22-01-2020
Thứ Tư Tuần II Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: 1 Sm 17,
32-33. 37. 40-51
“Đavít đã dùng dây ném đá và đá
mà thắng tên Philitinh”.
Trích sách Samuel
quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy,
khi người ta dẫn Đavít đến trước Saolê, thì Đavít nói với Saolê rằng: “Đừng ai
lo sợ gì cả. Tôi đây, tôi tớ của bệ hạ, tôi sẽ ra chiến đấu với tên Philitinh”.
Saolê nói cùng Đavít rằng: “Ngươi không thể chống cự và chiến đấu với tên
Philitinh đó đâu, vì ngươi còn bé nhỏ, mà anh ta là một chiến sĩ từ lúc còn
niên thiếu”.
Đavít liền đáp: “Chúa
đã từng cứu tôi thoát khỏi nanh vuốt sư tử và gấu, Người sẽ giải thoát tôi khỏi
tay tên Philitinh đó”. Saolê mới nói với Đavít: “Ngươi hãy đi và Chúa ở cùng
ngươi”.
Đavít lấy cây gậy mà
chàng quen cầm trong tay. Chàng lựa năm viên đá bóng láng dưới khe nước, bỏ vào
bị chăn chiên mà chàng thường đeo bên mình.
Tay chàng cầm trành
ném đá ra ứng chiến với tên Philitinh. Tên Philitinh có vệ sĩ cầm khí giới đi
trước, tiến lại gần Đavít. Khi tên Philitinh thấy Đavít, thì khinh bỉ chàng, vì
chàng là một thanh niên hồng hào đẹp trai. Tên Philitinh nói với Đavít: “Tao có
phải là chó đâu mà mày cầm gậy đến với tao?” Rồi tên Philitinh nhân danh các thần
của y mà nguyền rủa Đavít. Anh ta nói với Đavít: “Mày hãy lại đây, tao sẽ phân
thây mày cho chim trời và thú đồng ăn thịt”.
Đavít đáp lại: “Còn
mi, mi cầm gươm, giáo, lao mà đến với ta, thì ta đến với mi nhân danh Chúa các
đạo binh, Thiên Chúa các đoàn quân Israel mà hôm nay mi đã nhục mạ. Chúa sẽ
trao mi vào tay ta, ta sẽ đánh và chặt đầu mi, và hôm nay ta sẽ ném thây quân
sĩ Philitinh cho chim trời và thú đồng, để khắp hoàn cầu biết rằng Israel có một
Thiên Chúa, và toàn thể cộng đồng này nhận biết rằng: “Chúa không dùng gươm
giáo mà giải phóng, vì Người là chủ trận chiến, Người sẽ trao các ngươi vào tay
chúng ta”.
Vậy tên Philitinh vùng
lên, tiến lại gần Đavít, và Đavít hối hả chạy đến nghinh chiến với tên
Philitinh. Đavít thò tay vào bị, lấy viên đá, rồi dùng dây ném đá mà phóng vào
trán tên Philitinh, viên đá trúng lủng trán hắn, và hắn liền té sấp xuống đất.
Và Đavít đã dùng dây ném đá và đá mà chiến thắng và hạ sát tên Philitinh. Nhưng
vì Đavít không có sẵn gươm, nên cậu chạy lại đứng trên mình tên Philitinh, lấy
gươm của hắn, rút ra khỏi vỏ và chặt đầu hắn. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 143, 1. 2.
9-10
A+B: Ôi Đá Tảng của
con, chúc tụng Chúa! (c. 1a)
1.
a) Ôi Đá Tảng của
con, chúc tụng Chúa, là Đấng rèn luyện cho tay con biết đấu tranh, cho các ngón
tay con thiện nghề chinh chiến.
2.
B) Chúa là Tình
thương và là chiến luỹ, là Đấng phù trợ và giải phóng con. Chúa là khiên thuẫn,
là chỗ con nương náu, Ngài bắt chư dân phải khuất phục con.
3.
A) Ôi Thiên Chúa,
con sẽ hát mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây, con sẽ ca mừng Ngài, vì
Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng Đavít là tôi tớ của Ngài.
A+B: Ôi Đá Tảng của
con, chúc tụng Chúa! (c. 1a)
ALLELUIA: Ga 6, 64b và
69b -Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và
là sự sống. Chúa có những lời ban sự sống đời đời. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 3, 1-6
“Trong ngày Sabbat được cứu sống
hay là giết chết?”
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại
vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem
Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có
tay khô bại rằng: “Ngươi hãy đứng ra giữa đây”. Rồi Người bảo họ: “Trong ngày
Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Được cứu sống hay là giết chết?” Nhưng họ
thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ
chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: “Hãy giơ tay ra”. Người đó giơ tay ra và tay
anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ
thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người. Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Phản ứng của Chúa Giêsu
Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Toà Thánh nhân dịp Năm
Mới 1996, Ðức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tố giác các đàn áp Kitô hữu; Ngài nhận
định như sau: "Người ta không thể đàn áp mãi hàng triệu tín hữu, nghi ngờ
hoặc chia rẽ họ, mà những hành động đó lại không đưa đến những hậu quả tiêu cực,
chẳng những đối với uy tín của các quốc gia trên trường quốc tế, mà cả trong nội
bộ các xã hội liên hệ; trái lại, những mối quan hệ tốt giữa các Giáo Hội và nhà
nước góp phần vào sự hòa hợp mọi thành phần trong xã hội".
Vừa đàn áp, vừa kêu gọi tin tưởng, chỉ có người mù quáng mới không thấy
được sự mâu thuẫn trong hành động của mình. Người mù lòa ít ra còn biết mình
không thấy, nhưng kẻ mù quáng vốn có mắt, nhưng lại không nhìn thấy.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu có một phản ứng trước sự mù quáng của
những người Biệt phái. Chúng ta cứ tưởng tượng một bệnh nhân đang quằn quại
trong đau khổ cần được một bàn tay săn sóc chữa trị, thì người ta lại nại đến
luật ngày Hưu lễ để bắt bẻ và cấm chế. Thánh sử Marcô như muốn tô đậm phản ứng
của Chúa trước thái độ mù quáng như thế, khi viết: "Chúa Giêsu giận dữ rảo
mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng chai đá của họ". Chúa Giêsu vốn là Ðấng hiền
lành và khiêm nhường trong lòng. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng thái độ của Ngài đối
với những người khốn khổ, các bệnh nhân, các tội nhân, những người bị đẩy ra
bên lề xã hội, Ngài đồng bàn với họ, cảm thông với họ, tha thứ cho họ.
Chúa Giêsu tỏ ra cảm thông tha thứ đối với mọi tội lỗi của con người, duy
chỉ có một thái độ Ngài không bao giờ chấp nhận và tha thứ, đó là thói giả hình
và mù quáng. Do yếu đuối, con người sa ngã là chuyện bình thường, nhưng nhắm mắt
khép kín tâm hồn để không nhận ra mình yếu đuối cũng như nhân danh đạo lý và
pháp luật để khước từ yêu thương, để loại trừ người khác, Chúa Giêsu gọi đó là
tội chống lại Thánh Thần, tội không thể tha thứ được. Thật thế, khi con người
không còn nhận ra thân phận tội lỗi yếu đuối của mình, khi con người khước từ
yêu thương, thì mọi tương quan với Thiên Chúa cũng hoàn toàn bị cắt đứt. Chúa
Giêsu không ngừng lên án thái độ giả hình và mù quáng của những người Biệt
phái; Ngài cũng luông kêu gọi các môn đệ đề cao cảnh giác trước men Biệt phái.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta ghi tạc Lời Chúa để tránh khỏi men giả hình
và mù quáng ấy. Xin Ngài cho chúng ta một tâm hồn nhạy cảm để nhận ra thân phận
yếu đuối bất toàn của chúng ta và đáp lại tiếng gọi thống hối và hoán cải không
ngừng của Chúa. Xin Ngài ban cho chúng ta một trái tim luôn biết rung động trước
nỗi đau khổ của đồng loại và đôi tay luôn biết rộng mở để săn sóc chữa trị và
san sẻ trao ban cho mọi người.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư, Tuần II TN
Bài đọc: Heb
7:1-3, 15-17; I Sam 17:32-33, 37, 40-51; Mk 3:1-6.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tin tưởng
nơi uy quyền của Thiên Chúa.
Tôn giáo hiện hữu là để
đưa con người tới Thiên Chúa. Để làm việc này, con người cần giữ luật. Bao lâu con
người tuân giữ những luật Thiên Chúa truyền, con người giữ mối liên hệ tốt lành
với Thiên Chúa. Nhưng con người đã không thể giữ mãi mối liên hệ với Thiên Chúa
vì họ phạm tội; và như thế, con người cần dâng lễ vật để đền tội và nối lại mối
liên hệ với Thiên Chúa. Đó là lý do chức tư tế và luật dâng lễ vật hiện hữu.
Theo từ ngữ Latin, từ ngữ dùng để chỉ tư tế là pontifex, có nghĩa
người xây cầu để nối giữa 2 điểm. Tư tế là người xây cầu để nối giữa Thiên Chúa
và con người bằng dâng các lễ vật hy sinh. Theo truyền thống Do-thái, lễ vật hy
sinh chỉ có thể đền những tội vô tình xúc phạm đến Luật mà thôi; những tội cố
ý, không lễ vật hy sinh nào có thể đền được. Tác giả Thư Do-thái nhìn thấy sự bất
toàn của chức tư tế và các lễ vật hy sinh trong Đạo Do-thái; ông nhận ra con
người cần một phẩm trật tư tế cao trọng hơn phẩm trật tư tế theo Aaron, và một
lễ vật hy sinh cao trọng hơn máu chiên bò, để có thể tha thứ các tội cho con
người, và cung cấp cho con người cách thức an toàn để nối lại mối liên hệ với
Thiên Chúa sau khi phạm tội.
Trong Bài Đọc I, năm lẻ,
tác giả dùng Thánh Vịnh 110:4 và Sách Sáng Thế 14:18-20, để chứng minh Đức Kitô
là Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek; phẩm trật này cao trọng hơn phẩm trật
Aaron, vì “Melkizedek không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời
không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa:
mãi mãi ông vẫn là tư tế.” Trong Bài Đọc I, năm chẵn, trẻ David tình nguyện đi
chiến đấu với tên khổng lồ Philistine, vì cậu tin uy quyền của Thiên Chúa sẽ
giúp cậu chiến thắng. Vì biến cố vĩ đại này, Thiên Chúa chuẩn bị lòng dân chúng
dành chấp nhận David làm vua thay thế Saul. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tức giận
vì nhóm Pharisees lòng chai dạ đá: trong khi Ngài muốn chữa lành con người khỏi
mọi tội lỗi và bệnh hoạn, tật nguyền, nhưng họ luôn tìm cách để tố cáo và luận
tội Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Kitô là Thượng-tế theo phẩm trật Melkizedek.
1.1/ Thượng Tế
Melkizedek: Khi truy tầm tên Melkizedek mà
Thánh Vịnh 110 đề cập tới, Tác-giả Thư Do-Thái tìm thấy trong Sách Sáng Thế nói
về Ông như sau: “Ông Melkizedek, vua thành Salem, mang bánh và rượu ra; ông là
tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Ông chúc phúc cho ông Abraham và nói: “Xin Thiên
Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Abraham! Chúc tụng Thiên
Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!” Rồi ông Abraham
biếu ông Melkizedek một phần mười tất cả chiến lợi phẩm” (Gen 14:18-20).
Tác-giả dựa vào những
gì Sách Sáng Thế trình bày, và suy diễn thêm về những gì tuy Kinh Thánh không
nói tới, nhưng quan trọng về vị Thượng Tế này như sau: “Trước hết, ông tên là
Melkizedek, nghĩa là “Vua công chính;” rồi ông lại là vua Salem, nghĩa là “Vua
bình an.” Ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi
đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn
là tư tế.”
1.2/ Sự khác biệt giữa 2
phẩm trật tư tế: Tác giả so sánh những gì
ông tìm ra về Thượng Tế Melkizedek và so sánh với những gì ghi chép trong Luật
về phẩm trật tư tế Aaron, ông tìm ra những khác biệt trong Chương 7, chúng tôi
chỉ tóm tắt như sau:
(1) Phẩm trật Aaron:
Theo Luật Do-Thái, một người trở thành tư tế vì thuộc giòng dõi Aaron; mà không
tùy thuộc vào đặc tính và khả năng của vị tư tế. Chức tư tế của những người
theo phẩm trật Aaron chấm dứt cùng với cái chết của người ấy. Thiên Chúa không
bao giờ thề hứa với phẩm trật theo Aaron. Sau cùng, các tư tế theo phẩm trật
này phải luôn dâng hy lễ đền tội cho mình, trước khi có thể dâng lễ đền tội cho
người khác.
(2) Phẩm trật
Melkizedek: Chức tư tế của Melkizedek không tùy thuộc vào giòng dõi con người,
nhưng tùy thuộc vào đặc tính và khả năng của ông. Hơn nữa, Melkizedek không có
gia phả con người, và Kinh Thánh không thấy nói tới sự chết của ông; vì thế, chức
tư tế của ông tồn tại đến muôn đời. Chức tư tế theo phẩm trật Melkizedek được
Thiên Chúa thề hứa và không bao giờ thay đổi (x/c Psa 110:4). Đức Kitô không
bao giờ phạm tội, và Ngài không cần dâng lễ đền tội cho mình, chỉ dâng hy lễ một
lần để đền tội cho con người là đủ.
1.3/ Đức Kitô là Thượng-tế
theo phẩm trật Melkizedek: Tác giả Thư
Do-Thái kết luận: “Điều ấy lại còn hiển nhiên hơn nữa, khi một vị tư tế khác
tương tự như ông Melkizedek xuất hiện; vị này đã trở nên tư tế không phải do Lề
Luật quy định việc cha truyền con nối, nhưng do sức mạnh của một đời sống bất
diệt. Quả thật, có lời chứng nhận rằng: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm
trật Melkizedek”” (Psa 110:4).
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng.
Đây là câu truyện nói
lên uy quyền của Thiên Chúa. Thoạt nhìn, không ai có thể nghĩ David sẽ thắng
tên Philistine; ngay cả vua Saul là người to lớn nhất trong Israel cũng phải đầu
hàng. Khi David tỏ ý định muốn đi chiến đấu với tên khổng lồ Philistine, vua
Saul nói với David: “Con không thể đến với tên Philistine ấy để chiến đấu với
nó, vì con chỉ là một đứa trẻ, còn nó là một chiến binh từ khi còn trẻ.” Nhưng
David tin tưởng vào uy quyền Thiên Chúa, ông nói: “Đức Chúa là Đấng đã giật con
khỏi vuốt sư tử và vuốt gấu, chính Người sẽ giật con khỏi tay tên Philistine
này.” Vua Saul nói với David: “Con hãy đi, xin Đức Chúa ở với con!” Cậu cầm gậy
chăn chiên trong tay, chọn lấy năm hòn đá cuội dưới suối, bỏ vào túi chăn
chiên, vào bị của cậu, rồi tay cầm dây phóng đá, cậu tiến về phía tên
Philistine.
(1) Tên Philistine cậy
vào thể lực của mình: Khi thấy có người Israel tiến lên, tên Philistine từ từ
tiến lại gần David, đi trước mặt nó là người mang thuẫn. Tên Philistine nhìn,
và khi thấy David, nó khinh dể cậu, vì cậu còn trẻ, có mái tóc hung và đẹp
trai. Tên Philistine nói với David: “Tao là chó hay sao mà mầy cầm gậy đến với
tao?” Và tên Philistine lấy tên các thần của mình mà nguyền rủa David. Tên
Philistine nói với David: “Đến đây với tao, tao sẽ đem thịt mày làm mồi cho
chim trời và dã thú.”
(2) David chiến đấu
nhân danh Thiên Chúa: David bảo tên Philistine: “Mày mang gươm, mang giáo, cầm
lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là
Thiên Chúa các hàng ngũ Israel mà mày thách thức.”
– David tin tưởng nơi
Thiên Chúa sẽ ban chiến thắng, không chỉ chiến thắng cá nhân giữa cậu và tên
Philistine, mà còn chiến thắng giữa quân đội Israel trên quân đội Philistines:
“Ngay hôm nay Đức Chúa sẽ nộp mày vào tay tao, tao sẽ hạ mày và làm cho đầu mày
lìa khỏi thân. Ngay hôm nay tao sẽ đem xác chết của quân đội Philistine làm mồi
cho chim trời và dã thú.”
– Cậu tin chiến thắng
là nhờ Danh Chúa, Đấng dựng nên trời đất, chứ không nhờ gươm giáo. David nói với
tên Philistine: “Toàn cõi đất sẽ biết rằng có một Thiên Chúa che chở Israel, và
toàn thể đại hội này sẽ biết rằng không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban
chiến thắng, vì chiến đấu là việc của Đức Chúa và Người sẽ trao chúng mày vào
tay chúng tao!”
(3) Kết quả của cuộc
chiến: “Khi tên Philistine bắt đầu xông lên và đến gần để đương đầu với David,
thì David vội vàng chạy từ trận tuyến ra để đương đầu với tên Philistine. David
thọc tay vào bị, rút từ đó ra một hòn đá, rồi dùng dây phóng mà bắn trúng vào
trán tên Philistine. Hòn đá cắm sâu vào trán, khiến nó ngã sấp mặt xuống đất.
Thế là David thắng tên Philistine nhờ dây phóng và một hòn đá. Cậu hạ tên
Philistine và giết nó. Nhưng trong tay David không có gươm. David chạy lại, đứng
trên xác tên Philistine, lấy gươm của nó, rút khỏi bao, kết liễu đời nó và dùng
gươm chặt đầu nó.”
Vì vua Saul bất tuân lệnh
của Thiên Chúa, Ngài đã truất phế Saul khỏi ngôi vua. Thiên Chúa đã sai ngôn sứ
Samuel xức dầu phong vương cho trẻ David, và Ngài muốn dùng chiến thắng này để
chuẩn bị lòng dân chúng để tiếp nhận David làm vua thay thế Saul. Điều này một
lần nữa chứng minh: một khi Thiên Chúa đã chọn ai, Ngài sẽ ban ơn đủ cho người ấy
thi hành nghĩa vụ của mình.
3/ Phúc Âm: Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai
đá.
3.1/ Xung đột ý kiến giữa
Chúa Giêsu và Nhóm Pharisees: Chỉ trong hai
câu mô tả ngắn ngủi, Marcô cho chúng ta nhìn thấy sự xung đột giữa hai bên: “Đức
Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có
chữa người ấy ngày Sabbath không, để tố cáo Người.” Trong khi Chúa Giêsu chính
thức rao giảng và chữa lành dân chúng trong các hội đường, Nhóm Pharisees cũng
có mặt. Mục đích của họ không phải để nghe giảng, nhưng để “rình xem” Chúa
Giêsu có chữa bệnh trong ngày Sabbath.
3.2/ Hai phản ứng khác
nhau:
(1) Phản ứng của của
Chúa Giêsu: Khi nhìn thấy người bại tay, Chúa Giêsu động lòng thương anh, và
Ngài muốn chữa lành, nên bảo anh: “Anh trỗi dậy, ra giữa đây!” Ngài có thể bảo
anh ngày mai trở lại, hay bảo anh đi đến một nơi nào đó cho khuất mắt những người
đang rình; nhưng để dạy cho họ có cơ hội hiểu biết đúng đắn về ngày Sabbath,
Chúa Giêsu mời gọi họ đối thoại với Ngài: “Ngày Sabbath, được phép làm điều
lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận
dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh
giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.
(2) Phản ứng của Nhóm
Pharisees: Làm thinh không nói có thể vì không biết câu trả lời; nhưng họ đã biết
câu trả lời: phải luôn làm việc lành trong cả ngày Sabbath, và phải luôn cứu mạng
người; nhưng vì họ sợ nếu phải công nhận những gì Chúa Giêsu dạy trước mặt mọi
người, họ phải tin theo và làm những gì Ngài đòi hỏi nên họ làm thinh. Không phải
chỉ có thế, nhưng sau khi ra khỏi đó, Nhóm Pharisees lập tức bàn tính với phe
Herode, để tìm cách giết Đức Giêsu.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Tội lỗi làm chúng ta
xa cách Thiên Chúa; nhưng qua Đức Kitô là Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek,
chúng ta đã có con đường an toàn để nối lại tình nghĩa với Ngài.
– Chúng ta hãy vâng lời
làm theo những gì Đức Kitô dạy. Nếu không hiểu, hãy chịu khó bỏ thời giờ để
nghiên cứu học hỏi; đừng ngoan cố như những người biệt-phái để cố tình sống
trong tội lỗi của mình.
– Chúng ta có chiến thắng
được ba thù là nhờ uy quyền của Thiên Chúa, chứ không do sức lực, tài năng, và
sự khôn ngoan của cá nhân.
– Tôn giáo không phải
chỉ là tuân theo những luật lệ cứng nhắc, nhưng trước hết là tâm tình đồng cảm
với những khổ đau của nhân loại. Chúng ta hãy cố gắng và tìm cách để làm vơi đi
những khổ đau của tha nhân.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
22/01/2020 – THỨ TƯ TUẦN 2 TN
Th. Vinh-sơn, phó tế, tử đạo Mc 3,1-6
TÍCH CỰC LÀM ĐIỀU LÀNH
“Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng
người hay giết đi?” (Mc 3,4)
Suy niệm: Những va quẹt nhẹ trên đường
phố, những xích mích nhỏ trong đời thường, những cãi cọ thách đố nhau trên mạng
xã hội dễ dàng dẫn đến những cuộc ẩu đả thậm chí những vụ án mạng nghiêm trọng.
Tình trạng bạo lực gia tăng đáng ngại trong gia đình và cả ở học đường, nơi những
học sinh mặt còn búng ra sữa. Câu ca dao quen thuộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” đã từng là chuẩn mực luân lý
không cần bàn cãi, giá trị nhân văn ngàn đời của dân tộc, giờ đây không còn mang
tính đương nhiên, mà còn bị xói mòn, thách thức, và loại bỏ. Chúa Giê-su đã “buồn
rầu và giận dữ” trước sự chai đá của những người Pha-ri-sêu và kinh sư. Bởi vì
trước lời chất vấn của Chúa: “Ngày sa-bát cứu người hay giết người?” câu trả lời
tưởng chừng như rất hiển nhiên; thế mà họ đã lặng thinh, không dám trả lời. Một
cách gián tiếp họ đã phủ nhận mệnh lệnh tuyệt đối ấy của lương tâm chỉ vì tự ái
và những tham vọng của họ.
Mời Bạn: Bạn hãy sống thật với
lương tâm là tiếng Chúa nói trong tâm hồn mình dù có phải đi ngược với thói đời,
dù có phải chịu thiệt thòi quyền lợi trong xã hội.
Sống Lời Chúa: Luôn tuân theo mệnh lệnh của lương tâm, đó là tích cực
làm điều lành, xa tránh điều dữ, và nhất là tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho con một lương tâm ngay
chính để con biết phân định ý Chúa. Xin ban cho con Lời Chúa là ánh sáng soi dẫn
bước chân con. Xin ban cho con ơn dũng cảm để con mạnh dạn thực thi Lời Chúa dẫu
con phải chịu khổ đau, thiệt thòi. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Anh giơ tay ra! (22.01.2020 – Thứ
Tư Tuần 2 Thường niên)
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận
giữa Đức Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6).
Đó là các cuộc tranh luận về quyền tha tội của Đức Giêsu,
về chuyện Ngài ăn uống với người thu thuế, chuyện môn đệ không ăn chay,
chuyện môn đệ bứt lúa ngày sabát, và cuối cùng là chuyện Ngài chữa bệnh.
giữa Đức Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6).
Đó là các cuộc tranh luận về quyền tha tội của Đức Giêsu,
về chuyện Ngài ăn uống với người thu thuế, chuyện môn đệ không ăn chay,
chuyện môn đệ bứt lúa ngày sabát, và cuối cùng là chuyện Ngài chữa bệnh.
Trong hội đường, vào một ngày sabát, một người có bàn tay bị teo đi dự lễ.
Các người Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa cho anh ấy không.
để có cớ tố cáo Ngài.
Đức Giêsu chủ động đưa âm mưu của họ ra ánh sáng.
Ngài muốn công khai hóa và chính thức hóa việc làm của mình,
bởi vậy Ngài mới nói với người bị tật rằng: “Anh hãy trỗi dậy ra giữa đây!”
Như thế mọi người trong hội đường đều thấy được anh.
Rồi Ngài đặt câu hỏi với các người đang rình rập Ngài
về điều được phép làm trong ngày sabát:
được làm điều tốt hay điều xấu, cứu sống hay giết chết?
Câu trả lời tưởng như quá rõ ràng,
nhưng ta nên nhớ rằng chữa bệnh ngày sabát bị coi như lao động.
Chỉ được chữa bệnh ngày sabát khi đó là một bệnh nguy tử.
Các người Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa cho anh ấy không.
để có cớ tố cáo Ngài.
Đức Giêsu chủ động đưa âm mưu của họ ra ánh sáng.
Ngài muốn công khai hóa và chính thức hóa việc làm của mình,
bởi vậy Ngài mới nói với người bị tật rằng: “Anh hãy trỗi dậy ra giữa đây!”
Như thế mọi người trong hội đường đều thấy được anh.
Rồi Ngài đặt câu hỏi với các người đang rình rập Ngài
về điều được phép làm trong ngày sabát:
được làm điều tốt hay điều xấu, cứu sống hay giết chết?
Câu trả lời tưởng như quá rõ ràng,
nhưng ta nên nhớ rằng chữa bệnh ngày sabát bị coi như lao động.
Chỉ được chữa bệnh ngày sabát khi đó là một bệnh nguy tử.
Anh bại tay không phải là người lâm cơn bệnh nguy tử.
Nếu hoãn lại đến ngày mai mới chữa anh, thì có vẻ cũng chẳng sao.
Nhưng Đức Giêsu đã không chấp nhận sự trì hoãn này.
Đối với Ngài, làm điều tốt là chữa ngay cho anh.
Ngài không đợi anh ấy gần chết mới cứu sống.
Cứu sống là cho con người được sống hạnh phúc dồi dào hơn.
Một bàn tay héo khô, teo tóp, bại liệt,
một bàn tay đàn ông chẳng còn làm việc được, chẳng còn tự phục vụ được,
một bàn tay đã chịu tật nguyền như thế từ bao giờ,
theo Đức Giêsu, bàn tay ấy phải được chữa lành ngay khi có thể.
“Hãy giơ tay ra!”
Người ấy đã giơ tay ra và tay anh trở lại bình thường.
Giơ tay ra là điều trước kia anh mong muốn mà không làm được.
Bây giờ anh có thể giơ tay để nắm lấy một bàn tay khác,
và cảm được sự ấm áp chân thành của tình bạn.
Có bao nhiêu bàn tay, dù không bại liệt, nhưng chẳng bao giờ bình thường
vì chẳng bao giờ dám đưa ra để trao và để nhận, để nắm và để buông.
Nếu hoãn lại đến ngày mai mới chữa anh, thì có vẻ cũng chẳng sao.
Nhưng Đức Giêsu đã không chấp nhận sự trì hoãn này.
Đối với Ngài, làm điều tốt là chữa ngay cho anh.
Ngài không đợi anh ấy gần chết mới cứu sống.
Cứu sống là cho con người được sống hạnh phúc dồi dào hơn.
Một bàn tay héo khô, teo tóp, bại liệt,
một bàn tay đàn ông chẳng còn làm việc được, chẳng còn tự phục vụ được,
một bàn tay đã chịu tật nguyền như thế từ bao giờ,
theo Đức Giêsu, bàn tay ấy phải được chữa lành ngay khi có thể.
“Hãy giơ tay ra!”
Người ấy đã giơ tay ra và tay anh trở lại bình thường.
Giơ tay ra là điều trước kia anh mong muốn mà không làm được.
Bây giờ anh có thể giơ tay để nắm lấy một bàn tay khác,
và cảm được sự ấm áp chân thành của tình bạn.
Có bao nhiêu bàn tay, dù không bại liệt, nhưng chẳng bao giờ bình thường
vì chẳng bao giờ dám đưa ra để trao và để nhận, để nắm và để buông.
Trước sự thinh lặng chai đá của các kẻ chống đối,
Đức Giêsu vừa giận vừa buồn (c.5).
Ngài chấp nhận trả giá cho quyết định của mình.
Ngài đã chữa bệnh chỉ bằng một lời nói, chứ không bằng đụng chạm.
Thế nên theo Luật Môsê, Ngài vẫn không bị coi là đã vi phạm ngày sabát.
Đức Giêsu vừa giận vừa buồn (c.5).
Ngài chấp nhận trả giá cho quyết định của mình.
Ngài đã chữa bệnh chỉ bằng một lời nói, chứ không bằng đụng chạm.
Thế nên theo Luật Môsê, Ngài vẫn không bị coi là đã vi phạm ngày sabát.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn đuợc mở rộng đến vô cùng
và trái tim đuợc lớn lên mãi.
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn đuợc mở rộng đến vô cùng
và trái tim đuợc lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đua chúng con lên cao.
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đua chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
22 THÁNG GIÊNG
Tin Mừng Lao Động
Lao động, đó trước hết
là một ơn gọi của con người. Lao động là dấu hiệu cho thấy bản tính của con người:
những hữu thể có lý trí! Mỗi người đều được ban cho trí tuệ và ý chí. Con người
được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa – và được mời gọi làm chủ mọi tạo vật.
Để đáp trả tiếng gọi
này, chúng ta có mẫu gương tuyệt hảo là Đức Giêsu. Người đã lao động suốt ba
mươi năm hàn vi ở thị trấn nghèo Na-da-rét, với Thánh Giu-se, trong nghề thợ mộc.
Ba mươi năm âm thầm
này – và cái nghề rất đỗi khiêm hạ này trong cuộc đời của Đức Giêsu – có chất
chứa một sứ điệp nào đó gọi mời chúng ta học hỏi. Ba mươi năm ấy, có thể nói,
là trường đào tạo chàng trai Giê-su: càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan, và
càng dồi dào ân sủng. Con Thiên Chúa – là Con Người – đã đảm nhận lấy lao động,
một loại lao động cơ bản, là chính tiếng gọi mà Thiên Chúa đã ủy trao cho con
người ngay từ thuở ban sơ.
Ngôi nhà Na-da-rét ấy
và xưởng mộc đơn sơ ấy của Thánh Giu-se và chàng trai Giêsu là trọng tâm và là
tiêu điểm của Tin Mừng Lao Động. Mẫu gương lao động này muốn nhắc nhở chúng ta
rằng điều thật sự đáng cho ta chú ý không phải là loại công việc được làm nhưng
là chính những con người làm việc. Tiêu điểm ấy sẽ cho phép chúng ta nhận thức
rõ hơn về giá trị nhân bản và siêu nhiên của lao động.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 22/1
Thánh Vinh Sơn, phó
tế, tử đạo
1Sm
17,32-33.37.40-51;Mc 3, 1-6.
Lời Suy Niệm: “Đức Giêsu lại
vào hội đường. Ở dó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người
ấy ngày Sabát không, để tố cáo Người.”
Mặc dầu Chúa Giêsu biết rõ, trong hội đường đang có những con người rình xem việc
Người làm đối với người bị bại tay, để đi tố cáo. Nhưng Chúa vẫn chữa lành cho
anh ta và Người còn nhấn mạnh: “Ngày Sabát được phép làm điều lành hay điều dữ,
cứu mạng người hay giết đi.” Để đánh thức tâm hồn những con người đang cử hành
việc thờ phượng Thiên Chúa .
Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã thể hiện tình yêu thương tha thứ của Chúa Cha cho tất cả
mọi con người, đặc biệt những người nghèo khổ, bệnh tật và tội lỗi; trong đó có
cả chúng con. Xin cho chúng con luôn ý thức là đang nhận lãnh ơn lành của Chúa.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 22-01: Thánh
VINHSƠN
Phó Tế Tử Đạo (…
304)
Thánh Vinhsơn sinh tại
Huesca nước Tây Ban Nha. Từ nhỏ, thánh nhân đã theo giúp Thánh giám mục Valêriô
và được Ngài dạy dỗ cho cả về giáo lý lẫn văn hóa. Lớn lên, Ngài còn được đức
giám mục phong chức phó tế để có thể làm việc đắc lực hơn.
Trong cuộc bách hại của
Dacianô, đức giám mục giáo phận Saragossa và vị phó tế của Ngài bị bắt trước hết.
Xiềng các Ngài lại, Dacianô tống các Ngài vào ngục. Nhưng khi mở ngục ra, ông
đã ngạc nhiên khi thấy các Ngài vẫn tươi tỉnh mạnh khỏe. Sau khi dụ dỗ lẫn đe dọa
đủ cách mà không lay chuyển nổi đức tin của vị giám mục già nua với vị phó tế của
Ngài. Daciano liền phân cách hai người ra. Cuộc tra tấn dã man phó tế Vinhsơn bắt
đầu. Người ta căng Ngài ra trên giường rồi thi nhau đánh đòn cho tới khi da thịt
rách nát và máu phun ra lai láng. Dầu vậy thánh nhân vẫn tươi tỉnh, thỉnh thoảng
còn khích lệ lý hình nữa. Tức giận, Dacianô truyền lấy móc sắt nung đỏ để xé thịt
Ngài. Chính bọn lý hình cũng phải rùng mình đối với hình phạt.
Cuối cùng, để cho tội
nhân chết dần, ông truyền ném thánh nhân vào ngục tối đầy miểng chai bể. Dầu vậy
thánh nhân vẫn sống. Tương truyền rằng: khi Ngài bị sa thải vào ngục thì ngục
thất bỗng sáng trưng. Quân canh hoảng sợ chạy trốn, chỉ có viên cai ngục tò mò ở
lại coi và được ơn đức tin. Thân xác đau đớn rã rời, nhưng từ trong ngục thất,
Ngài vẫn không ngớt hát ca vịnh chúc tụng Chúa.
Cuối cùng, bạn bè
thánh nhân được phép tới thăm. Họ dọn cho Ngài một cái giường nệm. Nhưng khi vừa
dặt thánh nhân lên giường thì Ngài tắt thở.
Người ta kể rằng, cho
tới nỗi đó mà Dacianô vẫn còn giận dữ. Ong hành hạ xác chết cho hả giận. Trước
hết, ông truyền vứt xác thánh nhân vào hoang địa cho chim trời xâu xé. Nhưng một
con quạ khổng lồ đã đến canh xác không cho con vật nào tới gần. Dacianô cố gắng
lần chót bằng cách cột đá để dìm xác thánh nhân xuống biển cho cá rỉa. Nhưng
sóng biển lại đánh dạt túi dựng xác Ngài vào bờ và tại nơi này người ta đã xây
cất một thánh đường dâng kính thánh nhân.
(daminhvn.net)
22 Tháng Giêng
Người Hành Khất Quảng Ðại
Bangladesh là một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo,
thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhât. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một
trường hợp hành khất lạ lùng như sau:
Sau một ngày làm việc
nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương tiện nào
khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ.
Dáng vẻ của ông tiều tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất.
Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng
xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.
Vừa thức giấc,
người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường. Oâng đếm từng
đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười
về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều
người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia
đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.
Adam Smith, kinh
tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K.Marx đã
lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: “Một nước giàu có là một nước
trong đó có nhiều người nghèo”. Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên
sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm
nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một
nước giàu phải gánh chịu.
Bần cùng thường
sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy
nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ấy, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng
vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu xé, nhưng cũng có
thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn.
Nhưng dĩ nhiên, chỉ có ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị
của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại. “Phúc cho những ai có tinh
thần nghèo khó”. Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của Hiến
Chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường được sự chóng
qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để
nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm
thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét