19/06/2016
Chúa Nhật tuần 12 thường niên năm C
(phần II)
Phụng
vụ Lời Chúa: Chúa Nhật XII Thường
Niên - Năm C
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN C
(Dcr 12,10-11; Gl 3,26-29; Lc 9,18-24)
(Dcr 12,10-11; Gl 3,26-29; Lc 9,18-24)
QUA THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG
“Con Người phải chịu nhiều đau khổ,
bị từ bỏ và giết chết…”
(Lc 9,22)
bị từ bỏ và giết chết…”
(Lc 9,22)
I. CÁC BÀI ĐỌC
1. Bài đọc I – Dcr 12,10-11
Dựa trên lời hứa của Đức Chúa sẽ giải thoát và đổi mới cho Giêrusalem, sấm ngôn của Dacaria loan báo về một cuộc ‘đổ ơn’ của Đức Chúa xuống trên nhà Giuđa và cư dân Giêrusalem giúp họ tỉnh ngộ về hành vi bất chính của mình: nếu trước kia chính họ đã giết chết Đấng Mêsia, thì giờ đây cũng chính họ sẽ phải ngước nhìn ‘Đấng mà họ đã đâm thâu’ với một tâm tình khóc than và thương tiếc đến tột độ như khóc ‘đứa con đầu lòng đã chết.’
Hình ảnh này, theo cái nhìn của Thánh sử Gioan 19,37, như một lời tiên báo về cái chết của Đức Kitô mà Dân Do Thái sẽ phải hối cải khi nhìn thấy Đấng mà họ đã đâm thâu qua trên thập giá.
2. Bài đọc II – Gl 3,26-29
Thánh
Phaolô nhấn mạnh rằng: việc lãnh nhận phép rửa làm cho người Kitô hữu được tháp nhập cách trọn vẹn vào cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Kitô trên thập giá. Điều này đã xóa đi mọi sự khác biệt trước đó về lý lịch bản thân của từng người: Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, nam
hay nữ… để từ nay họ được nên một trong Đức Giêsu Kitô và nhờ đó trở thành những kẻ ‘thừa kế theo lời hứa.’
3. Bài Phúc âm – Lc 9,18-24
Đoạn phúc âm này bao gồm ba ý tưởng chính:
Trước lời tuyên xưng của Thánh Phêrô về mình: ‘Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.’ Chính Chúa Giêsu đã không phủ nhận về lời tuyên xưng này nhưng chỉ ‘ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai.’ Việc ngăn cấm này của Chúa vì e ngại người khác hiểu sai về bản chất và sứ vụ của Đấng Mêsia.
Liền sau đó, Chúa Giêsu đã minh định rõ cho các môn đệ biết sứ mạng của Ngài là gì qua lời khẳng định: ‘Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.’
Số phận của người môn đệ cũng được rập khuôn theo số phận của Thầy mình. Điều này đã được xác quyết qua những điều kiện được Chúa Giêsu đưa ra cho
người môn đệ: ‘Từ bỏ mình – vác thập giá mình hằng ngày – mà theo.’
Ba điều kiện này dường như chỉ dẫn người môn đệ đi tới chỗ bị hủy diệt và giết chết. Nhưng khi họ dám chấp nhận mất mọi sự, thậm chí mất mạng sống vì Chúa Giêsu, thì họ lại cứu được tất cả, nhất là cứu được mạng sống của mình.
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. Cái chết của Đấng Mêsia mà Ngôn sứ Dacaria nói đến là kết quả của một sự đối kháng dứt khoát muốn đứng về phía đối lập Thiên Chúa, để đi đến quyết định đóng đinh Đấng Mêsia nhằm loại trừ Ngài ra khỏi cuộc sống của mình. Đối diện với một thử thách, đau khổ, buồn chán… luôn là cơn cám dỗ dẫn mỗi người chúng ta tới chỗ không bằng lòng, thậm chí giận dữ và muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình.
2. Phép rửa xóa đi mọi khác biệt để giúp người Kitô hữu nên một với Đức Kitô và với nhau trong Ngài. Tuy vậy, sự hiệp thông trong đời sống cộng đoàn tín hữu vẫn luôn là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cam go, vì nguy cơ chia rẽ luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cộng đoàn. Do vậy, mỗi việc làm của từng thành viên trong cộng đoàn hay
trong gia đình, nếu không được thực hiện trong tinh thần hiệp thông sẽ luôn tiềm ẩn trong đó những nguy cơ gây ra chia rẽ cho cộng đoàn hay gia đình.
3. Nghịch lý “muốn cứu… sẽ mất” hoặc “mất vì Ta… sẽ cứu được…” luôn dẫn người môn đệ đi tới một chọn lựa trong từng hoạt động của cuộc sống.
Cũng như ba điều kiện của người môn đệ: “Từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày và đi theo” - vẫn luôn là một thách đố lớn cho mỗi người môn đệ hôm nay.
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu đến trần gian để chuộc tội cho nhân loại. Với lòng tri ân sâu xa cùng niềm xác tín như thánh Phêrô, cộng đoàn chúng ta cùng tha thiết dâng lời cầu xin.
1. Hội thánh được thiết lập để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Kitô. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị mục tử trong Hội thánh luôn kết hợp mật thiết với Thầy Chí Thánh, được tình yêu cứu độ của Người ủi an nâng đỡ, để luôn can đảm và trung thành thực thi sứ vụ Chúa trao.
2. “Đấng Cứu Thế phải chịu nhiều đau khổ và bị giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho tất cả những ai đang phải đau khổ về thể xác lẫn tinh thần luôn nhận ra ý nghĩa của con đường thập giá, để họ thêm tin tưởng và bình an đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời.
3. Thánh
Phêrô tuyên xưng rằng “Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi Kitô hữu luôn xác tín Ðức Kitô là Ðấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, và mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin ấy trong cuộc sống qua việc trung thành thực thi những đòi hỏi của Tin Mừng.
4. Chúa phán:
“Ai muốn theo Ta,
phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn can đảm bước theo Chúa Kitô qua những hy sinh cố gắng trong cuộc sống và tận tâm chu toàn bổn phận hằng ngày.
Chủ tế: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con đến với Chúa bằng con đường hy sinh thập giá của Con Một Chúa. Xin nhận lời chúng con cầu nguyện và giúp chúng con luôn vững lòng bước đi trên con đường Chúa muốn. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Chủ đề :
Chúa Giêsu là Đấng Messia chịu khổ
"Người
ta nghĩ Thầy là ai ?" (Lc 9,18)
Sợi
chỉ đỏ :
- Bài
đọc I (Dcr 12,10-11) : Hình ảnh Đấng Messia chịu khổ được ngôn sứ Dacaria
tiên báo.
- Tin
Mừng (Lc 9,18-24) : Lời tiên báo ấy đã được Chúa Giêsu thực hiện.
- Bài
đọc II (Gl 3,26-29) : Kitô hữu cũng phải đi con đường Đức Kitô đã đi, vì họ
đã mặc lấy Đức Kitô.
I.
Dẫn vào Thánh lễ
Anh
chị em thân mến
Thánh
giá là dấu hiệu của Kitô giáo chúng ta. Thánh giá hiện diện ở mọi nơi chúng ta
sinh hoạt tôn giáo, như nhà thờ, bàn thờ gia đình, đất thánh v.v. Trước khi làm
một việc đạo đức, chúng ta luôn làm dấu Thánh Giá.
Hôm
nay chúng ta hãy tìm hiểu Lời Chúa để biết rõ hơn về ý nghĩa đích thực của
Thánh giá. Và chúng ta xin Chúa giúp chúng ta yêu mến Thánh Giá theo đúng ý
nghĩa đích thực ấy.
II.
Gợi ý sám hối
-
Chúng ta tôn kính những ảnh tượng Thánh Giá, nhưng lại sợ và trốn tránh những
thánh giá Chúa gởi đến trong cuộc đời.
-
Chúng ta có khuynh hướng muốn được thêm chứ không muốn từ bỏ bớt.
-
Chúng ta hay sống theo dư luận hơn là sống theo sự hướng dẫn của Chúa.
III.
Lời Chúa
1.
Bài đọc I (Dcr 12,10-11)
Ngôn
sứ Dacaria tiên báo rằng sẽ tới ngày Thiên Chúa tuôn đổ Thánh Thần xuống trên
dân (như chuyện sẽ xảy ra trong ngày lễ Hiện xuống), khi đó, nhờ được Thánh Thần
soi sáng, họ sẽ hiểu rằng kẻ mà họ đã giết chết chính là Đấng Messia, cho nên họ
sẽ ngước nhìn lên Ngài và sẽ khóc than sám hối.
2.
Đáp ca (Tv 62)
Tác
giả Tv 62 đã ý thức Thiên Chúa là Đấng phù trợ mình, nên mong ước được gặp Ngài
để bày tỏ với Ngài những tâm tình tạ ơn và yêu mến.
3.
Tin Mừng (Lc 9,18-24)
Thánh
Phêrô thay mặt nhóm 12 tuyên xưng Chúa Giêsu chính là Đấng Messia (Kitô). Chúa
Giêsu xác nhận lời tuyên xưng đó, nhưng cho biết thêm Ngài là một Đấng Messia
phải chịu đau khổ và chịu chết. Ngài còn nói thêm rằng ai muốn làm môn đệ Ngài
thì cũng phải chịu khổ như Ngài.
Ta
hãy tìm hiểu kỹ các câu 23-24 "Rồi Chúa Giêsu nói với mọi người : Ai
muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo"
.
"Nói với mọi người" nghĩa là những câu này Chúa Giêsu không dạy riêng
Nhóm 12 tông đồ mà dạy chung mọi tín hữu.
.
"Ai muốn theo tôi" nghĩa là ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu ("đi
theo" ai là làm môn đệ cho người đó)
.
"Từ bỏ chính mình" : xem ra từ bỏ mình nghĩa là tha hoá, vong
thân (aliénation), mình không còn phải là mình nữa. Xét theo tâm lý học thì điều
này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Nhưng xét theo thần
học thì lại rất tốt : tuy ta không còn là mình nữa nhưng ta hóa nên giống
Chúa Giêsu thì thật tuyệt vời. Đó chính là "thần hóa". Lý tưởng mà
thánh Phaolô luôn nhắm tới là được trở nên "đồng hình đồng dạng" với
Chúa Giêsu. Hơn nữa đây thực sự không phải là "tha hóa" mà là tìm lại
chính mình, bởi vì từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người "giống hình
ảnh" Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi nên con người bị "tha hóa". Nay
cố gắng trở nên giống Chúa Giêsu chính là tìm lại hình ảnh ban đầu.
.
"Vác thập giá mình" : Kiểu nói này có nhiều nghĩa : a/ Đón
nhận những khổ cực của mình, cũng như Chúa Giêsu đã đón nhận những khổ cực của
Ngài ; b/ Theo luật hình sự Rôma, người bị kết án đóng đinh phải tự mình
vác lấy thập giá của mình ra pháp trường. Như thế, "vác thập giá
mình" nghĩa là coi như mình đã bị kết án tử ; c/ câu 24 giải thích
câu 23 : "Quả thật ai liều mất mạng sống mình vì tôi…". Như thế
"vác thập giá" có nghĩa là "liều mất mạng sống", hay nói
nôm na là "liều mạng" vì Chúa.
.
"Hằng ngày" : những việc vừa kể trên (bỏ mình và vác thập giá)
là việc thường gặp trong đời sống.
4.
Bài đọc II (Gl 3,26-29) (Chủ đề phụ)
Nhờ
phép rửa, người tín hữu đã "mặc lấy Đức Kitô" và đã "nên một
trong Chúa Giêsu Kitô". Hiệu quả :
- Họ
thuộc về Đức Kitô.
- Họ
trở thành con Thiên Chúa.
- Mọi
người là anh em với nhau, không phân biệt do thái hay hy lạp, nô lệ hay tự do,
nam hay nữ nữa.
IV.
Gợi ý giảng
*
1. Nét độc đáo của Chúa chúng ta
Tín đồ
tôn giáo nào cũng hãnh diện và tôn sùng vị Thần của đạo mình, vì vị Thần ấy có
uy quyền mạnh mẽ, có hào quang chói ngời, có địa vị chí tôn. Nói chung, đối với
các vị Thần của các tôn giáo, thái độ của các tín đồ là "kính nhi viễn
chi".
Nhưng
Chúa Giêsu Kitô của chúng ta thì đặc biệt hơn cả : Ngài cũng uy quyền,
vinh quang và cao cả, nhưng Ngài còn mang vào Ngài thân phận hèn hạ của chúng
ta, hơn nữa Ngài còn chịu đau khổ với chúng ta và vì chúng ta để cứu chúng ta.
*
2. "Người ta nghĩ tôi là ai ?"
Câu hỏi
trên đã ảnh hưởng rất mạnh trên cách sống của nhiều người. Họ cố gắng sống làm
sao để được dư luận khen ngợi mình là người giỏi, người tốt.
Phần
Chúa Giêsu, tuy Ngài cũng hỏi các môn đệ câu hỏi đó, nhưng không phải để biết
dư luận rồi chìu theo dư luận. Cách chung dư luận nghĩ Ngài là một ngôn sứ.
Phêrô thì nghĩ Ngài là Đấng Messia Con Thiên Chúa. Nếu Chúa Giêsu thích dư luận
đó thì Ngài sẽ tích cực thi thố quyền phép để dư luận càng ca tụng mình. Nhưng
Ngài không chìu theo dư luận. Ngược lại Ngài muốn dư luận biết đúng về
Ngài : Messia thật đấy nhưng là một Messia chịu đau khổ.
Phần
chúng ta, chúng ta cũng nên tự hỏi "Người ta nghĩ tôi là ai ?" Hỏi
như thế để biết dư luận. Nhưng biết không phải để chìu theo mà biết để điều chỉnh
cách sống của mình theo đúng lý tưởng của mình. Nếu dư luận chưa nhận ra tôi là
môn đệ Đức Kitô thì quả là vì tôi đã không sống đúng lý tưởng của mình
("Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con
thương yêu nhau"). Cho nên tôi phải thay đổi cách sống. Còn nếu dư luận đã
nhận biết tôi là môn đệ Đức Kitô thì tôi vui mừng và tiếp tục cố gắng để ngày
càng giống hình ảnh người môn đệ Đức Kitô hơn.
*
3. "Ai muốn theo Ta…"
Nếu
câu hỏi của Chúa Giêsu chỉ có bao nhiêu chữ thế thôi, thì tất cả chúng ta, những
người đã rửa tội, đều có thể đáp lại thật nhanh : "Con muốn… Con muốn
theo Chúa".
Nhưng
nếu nghe trọn câu Ngài nói "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập
giá mình hằng ngày mà theo", thì chắc hẳn số người nhanh chóng trả lời
"Con muốn" sẽ giảm đi rất nhiều.
Nhiều
người gia nhập Kitô giáo để kiếm lợi, như để được ơn Chúa phù hộ cho sống bình
an, để làm ăn phát đạt, hay để được Giáo Hội hỗ trợ nhiều mặt.
Nhiều
người tưởng rằng mình "đi theo" Chúa, chứ thực ra là muốn Chúa
"đi theo" mình và luôn ở bên cạnh để giúp đỡ mình.
Nhiều
người tưởng đã đi theo Chúa nhưng không bao giờ "từ bỏ" chính mình,
và rất sợ phải "vác thập giá mình hàng ngày mà theo"
*
4. Nghịch lý
Nghịch
lý là điều thoạt xem có vẻ phi lý nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Trong
bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói về 2 nghịch lý :
a/
Nghịch lý giữa mất và được
Theo
khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn được và sợ mất. Nhưng nghịch lý thay,
nhiều khi vì "được" mà phải "mất" : Thí dụ trong một vụ
tranh cãi, bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để cãi cho bằng được, kết quả là bạn
thắng một vụ cãi nhưng mất tình nghĩa bạn bè, anh em và có khi cả cha
con ; trái lại nhiều khi nhờ "mất" mà lại "được" :
Thí dụ thánh Anphongsô là một luật sư nổi tiếng. Một lần kia Ngài nhận biện hộ
cho một vụ kiện lớn, Ngài bị thua. Thất bại ê chề hôm đó đã giúp Ngài nhận thức
rằng danh vọng thế gian chỉ là giả trá, Ngài đi tìm một lẽ sống khác và đã trở
thành một vị thánh.
b/
Nghịch lý giữa chết và sống
Chết
và sống không hẳn là 2 điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ
trợ nhau : sự chết nuôi sự sống và sự sống sống được là nhờ sự chết. Vài
thí dụ :
- Nơi
thực vật : những thứ được dùng làm phân bón phải chết đi thì mới thành chất
bổ dưỡng cho cây.
- Nơi
sinh vật : các thức ăn phải "tiêu" mới "hóa" thành
lương thực.
- Ngọn
nến : sáp nến phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên.
*
5. Đối với tôi, Chúa Giêsu là ai ?
Cô
Ann Thomas kể lại câu chuyện sau đây : Hôm đó, cô và Betty ghé vào một sạp
bán đồ cũ. Ann vừa lôi ra một khay đồ linh tinh, Betty bước tới hỏi :
- Có
đồ gì đáng giá không ?
Ann
trả lời :
-
Không, toàn là đồ năm vố thôi.
Đoạn
cô bước sang bên cạnh nhường cho Betty vào xem. Betty chăm chú nhìn vào đống lặt
vặt, nhặt lên một cây thập giá cũ han gỉ và nói :
- Thật
khó mà tin được. Tôi đã tìm được đồ quí : cây thánh giá này làm bằng chất
bạc xưa.
Cô bạn
của Ann đem về nhà lau chùi và đánh bóng cây thập giá. Đây quả là một vật quí.
Về
sau, đứa con trai bảy tuổi của Betty tên Bobby cầm cây thập giá lên ngắm nghía
hồi lâu. Bỗng nhiên cậu bé oà lên khóc. Betty liền hỏi :
- Con
sao vậy ?
Bobby
nói :
- Con
không cầm lòng được khi thấy Chúa Giêsu bị treo trên thập giá.
Ba
người nhìn vào cây thập giá, có ba thái độ khác nhau : một người dửng dưng
cho là đồ ve chai, người khác thích thú vì khám phá ra vật quí, còn người khác
nữa lại xúc động rơi lệ vì nhận ra Chúa Giêsu chịu đau đớn trên thập giá.
Tin Mừng
hôm nay kể, Chúa Giêsu bất thần hỏi các môn đệ : "Đám đông nói Thầy
là ai ?" Các ông thưa : "Họ bảo Thầy là ông Gian Tẩy Giả,
nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời
xưa đã sống lại". Nhưng Chúa lại muốn biết suy nghĩ của chính ho :
"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Và chỉ một mình Phêrô mau
mắn, đầy xác tín thưa : "Thầy là đấng Kitô của Thiên Chúa" (TP)
6.
Trở thành chính mình
Khi
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "Người ta nghĩ Thầy là ai", Ngài không hỏi
thế vì Ngài bởi vì Ngài đã biết rõ Ngài là ai rồi. Ngài hỏi thế là vì các môn đệ,
Ngài tạo dịp cho họ suy nghĩ chín chắn về bản thân Ngài.
Một số
người thèm khát được người ta chấp nhận. Có lẽ vì trước đó họ thường bị người
khác không để ý, không đánh giá cao hoặc chê bai nên họ đâm ra nghi ngờ chính bản
thân mình và nay họ tìm kiếm sự nhìn nhận của người khác. Người nào càng thiếu
tự tin và ít thành đạt thì người ấy càng cần xác định căn tính của mình trong một
nhóm hoặc một tầng lớp xã hội đang thành đạt.
Chúng
ta cần phải hiểu rõ sự thật mình là thế nào và chấp nhận sự thật ấy. Một khi đã
hiểu mình và chấp nhận sự thật của mình rồi thì mình không cần tô vẽ về mình
hay mua chuộc sự khen ngợi của người khác nữa. Dù người ta không hiểu, không
khen ngợi, thậm chí chê bai phê phán, mình cũng luôn vững vàng. Bởi vì giá trị
của mình không phải do lời khen chê của người khác, mà do chính sự thật của
mình.
Tuy
nhiên, đôi khi ta cũng phải tìm hiểu xem người khác nghĩ sao về mình, để nếu
người ta nghĩ đúng thì ta có thể dựa vào đó mà sửa mình. Alfred Nobel là một kỹ
nghệ gia giàu có và nổi tiếng. Chính ông là người đã chế tạo ra cốt mìn. Dù
giàu có và nổi tiếng như thế nhưng đời ông không hạnh phúc, ông luôn nhìn đời một
cách bi quan. Một ngày kia, do một sự hiểu lầm, người ta tưởng ông chết nên báo
chí đã loan tin ấy và còn viết bài nhận định về sự nghiệp của ông. Sáng hôm đó
Alfred Nobel vừa thức dậy đọc được bài báo ấy và giật mình. Điều làm ông giật
mình nhất là người ta đã coi ông là "ông vua cốt mìn". Ông
nghĩ : mình đã sống thế nào, đã làm gì khiến cho người ta chỉ nhớ về ông
như là người chế tạo ra cái công cụ giết người khủng khiếp ấy. Thế là ông quyết
định dùng tài sản kết sù của mình để xây dựng thế giới. Ông đặt ra giải thưởng
mang tên Nobel, trao cho những ai có đóng góp nổi bật về các lãnh vực vật lý,
hóa học, y khoa, văn chương và hòa bình. Alfred Nobel muốn lịch sử sẽ ghi nhớ
ông như một người cổ vũ cho hòa bình thế giới chứ không phải là một "ông
vua cốt mìn". (FM)
7.
Chuyện minh họa
a/
Thế nào là anh hùng ?
Cuốn
phim The Superman (siêu nhân) rất nổi tiếng. Sau khi đóng thành công vai chính
trong phim này, diễn viên điện ảnh Christopher Reeve đã được rất nhiều người phỏng
vấn. Câu mà anh thường được hỏi nhất là "Theo anh nghĩ, thế nào là một vị
anh hùng ?" Anh đã trả lời rất nhanh : Anh hùng là người có sức
mạnh, có mưu trí và có lòng can đảm. Nhờ những đức tính đó, người anh hùng luôn
chiến thắng trong những cuộc đụng độ với các kẻ thù.
Thế rồi,
một biến cố đặc biệt xảy đến với anh : tháng 5 năm 1995 anh bị té ngựa và
từ đó về sau bị bại liệt từ cổ trở xuống. Từ đó trở đi, cuộc sống của anh rất
khó khăn và khổ sở đến nỗi nhiều khi anh không muốn sống nữa. Tuy nhiên anh
cũng cố gắng sống. Và anh đã có một suy nghĩ khác hẳn về người anh hùng :
anh hùng là người luôn tìm được sức mạnh để vượt qua tất cả những khó khăn chướng
ngại trong đời thường.
b/
Vác thập giá mình
Có một
người kia được Chúa cho vác một cây thập giá. Nhưng anh ta không chịu nổi, anh
đến xin Chúa cho đổi cây thập giá khác. Chúa bằng lòng : "Ngoài nghĩa
địa có vô số thập giá đủ loại. Con cứ ra đó muốn chọn cây nào tùy thích."
Dưới ánh trăng mờ trên nghĩa địa, anh ta đã thở phào nhẹ nhõm vất cây thập giá
của mình và loay hoay chọn cây khác. Nhưng anh tìm mãi vẫn không được :
cây thì quá dài, cây thì quá ngắn, có cây nhẹ nhàng nhưng sù sì khó vác, có cây
trơn tru nhưng nặng quá... Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh
tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi
khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho
anh ngày nào ! (Trích "Phúc")
V.
Lời nguyện cho mọi người
Chủ
tế : Anh chị em
thân mến, Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta. Với lòng
tri ân sâu xa Thiên Chúa là tình yêu. Chúng ta cùng dâng lời cầu xin :
1. Hội
thánh được Chúa Giêsu thiết lập để tiếp tục công cuộc cứu độ của Người /
Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong đại gia đình Hội
thánh / luôn ý thức về sứ mạng rao giảng Tin mừng của mình / và hết
lòng cộng tác vào công việc cao quý này.
2.
Trên thế giới ngày nay / chia rẽ / hận thù / kỳ thị / bất
công / vẫn còn đang ngự trị trong đời sống của nhân loại / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa ban cho con người ngày nay / một tình yêu mạnh hơn sự
chết và lớn hơn hận thù.
3. Thầy
là Đấng Kitô của Thiên Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu /
biết mạnh dạn tuyên xưng niềm tin của mình bằng lời nói / nhưng nhất là bằng
chính đời sống bác ái yêu thương / và phục vụ tận tụy của mình.
4.
Chúa Giêsu nói : / Ai muốn theo tôi / phải từ bỏ chính
mình / vác thập giá mình hằng ngày mà theo / Chúng ta hiệp lời cầu
xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết kiên tâm bền chí / và dấn
thân theo Chúa đến cùng.
Chủ
tế : Lạy Chúa, Đức
Kitô Con Chúa đã dùng tình thương mà chinh phục thế giới và xoa dịu đau khổ của
những người bất hạnh. Xin Chúa cho chúng con biết noi gương Người là Đấng hằng
sống và hiển trị muôn đời.
VI.
Trong Thánh Lễ
- Trước
kinh Lạy Cha : Thánh Phaolô nói : Nhờ phép rửa, chúng ta đã nên một
với Chúa Giêsu Kitô. Vậy chúng ta hãy hợp một lòng một ý với Ngài mà dâng lên
Chúa Cha lời kinh sau đây.
VII.
Giải tán
Chúng
ta sắp rời Nhà thờ để trở về cuộc sống thường ngày với bao nhọc nhằn, phiền muộn
và đau khổ. Nhưng chúng ta hãy ý thức rằng đó chính là những thánh giá hằng
ngày mà Chúa gởi đến cho chúng ta. Chúng ta hãy can đảm vác lấy mà đi theo
Chúa. Có như thế chúng ta mới xứng đáng là môn đệ của Ngài.
Lm, Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina: Chúa Nhật XII Thường Niên (C)
Chúa Nhật,
19 Tháng 6, 2016
Lời tuyên xưng của thánh Phêrô
“Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”
Lc 9:18-24
1. Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa
Thánh
Thần, Người là Đấng hợp nhất linh hồn
con với Thiên
Chúa:
xin hãy
tác động linh hồn
con với lòng
mong muốn nồng nhiệt và
xin nhóm
lại trong hồn
con ngọn lửa của tình
yêu Chúa. Ôi
lạy Chúa
Thánh
Thần, Người đã đối xử đại lượng với con dường
bao: chớ gì
Người được
tán tụng
và chúc phúc
cho tình
yêu tuyệt
vời mà
Người đã
tuôn
đổ trên
con!
Lạy Thiên
Chúa
và Đấng Tạo Hóa của
con, có
thể nào
mà lại
có người
không
yêu mến
Chúa
được chăng? Vì chính
con đã
không
yêu mến
Chúa
trong thời gian dài! Lạy Chúa, xin hãy tha thứ
cho con. Ôi lạy
Chúa
Thánh
Thần, xin hãy ban cho linh hồn
con có
thể được
hoàn
toàn
thuộc về Thiên Chúa, và
xin cho con có
thể phụng sự Người không vì một mảy may tư
lợi cá
nhân
nào, nhưng
chỉ vì
Người là
Cha con và
vì Người
yêu thương
con.
Lạy Thiên
Chúa
của con và là Đấng con tôn thờ, còn có việc gì đáng để
cho con mong ước hơn chăng? Chỉ có Chúa mới đáp ứng
được khát
vọng của con. Amen.” (Thánh
Têrêsa Hài
Đồng Giêsu)
2. Phúc Âm – Luca 9:18-24
Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu
nguyện riêng
một nơi, và có các
môn đệ ở với Người, thì Người
hỏi các
ông rằng: “Những đám dân chúng
bảo Thầy là ai?” Các
ông thưa
rằng: “Người thì
bảo là
Gioan Tẩy Giả, kẻ khác
lại cho là Êlia,
còn người
khác
thì
cho là
một trong các tiên
tri thời xưa, đã sống
lại.” Người lại hỏi các ông rằng: “Phần các con, các con bảo
Thầy là
ai?”
Simon Phêrô thưa
rằng: “Thầy là Đấng Kitô
của Thiên
Chúa.” Và Người ngăn cấm
các ông không
được nói
điều
đó với
ai mà
rằng: “Con
Người phải chịu nhiều đau khổ,
bị các
kỳ lão, các
thượng tế, và các luật sĩ từ
bỏ và
giết chết, nhưng ngày
thứ ba sẽ sống lại.” Người lại phán
cùng mọi
người rằng: “Ai muốn
theo Ta, hãy
từ bỏ mình vác thập giá mình hằng ngày mà theo ta. Vì
kẻ nào
muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó.
Còn kẻ nào
mất mạng sống mình
vì Ta, thì sẽ cứu được
mạng sống mình.”
3. Giây phút thinh lặng cầu
nguyện
Để Lời của Chúa
có thể
thấm nhập và soi sáng đời
sống chúng
ta.
4. Một
vài
câu
hỏi gợi
ý
- Tất cả chúng ta đều tin vào Đức Giêsu. Nhưng có một số người hiểu về Người theo cách này lại có những người khác hiểu theo cách khác. Ngày nay, trong lối suy nghĩ của người ta, Chúa Giêsu nào thì phổ biến hơn?
- Việc tuyên truyền đã ảnh hưởng tới lối nhìn của tôi về Chúa Giêsu như thế nào? Tôi phải làm gì để không cho phép bản thân mình bị lôi cuốn bởi lời tuyên truyền? Ngày nay, điều gì đã ngăn cản chúng ta không công nhận và đảm đương kế hoạch của Chúa Giêsu?
- Chúng ta đang mong đợi Đấng Cứu Thế, theo cách riêng của mỗi chúng ta. Đấng Cứu Thế mà tôi đang tìm kiếm và mong đợi là Đấng nào?
- Điều kiện cần thiết để theo chân Đức Giêsu là thập giá. Tôi đã phản ứng như thế nào với cây thập giá của đời tôi?
5. Dành cho những ai muốn
đào
sâu
hơn vào trong chủ đề
- Bài Tin Mừng hôm nay theo cùng một chủ đề như những câu trước đó: quan điểm của mọi người về Chúa Giêsu. Những câu Tin Mừng dẫn trước trong chương 9, bắt đầu với Hêrôđê, hôm nay tới phiên Chúa Giêsu, Người hỏi về ý kiến của dân chúng, dư luận và lời đáp của các Tông Đồ cho cùng một ý kiến đã được đưa ra hôm trước. Ngay sau
lời loan báo đầu tiên về cuộc Thương Khó, cuộc tử nạn và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
- Luca 9:18: Câu hỏi của Chúa Giêsu sau khi
Người cầu nguyện. “Một ngày, khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?” Trong sách Tin Mừng của Luca, vào những dịp quan trọng và có tính cách quyết định, Chúa Giêsu được mô tả trong lời cầu nguyện: lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa khi Người đảm nhận sứ vụ của mình (Lc 3:21); trong 40 ngày nơi hoang địa, khi Người đã vượt qua được những cám dỗ của ma quỷ (Lc 4:1-13); đêm trước ngày Chúa tuyển chọn mười hai tông đồ (Lc 6:12); lúc Chúa Biến Hình, cùng với Môisen và Êlia đàm đạo về cuộc thương khó của Người tại Giêrusalem (Lc 9:29); trong vườn Cây Dầu khi Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi (Lc 22:39-46); lúc bị đóng đinh trên Thập Giá, Người cầu nguyện cùng Chúa Cha tha thứ cho những người lính (Lc 23:34) và khi Người phó thác linh hồn mình cho Thiên Chúa (Lc 23:46).
- Luca 9:19: Ý kiến của dân chúng về Chúa Giêsu. Các ông thưa rằng: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả; kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa đã sống lại”. Giống như Hêrôđê, nhiều người nghĩ rằng Gioan Tẩy Giả đã sống lại trong thân xác của Chúa Giêsu. Một điều tin tưởng thông thường là tiên tri Êlia đã trở lại (Mt 17:10-13; Mc 9:11-12; Ml 3:23-24; Hc 48:10). Và tất cả mọi người nuôi dưỡng niềm hy vọng về sự xuất hiện của bậc tiên tri đã hứa bởi Môisen (Đn 18:15). Đây là một câu trả lời không thỏa đáng.
- Luca 9:20: Câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ. Sau khi nghe ý kiến của những người khác, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!” Phêrô nhận thức được Chúa Giêsu chính là Đấng mà mọi người đang trông đợi và Người đến để làm tròn lời hứa. Thánh Luca bỏ qua phản ứng của ông Phêrô là người đã cố gắng khuyên can Chúa Giêsu đừng chọn con đường thập giá và cũng bỏ qua những lời quở trách gay gắt của Chúa Giêsu nói với Phêrô (Mc 8:32-33; Mt 16:22-33).
- Luca 9:21: Việc cấm tiết lộ rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa. “Rồi Chúa ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai”. Các môn đệ bị cấm không được tiết lộ cho dân chúng biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa. Tại sao Chúa Giêsu lại cấm điều này? Vào thời điểm ấy, như chúng ta đã biết, mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế, nhưng mỗi người trông đợi theo ý riêng của họ: một số thì trông đợi một vị vua, số khác thì nghĩ là một thày cả, người thì nghĩ một thày chữa bệnh, một chiến binh, một người thẩm phán hoặc một vị tiên tri! Dường như chẳng có ai mong đợi một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, đã được loan báo bởi tiên tri Isaia (Is 42:1-9). Bất cứ ai nhất quyết duy trì ý tưởng của Phêrô, đó là một Đấng Cứu Thế vinh hiển, không có cây thập giá, thì không hiểu điều gì và sẽ không bao giờ có thể đảm đương được thái độ của một người môn đệ thực sự. Người ấy sẽ tiếp tục là người mù, nhầm lẫn người ta với cây cối (xem Mc 8:24). Bởi vì nếu không có cây thập giá, người ta không thể nào hiểu nổi Chúa Giêsu là ai và đi theo Chúa Giêsu thì có ý nghĩa gì. Bởi vì điều này, Chúa Giêsu khẳng định một lần nữa trên Thập Giá và loan báo lần thứ hai về sự thương khó, cái chết và sự phục sinh của Người.
- Luca 9:22-24: Đi theo Chúa Giêsu.
Người lại phán cùng mọi người rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình.” Sự hiểu biết đầy đủ về việc đi theo Chúa Giêsu không thể có được qua việc giảng dạy lý thuyết, nhưng phải qua sự dấn thân thực tiễn, cùng đi với Người trên con đường phục vụ, từ Galilê đến Giêrusalem. Con đường đi theo Chúa là con đường của tự hiến thân mình, của sự từ bỏ, của sự phục vụ, của sự sẵn lòng, của chấp nhận sự xung đột, và biết rằng sẽ có sự sống lại. Cây thập giá không là một biến cố ngẫu nhiên, nhưng nó là một phần của cuộc hành trình này, bởi vì trong một thế giới được tổ chức trên các nguyên tắc vị kỷ, tình yêu và sự phục vụ chỉ có thể tồn tại như kẻ chịu đóng đinh! Người ấy phải biến cuộc đời mình thành sự phục vụ cho kẻ khác, sẽ làm phiền hà đến các kẻ sống bám víu vào những đặc quyền, và sẽ phải chịu đau khổ ….
6. Đáp Ca: Thánh Vịnh 1
1 Phúc
thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
2 nhưng vui thú với lề luật CHÚA,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
3 Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
4 Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
5 Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân!
6 Vì CHÚA hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
2 nhưng vui thú với lề luật CHÚA,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
3 Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
4 Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
5 Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân!
6 Vì CHÚA hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
7. Lời
Nguyện Kết
Lạy Chúa
Giêsu,
chúng
con xin cảm tạ Chúa về
Lời Chúa
đã giúp chúng
con có
thể hiểu cặn kẽ hơn Thánh
ý của
Chúa
Cha.
Nguyện xin Thánh Thần Chúa soi sáng cho những
việc chúng
con đang
làm và ban cho chúng con sức
mạnh để
chúng
con có
thể thực thi Lời Chúa
đã mặc khải cho chúng con. Chúng
con nguyện xin được
giống như Đức Maria, mẹ
Người, không
những chỉ lắng nghe mà còn
thực hành
Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng
với Đức
Chúa
Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn
thuở muôn
đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét