14/06/2015
Chúa Nhật Tuần XI Mùa Thường
Niên Năm B
(phần
I)
BÀI
ĐỌC I: Ed 17, 22-24
"Ta cho cây thấp mọc lên".
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Đây
Chúa là Thiên Chúa phán: "Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta
sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra, và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta
sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi, kết quả, và trở thành cây
hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới
tàn nó. Tất cả những cây rừng đều biết Ta là Thiên Chúa, Ta đã hạ cây cao xuống
và cho cây thấp mọc lên. Ta đã làm cho cây tươi ra khô héo, và làm cho cây khô
trở nên xanh tươi. Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động". Đó là lời
Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 91, 2-3. 13-14. 15-16
Đáp
:Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa (x. c. 2a).
1)
Thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa, và đàn ca danh Ngài, ôi Đấng Tối Cao, hầu
loan truyền tình thương Ngài vào buổi sớm, và lòng trung tín Ngài vào lúc ban
đêm.
2)
Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất
Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng
tôi họ nở bông.
3)
Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi, để
họ loan truyền Chúa nhường bao công chính, Chúa là Đá Tảng của tôi, nơi Chúa chẳng
có gian tà!.
BÀI
ĐỌC II: 2 Cr 5, 6-10
"Dù ra đi hay ở lại trong thân xác, chúng ta
hãy sống đẹp lòng Chúa".
Trích
thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, chúng ta hằng bạo dạn, vì biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta lưu lạc xa Chúa, vì chưng nhờ đức tin, chứ không phải vì đã thấy, mà chúng ta tiến bước. Chúng ta cũng bạo dạn và ao ước thà lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Bởi tất cả mọi người chúng ta đều phải phơi bày trước toà án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy thành quả đời sống mình, tuỳ mình đã làm lành hay đã làm dữ. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA:
Ga 8, 12
-
Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
- Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mc 4, 26-34
"Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt
giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người
còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ
ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất
thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc
lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới
núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho
họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng
khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông. Đó là lời
Chúa.
SUY NIỆM : Làm Ðẹp Lòng Chúa
Chúa
nhật hôm nay đáng gọi là là ngày phấn khởi và hy vọng. Bài sách Ezekiel cho
chúng ta thấy một nhánh cây đã được trồng và mọc lên trở thành bá hương oai lẫm.
Còn trong bài Tin Mừng, Chúa Yêsu kể cho chúng ta nghe câu truyện hạt giống
gieo xuống đất âm thầm mọc lên một cách tự nhiên nhưng chắc chắn. Và nhất là
chúng ta phải bỡ ngỡ khi thấy hạt cải nhỏ bé nhất trong mọi thứ hạt mà lớn cao
đến nỗi "chim trời có thể nương náu dưới bóng nó".
Những
dụ ngôn và ví dụ ấy muốn nói gì với chúng ta về đời sống đạo đức? Có phải Lời
Chúa hôm nay muốn khuyên chúng ta phấn khởi nhìn về tương lai, như thánh Phaolô
nói trong bài thư không? Chắc chắn cả ba bài đọc đều phong phú, chúng ta không
nên tổng hợp mau lẹ.
A.
Nhánh Cây Bá Hương
Bài
sách Ezekiel đưa chúng ta trở về thời lưu đày của dân Dothái cách đây những
2,600 năm. Nhà tiên tri cũng ở trong số đám dân lưu lạc. Ông có chức tư tế nên
càng thấm thía cảnh sống xa Ðền thờ. Mọi nhân tố bên ngoài cho thấy chẳng còn
hy vọng nào nữa cho đám người lưu vong này trở về quê cũ. Các tin tức bên nhà
cho biết quê hương điêu tàn ngày nay đã có người khác đến ở. Họ không thờ Yavê
và chẳng biết gì Luật pháp Môsê. Còn dân lưu đày, lúc đầu còn nhớ quê hương và
noi giữ phong tục tổ tiên; nhưng dần dần đã muốn đồng hóa với dân ngoại, xây dựng
cơ sở làm ăn và chẳng thiết gì việc trở về quê cũ nữa. Như vậy mọi lời hứa của
Thiên Chúa Israel đã trở nên hão huyền sao? Người bỏ hẳn Dân được tuyển mãi ư?
Niềm tin của những người chân chính như Ezekiel làm sao chịu được những ý nghĩ
như vậy?
Nhưng
cũng không vì vậy mà có thể lấy ước mơ làm sự thật. Thời gian đã cho thấy mọi
kiểu mơ ước như vậy thật hão huyền và tai hại. Sấm ngôn của các tiên tri thì
khác hẳn. Những người này không nói theo ước mơ của những kẻ bất lực và tuyệt vọng.
Họ tuyên bố những điều phi thường nhân danh Thiên Chúa. Họ rất tỉnh và sáng suốt.
Họ biết mình đang nói những điều không trí óc loài người nào nghĩ ra được. Họ
chỉ tuyên bố những điều Chúa phán dạy.
Hôm
nay Người nói qua miệng Ezekiel. Ông đến với đám dân lưu lạc không còn gì hy vọng.
Ông nói với họ rằng: Chúa phán như sau. Người sẽ ngắt một nhánh trên ngọn bá hương
cao ngất và đem trồng trên sơn lĩnh vòi vọi của Israel. Nó sẽ mang lá, sinh hoa
và trở thành bá hương oai lẫm. Thú vật và chim trời sẽ đến núp bóng nó. Hơn nữa,
người ta sẽ thấy nó vươn cao lên, đang khi cây gốc trước kia của nó sẽ cụp xuống
và khô héo đi.
Thiên
Chúa muốn nói gì vậy? Ðám dân lưu đày thời bấy giờ đã hiểu ngay ý nghĩa. Ta có
thể nhìn thấy mắt họ sáng lên và chân tay hồi sinh. Có thật như vậy không, bấy
giờ họ hỏi nhau. Chúa đã dùng lời lẽ của loài người để nói với họ. Người mượn lại
các quan niệm của họ quen sánh ví các dân tộc và các bậc vĩ nhân như các cây to
lớn như giống bá hương. Do đó ở đây Lời Chúa muốn nói rằng, Người sẽ lấy một
người hoặc một số ít người trên đất Babylon rộng lớn, vĩ đại này đem về trồng ở
Israel. Tức là Người sẽ cho thiểu số dân lưu vong này được trở về Hứa Ðịa. Hơn
nữa, nhóm dân nhỏ bé sẽ mang lá mang cành, mang hoa mang trái, trở thành cây bá
hương oai lẫm, đang khi Babylon sẽ suy tàn héo hắt.
Rõ
ràng phải hiểu Lời Chúa như vậy. Văn chương thời bấy giờ bắt phải cắt nghĩa như
thế. Lời tiên tri hôm nay khẳng định Dân Chúa sẽ được hồi hương. Họ sẽ hồi
sinh, họ sẽ trở thành chỗ tựa cho thú vật và chim trời tức là cho mọi thứ sinh
linh. Ðang khi ấy kẻ chiến thắng của họ trước đây sẽ bị quật xuống. Cây tươi
(bây giờ) sẽ thành khô héo; và cây héo khô (lúc này) sẽ đâm chồi nẩn mầm. Vì chỉ
có Thiên Chúa làm được như thế. Người hứa sẽ làm như vậy. Dân Chúa không thể nhận
được lời hứa nào to lớn hơn. Tương lai quá sức huy hoàng. Mọi người phải phấn
khởi. Tất cả phải hồi sinh. Hy vọng quá đỗi lớn lao!
Có
chăng chỉ còn một thắc mắc: nhánh bá hương được Thiên Chúa ngắt và đem trồng
trên Núi thánh Israel, là ai? Là một cá nhân được Thiên Chúa dùng để dựng lại
nhà Ðavít? Hoặc là cả thiểu số còn sót lại trong cuộc lưu đày sẽ được hồi hương
và xây lại Dân Chúa? Bản văn không rõ ràng. Và lịch sử sau đó cho thấy, không
phải một người nào � ngay czả trong
hoàng tộc � đã dựng lại được cơ đồ cho
Israel. Những người có công lớn trong việc trùng tu xứ sở như Ezra và Nêhêmya,
cũng không đáng được coi như nhánh bá hương đã được ngắt từ Babylon đem về.
Nhưng cũng không hoàn toàn đúng khi chúng ta hiểu nhánh cây lựa ấy ám chỉ toàn
thể những con người hồi hương xây dựng lại Ðất Hứa. Trước mắt thì đúng, vì công
cuộc tái thiết quê hương là thành quả của cả dân còn sót lại sau thử thách lưu
đày. Nhưng bảo rằng công việc của họ đã vươn lên trở thành bá hương oai lẫm khiến
thú vật, chim trời đến núp bóng, tưởng không đúng với lịch sử. Israel sau lưu
đày chẳng lúc nào được hoàn toàn quang vinh. Ngược lại, Dân Chúa lại mau chóng
rơi vào lầm than khổ sở rồi lại bị ngoại bang đô hộ.
Như
vậy lời sấm của Ezekiel đã đúng, nhưng chưa thực hiện hoàn toàn. Cây khô là
Israel lưu đày có lúc đã được tươi tỉnh lại. Tuy nhiên người ta còn phải chờ
xem khi nào cây mọc trên sơn lĩnh vòi vọi của Israel mới thật sự trở thành bá
hương oai lẫm. Ngày nay nhờ đức tin chúng ta biết mọi lời tiên tri của Cựu Ước
phải chờ thời Tân Ước mới hoàn thành. Và nhánh cây ưu tuyển mà Thiên Chúa lựa
chọn trong Cựu Ước sẽ là một thực tại Tân Ước. Nó có phải là hạt giống và là hạt
cải nói trong bài Tin Mừng hôm nay không? Chúng ta cứ thử tìm hiểu.
B.
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống Và Hạt Cải
Thoạt
đầu, không ai thấy ngay có nét giống nhau nào giữa nhánh cây bá hương trong
sách Ezekiel và dụ ngôn hạt giống. Tuy nhiên đọc lại người ta thấy bài Tin Mừng
khẳng định: về Nước Thiên Chúa thì giống như khi người kia gieo giống xuống đất;
dù người ấy ngủ hay thức, ban đêm hay ban ngày, hạt giống cứ nảy mầm, lớn
lên... cho đến lúc có hạt chắc, đợi đến mùa sẽ tra liềm hái.
Khi
kể dụ ngôn này, Chúa Yêsu muốn nói đến tương lai chắc chắn của Nước Thiên Chúa.
Người gieo có thức hay ngủ, ban đêm hay ban ngày, hạt giống vẫn cứ mọc lên cho
đến ngày mang hạt chắc, sẵn sàng cho mùa gặt hái. Nói cách khác Nước Thiên Chúa
sẽ lớn lên và đi đến chỗ thành tựu như Thiên Chúa đã dự định, dường như bất kể
thái độ của con người. Ðó là công trình của Thiên Chúa, chứ không phải của loài
người. Và Thiên Chúa đã dự định thế nào thì sẽ xảy ra như vậy.
Do
đó ở đây cũng không khác trong sách Ezekiel: chính Yavê đã nói và sẽ làm. Người
làm những việc không ai mường tượng được. Cây tươi, Người cho héo; cây héo, Người
cho đâm chồi. Vậy nếu lời sấm của Ezekiel đã hồi sinh những tâm hồn héo hắt
trong đám dân lưu đày, đem tin tưởng phấn khởi lại cho những kẻ đang rã rời,
thì dụ ngôn hạt giống cũng muốn đem đến cho những người trong thời đại Tân Ước
một niềm tin tương tự. Nhiều khi họ không tự hỏi về tương lai Nước Thiên Chúa
và của Hội Thánh sao? Những hiện tượng bên ngoài lắm lúc khiến người ta phải tự
hỏi: Nước Thiên Chúa đâu rồi? Ước gì những lúc ấy lại tự hỏi cũng nhận được câu
trả lời của bài Tin Mừng hôm nay: hạt giống Nước Thiên Chúa đã gieo xuống rồi
thì dù con người ngủ hay thức, ban đêm hay ban ngày, nó vẫn một mực nảy mầm lớn
lên như Thiên Chúa đã dự liệu. Mùa gặt sẽ đến, ngày tận thếsẽ xảy ra. Nước
Thiên Chúa sẽ thành tựu trong vinh quang.
Nhưng
bài Tin Mừng hôm nay còn ví Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, khi gieo xuống đất
nó nhỏ tí; nhưng đã gieo xuống rồi nó mọc thành to lớn đến nỗi chim trời có thể
nương náu dưới bóng nó. Chúng ta thấy dụ ngôn này gần với bài sách Ezekiel hơn.
Như một nhánh bá hương ngắt trên đỉnh cao của cây bá hương to lớn, đã lớn lên
thành bá hương oai lẫm, hạt cải nhỏ xíu ở đây khi gieo xuống bé hơn mọi thứ hạt;
nhưng lớn lên nó to lớn hơn mọi thứ rau. Tương lai Nước Thiên Chúa cũng như vậy.
Khởi sự nhỏ mọn thôi, nhưng rồi sẽ trở nên nơi nương tựa cho mọi người được cứu
chuộc.
Tuy
nhiên, nếu chỉ so sánh như vậy, chúng ta chưa thấy vẻ đặc sắc của bài Tin Mừng.
Có thể bảo bài sách Ezekiel còn phấn khởi và "hùng vĩ" hơn. Nhà tiên
tri nói đến cây bá hương, trên đỉnh cao chót vót của núi đồi Israel. Ở đây,
Chúa Yêsu lấy ví dụ hạt giống và hạt cải, không to lớn bằng. Ấy cũng do điều
này mà nhiều người Dothái đã không muốn đón nhận ngay giáo lý của Ðức Yêsu. Người
ta thấy Người giảng dạy có uy quyền; nhưng những điều Người hé mở cho thấy lại
không có vẻ hùng vĩ, oai lẫm. Người ví Nước Trời như hạt giống, hạt cải, hoặc
như lưới vét và như men trong bột... Cách thức Người sống cũng không hứa hẹn
phong cách triều đình. Nhất là những kẻ đi theo Người hầu hết là kẻ nghèo và thứ
dân. Người Dothái ao ước Vị Thiên Sai phải lớn hơn các tiên tri và thời đại của
Người sẽ cho thấy một nước Dothái bá quyền. Như vậy Người có thực hiện các lời
tiên tri không? Cụ thể bài Tin Mừng hôm nay có giải đáp thắc mắc còn lại của
bài sách Ezekiel không?
Ðức
tin khiến chúng ta trả lời không do dự. Ezekiel báo trước thời cực thịnh của
Dân Chúa. Khi những người lưu đày trở về xây lại Israel, thì lời sấm của nhà
tiên tri đã khởi sự thực hiện. Nhưng nó chỉ kiện toàn khi Ðức Yêsu Kitô là mầm
non của nhà Ðavít đã trở nên thân nho ưu tuyển mà bất cứ kẻ nào muốn được cứu vớt
cũng phải đến kết hiệp như cành phải gắn vào thân cây. Và Ðức Yêsu Kitô Cứu thế
hiện nay ở giữa chúng ta cũng là Hội Thánh mà Người đã thiết lập. Ðó là dân Mới
của Thiên Chúa. Dân đâm chồi trên cây héo là Israel xưa. Dân Mới khởi sự là một
nhóm nhỏ, bé như hạt cải, thua mọi thứ hạt; nhưng đang lớn lên thành nơi cho
chim trời đến nương bóng. Hội Thánh của Thiên Chúa sẽ thành tựu trong Thiên
Chúa, sau khi trời đất này và mọi sự trong đó sẽ qua đi. Lúc đó lời sách
Ezekiel mới hoàn toàn thực hiện. Bấy giờ người ta mới thấy rõ Hội Thánh là công
trình của Thiên Chúa. Chính Người hướng dẫn lịch sử Hội Thánh chứ không phải
con người; Hội Thánh lớn lên ban ngày � ban đêm, trải qua
mọi thăng trầm của lịch sử loài người.
Qua
bài Tin Mừng chúng ta còn nhận thấy nhiều hơn những điều Ezekiel muốn nói. Nhà
tiên tri loan tin phấn khởi, nhưng có lẽ ông chưa cho người nghe thấy có thể cộng
tác vào công trình của Chúa. Ông rao giảng một niềm tin chờ đợi. Còn Chúa Yêsu,
trong khi kể dụ ngôn hạt giống và hạt cải, muốn cho người nghe phải tích cực
hơn nhiều. Hạt giống gieo xuống, mọc lên, trổ bông, đậu quả, chờ đợi ngày gặt
lúa, là hình ảnh Nước Thiên Chúa mà Ðức Yêsu đang rao giảng. Thính giả của Người
phải kiên trì. Ðừng muốn có những kết quả thành tựu ngay. Phải chờ ngày gặt, mà
theo Thánh Kinh, cũng là ngày Thiên Chúa xét xử. Như vậy thời gian trở nên giá
trị. Ðây là lúc Thiên Chúa có thể nói với người đã gieo xong. Người để cho các
sự việc diễn tiến theo định luật của chúng. Ngày tận thế Người mới sai các
thiên thần của Người tra liềm gặt hái: thóc sẽ được thu vào lẫm, cỏ sẽ bị đốt
cháy trong khóc lóc nghiến răng. Và như vậy, đây cũng là thời gian để con người
làm lành lánh dữ, xây dựng hay phá hoại hạnh phúc sau này.
Hơn
nữa hạt giống Nước Thiên Chúa lại chỉ như một hạt cải. Nhưng nó sẽ thành cây
rau lớn. Ðức Yêsu và công việc của Người bề ngoài người ta chỉ thấy nhỏ mọn
thôi, nhưng đừng vì vậy mà coi thường và không đón nhận. Phúc cho những ai
không bị xúc phạm vì Người và cách sống của Người. Những kẻ không muốn trở nên
bé nhỏ không thể vào Nước Thiên Chúa.
Những
bài học ấy, ai bảo không còn cần thiết cho chúng ta?
C.
Chỉ Ao Ước Một Ðiều: Làm Ðẹp Lòng Chúa
Chắc
chắn cuộc đời của hết thảy chúng ta không giống như của thánh Phaolô, nhưng
phương hướng phải như một, để chúng ta cũng thật sự có đức tin của các tông đồ.
Trong
đoạn thư hôm nay, sau khi nhắc đến những gian truân thử thách xảy đến trong cuộc
đời tông đồ, thánh Phaolô khẳng định lòng người luôn luôn vững vàng. Người ý thức
rõ rệt cuộc sống hiện nay là lưu đày, không phải vì nhiều khổ sở, nhưng vì đang
đi trong đức tin, chưa được ở bên Chúa như sau này ở trên trời. Chỉ ngày nào ra
khỏi thân xác, mới ra khỏi nơi lưu lạc, mới không còn bước đi loạng choạng
trong thứ ánh sáng nửa tối nửa sáng của đức tin, và mới được ở trước thiên nhan
Chúa, diện đối diện, sáng tỏ hoàn toàn, không còn tranh tối tranh sáng nữa.
Do
đó không phải chỉ khi gặp thử thách nặng nề, con người mới rơi vào chốn lưu
đày. Nhưng bản chất của cuộc đời hiện nay là thời gian như không thấy Thiên
Chúa hành động và các sức lực tự nhiên trong vũ trụ như cứ xảy ra theo định luật
của chúng. Nước Thiên Chúa và sự công chính, nếu không hoàn toàn y như hạt giống
đang nằm trong lòng đất, chẳng ai nhìn thấy, thì cũng chỉ giống như hạt cải đứng
bên mọi thứ hạt khác, nhỏ bé đến nỗi người ta có thể không để ý đến nó. Chính
vì vậy mà rất nhiều người hiện nay không quan tâm sống đạo đức và đi tìm Nước
Thiên Chúa. Nhưng như hạt giống sẽ đi đến ngày gặt hái, hạt cải sẽ lớn thành
cây, Nước Thiên Chúa cũng sẽ đi đến ngày tỏ hiện và sẽ bao trùm tất cả thế
gian. Lúc ấy mỗi người sẽ lĩnh lấy thành quả đời mình khi còn sống trong thân
xác , nơi chốn lưu đày. Thế nên điều quan trọng nhất cho chúng ta trong cuộc đời,
là làm đẹp lòng Chúa, để khi Người đưa chúng ta ra khỏi chốn lưu đày, chúng ta
được trở nên như nhánh bá hương oai lẫm; để khi mùa gặt đến, chúng ta là bông
thóc chắc, để khi thời gian đã qua, chúng ta là cây rau to lớn... hoặc như khi
chim trời được đến nấp bóng cây cải đã to là Hội Thánh trong thời viên mãn, là
thân thể Chúa Kitô đã đạt tới tầm vóc kiện toàn.
Giờ
đây mầu nhiệm Nước Thiên Chúa được cử hành trong mầu nhiệm Thánh Thể. Bề ngoài
chỉ có tấm bánh và chén rượu. Có là gì trước mắt thế gian và đối với lịch sử thế
giới? Không như hạt giống hạt cải sao? Và cộng đoàn tín hữu này có hơn gì đám
dân lưu đày thời Ezekiel? Nhưng đức tin dạy chúng ta nhìn thấy mầu nhiệm Chúa Cứu
thế, mầu nhiệm Hội Thánh, mầu nhiệm cuộc đời nơi những sự bé nhỏ và thông thường
kia. Chúng ta hãy đón nhận Chúa, hãy kết hợp với Hội Thánh , hãy quyết tâm sống
đẹp lòng Chúa. Mọi sự trong cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa mới và có thể
sẽ giống như hạt giống, hạt cải và nhánh bá hương nói đến trong ba bài đọc Kinh
Thánh hôm nay.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chủ
Nhật 11 Thường Niên,
Năm B
Bài
đọc: Eze 17:22-24; II
Cor 5:6-10; Mk 4:26-34.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Uy
quyền tối thượng của Thiên Chúa trên mọi hoạt động của con người.
Trong
cuộc đời, có những điều xảy ra vượt quá khả năng hiểu biết của con người. Chẳng
hạn, chúng ta không cắt nghĩa được sự sống, không giải thích nổi đức tin; vì những
điều này đến từ Thiên Chúa. Một ví dụ rõ ràng hơn là sự thành hình của Giáo Hội
Công Giáo. Đức Kitô đã thiết lập Giáo Hội từ con số 12 các tông đồ, và Giáo Hội
đã không ngừng phát triển và tồn tại hơn 2,000 năm qua, cho dẫu phải đương đầu
với biết bao những bắt bớ và thăng trầm của lịch sử.
Các
bài đọc muốn nhấn mạnh đến tác nhân chính của công trình cứu độ là chính Thiên
Chúa, con người chỉ giữ phần phụ thuộc trong công trình này. Trong bài đọc I,
Thiên Chúa là Người tìm ngọn hương bá, vun trồng nó, và cho nó phát triển từ một
chồi non thành một cây hương bá to lớn, đến nỗi “muông chim đến nương mình bên
nó, và ẩn thân dưới bóng lá cành.” Trong bài đọc II, thánh Phaolô nhấn mạnh vai
trò của đức tin trong cuộc sống con người. Nếu các tín hữu để ngọn đèn đức tin
của Thiên Chúa ban cho hướng dẫn cuộc đời, họ sẽ vượt qua được mọi gian nan thử
thách và sống đẹp lòng Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên
Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt
giống vẫn sống: nó nẩy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết trái, và sẵn sàng cho
mùa gặt. Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ bé nhất trong
các hạt giống, nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn cho muôn chim kéo đến làm tổ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Thiên Chúa là tác
nhân chính trong việc tìm ra, vun trồng, và làm cho cây hương bá lớn mạnh.
1.1/
Nó sẽ trổ cành và kết trái thành một cây hương bá huy hoàng: Các ngôn sứ, đặc biệt Isaiah
và Ezekiel, muốn nhấn mạnh đến uy quyền tối thượng của Thiên Chúa trong việc tạo
dựng, điều khiển và cứu chuộc; con người chỉ giữ một vai trò rất nhỏ là cộng
tác với Thiên Chúa để mang ơn cứu độ đã có sẵn đến cho mình, và loan truyền ơn
cứu độ của Thiên Chúa cho tha nhân.
Hình
ảnh chồi non của cây hương bá mà Thiên Chúa chọn lựa và đem trồng có thể so
sánh với hình ảnh chồi non của gốc tổ Jesse trong Isaiah 11:1-10. Chồi non này
cách chính yếu là chính Đức Kitô, và cách thứ hai là Giáo Hội mà Đức Kitô thiết
lập. Theo Ezekiel, Đức Kitô sẽ trở thành cây hương bá to lớn, thay thế các vua
của dòng tộc David để cai trị không chỉ dân Do-thái, nhưng còn mọi quốc gia
trên thế giới. Đó chính là ý nghĩa của câu “muông chim đến nương mình bên nó,
và ẩn thân dưới bóng lá cành.”
1.2/
Chính Ta là Đức Chúa, Ta đã phán là Ta thực hiện: Trong Kế Hoạch Cứu Độ, Thiên
Chúa là Người phác họa, thi hành, và mang nó đến chỗ thành công. Một khi Thiên
Chúa bắt đầu thi hành, không một uy quyền hay chính thể nào trên thế giới có thể
chống lại hay ngăn cản ý định của Ngài. Thiên Chúa có toàn quyền chọn lựa và định
đoạt: “Ta hạ thấp cây cao và nâng cao cây thấp, Ta làm cho cây xanh tươi phải
khô héo và cây khô héo được xanh tươi.” Con người thuộc mọi thời đại phải nhận
ra và phục tùng uy quyền tối thượng của Thiên Chúa.
Đọc
lại lịch sử Cứu Độ, một điều được các nhà lãnh đạo và các ngôn sứ lặp đi lặp lại
sau các lời tuyên sấm cùa Thiên Chúa là “Đức Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã
phán.” Lịch sử Cựu Ước chứng nhận những lời này là trung thực: Thiên Chúa trung
thành thực thi những gì Ngài đã hứa. Ví dụ: lời hứa ban cho Abraham một dòng
dõi, Đất Hứa; lời hứa ban cho nhân loại Đấng Thiên Sai, lời hứa sẽ thiết lập một
giao ước mới...
2/
Bài đọc II: Chúng ta tiến bước nhờ
lòng tin.
2.1/
Vai trò của đức tin trong cuộc đời của các tín hữu: Theo thánh Phaolô, khi sống
trong cuộc đời này, chúng ta không thấy Thiên Chúa; nhưng chúng ta vẫn mạnh dạn
tiến bước là nhờ niềm tin vào những lời Chúa nói. Nhiều tác giả ví đức tin như
ngọn hải đăng dẫn đường cho con thuyền đời của mỗi người chúng ta trong đêm tăm
tối. Trong lịch sử, chúng ta có hàng ngàn hàng vạn những chứng nhân của niềm
tin như : Abraham, Isaac, Jacob, Moses, Joshua, Isaiah, Jeremiah, Thánh Giuse,
Đức Mẹ, các thánh... Họ can đảm bước đi không phải vì đã thấy; nhưng hoàn toàn
do bởi niềm tin vào những gì Thiên Chúa hứa. Kinh Thánh chứng nhận: họ đã không
phải hổ thẹn, vì tất cả những gì Thiên Chúa hứa, Ngài đã làm.
Nhiều
người phản kháng rằng họ chỉ tin và bước đi khi nhìn thấy kết quả. Điều này
khôi hài, vì biết bao lần trong cuộc đời, họ đã làm khi chưa nhìn thấy hậu quả.
Họ đã làm theo ý của cha mẹ, thầy cô, các nhà lãnh đạo ngoài đời cũng như trong
tôn giáo. Họ đã đặt niềm tin vào những con người phàm này để tiến tới. Tại sao
họ lại không đặt niềm tin vào một Thiên Chúa uy quyền có khả năng biến đổi sự vật
từ không ra có, và chẳng gì là không thể đối với Người!
Quan
niệm của thánh Phaolô về cuộc đời tương tự như truyền thống của Việt-nam: Sống
gởi, thác về. Còn sống trong thân xác là con người lưu lạc xa Thiên Chúa; khi dứt
bỏ thân xác là con người trở về với Thiên Chúa. Làm sao chúng ta biết điều này
là thật? Chúng ta phải tin tưởng vào những gì Thiên Chúa mặc khải và sự suy luận
của lý trí. Mặc khải về sự sống lại và sự sống đời sau đã được chứng nhận bởi Đức
Kitô trong Kinh Thánh. Suy luận của lý trí về sự trường sinh bất tử của linh hồn
được chứng thực bởi các triết gia Hy-lạp.
2.2/
Mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm. Tin tưởng và làm theo thánh ý
Thiên Chúa trong cuộc đời là điều mà một người khôn ngoan phải làm, chứ không
phải là điều tùy thuộc; vì sống làm sao, Thiên Chúa sẽ trả cho chúng ta như vậy.
(1)
Nếu chúng ta cố gắng tìm ra và sống theo thánh ý của Thiên Chúa, chứ không theo
sở thích của chúng ta, Thiên Chúa chắc chắn sẽ cho chúng ta sống lại và hưởng hạnh
phúc bên Ngài.
(2)
Nếu chúng ta chỉ sống theo ý riêng, chúng ta không đẹp lòng Thiên Chúa. Chúng
ta chắc chắn sẽ phải trả giá cho lối sống đó. Chúng ta sẽ không được sống hạnh
phúc với Thiên Chúa và sẽ bị tiêu diệt muôn đời.
3/
Phúc Âm: Con người không thể
hiểu thấu công trình của Thiên Chúa.
Trong
trình thuật của Marcô hôm nay, Nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu diễn giải qua 2
ví dụ. Mục đích của việc diễn giải là để nói lên: (1) Nước Thiên Chúa lớn mạnh
là do Thiên Chúa, không do công sức của con người; và (2), Nước Thiên Chúa tuy
bắt đầu bé nhỏ, nhưng có tiềm năng lan rộng khắp thế giới.
3.1/
Nước Thiên Chúa được ví như một hạt giống chứa đựng tiềm năng của sự sống. Chúa Giêsu nói: "Chuyện
Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm
hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng
cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây
lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa
chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa." Qua ví dụ này, Chúa
Giêsu muốn nhấn mạnh đến 3 điều sau đây:
(1)
Con người không phải là tác giả của sự sống: Sự sống đến từ Thiên Chúa và được
trao ban cho muôn vật. Trong sự tạo dựng của Thiên Chúa, hạt giống tự nó đã có
tiềm năng của sự sống. Con người không cho hạt giống sự sống, nhưng có thể giúp
nó tăng trưởng và cho kết quả tốt hơn. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa đến từ Thiên
Chúa và đã có tiềm năng phát triển. Con người không tạo nên Nước Thiên Chúa,
nhưng có thể giúp cho Nước Thiên Chúa mau đến.
(2)
Đặc điểm của Nước Thiên Chúa:
*
Sự tăng trưởng của nó không hiểu được: Con người có thể nhìn thấy sự tăng trưởng
của hạt giống, nhưng không thể cắt nghĩa sự tăng trưởng của nó. Cũng vậy, con
người có thể nhìn thấy Nước Thiên Chúa lớn mạnh dần, nhưng không thể cắt nghĩa
lý do của sự lớn mạnh này.
*
Sự tăng trưởng của nó cứ phát triển đều đặn: Không giống như sự tiến bộ của con
người, có lúc tăng trưởng có lúc suy thóai. Sự tăng trưởng của hạt giống và của
Nước Thiên Chúa cứ phát triển đều đặn và lớn mạnh dần.
(3)
Mùa màng sẽ tới: Khi gieo giống xuống, con người chờ đợi mùa màng tới. Cũng vậy,
khi Thiên Chúa bắt đầu triều đại của Ngài, là sẽ có ngày vinh quang. Con người
cần kiên nhẫn và chuẩn bị xứng đáng cho Ngày đó.
Đức
tin được ví như hạt giống gieo vào tâm hồn con người. Đức tin đến từ Thiên
Chúa, chứ không phải từ con người; nhưng con người có thể cộng tác với Thiên
Chúa để làm cho đức tin phát triển. Đức tin có tiềm năng lớn mạnh để giúp con
người luôn tin tưởng nơi Thiên Chúa cho dù phải đương đầu với bao nhiêu sóng
gió của cuộc đời.
3.2/
Tiềm năng của sự sống không lệ thuộc vào hình dạng bên ngoài: Hạt cải là hạt bé nhỏ nhất
nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn. Hạt cải bên Palestine là hạt có thể trở
thành cây, chứ không phải chỉ trở thành rau như của chúng ta. Trong thế giới thời
đó, các đế quốc thường được ví như cây, và các nước chư hầu được ví như cành.
Chúa Giêsu có ý muốn nói: Nước Thiên Chúa bắt đầu với một nhóm người Do-Thái nhỏ;
nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn, và tất cả con người thuộc mọi quốc gia đến
tìm chỗ nương tựa. Điều này đã được chứng minh bằng con số hơn một nửa dân số của
thế giới đã tin vào Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Đức tin là quà tặng quí giá Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn con người. Chúng ta
phải biết quí trọng, phát triển, và giữ vững đức tin.
-
Chúng ta sống là nhờ đức tin và hy vọng vào Đức Kitô. Nếu không đặt niềm tin
nơi Đức Kitô và thi hành những gì Ngài dạy bảo, chúng ta sẽ không có hy vọng được
sống muôn đời.
-
Đức tin có tiềm năng lớn mạnh và thực hiện những chuyện vượt quá sức con người.
Vì thế, khi chúng ta chưa thực hiện được những gì Thiên Chúa đòi, đức tin của
chúng ta còn non nớt, yếu kém. Chúng ta cần xin Thiên Chúa củng cố niềm tin cho
chúng ta.
Lm.Anthony
ĐINH MINH TIÊN, OP.
14/06/15 CHÚA NHẬT TUẦN
11 TN – B
Mc 4,26-34
Mc 4,26-34
Suy niệm: Thiên
Chúa quan phòng đã “cài đặt” trong hạt giống một mầm sống và một tiến trình
sinh trưởng. Khi hạt lúa được gieo vào lòng đất, nó sẽ theo tiến trình ấy mà
nẩy mầm, mọc thành cây, làm đòng, trổ bông và kết hạt. Bên cạnh tiến trình ấy,
Thiên Chúa còn làm mưa, chiếu nắng và bơm không khí cho cây lúa phát triển. Nếu
không có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, nhà nông có vất vả gieo trồng và
chăm bón cách mấy cũng chỉ tốn công vô ích. Tác giả thánh vịnh 126 đã kinh nghiệm
điều này nên nói: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.”
Mời Bạn: Xây
dựng Nước Thiên Chúa là bổn phận của mỗi người, đồng thời cũng là ân huệ được
tham gia vào chương trình cứu độ của Chúa. Ý thức điều đó để nung nấu lòng nhiệt
tâm xây dựng Nước Thiên Chúa, đồng thời khiêm nhường nhìn nhận như thánh
Phaolô: “Tôi
trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho nó lớn lên”
(1Cr 3,6). Công người trồng chẳng là gì, công người tưới cũng chẳng là gì. Công
Chúa làm cho nó lớn lên mới là đáng kể.
Sống Lời Chúa: Khi
làm một việc gì hãy nhắc nhở mình rằng mình làm việc này là để cộng tác vào
công trình của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa là Đấng Sáng Tạo và Quan Phòng, Chúa đã ban cho chúng con
ân huệ được tham gia vào công trình của Chúa. Xin ban thêm cho chúng con lòng
nhiệt tâm và tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa.
Bông
lúa trĩu hạt (14.6.2015 – Chúa nhật 11 Thường niên, Năm B)
Suy Niệm
Một người có cái nhìn bi quan về Hội Thánh
chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh.
Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người,
chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa.
Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng số dân trên thế giới.
Có những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ.
Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa.
Có cần phải tin vào Ðức Kitô nữa không?
Vào thời thánh Mác-cô viết sách Tin Mừng,
cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh.
Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi
chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nê-rô.
Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không
dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?
chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh.
Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người,
chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa.
Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng số dân trên thế giới.
Có những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ.
Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa.
Có cần phải tin vào Ðức Kitô nữa không?
Vào thời thánh Mác-cô viết sách Tin Mừng,
cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh.
Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi
chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nê-rô.
Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không
dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta niềm lạc quan.
Ðó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa,
cũng là hai dụ ngôn về hạt giống.
Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất
là bắt đầu nảy mầm và lớn lên,
theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi.
Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng
và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt.
Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ.
Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày,
chẳng cần con người can thiệp.
Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này
khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi.
Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng,
hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.
Ðó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa,
cũng là hai dụ ngôn về hạt giống.
Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất
là bắt đầu nảy mầm và lớn lên,
theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi.
Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng
và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt.
Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ.
Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày,
chẳng cần con người can thiệp.
Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này
khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi.
Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng,
hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.
Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản.
Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu,
vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây,
và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác.
Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất.
Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu
và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới.
Sau hai mươi thế kỷ,
Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc.
Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.
Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu,
vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây,
và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác.
Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất.
Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu
và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới.
Sau hai mươi thế kỷ,
Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc.
Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.
Thái độ ta phải có là kiên nhẫn chờ đợi.
Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất,
và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây.
Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái.
Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng.
Ðây là lúc ta phải sống niềm tin:
tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu,
bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người.
Ðừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa,
dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.
Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất,
và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây.
Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái.
Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng.
Ðây là lúc ta phải sống niềm tin:
tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu,
bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người.
Ðừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa,
dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa giữa một thế giới đầy chia rẽ.
xin thương nhìn đến Hội Thánh là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa giữa một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 6
14
THÁNG SÁU
Tham
Dự Vào Sự Sống Của Thiên Chúa
Con
người có thể đi vào trong một quan hệ giao ước với Thiên Chúa, vì con người đã
được tạo dựng theo hình ảnh của chính Thiên Chúa. Điều này làm cho con người có
thể hiểu biết chân lý và chọn lựa những gì đúng và tốt. Thật vậy, sự kiện con
người mang hình ảnh Thiên Chúa chính là căn bản cho tiếng gọi tham dự vào sự sống
nội tại của Thiên Chúa. Như vậy Thiên Chúa có thể mạc khải những thực tại siêu
nhiên cho con người.
Đây
là một mầu nhiệm cao cả mà Thiên Chúa đã vén mở cho chúng ta. Ngài đã tạo thành
chúng ta theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài, không chỉ để cho ta có thể trở
thành người một cách trọn vẹn, mà còn để ta có thể chia sẻ sự sống thần linh của
Ngài. Thật là một ân huệ quá mức tưởng tượng! Nói cách khác, Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần đã trao cho chúng ta tất cả những mạc khải và những ân sủng
ta cần để ta có thể chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta có tất cả những
gì mình cần để đạt đến định mệnh tròn đầy của mình trong Đức Kitô và triển nở
trong sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
14-06
: CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN;
Ed 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34.
LỜI SUY NIỆM: Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người
vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống
vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.” (Mc 4,26).
Chúa Giêsu đang mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy vững tin vào Nước
Trời, hãy mạnh dạn gieo hạt giống Tin Mừng cho muôn dân, thành quả chúng ta
không thể thấy liền trước mắt của chúng ta, nhưng hạt giống vẫn cứ sống bất
chấp mọi trở ngại và khó khăn, nó sẽ có ngày vươn lên khỏi mặt đất và trở thành
cây cao cho muôn loài núp bóng và làm tổ. Chúa Giêsu đã tuyên bố mỗi người
trong chúng ta là ánh sáng, là muối, là men cho trần gian. Ánh sáng dù nhỏ đến
đâu cũng xua được bống tối, một chút men sẽ làm dậy cả khối bột, một tý muối sẽ
làm tăng hương vị. Hãy tin tưởng, trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa.
Mạnh Phương
14
Tháng Sáu
Tôi Biết Chạy Ðến Với Ai?
Sau
khi phản bội Chúa bằng một cái hôn, Giuda cảm thấy thất vọng đến độ không còn
nghĩ rằng mình có thể được tha thứ nữa. Ông cầm 30 đồng bạc là giá của sự phản
bội và đi vào Ðền thờ để trả lại cho các thượng tế và kỳ lão. Sau đó, ông ra
ngoài lấy dây thắt cổ tự vận.
Câu
chuyện ấy đã được xen vào vở tuồng thương khó nổi tiếng của dân làng
Oberammergau bên Ðức. Cứ 10 năm một lần, theo một lời thề hứa mà ông cha đã để
lại từ mấy trăm năm qua, người dân làng diễn ra cuộc tử nạn của Chúa giêsu. Vở
kịch thu hút khán giả từ khắp nơi trên thế giới.
Người ta kể lại rằng lần kia, một em bé gái 7 tuổi ngồi cạnh mẹ để xem vở tuồng. Người đóng vai Giuda, trong cơn thất vọng não nề đã thốt lên: "Tôi biết đi đến với ai bây giờ? Tôi đã phản bội Thầy tôi. Thế là hết! Tô không biết phải chạy đến với ai nữa".
Người ta kể lại rằng lần kia, một em bé gái 7 tuổi ngồi cạnh mẹ để xem vở tuồng. Người đóng vai Giuda, trong cơn thất vọng não nề đã thốt lên: "Tôi biết đi đến với ai bây giờ? Tôi đã phản bội Thầy tôi. Thế là hết! Tô không biết phải chạy đến với ai nữa".
Em
bé ngồi bên cạnh mẹ cảm thông cho số phận của kẻ chìm đắm trong thất vọng. Em
muốn tìm cách để cứu vớt con người khốn khổ ấy. Em bèn quay sang mẹ và nói lớn
đến độ tất cả mọi khán thính giả có mặt trong hội trường đều nghe được:
"Má ơi, sao ông ta không chạy đến với Mẹ Maria?".
Chúa
Giêsu cũng có một người Mẹ như mọi người, và nhất là Ngài cũng trải qua một thời
thơ ấu như mọi người. Kỷ niệm của những giây phút ngồi trên gối Mẹ, những lần
sà vào lòng Mẹ, những lần mếu máo khi lạc mất Mẹ, hay những lần vòi vĩnh Mẹ...
hẳn phải luôn đậm nét trong ký ức của Chúa Giêsu. Có lẽ chính kinh nghiệm của bản
thân ấy đã trở thành bài học về hồn nhiên trong trắng, tin tưởng, phó thác của
tuổi thơ mà Chúa Giêsu luôn đề ra cho chúng ta khi Ngài nói: "Nếu các
ngươi không nên giống như trẻ nhỏ, các ngươi không được vào nước Trời".
Tuổi
thơ thường gắn liền với mẹ. Còn âm thanh nào bộc phát, tự nhiên, quen thuộc và
êm dịu trên môi của trẻ thơ cho bằng tiếng "Mẹ". Khi vui, trẻ thơ kêu
mẹ, lúc đói, trẻ thơ cũng kêu mẹ. Khi tỉnh thức, trẻ thơ cũng kêu mẹ, lúc ngái
ngủ, trẻ thơ cũng kêu mẹ... Mẹ là tất cả của trẻ thơ.
Mời
gọi chúng ta mặc lấy tâm tình của trẻ thơ để được vào nước Trời, hẳn Chúa Giêsu
cũng muốn nhắn gửi chúng ta cho Mẹ của Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời
cũng có nghĩa là biết chạy đến với Mẹ Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời
cũng có nghĩa là mặc lấy tâm tình của chính Mẹ Ngài, bởi vì còn ai trong trắng,
tin tưởng, phó thác cho bằng Mẹ.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét