25/06/2015
Thứ Năm sau Chúa Nhật
12 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 16, 1-12. 15-16
"Agar
đã sinh cho Abraham một con trai và ông gọi nó là Ismael".
Trích
sách Sáng Thế.
Bà
Sarai vợ ông Abram không sinh con, nhưng bà có một nữ tỳ người Ai-cập, tên là Agar,
bà đã nói cùng ông rằng: "Này, Chúa không cho tôi sinh con, ông hãy ăn ở với
nữ tỳ của tôi, may ra nhờ nó, tôi có con cháu". Và Abram nghe theo lời bà
Sarai. Ðã mười năm trời, từ ngày ông bà đến ở đất Canaan, bà Sarai chọn Agar,
người Ai-cập làm nữ tỳ, rồi trao cho chồng làm nàng hầu: ông đã ăn ở với nàng.
Nhưng khi nàng thấy mình thụ thai thì khinh dể bà chủ. Sarai nói cùng Abram rằng:
"Ông đối xử bất công với tôi. Tôi đã trao đứa nữ tỳ tôi vào tay ông, từ
khi nó thấy mình thụ thai, liền khinh dể tôi. Xin Chúa xét xử giữa tôi và
ông". Abram trả lời rằng: "Này, nữ tỳ của bà vẫn ở dưới quyền bà, bà
muốn xử với nó thế nào mặc ý". Sarai hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn
đi.
Thiên
thần Chúa gặp nàng trong rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong
hoang địa. Thiên thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu
đến và toan đi đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi".
Thiên thần Chúa bảo nàng rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục
bà". Thiên thần Chúa nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều
không thể đếm được". Và nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ
sinh một con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự
khốn khó của ngươi. Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người
và mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar
đã sinh con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi
Agar sinh Ismael.
Ðó
là lời Chúa.
Hoặc
bài vắn này: St 16, 6-12. 15-16
Abram
trả lời Sarai rằng: "Này, nữ tỳ của bà vẫn ở dưới quyền bà, bà muốn xử với
nó thế nào mặc ý". Sarai hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn đi. Thiên thần
Chúa gặp nàng trong rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong
hoang địa. Thiên thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu
đến và toan đi đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi".
Thiên thần Chúa bảo nàng rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục
bà". Thiên thần Chúa nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều
không thể đếm được". Và nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ
sinh một con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự
khốn khó của ngươi. Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người
và mọi người sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar
đã sinh con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi
Agar sinh Ismael.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 105, 1-2. 3-4a. 4b-5
Ðáp: Hãy ca tụng
Chúa, vì Người nhân hậu (c. 1a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hãy ca tụng Chúa, bởi Người nhân hậu, vì đức từ bi Người tồn tại muôn đời.
Ai nói hết được những hành động quyền năng của Chúa, ai kể cho xiết mọi lời ngợi
khen Người? - Ðáp.
2)
Phúc cho những ai tuân giữ những lời huấn lệnh, và luôn luôn thực thi điều công
chính. Lạy Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài. - Ðáp.
3)
Xin mang ơn cứu độ đến thăm viếng chúng con, để chúng con hân hoan vì hạnh phúc
những người Chúa chọn, được chung vui bởi niềm vui của dân Ngài, và được hãnh
diện cùng phần gia nghiệp của Ngài. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 1, 14 và 12b
Alleluia,
alleluia! - Ngôi lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người,
thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 7, 21-29
"Nhà
xây trên nền đá và nhà xây trên cát".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói
với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy Chúa", là được vào nước trời, nhưng chỉ có
người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong
ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng
con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân
danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với
chúng rằng: "Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác,
hãy lui ra khỏi mặt Ta".
"Vậy
ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn
ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có
thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá.
Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như
người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào
nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn".
Khi
Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì
Người dạy dỗ họ như Ðấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Thực thi ý Chúa
Mẹ
Têrêsa Calcutta đã có lần phát biểu: Tôi muốn các nữ tu của tôi luôn có nụ cười
rạng rỡ trên gương mặt của họ. Tôi đã cho về nhà nhiều thiếu nữ dự tu, vì họ
chưa vui vẻ đủ, họ không có khả năng để cười. Khi tôi thấy các nữ tu đi làm việc
mà mặt mày ủ rũ, nụ cười chưa nở trên môi, tôi liền nói với họ: "Các chị hãy
về nhà ngủ một giấc, rồi sau đó mới đi làm việc, các chị quá mệt mỏi rồi".
Mẹ
Têrêsa quả đã sống cho đến cùng những đòi hỏi của Tin Mừng. Mẹ đã nhiều lần quả
quyết rằng công việc mà Mẹ và các nữ tu của Mẹ đang thực hiện không phải là
công tác xã hội, mà thiết yếu là hành động bác ái. Hành động bác ái hay sống
bác ái là sống và rao giảng Tin Mừng, mà nói đến Tin Mừng là nói đến vui tươi,
hân hoan. Do đó, thật mâu thuẫn khi Tin Mừng được sống với bộ mặt ủ rũ, khi Tin
Mừng được loan báo với cung giọng buồn thảm.
Tin
Mừng phải được thể hiện trước tiên qua cuộc sống của người rao giảng Tin Mừng,
đó là đòi hỏi cơ bản nhất mà Chúa Giêsu không ngừng nhắc nhở cho các môn đệ.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu bật những đòi hỏi ấy qua dụ ngôn hai
ngôi nhà: ngôi nhà xây trên đá thì vững chắc, dù mưa sa bão táp cũng không thể
làm lay chuyển, đó là hình ảnh người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, họ không
chỉ lắng nghe lời Ngài, mà còn đem áp dụng vào cuộc sống. Ngôi nhà xây trên
cát, đó là hình ảnh của những người nghe lời Chúa, nhưng không đem ra thực
hành.
Tin
Mừng vốn không chỉ được lắng nghe cho vui tai, mà là để được thực thi; chân lý
không chỉ được hiểu biết suông, mà để được thực thi; bác ái không chỉ trên môi
miệng, nhưng phải được thực thi bằng những việc làm cụ thể. Tựu trung đây cũng
là sự nối dài và đòi hỏi của mầu nhiệm Nhập Thể trong đời sống đức tin. Thiên
Chúa Nhập Thể làm người không chỉ là một chân lý trừu tượng, Ngài đã trở thành
con người bằng xương bằng thịt; Ngài không phải là khách bàng quan đứng ngắm
nhìn lịch sử nhân loại, Ngài đã nhập cuộc làm một với nhân loại, Ngài không rao
giảng Thập giá như một lý thuyết suông. Ngài đã thực sự vác lấy Thập giá và đón
nhận mọi khổ đau của con người. Do đó, tuyên xưng Thiên Chúa Nhập Thể làm người
không phải chỉ là tuyên xưng một chân lý, mà thiết yếu là đi vào con đường Nhập
Thể của Ngài.
Không
thể có Kitô giáo và niềm tin Kitô mà không có dấn thân; không thể là môn đệ
Chúa Kitô mà không đi lại con đường của Ngài; không thể rao giảng Tin Mừng bằng
những lời nói suông; không thể sống niềm tin Kitô mà không mỗi ngày cố gắng nên
hoàn thiện như Cha trên trời. Chúng ta vốn thán phục những người làm nhiều, hơn
là những kẻ nói nhiều. Nói mà không làm là kẻ dối trá, nói một đàng nhưng làm một
nẻo là kẻ lừa gạt. Tất cả rồi cũng qua đi, chân lý chỉ thực sự chiếu tỏ bằng cuộc
sống trung thực mà thôi.
Nguyện
xin Chúa gia tăng ý thức ấy nơi chúng ta. Xin cho niềm tin chúng ta tuyên xưng
trên môi miệng được diễn đạt một cách sống động qua cuộc sống mỗi ngày. Xin cho
đức ái luôn chiếu tỏa bằng những hành động cụ thể, để mọi người nhận biết chúng
ta là môn đệ đích thực của Chúa.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Năm Tuần 12 TN,
Năm lẻ
Bài
đọc:
Gen 16:1-12, 15-16; Mt 7:21-29.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải thực hành Lời
Chúa.
Con
người hay bội hứa, quên thề; Thiên Chúa luôn trung tín. Con người hay thay đổi;
Thiên Chúa không bao giờ đổi thay. Con người nghĩ để sống sót, họ cần phải tiêu
diệt đối phương. Thiên Chúa chứng minh, Ngài có quyền năng làm cho tất cả hiện
hữu chung: Do-thái Giáo, Kitô Giáo, và Hồi Giáo, đều đã được Thiên Chúa chúc
lành và có thể sống chung với nhau. Để Lời Chúa có thể sinh ích, con người
không chỉ cần lắng nghe, mà còn phải thực hành Lời Chúa dạy. Nếu con người chỉ
biết trên lý thuyết mà không chịu thực hành trong đời sống, Lời Chúa có ích chi
cho con người đâu!
Các
Bài Đọc hôm nay vạch ra cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con
người; giữa cách cư xử của Thiên Chúa và cách cư xử của con người. Trong Bài Đọc
I, bà Sarai, khi thấy mình không được Đức Chúa cho sinh con, đã hiến người hầu,
Hagar, cho Abram để ông có con nối giòng. Khi Hagar có con với Abram, nàng lại
coi thường và khinh khi bà chủ. Bà Sarai tức giận và đối xử nhẫn tâm với Hagar
đến nỗi nàng phải trốn đi; nhưng sứ thần Thiên Chúa đã hiện ra và loan báo cho
nàng biết: Thiên Chúa cũng sẽ chúc lành cho giòng dõi của Ismael, con nàng.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố: Nước Trời chỉ dành cho ai nghe và giữ Lời
Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Ta sẽ làm cho giòng dõi ngươi sinh sôi thật nhiều đến mức không thể đếm được.
1.1/
Con người hay thay đổi:
Truyền thống Do-thái và hầu hết truyền thống Á-đông đều có thái độ coi thường
người phụ nữ có chồng mà không sinh cho chồng được người con để nối dõi tông đường
(I Sam 1:5-6). Trong trường hợp như thế, người vợ thường sẽ hy sinh để chồng ăn
ở với vợ lẽ hay nàng hầu để có con nối dõi cho chồng.
(1)
Phản ứng của bà Sarai: Trình thuật hôm nay liệt kê một trường hợp điển hình:
"Bà Sarai, vợ ông Abram, đã không sinh được cho ông một người con nào. Bà
có một người nữ tỳ Ai-cập, tên là Hagar. Bà Sarai nói với ông Abram: "Ông
coi: Đức Chúa đã không cho phép tôi sinh con. Vậy xin ông đi lại với nữ tỳ của
tôi; may ra nhờ nó mà tôi sẽ có con." Ông Abram nghe lời bà Sarai, ông ăn ở
với nàng hầu, Hagar, và nàng đã mang thai. Bà Sarai tức giận với nàng hầu có thể
vì hai lý do: (1) Khi ông Abram tỏ cử chỉ yêu thương với Hagar. Điều này có thể
hiểu được vì không ai muốn san sẻ tình yêu vợ chồng cho người khác; và (2) Nàng
Hagar có những cử chỉ khinh thường bà. Dù sao chăng nữa, bà Sarai cũng có lỗi,
vì bà phải biết những chuyện này không thể không xảy ra.
(2)
Phản ứng của nàng hầu Hagar: Phản ứng này có thể hiểu được, vì là phản ứng của
đa số con người: khinh thường những người có chồng mà không có con. Hơn nữa,
nàng đang ở địa vị của nữ tỳ, bỗng nhiên trở nên bà chủ và được Abram thương mến,
vì làm cho ông có con nối dõi tông đường, nên nàng càng có thái độ khinh thường
và xỉ nhục chủ mình. Nàng Hagar khôn nhưng không ngoan; nếu nàng biết nhận ra tình
thương của ông Abram và bà chủ Sarai, và khiêm nhường đáp lại, nàng đã không bị
Bà đuổi ra khỏi nhà.
(3)
Phản ứng của ông Abram: Ông nhận ra sự quan tâm của vợ và thái độ khinh thường
vợ mình của Hagar; nhưng ông bị kẹt vào thế ở giữa, bênh bên nào cũng không được.
Khi nghe Bà Sarai than thở, ông Abram nói với bà Sarai: "Nữ tỳ của bà ở
trong tay bà đấy; đối với nó, cái gì tốt cho bà thì bà cứ làm!" Thế là Bà
Sarai hành hạ Hagar đến nỗi nàng phải trốn khỏi Bà.
1.2/
Lời hứa của Thiên Chúa luôn vững bền: Cách đối xử của Thiên Chúa hoàn toàn khác với cách đối
xử của con người. Ngài có thể chúc lành cho cả bà Sarai lẫn nàng hầu Sarai, cho
giòng dõi của Sarai và của Hagar. Vì thế, Thiên Chúa sai sứ thần của Ngài đến gặp
Hagar, và khuyên nàng: "Cứ về với bà chủ ngươi, và chịu luỵ bà ấy... Ta sẽ
làm cho dòng dõi ngươi ra thật nhiều đến mức không thể đếm được vì quá
đông."
Lời
hứa về giòng dõi của Hagar: Sứ thần của Đức Chúa nói với nàng: "Này đây
ngươi đang có thai, sắp sinh hạ con trai và sẽ đặt tên là Ismael, vì Đức Chúa
đã nghe thấu nỗi khổ của ngươi. Con người đó đúng là một con lừa hoang, nó giơ
tay chống mọi người, mọi người giơ tay chống nó, nó sẽ luôn đối đầu với tất cả
anh em nó." Lời hứa này cho chúng ta thấy cả Hồi Giáo và Do-thái Giáo đều
nằm trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Ismael là tổ phụ của những người Hồi
Giáo và cũng được Thiên Chúa chúc lành. Isaac, đứa con Thiên Chúa ban cho Abram
sau này, là tổ phụ của những người Do-thái và được Thiên Chúa chúc lành qua tổ
phụ Abram. Lời sấm của sứ thần vẫn đang ứng nghiệm: giòng dõi của tổ phụ
Abraham (Do-thái, Hồi Giáo, và Kitô Giáo) chiếm quá nửa dân số trên địa cầu; và
mối thù truyền kiếp giữa Do-thái và Hồi Giáo vẫn đang xảy ra.
2/
Phúc Âm:
Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà
thôi.
2.1/
Nước Trời không dành cho những ai chỉ biết nói yêu mến Thiên Chúa: Chúa Giêsu tuyên bố
rõ ràng tình yêu phải được biểu tỏ bằng việc làm: "Không phải bất cứ ai
thưa với Thầy: "Lạy Chúa! Lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu!
Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào
mà thôi.'' Một người ngây thơ có thể tin vào những lời đường mật của người dẻo
miệng lưỡi ca tụng; nhưng không ai có thể đánh lừa Thiên Chúa bằng những lời
tán tụng ngoài miệng, vì Ngài thấu suốt mọi ý hướng của con người.
2.2/
Nước Trời chỉ dành cho những ai thực hành Lời Chúa dạy: Để dẫn chứng tầm
quan trọng của việc thi hành Lời Chúa, Chúa Giêsu đưa ra một ví dụ mà mọi người
đều hiểu.
(1)
Xây nhà trên đá: "Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành,
thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập
vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.'' Nhà xây trên nền đá,
tuy khó làm lúc đầu, nhưng sẽ chịu đựng được mọi thay đổi của thời tiết sau
này.
(2)
Xây nhà trên cát: ''Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực
hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay
bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành." Nhà xây trên cát rất dễ
làm lúc đầu, nhưng không chịu đựng nổi những đe dọa của thời tiết; chỉ cần một
cơn sóng gió nhỏ cũng đủ cuốn trôi nhà ấy.
Cuộc
đời con người cũng thế: Nếu họ chịu xây dựng cuộc đời của họ trên nền tảng của
Lời Chúa, tuy khó khăn lúc đầu, nhưng sẽ giúp họ đứng vững trước bất kỳ cơn
phong ba bão táp nào của cuộc đời. Nhưng nếu họ không chịu xây dựng cuộc đời
trên nền tảng Lời Chúa, họ sẽ bị cuốn hút, và không thể nào thắng vượt được những
cơn lốc của thế gian, và bẫy giăng của ma quỉ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải luôn biết lấy tình thương Thiên Chúa để đối xử với nhau trong mọi
hoàn cảnh: khi thịnh vượng cũng như lúc nghèo khổ, khi khỏe mạnh cũng như lúc yếu
đau, khi vinh quang cũng như lúc đau khổ; vì đó là lệnh truyền của Thiên Chúa.
-
Tri hành đồng nhất. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Nếu chúng ta không thực
hành những gì Thiên Chúa dạy, lời khôn ngoan cách mấy cũng chẳng giúp được gì
cho chúng ta; nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn mang Lời Chúa ra áp dụng vào cuộc sống,
Lời Chúa sẽ sinh rất nhiều lợi ích cho cuộc đời chúng ta.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
25/06/15 THỨ NĂM TUẦN 12 TN
Mt 7,21-29
Mt 7,21-29
Suy niệm: “Ơn cứu độ không được ban cho
người nói về niềm tin mà là cho những ai sống niềm tin đó” (Th. Ghê-gô-ri-ô Na-di-en). Đó là một cách khác
để xác quyết Lời Chúa hôm nay: “Không phải bất cứ ai thưa với
Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi
hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (c. 21). Con đường và phương tiện dẫn đến hạnh
phúc Nước Trời đã sắp sẵn. Muốn mục đích, thì cũng muốn phương tiện; không bắt
đầu đi, không bao giờ đến.
Mời Bạn: “Có
đạo” mà không sống đạo thì cũng mong manh như “nhà xây trên cát.” Nhiều người
vẫn đi lễ, đọc kinh, tham gia hội đoàn, làm một số việc từ thiện và tưởng như
thế là đủ để kiếm một tấm vé vào Nước Trời. Nếu chúng ta làm những việc đó mà
không phải để “thi hành ý muốn của Chúa Cha,
Đấng ngự trên trời” thì
ắt là có ngày sẽ phải nghe Chúa nói: “Ta không hề biết các ngươi;
xéo đi cho khuất mắt Ta” (c.
23).
Chia sẻ: Chân
phước Giáo hoàng Phao-lô VI nói: con người thời nay cần “chứng nhân” hơn là
“thầy dạy”; và nếu có tin vào “thầy dạy”, là vì “thầy dạy” đó cũng là “chứng
nhân”. Lời loan báo Tin Mừng của bạn có tương hợp với cuộc sống chứng nhân của
bạn không?
Sống Lời Chúa: Mỗi
ngày đọc và suy niệm Lời Chúa và quyết tâm một việc cụ thể để thực thi Lời
Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con biết xây nhà trên đá là biết
đem Lời Chúa ra thực hành.
Xây trên nền đá
Chúng ta đã nghe lời Chúa
Giêsu quá nhiều, nhưng thực hành lại chưa đủ. Chính vì thế khi mưa đổ xuống,
gió giật, nước dâng, ngôi nhà đời chúng ta sụp đổ dễ dàng.
Suy niệm:
Nếu ai trong cộng đoàn các
Kitô hữu chúng ta
có khả năng nhân danh Đức
Giêsu, nghĩa là dùng quyền năng của Ngài,
để nói tiên tri, để trừ quỷ
hay làm nhiều phép lạ (c. 22),
chắc chúng ta sẽ tin ngay
người đó là môn đệ đích thực của Đức Giêsu.
Người đó dĩ nhiên phải là
người tốt lành, thánh thiện, đáng tin,
vì chỉ ai là người của Chúa
mới làm được những điều lạ lùng đó.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu nhắc chúng ta đừng vội kết luận.
Làm được những điều Chúa đã
làm như trừ quỷ hay chữa bệnh
chưa chắc chắn đã là người
môn đệ chân chính.
Những kết quả hoành tráng
trên vẫn chưa đủ để biết cây (Mt 7, 16).
Cả những ai thưa với Thầy
Giêsu: Lạy Chúa! lạy Chúa!
cũng không hẳn sẽ được vào
Nước Trời (c. 21).
Đức Giêsu cho chúng ta một
tiêu chuẩn quan trọng khác để nhận định.
Đó là chính cuộc sống của
người môn đệ đó.
“Chỉ ai thi hành ý muốn của
Cha Thầy là Đấng ngự trên trời…” (c. 21).
Ý muốn ấy được giải thích và
diễn tả qua “những lời Thầy nói đây” (c. 24).
Vậy tiêu chuẩn chắc chắn để
nhận ra người môn đệ thật
đó là xem người đó có sống
đúng tinh thần của Đức Giêsu không,
có làm điều Ngài dạy qua Bài
Giảng trên núi không.
“Những kẻ làm điều gian ác”
ở đây là những người đã nghe và không làm.
Ngay cả những kẻ ấy cũng có
thể làm được những điều kỳ diệu,
khiến chúng ta bị ngây ngất,
say mê và ngộ nhận.
Nhưng vào ngày phán xét, mọi
sự sẽ bị phanh phui.
Chúa sẽ nói với họ: “Ta
không biết các ngươi. Xéo đi khỏi Ta” (c. 23).
Nước Trời không dành cho
những ai bất tuân phục Ý Chúa.
Dù Nước Trời là một quà tặng
nhưng không của Thiên Chúa Cha,
nhưng người Kitô hữu vẫn
phải đưa tay ra cung kính đón nhận
bằng cách sống trọn vẹn Ý
Cha như một người con thảo hiền.
Không có thái độ này, thì
quà có đó mà vẫn không đến tay.
Chúng ta đã nghe lời Chúa
Giêsu quá nhiều, nhưng thực hành lại chưa đủ.
Chính vì thế khi mưa đổ
xuống, gió giật, nước dâng,
ngôi nhà đời chúng ta sụp đổ
dễ dàng.
Vấn đề không phải do cuồng
phong và lũ lụt,
mà do nền móng của ngôi nhà,
nền đá hay nền cát.
Sau một cơn bão, có những
tòa nhà cổ vẫn đứng vững hiên ngang,
trong khi những ngôi nhà mới
xây lại sụp đổ.
Cơn bão nói cho ta về chất
lượng thật của ngôi nhà.
Có bao nhiêu cơn bão mà ngôi
nhà mỗi người vẫn phải gánh chịu mỗi năm?
Có lẽ ta nên chọn một câu
Tin Mừng làm nền đá cho ngôi nhà đời mình.
Và xây cả đời mình trên việc
sống câu Tin Mừng ấy.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con
đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe
Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra
thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi
chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời
Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời
Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được
tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
25
THÁNG SÁU
Thiên
Chúa Nâng Đỡ Hiện Hữu Và Chống Lại Hư Vô
Nơi
sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta nhìn thấy ý muốn từ đời đời của Ngài được
diễn tả ra vừa trong tư cách là Đấng Sáng Tạo vừa là người gìn giữ mọi sự. Ý
chí của Ngài là một ý chí tối cao điều động mọi sự theo chính bản chất tốt lành
của Ngài. Ngài tiếp tục hành động – như chính Ngài đã hành động trong hành vi
sáng tạo đầu tiên – để nâng đỡ sự hiện hữu và chống lại hư vô, để ủng hộ sự sống
và chống lại sự chết, để hậu thuẫn cho ánh sáng và chống lại sự tối tăm (Ga 1,
4 – 5).
Nói
tắt, Đấng Tạo Hóa bênh vực sự thật. Ngài bênh vực sự thiện và vẻ đẹp của tất cả
những gì hiện hữu. Trong mầu nhiệm quan phòng của Ngài, Thiên Chúa tiếp tục quyết
liệt khẳng định sự đánh giá của Ngài như được ghi trong Sách Sáng Thế: “Thiên
Chúa thấy thế là tốt đẹp… Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rất tốt
đẹp” (St 1, 25. 31).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
25-6
St
16, 1-12.15.16; Mt 7, 21-29
LỜI
SUY NIỆM: “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành,
thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập
vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.”
Chúa
Giêsu đang muốn những người đi theo Người, tin vào Người đều được trở thành người
môn đệ đích thực. Người môn đệ đích thực không chỉ là những người cứ cúi đầu “Lạy
Chúa, lạy Chúa” mà thôi đâu, nhưng trong cung cách “lạy Chúa” đó, con người phải
lắng nghe Lời Chúa để suy niệm, để xây dựng đời mình trên nền tảng của Lời
Chúa. Có như vậy, thì khi gặp phải gian nan thử thách, đức tin mới đứng vững
không bị sụp đổ, sụp đổ tan tành.
Lạy
Chúa Giêsu. Lời Chúa là lời hằng sống, là nền tảng xây dựng con người và xã hội
trần thế để được sống trong hạnh phúc, bình an của tình yêu và phục vụ. Xin cho
mọi thành viên trong gia đình chúng con, ham thích “đọc”, “học” và “suy niệm” Lời
Chúa, để tất cả chúng con được trở nên người môn đệ chân chính của Chúa.
Mạnh
Phương
25
Tháng Sáu
Lau Chùi Làm Gì?
Trong
những mẩu chuyện giáo lý ngắn, Ðức Gioan Phaolô I có thuật lại câu chuyện sau
đây: "Những người xem thường việc năng đi xưng tội nhắc tôi nhớ đến anh
giúp việc của ông Jonathan Swift. Một lần kia, sau khi ngủ đêm trong một quán
trọ, ông Swift bảo người giúp việc đem cho ông đôi giày ống mà ông đã mang hôm
qua. Khi thấy đôi giày còn dính đầy bụi đất của cuộc hành trình vất vả xuyên
qua những cánh đồng lầy lội, ông Swift nhíu mày tỏ vẻ khó chịu và bảo anh giúp
việc: "Tại sao anh lại không lau chùi đôi giày cho sạch sẽ?".
Thấy
chủ bất bình và xẵng giọng, anh giúp việc hơi áy náy nhưng cũng gãi đầu, ấp úng
thưa: "Tôi nghĩ là... lau chùi cũng không ích lợi gì. Vì hôm nay, sau khi
ông đi vài dặm đường, đôi giày lại bị dơ bẩn trở lại".
Nghe
người giúp việc biện luận như thế, ông Swift giả vờ gật đầu đồng ý rồi bảo người
giúp việc: "Anh cho thắng yên ngựa, chúng ta khởi hành càng sớm càng tốt kẻo
muộn".
Một
lúc sau, mọi việc đã được thu xếp xong và ông Swift ra lệnh lên đường. Nhưng
người giúp việc chạy vội đến kéo nài: "Thưa ông, chúng ta không thể lên đường
ngay được vì tôi chưa ăn sáng".
Ông
Swift vừa leo lên ngựa vừa bảo: "Ăn uống làm gì cho uổng công vì sau vài dặm
đường, dạ dày anh lại cồn cào kêu đói".
Cũng
thế, có nhiều người bảo: năng lãnh nhận bí tích Giải Tội có ích lợi gì. Vì
thông thường sau khi xưng tội, linh hồn chúng ta lại bị dơ bẩn trở lại vì những
tội tái phạm. Có lẽ họ cũng có lý. Nhưng giữ linh hồn thanh sạch một thời gian,
dù ngắn ngủi, cũng là một việc nên làm. Lại nữa, những người hiểu đúng nghĩa của
phép Giải Tội và Xưng Tội đúng cách sẽ được nghiệm thấy là phép Giải Tội không
những rửa sạch mọi tì ố của tội lỗi, nhưng còn hiệu lực giúp chúng ta tránh tái
phạm những lỗi lầm thường vấp ngã với mục đích củng cố tình thân hữu của mình với
Ðức Giêsu và sống trọn tình hiếu thảo Cha con đối với Thiên Chúa.
Không
ai trong chúng ta dùng cơm xong lại thu dọn ngay những chén đĩa, nồi niêu đã
dùng vào sóng chén, viện cớ là: rửa làm gì cho uổng công, đến bữa an sau chúng
lại dơ bẩn trở lại.
Cũng
không ai bảo: giặt quần áo hay tắm gội làm gì cho hoài công, tốn nước. Một thời
gian sau thân thể và quần áo lại bị dơ bẩn trở lại.
Vâng,
Ðức Gioan Phaolô I dạy chúng ta: hãy năng đi xưng tội, dù biết rằng con người yếu
đuối hay tái phạm những lỗi lầm mình đã vấp ngã. Và trong lúc lãnh nhiệm phép
Giải Tội, hãy nhớ lời Ðức Giêsu bảo người phụ nữ ngoại tình: "Này chị, những
kẻ tố cáo chị đâu cả rồi, không ai lên án chị ư? Ta cũng vậy, Ta không lên án
chị. Hãy về và từ nay, đừng phạm tội nữa".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét