Giải đáp phụng vụ: Trong giờ Kinh Chiều, không bài nào thay được
Magnificat.
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp phụng vụ: Trong giờ
Kinh Chiều, không bài nào thay được Magnificat. Nói thêm về một mình đặt Mình
Thánh chầu.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có thể thay thế thánh ca Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) trong Giờ Kinh Chiều bằng một bài thánh ca về Đức Mẹ, chẳng hạn bài “Kính lạy Bà, Vị Nữ Hoàng Thiên Quốc”, được không? - E. A., Palo, Leyte, Philippines.
Đáp: Một câu trả lời rất đơn giản là không, và trong mọi trường hợp.
Ba thánh ca Tin Mừng trong Các Giờ Kinh Phụng vụ (Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis) là một phần không thể thiếu của Thần vụ, và không thể được thay thế bằng bất kỳ thánh ca nào khác. Thật vậy, chúng là các bản văn duy nhất lấy từ Tin mừng, được sử dụng thường xuyên trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và do đó không thể được thay thế bằng bất cứ thánh vịnh và thánh ca nào khác.
Trong lịch sử, sự hiện diện của ba thánh ca này trong Thần vụ đã bắt nguồn từ thời kỳ đầu, mặc dù chỉ sau thế kỷ IX, các thánh ca nảy mới trở thành, có thể nói như vậy, thời điểm nghi thức trung tâm của Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Do đó, chúng đã nhận được các vinh dự phụng vụ đặc biệt, chẳng hạn được hát khi mọi người đứng, và từ thế kỷ XII, bàn thờ, các kinh sĩ và tín hữu được xông hương trong khi hát bài Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) và bài Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). Các thực hành này vẫn tiếp tục ngày nay.
‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói như sau:
“50. Sau đó, long trọng đọc thánh ca Tin mừng với câu điệp ca: buổi sáng đọc thánh ca Benedictus (chúc tụng Đức Chúa) của ông Dacaria; buổi chiều, đọc thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) của Đức Trinh Nữ Maria. Những bài thánh ca này, từ ngàn xưa vẫn được Hội Thánh Rôma sử dụng và ưa thích, vì diễn tả niềm tri ân và ca ngợi công trình cứu chuộc. Điệp ca của hai thánh ca này đã được chọn tùy ngày, tùy mùa, tùy lễ.
“119. Các điệp ca của hai thánh ca “Chúc tụng Đức Chúa” và “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” trong các mùa phụng vụ, thì lấy ở phần riêng mỗi mủa, nếu có. Bằng không, lấy ở phần Thánh vịnh Thường Niên. Lễ trọng và lễ kính các thánh, thì lấy ờ phần riêng, nếu có. Bằng không, thì lấy ở phần chung. Lễ nhớ, không có điệp ca riêng, thì có thể tùy nghi lấy ở phần chung hay ngày trong tuần.
“138. Các thánh ca Tin mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Nunc dimittis (Muôn lạy Chúa) cũng phải được đọc một cách long trọng và xứng đáng như bài Tin Mừng.” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Từ các quy định này, rõ ràng là tại sao không bài nào khác có thể thay thế các bản văn Tin Mừng ấy trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Tuy nhiên, về các thánh thi trong Giờ Kinh, Văn kiện nói như sau:
“X. Các thánh thi và những bài ca không xuất phát từ Kinh Thánh.
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, Thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên Thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
“174. Theo luật cổ truyền, bao giờ Thánh thi cũng kết thúc bằng một câu vinh tụng ca. Câu này thường dâng lên cùng một Ngôi vị Thiên Chúa được nói tới trong chính bài Thánh thi.
“175. Mùa Thường niên, giờ kinh nào cũng có hai chu kỳ Thánh thi để thay đổi, tuần này đọc một chu kỳ, tuần sau đọc chu kỳ khác.
“176. Giờ Kinh Sách Mùa Thường niên cũng có hai chu kỳ, tùy đọc vào ban đêm hay ban ngày.
“177. Thánh thi mới có thể hát theo cung điệu cũ, miễn là cùng số câu, số chữ và số vận.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ.” (Bản dịch, như trên).
Sau khi tôi trả lời ngày 12-11-2019 về việc linh mục tự một mình đặt Mình Thánh chầu, một bạn đọc đã chỉ ra một lỗi có thể xảy ra về phía tôi. Xin mời đọc:
“Trong bài viết của cha, cha đã nói: ‘Trước khi có cải cách của Công đồng Vatican II, các linh mục có thể mở của Nhà tạm để chầu đơn giản với Bình thánh có nắp, như là một phương tiện cho lòng đạo đức cá nhân. Mặc dù khả năng này chưa được chính thức bãi bỏ, nhưng nó là khá hiếm trong thực tế hiện nay.’ Tuy nhiên, con đã tìm thấy câu trả lời từ Thánh bộ Nghi Lễ trong thế kỷ XIX, vốn cho thấy một linh mục không thể mở nhà tạm vì lòng đạo đức riêng của mình. Dưới đây là tài liệu tham khảo cho câu trả lời từ Thánh Bộ Nghi Lễ (SRC): Decreta authentica SRC, số 3832, trong tập 3 xuất bản năm 1900, trang 372. Con tự hỏi liệu có một dấu hiệu thay thế nào từ Tòa Thánh về vấn đề này không?”
Điều này đã thôi thúc tôi xem lại các nguồn tài liệu của mình và, quả thực, tôi đã đọc sai một quy định liên quan đến việc đặt Mình thánh riêng tư với hộp đựng Mình Thánh (pyx), mà không cần sự cho phép đặc biệt, với chủ đề về việc linh mục một mình chầu Thánh Thể, mà như bạn đọc này nêu ra là rõ ràng bị cấm.
Sắc lệnh chính thức từ Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Dublium II. An liceat Sacerdoti pro sua privata devotione sacrum Tabernaculum aperire pro adorando Sacramento, precibus ad libitum fundensis ac postea illud claudere? […] Ad.II. ‘Negative.’’’ Hiện tại trong các nguồn tải liệu của tôi từ đầu thập niên 1960, quy định này vẫn được xem là có hiệu lực.
Tôi cảm ơn bạn đọc đã chú ý đến chi tiết về vấn đề này, vốn được sửa lại trong bài trả lời hôm nay của tôi. (Zenit.org 24-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/only-the-magnificat-at-vespers/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có thể thay thế thánh ca Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) trong Giờ Kinh Chiều bằng một bài thánh ca về Đức Mẹ, chẳng hạn bài “Kính lạy Bà, Vị Nữ Hoàng Thiên Quốc”, được không? - E. A., Palo, Leyte, Philippines.
Đáp: Một câu trả lời rất đơn giản là không, và trong mọi trường hợp.
Ba thánh ca Tin Mừng trong Các Giờ Kinh Phụng vụ (Benedictus, Magnificat và Nunc Dimittis) là một phần không thể thiếu của Thần vụ, và không thể được thay thế bằng bất kỳ thánh ca nào khác. Thật vậy, chúng là các bản văn duy nhất lấy từ Tin mừng, được sử dụng thường xuyên trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và do đó không thể được thay thế bằng bất cứ thánh vịnh và thánh ca nào khác.
Trong lịch sử, sự hiện diện của ba thánh ca này trong Thần vụ đã bắt nguồn từ thời kỳ đầu, mặc dù chỉ sau thế kỷ IX, các thánh ca nảy mới trở thành, có thể nói như vậy, thời điểm nghi thức trung tâm của Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Do đó, chúng đã nhận được các vinh dự phụng vụ đặc biệt, chẳng hạn được hát khi mọi người đứng, và từ thế kỷ XII, bàn thờ, các kinh sĩ và tín hữu được xông hương trong khi hát bài Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa) và bài Magnificat (linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa). Các thực hành này vẫn tiếp tục ngày nay.
‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói như sau:
“50. Sau đó, long trọng đọc thánh ca Tin mừng với câu điệp ca: buổi sáng đọc thánh ca Benedictus (chúc tụng Đức Chúa) của ông Dacaria; buổi chiều, đọc thánh ca Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) của Đức Trinh Nữ Maria. Những bài thánh ca này, từ ngàn xưa vẫn được Hội Thánh Rôma sử dụng và ưa thích, vì diễn tả niềm tri ân và ca ngợi công trình cứu chuộc. Điệp ca của hai thánh ca này đã được chọn tùy ngày, tùy mùa, tùy lễ.
“119. Các điệp ca của hai thánh ca “Chúc tụng Đức Chúa” và “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” trong các mùa phụng vụ, thì lấy ở phần riêng mỗi mủa, nếu có. Bằng không, lấy ở phần Thánh vịnh Thường Niên. Lễ trọng và lễ kính các thánh, thì lấy ờ phần riêng, nếu có. Bằng không, thì lấy ở phần chung. Lễ nhớ, không có điệp ca riêng, thì có thể tùy nghi lấy ở phần chung hay ngày trong tuần.
“138. Các thánh ca Tin mừng Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và Nunc dimittis (Muôn lạy Chúa) cũng phải được đọc một cách long trọng và xứng đáng như bài Tin Mừng.” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Từ các quy định này, rõ ràng là tại sao không bài nào khác có thể thay thế các bản văn Tin Mừng ấy trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Tuy nhiên, về các thánh thi trong Giờ Kinh, Văn kiện nói như sau:
“X. Các thánh thi và những bài ca không xuất phát từ Kinh Thánh.
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, Thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên Thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
“174. Theo luật cổ truyền, bao giờ Thánh thi cũng kết thúc bằng một câu vinh tụng ca. Câu này thường dâng lên cùng một Ngôi vị Thiên Chúa được nói tới trong chính bài Thánh thi.
“175. Mùa Thường niên, giờ kinh nào cũng có hai chu kỳ Thánh thi để thay đổi, tuần này đọc một chu kỳ, tuần sau đọc chu kỳ khác.
“176. Giờ Kinh Sách Mùa Thường niên cũng có hai chu kỳ, tùy đọc vào ban đêm hay ban ngày.
“177. Thánh thi mới có thể hát theo cung điệu cũ, miễn là cùng số câu, số chữ và số vận.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bình dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ.” (Bản dịch, như trên).
Sau khi tôi trả lời ngày 12-11-2019 về việc linh mục tự một mình đặt Mình Thánh chầu, một bạn đọc đã chỉ ra một lỗi có thể xảy ra về phía tôi. Xin mời đọc:
“Trong bài viết của cha, cha đã nói: ‘Trước khi có cải cách của Công đồng Vatican II, các linh mục có thể mở của Nhà tạm để chầu đơn giản với Bình thánh có nắp, như là một phương tiện cho lòng đạo đức cá nhân. Mặc dù khả năng này chưa được chính thức bãi bỏ, nhưng nó là khá hiếm trong thực tế hiện nay.’ Tuy nhiên, con đã tìm thấy câu trả lời từ Thánh bộ Nghi Lễ trong thế kỷ XIX, vốn cho thấy một linh mục không thể mở nhà tạm vì lòng đạo đức riêng của mình. Dưới đây là tài liệu tham khảo cho câu trả lời từ Thánh Bộ Nghi Lễ (SRC): Decreta authentica SRC, số 3832, trong tập 3 xuất bản năm 1900, trang 372. Con tự hỏi liệu có một dấu hiệu thay thế nào từ Tòa Thánh về vấn đề này không?”
Điều này đã thôi thúc tôi xem lại các nguồn tài liệu của mình và, quả thực, tôi đã đọc sai một quy định liên quan đến việc đặt Mình thánh riêng tư với hộp đựng Mình Thánh (pyx), mà không cần sự cho phép đặc biệt, với chủ đề về việc linh mục một mình chầu Thánh Thể, mà như bạn đọc này nêu ra là rõ ràng bị cấm.
Sắc lệnh chính thức từ Thánh Bộ Nghi Lễ nói: “Dublium II. An liceat Sacerdoti pro sua privata devotione sacrum Tabernaculum aperire pro adorando Sacramento, precibus ad libitum fundensis ac postea illud claudere? […] Ad.II. ‘Negative.’’’ Hiện tại trong các nguồn tải liệu của tôi từ đầu thập niên 1960, quy định này vẫn được xem là có hiệu lực.
Tôi cảm ơn bạn đọc đã chú ý đến chi tiết về vấn đề này, vốn được sửa lại trong bài trả lời hôm nay của tôi. (Zenit.org 24-12-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/only-the-magnificat-at-vespers/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét