống tư bản, “chủ nghĩa tập thể” của nghĩa xã hội. Trong nhiều
tác phẩm của mình, Toniolo đề nghị rất nhiều giải pháp khác nhau: nghỉ ngày lễ,
hạn chế giờ làm việc cho người lao động, bảo vệ tài sản nhỏ, bảo vệ công việc của
phụ nữ và trẻ em.
Từ cái nhìn tôn giáo, Giuseppe là người ủng hộ hành động đầy
tính quyết định của người Công giáo trong lãnh vực xã hội, tham gia vào sự tiến
hóa của lịch sử. Với tư tưởng này ông tham gia thành lập các tổ chức; ví dụ năm
1894 ông là một trong các nhà tổ chức phong trào “Dân chủ Kitô giáo”, với các
nguyên tắc đề xuất cho việc đổi mới xã hội theo tinh thần Kitô giáo. Ông phác
thảo một nền tảng chung cho hoạt động xã hội của những người Công giáo, trước hết
từ cái nhìn giáo dục và sự nhạy cảm đối với các vấn đề khó giải quyết như cỗ võ
cho những người yếu đuối nhất. Cụ thể ông đề xuất các công đoàn của ngành nghề
đơn giản để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Đối với Toniolo nền dân chủ thực sự, lấy cảm hứng từ Kitô
giáo, đó là một “trật tự dân sự”, không phải chính trị. Về điểm đặc biệt này
ông giải thích rằng trật tự xã hội, trước hết dựa trên luật pháp, đặt nền tảng
trên nghĩa vụ trong tất cả áp dụng của nó vào các mối quan hệ. Ông nói về “ba
nghĩa vụ”: nghĩa vụ của “tôn giáo đối với Thiên Chúa”, của “công lý đối với
chính mình”, và của “bác ái”.
Trật tự xã hội không được có cảm hứng một cách mờ hồ, nhưng
phải có nền tảng trên bổn phận. Nhà nước phục vụ cho con người và xã hội, chứ
không phải ngược lại, và theo quan niệm của ông, điều này thay thế một cách triệt
để cho bất kỳ hình thức thống trị độc tài. Chính nhà nước phải bảo vệ và phát
huy về mặt pháp luật và tự do pháp luật, sáng kiến cá nhân.
Tóm lại, Toniolo có công đặt ra câu hỏi của người Công giáo
không theo nghĩa thuần túy, mâu thuẫn và đòi hỏi đối với nhà nước đơn nhất,
nhưng đã mở ra viễn cảnh của một con đường tích cực và thoại. Nguyên tắc bổ trợ
có thể được nhìn từ một quan điểm kép: theo chiều dọc, phân chia các quyền lực
phân cấp phải được chuyển sang các tổ chức gần với người dân nhất và, do đó, gần
với nhu cầu của lãnh thổ hơn; theo chiều dọc, mặt khác, công dân phải có khả
năng hợp tác với các tổ chức trong việc xác định các can thiệp ảnh hưởng đến thực
tế của cộng đồng gần nhất.
Tư tưởng của Giuseppe Tonioloa ngày nay được tái đề xuất để
thực hiện ý tưởng cho một mô hình của xã hội dân sự, lấy cảm hứng từ kitô giáo
và đặt nền tảng trước hết từ việc bổ trợ.
Một người chồng gương mẫu, một người cha trong gia đình, một
giáo sư được đánh giá cao trong các trường đại học. Ông còn là nhà quản lý và
người sáng lập các hoạt động xã hội, nhà văn với những tư tưởng tích cực về
kinh tế và xã hội, một Kitô hữu gương mẫu, trung thành với Giáo hội. Ông qua đời
ngày 7 tháng 10 năm 1918.
Ngày 7 tháng giêng năm 1951 án phong chân phước của ông bắt
đầu được tiến hành và ngày 14 tháng 6 năm 1971 sắc lệnh về nhân đức của ông được
ban hành với danh hiệu “bậc đáng kính”. Giuseppe Toniola dược phong chân phước ở
Roma, vào ngày 29 tháng 4 năm 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét