Giữa những gọng kềm lịch sử một
thành phố có đến 1001 nhà thờ bị bỏ hoang nhiều thế kỷ
Đặng Tự Do
Tờ Aleteia, số ra ngày 26 tháng
Tám, tường thuật về một câu chuyện bi thảm khiến nhiều người xúc động: giữa những
gọng kềm của lịch sử một thành phố có đến 1001 nhà thờ đã bị bỏ hoang trong nhiều
thế kỷ qua.
Ani là một thành phố của dân tộc Armenia được thành lập từ thời trung cổ, hiện nay thuộc tỉnh Kars của Thổ Nhĩ Kỳ, sát biên giới Armenia.
Từ năm 961 đến năm 1045, Ani là thủ đô của vương quốc Armenia Bagratid bao phủ phần lớn Armenia và miền đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ani được gọi là thành phố của 1001 nhà thờ. Thành phố này đứng tại giao lộ nhiều tuyến đường thương mại. Do đó, nhiều công trình tôn giáo, cung điện, thành lũy và các công trình kiến trúc tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật và nghệ thuật trên thế giới đã được xây dựng tại đây. Trong thời cực thịnh, Ani được kể là một trong 10 thành phố lớn nhất thế giới, với dân số có lẽ lên đến hàng trăm ngàn người.
Danh tiếng về sự lộng lẫy và tráng lệ của thành phố này đã luôn Thành Cát Tư Hãn mơ mộng có ngày xua quân viễn chinh đến tận đây. Mộng không thành, Thành Cát Tư Hãn ủy nhiệm công việc này cho người kế nhiệm là Oa Khoát Đài. Năm 1236, quân Mông Cổ đến tận đây cướp phá.
Thành phố Ani sa sút từ đó. Sau khi bị tàn phá trong trận động đất năm 1319, từ một thành phố lớn thứ 10 trên thế giới, Ani bị các cường quốc trong khu vực sâu xé và bị thu nhỏ thành một ngôi làng và dần bị bỏ rơi và chìm vào lãng quên. Đến thế kỷ thứ 17, không còn ai nhắc đến thành phố này.
Ani là một biểu tượng di sản văn hóa, tôn giáo và quốc gia được đa số người Armenia công nhận. Theo nhà sử học Razmik Panossian, Ani là một trong những biểu tượng rõ ràng nhất và hữu hình nhất về sự vĩ đại của người Armenia trong quá khứ và do đó là nguồn tự hào của họ.
Từ thế kỷ 14, Ani được cai trị bởi các triều đại Thổ Nhĩ Kỳ cha truyền con nối. Thành phố này thực sự bị bỏ hoang sau khi Thổ Nhĩ Kỳ gây ra tội ác diệt chủng người Armenia, tại Ani cũng như tại nhiều làng mạc và thành phố khác.
Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha lúc đó là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là “tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại.”
Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ ngày 23/4/1915 đến khi kết thúc thế giới chiến tranh lần thứ nhất trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất ra sa mạc cho chết đói... Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không ai trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra. Không chỉ Đức Thánh Cha Phanxicô, các triều Giáo Hoàng trong và sau thế giới chiến tranh lần thứ nhất đều lên án tội ác diệt chủng này.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ani nằm ngay ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Liên Sô, một đoạn của Bức màn sắt. Trong những năm 1950, Ani là một phần trong yêu sách lãnh thổ của Liên Xô đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968 đã có các cuộc đàm phán giữa Liên Sô và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Ani sẽ trao trả cho Armenia để đổi lấy hai ngôi làng của người Kurd được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên không có kết quả cụ thể nào từ các cuộc đàm phán.
Giữa các gọng kềm của lịch sử như thế, thành phố nơi có đến 1,001 ngôi nhà thờ đành bị bỏ hoang vì không ai muốn lập nghiệp tại đây.
Vào tháng 3 năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ đề cử Ani vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Năm 2016, nguyện vọng này của Thổ Nhĩ Kỳ được chấp thuận vào ngày 15 tháng 7 năm 2016.
Ngày nay, các du khách có thể đến thăm thành phố này bằng cách thuê xe taxi từ trung tâm của tỉnh Kars, chạy một vòng thăm thành phố chết, và các thánh đường bỏ hoang, không một bóng người…rồi về.
Ani là một thành phố của dân tộc Armenia được thành lập từ thời trung cổ, hiện nay thuộc tỉnh Kars của Thổ Nhĩ Kỳ, sát biên giới Armenia.
Từ năm 961 đến năm 1045, Ani là thủ đô của vương quốc Armenia Bagratid bao phủ phần lớn Armenia và miền đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ani được gọi là thành phố của 1001 nhà thờ. Thành phố này đứng tại giao lộ nhiều tuyến đường thương mại. Do đó, nhiều công trình tôn giáo, cung điện, thành lũy và các công trình kiến trúc tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật và nghệ thuật trên thế giới đã được xây dựng tại đây. Trong thời cực thịnh, Ani được kể là một trong 10 thành phố lớn nhất thế giới, với dân số có lẽ lên đến hàng trăm ngàn người.
Danh tiếng về sự lộng lẫy và tráng lệ của thành phố này đã luôn Thành Cát Tư Hãn mơ mộng có ngày xua quân viễn chinh đến tận đây. Mộng không thành, Thành Cát Tư Hãn ủy nhiệm công việc này cho người kế nhiệm là Oa Khoát Đài. Năm 1236, quân Mông Cổ đến tận đây cướp phá.
Thành phố Ani sa sút từ đó. Sau khi bị tàn phá trong trận động đất năm 1319, từ một thành phố lớn thứ 10 trên thế giới, Ani bị các cường quốc trong khu vực sâu xé và bị thu nhỏ thành một ngôi làng và dần bị bỏ rơi và chìm vào lãng quên. Đến thế kỷ thứ 17, không còn ai nhắc đến thành phố này.
Ani là một biểu tượng di sản văn hóa, tôn giáo và quốc gia được đa số người Armenia công nhận. Theo nhà sử học Razmik Panossian, Ani là một trong những biểu tượng rõ ràng nhất và hữu hình nhất về sự vĩ đại của người Armenia trong quá khứ và do đó là nguồn tự hào của họ.
Từ thế kỷ 14, Ani được cai trị bởi các triều đại Thổ Nhĩ Kỳ cha truyền con nối. Thành phố này thực sự bị bỏ hoang sau khi Thổ Nhĩ Kỳ gây ra tội ác diệt chủng người Armenia, tại Ani cũng như tại nhiều làng mạc và thành phố khác.
Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha lúc đó là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là “tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại.”
Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ ngày 23/4/1915 đến khi kết thúc thế giới chiến tranh lần thứ nhất trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất ra sa mạc cho chết đói... Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không ai trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra. Không chỉ Đức Thánh Cha Phanxicô, các triều Giáo Hoàng trong và sau thế giới chiến tranh lần thứ nhất đều lên án tội ác diệt chủng này.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ani nằm ngay ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Liên Sô, một đoạn của Bức màn sắt. Trong những năm 1950, Ani là một phần trong yêu sách lãnh thổ của Liên Xô đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968 đã có các cuộc đàm phán giữa Liên Sô và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Ani sẽ trao trả cho Armenia để đổi lấy hai ngôi làng của người Kurd được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên không có kết quả cụ thể nào từ các cuộc đàm phán.
Giữa các gọng kềm của lịch sử như thế, thành phố nơi có đến 1,001 ngôi nhà thờ đành bị bỏ hoang vì không ai muốn lập nghiệp tại đây.
Vào tháng 3 năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ đề cử Ani vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Năm 2016, nguyện vọng này của Thổ Nhĩ Kỳ được chấp thuận vào ngày 15 tháng 7 năm 2016.
Ngày nay, các du khách có thể đến thăm thành phố này bằng cách thuê xe taxi từ trung tâm của tỉnh Kars, chạy một vòng thăm thành phố chết, và các thánh đường bỏ hoang, không một bóng người…rồi về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét