Ký
kết Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Palestine
VATICAN.
Hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Palestine đã được ký kết hôm 26-6 vừa qua tại Vatican.
Hai
vị ngoại trưởng, Đức TGM Paul Richard
Gallagher của Tòa Thánh và Ông Riad
Al-Malki của Palestine, đã ký kết Hiệp định gồm 1 lời tựa, và 32 điều khoản chia làm 8 chương, liên
quan đến
những khía cạnh thiết yếu trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại Quốc gia Palestine, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ một giải pháp thương thuyết và ôn hòa cho tình trạng trong vùng.
Hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi hai bên thông
báo cho nhau trên giấy
tờ sự phê chuẩn văn kiện này, đáp ứng những đòi hỏi hiến định hoặc nội bộ của mỗi bên.
Hiệp định Tổng quát này là kết quả các cuộc thương thuyết từ nhiều năm nay qua trung gian
Ủy ban song phương, tiếp theo Hiệp định cơ bản được kết giữa Tòa Thánh và tổ chức giải phóng Palestine OLP
ngày 15-2 năm 2000.
Trong
lời chào mừng tại buổi ký hiệp định, Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher nhắc đến hành trình mà chính
quyền Palestine đã trải qua, với cao điểm là Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ ngày 29-11 năm
2012 nhìn nhận Palestine là một Quốc gia Quan sát viên
không phải là thành viên của LHQ.
Đức TGM cầu mong rằng Hiệp định này có thể là một khích lệ để chấm dứt chung kết cuộc xung đột cam go giữa Israel và Palestine,
đang tiếp tục gây ra đau thương cho cả hai bên. Ngài cầu mong giải pháp 2 quốc gia sớm trở thành sự thực.
Như người ta có thể dự đoán, việc ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Palestine
không làm cho Israel hài lòng vì qua hiệp định này Tòa Thánh chính thức nhìn nhận chính quyền Israel như một ”Nhà Nước”. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Israel nói rằng ”sự nhìn nhận vội vã này gây hại cho viễn tượng đẩy mạnh một hiệp định hòa bình và làm thương tổn nỗ lực của quốc tế thuyết phục chính quyền Palestine trở lại các cuộc thương thuyết trực tiếp với Israel”.
Tòa
Thánh và Israel đã ký hiệp
định cơ bản với nhau hồi năm 1993 và sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng cho đến nay 22 năm đã trôi
qua, với bao nhiêu đợt thương thuyết, nhưng Israel vẫn chưa chấp nhận ký hiệp định với Tòa Thánh về qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Israel, chủ quyền trên các nơi thánh,
vấn đề thuế khóa, tài chánh, v.v.
(SD 26-6-2015)
G.
Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét