30/06/2016
Thứ năm tuần 13 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) Am 7, 10-17
"Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Ta".
Trích sách Tiên tri Amos.
Trong những ngày ấy, một vị tư tế ở Bêthel, là
Amasia, sai người đến với Giêrôbôam, vua Israel, mà thưa rằng: "Amos đã nổi
loạn chống đức vua, ngay trong nhà Israel, xứ sở không chịu nghe các lời của
y". Vì đây, Amos nói rằng: "Giêrôbôam sẽ chết vì gươm, và dân Israel
sẽ bị đày xa xứ sở".
Và Amasia đã nói với Amos: "Hỡi nhà tiên tri,
hãy trốn sang đất Giuđa mà kiếm ăn và nói tiên tri. Ðừng ở Bêthel mà tiếp tục
nói tiên tri nữa. Vì đây là nơi thánh của vua, là đền thờ của vương quốc".
Nhưng Amos trả lời Amasia rằng: "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải
con của tiên tri: nhưng tôi là một mục tử, chuyên trồng cây sung. Chúa đã bắt
tôi khi tôi đi theo đoàn vật, và Chúa bảo tôi: "Ngươi hãy đi nói tiên tri
cho dân Israel của Ta". Và này, hãy nghe lời Chúa phán: "Người bảo:
Chớ nói tiên tri chống lại Israel, chớ chỉ trích dòng họ kẻ theo dị thần".
Chính vì thế mà Chúa phán như sau: "Vợ ngươi sẽ gian dâm trong thành phố.
Con trai con gái ngươi sẽ gục ngã dưới lưỡi gươm. Ruộng vườn ngươi sẽ bị phân
tán. Chính ngươi, ngươi sẽ chết trên đất nhơ nhớp, và dân Israel sẽ bị đày ải
xa quê hương mình".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Ðáp: Phán quyết
của Chúa chân thật, công minh hết thảy (c. 10b).
Xướng: 1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm
linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. - Ðáp.
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh
lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt. - Ðáp.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời;
phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy. - Ðáp.
4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng
ròng; ngọt hơn mật và hơn cả mật chảy tự tàng ong. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng
thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 9, 1-8
"Họ tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người
quyền năng như thế".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về
thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên
giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi
con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi". Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm
rằng: "Ông này nói phạm thượng". Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền
nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng
"Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy chỗi dậy mà đi", đàng
nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có
quyền tha tội". Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy,
vác giường mà về nhà con". Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân
chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Sống Niềm Tin
Con người là con vật xã hội. Xã hội không dành riêng
phần đất cho những người tự đóng kín vào mình. Vừa mở mắt chào đời, con người
đã phải đón nhận sự nâng đỡ của người khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai
có thể tự hào mình không cần nhờ vả đến ai. Sống là một luân lưu của những trao
đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến người khác và cũng có bổn phận để người khác
nhờ đến tôi.
Ðời sống đức tin cũng không ra ngoài định luật ấy.
Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả, chứ không cho riêng một ai, mỗi cá nhân đón
nhận nhưng rồi phải san sẻ cho người khác. Sự thánh thiện hoặc tội lỗi của một
người cũng có ảnh hưởng đến người khác. Chúa Giêsu đã lên án mạnh mẽ những ai
làm cớ vấp phạm cho người khác xa lìa Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay thuật lại một phép lạ xẩy ra nhờ ảnh
hưởng của tập thể. Một người tê liệt được khiêng đến cho Chúa Giêsu. Phúc Âm
Marcô và Luca cho thấy rõ hơn quang cảnh của phép lạ này: vì không có chỗ để
chen vào, người ta leo lên gỡ mái nhà và thòng người tê liệt xuống trước mặt
Chúa Giêsu. Tất cả sự việc diễn ra không kèm theo một câu nói hay một lời van
xin nào, thế nhưng, hành vi của họ đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Chúa Giêsu
thấy lòng tin của họ, tức lòng tin của những người khiêng người tê liệt, Ngài
đã chữa lành bệnh nhân.
Dấu lạ đòi hỏi lòng tin. Một khi lòng tin đã đáp ứng
lời mời gọi của Thiên Chúa, thì con người sẽ dễ dàng gặp được dấu lạ và lòng
tin có thể chuyển dấu lạ hay ơn lành sang cho người khác. Với đám đông đang vây
quanh Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng, thì việc đưa bệnh nhân đến gần Ngài quả là
một cố gắng vượt mức. Nhìn vào cố gắng này, chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi
về Chúa Giêsu: Ngài là ai mà con người phải cố gắng tìm gặp đến thế? Ðặt câu hỏi
tức là đã bắt đầu tiến đến gần Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta biết sống niềm tin, dù cho có
gặp nhiều cản trở, nhờ đó chúng ta sẽ nhận được ơn lành của Chúa, và củng cố niềm
tin nơi nhiều người xung quanh.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 13 TN2
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải cẩn thận suy xét Lời Chúa
Lời của Thiên Chúa phán ra sẽ không trở lại với Ngài
mà không có hiệu lực (Isa ). Khi con người có cơ hội nghe Lời Chúa, hoặc chính
Thiên Chúa phán ra hoặc qua miệng các ngôn sứ, con người cần có thái độ tôn
kính học hỏi và khiêm nhường lắng nghe. Sau đó, con người cần suy xét và thi
hành những gì Ngài nói thì mới có thể sinh ích cho mình và tránh được những thiệt
hại xảy đến trong tương lai.
Các bài đọc hôm nay dẫn chứng hai ví dụ xảy ra cho
những người không cẩn thận lắng nghe và khinh thường Lời Chúa. Trong bài đọc I,
tư tế Amaziah khinh thường ơn gọi ngôn sứ của Amos, qua việc sai sứ giả tâu lên
vua và đuổi Amos về quê quán của mình. Hậu quả là tư tế đã phải lãnh nhận những
lời tuyên sấm thiệt hại liên quan đến bản thân, gia đình và đất nước. Trong
Phúc Âm, một số các kinh sư kết tội Chúa Giêsu phạm thượng vì dám tha tội, quyền
chỉ dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu lợi dụng cơ hội để cắt nghĩa cho họ, nếu
Ngài có thể chữa lành bệnh, Ngài cũng có thể lấy đi tội là nguyên nhân của bệnh.
Nói tóm, họ phải chấp nhận Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài làm được những việc chỉ
Thiên Chúa mới làm được.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: "Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta."
1.1/ "Jeroboam sẽ chết vì gươm, và Israel sẽ bị
đày biệt xứ."
Trình thuật kể thái độ của Amaziah đối với ngôn sứ
Amos như sau: “Bấy giờ ông Amaziah, tư tế đền thờ Bethel, sai người đến gặp
Jeroboam, vua Israel, và thưa: "Amos âm mưu chống đức vua ngay trên lãnh
thổ Israel, và đất nước này không còn chịu nổi bất cứ lời nào của ông ta nữa.
Vì Amos nói như thế này: "Jeroboam sẽ chết vì gươm, và Israel sẽ bị đày biệt
xứ."
Khi nghe những lời tuyên sấm của ngôn sứ, con người
có hai thái độ, hoặc đón nhận và khiêm nhường xét mình để sửa đổi, hoặc tức giận
chửi rủa và tìm cách triệt hạ vị ngôn sứ. Tư tế Amaziah chọn thái độ thứ hai.
Amos sinh tại Tekoa, một thành của Judah; nhưng Đức
Chúa lại truyền cho ông đi nói tiên tri tại vương quốc Israel. Đó là lý do
Amaziah nói với ông Amos: "Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Judah, về đó
mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm! Nhưng ở Bethel này, đừng có hòng nói tiên tri nữa,
vì đây là thánh điện của quân vương, đây là đền thờ của vương triều."
Ông Amos trả lời ông Amaziah: "Tôi không phải
là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn
nuôi súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi
theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã truyền cho tôi: "Hãy đi tuyên sấm cho
Israel dân Ta." Amos muốn nói cho Amziah biết: Ơn gọi làm ngôn sứ đến từ
Thiên Chúa; nếu Ngài không gọi ông, ông đã không qua Judah để tuyên sấm cho Đức
Chúa.
1.2/ Truy tố ngôn sứ không làm vô hiệu hóa sấm ngôn
của Đức Chúa.
Người nghe sứ điệp của ngôn sứ phải hiểu ông chỉ là
người mang sứ điệp hay chỉ là cái loa của Thiên Chúa, Đấng ban hành sứ điệp. Nếu
họ không muốn hậu quả xảy ra, họ có thể chọn một trong hai giải pháp: hoặc họ
phải tiêu diệt Người ban hành sứ điệp, điều mà không ai có thể làm nổi, hoặc họ
lắng nghe sứ điệp và kiểm điểm con người để sửa đổi. Nóng giận và tiêu diệt
ngôn sứ chỉ tăng thêm tội cho họ và làm cho cơn giận của Thiên Chúa càng mau tới.
Amos tuyên sấm cho tư tế Amaziah, không phải nhân
danh sự hận thù cá nhân, nhưng là nhân danh Thiên Chúa: “Vì vậy, Đức Chúa phán
thế này: "Vợ ngươi sẽ đi làm điếm trong thành phố, con trai con gái ngươi
sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, lãnh thổ ngươi sẽ bị phân chia từng mảnh, còn ngươi,
ngươi sẽ chết trên một miền đất ô uế.” Và ông lặp lại lời tuyên sấm trước:
“Israel sẽ bị đày xa quê cha đất tổ."
2/
Phúc Âm: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!"
2.1/ Các kinh-sư chất vấn quyền tha tội của Chúa
Giêsu: Người ta khiêng đến cho Chúa Giêsu một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy
họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên
tâm, con đã được tha tội rồi!"
(1) Phản ứng của các kinh-sư: Có mấy kinh sư nghĩ bụng
rằng: "Ông này nói phạm thượng!" vì truyền thống Do-thái tin: Chỉ một
mình Thiên Chúa có quyền tha tội.
(2) Phản ứng của Chúa Giêsu: Nhưng Đức Giêsu biết ý
nghĩ của họ, liền nói: "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong
hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi!" hai là bảo: "Đứng
dậy mà đi!" điều nào dễ hơn?
Dĩ nhiên điều dễ làm hơn là bảo: "Con đã được
tha tội rồi!" vì chẳng ai có thể xác quyết quyền này. Điều khó hơn là truyền
cho bệnh nhân: "Đứng dậy mà đi!" vì ai ai cũng có thể chứng nhận người
truyền có thể làm việc ấy hay không. Để chứng minh cho họ biết Ngài có cả hai
quyền, Chúa Giêsu truyền cho người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về
nhà!" Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà.
2.2/ Quyền tha tội liên quan đến việc chữa lành:
(1) Chúa Giêsu có quyền tha tội: Truyền thống
Do-thái tin bệnh tật là hậu quả của tội. Chúa Giêsu muốn chứng minh cho họ biết:
Nếu Ngài chữa lành bệnh tật, Ngài cũng lấy đi tội lỗi, nguyên nhân của bệnh.
Chúa Giêsu muốn dùng việc chữa lành để chứng minh Ngài có quyền tha tội.
(2) Chúa Giêsu là Thiên Chúa: Ngoài ra, như mấy kinh
sư tin tưởng: Chỉ Thiên Chúa mới có quyền tha tội; mà Chúa Giêsu có quyền tha tội;
cho nên Ngài phải là Thiên Chúa. Như thế, lời kết tội Chúa Giêsu của các kinh
sư "Ông này nói phạm thượng!" là sai.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải tỏ lòng tôn kính và khiêm nhường mỗi
khi đọc hay lắng nghe Lời Chúa, vì những lời này sẽ trở thành những bằng chứng
để kết tội chúng ta.
- Chúng ta đừng bao giờ có thái độ khinh thường, phê
bình, và gây thiệt hại cho các ngôn sứ vì những lời họ rao giảng. Nếu chúng ta
làm như thế, chúng ta sẽ gây htêm tội cho mình mà vẫn không thoát khỏi án phạt
của Thiên Chúa. Điều tốt hơn là hãy cẩn thận suy xét coi những lời đó ảnh hưởng
tới chúng ta làm sao và mau mắn thi hành.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
30/06/16 THỨ NĂM TUẦN 13 TN
Các thánh tử đạo tiên khởi giáo đoàn Rô-ma
Mt 16,13-19
Các thánh tử đạo tiên khởi giáo đoàn Rô-ma
Mt 16,13-19
Suy niệm: Vốn không ưa thích
gì Ki-tô giáo, nhưng triết gia Pháp E. Renan cũng phải thốt lên: “Đức Giê-su là thiên tài tôn giáo vĩ đại nhất của lịch sử.” Người Do Thái thời Đức Giê-su cũng dành cho Ngài những danh hiệu cao quý nhất: là Ê-li-a, bậc tôn sư lỗi lạc trong hàng ngũ ngôn sứ; là Giê-rê-mi-a, vị ngôn sứ giúp quốc gia trong cơn khốn khó. Cả hai vị này bất quá chỉ là người dọn đường cho Đấng Ki-tô. Vì thế đối với người đương thời, Đức Giê-su cao lắm chỉ được coi là người dọn đường, chứ không phải là chính Đấng Cứu Thế. Chỉ có Phê-rô, đại diện cho các môn đệ, mới có thể nhận diện đúng chân tướng của Chúa: Ngài là chính Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ngày hôm nay, bạn có tuyên xưng Ngài là Cứu Chúa đời bạn như Phê-rô không?
Mời Bạn: “Vấn đề cấp bách nhất về niềm tin là liệu một người văn minh có thể tin Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa hay không, vì toàn bộ niềm tin của ta dựa trên điều ấy” (nhà văn Nga F. Dostoievski). Ngày hôm nay, Đức Giê-su cũng hỏi bạn: “Còn con, con bảo Ta là ai?” Bạn sẽ trả lời Ngài thế nào? Đây là câu trả lời mang tính sinh tử với bạn, vì sẽ quyết định vận mạng đời bạn.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, là Anh Cả, là bậc Thầy có lời ban sự sống đời đời, là người bạn thân thiết nhất, và sẽ nỗ lực sống điều mình tuyên xưng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, tựa như thánh Phê-rô, con cũng tuyên xưng Chúa là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con muốn sống với trọn con tim điều mình tuyên xưng: Chúa có vị trí quan trọng nhất trong những chọn lựa hằng ngày của con. Amen.
Thấy họ có lòng tin
Lòng tin là cái bên trong, nhưng được lộ ra ngoài. Cả người bất toại lẫn các người khiêng đều có chung một lòng tin. Tin rằng đến với Thầy Giêsu là thế nào cũng được khỏi.
Suy
niệm:
Khiêng
một người bất toại trên một cái giường là điều không dễ.
Chẳng
biết có mấy người khiêng và khiêng bao xa?
Chẳng
rõ tương quan giữa họ ra sao, có phải là bạn bè, họ hàng không?
Có
điều chắc là anh bất toại không thể tự mình đến với Thầy Giêsu được.
Chân
của anh có vấn đề, và thời ấy không có xe lăn như bây giờ.
Anh
cần đến sự giúp đỡ của bạn bè quen biết.
Và
đã có những người đáp lại vì tình thương đối với anh chịu tật nguyền.
Rồi
đã có một cuộc hẹn, và sau đó cả nhóm lên đường.
Tình
bạn làm cho đường đến nhà của Thầy Giêsu ở Caphácnaum gần hơn.
Nhưng
vất vả, nhọc nhằn thì vẫn không tránh được.
Đưa
người bất toại đến với Thầy Giêsu quả là một kỳ công,
vì
trong Tin Mừng theo thánh Máccô, họ đã phải đưa người bệnh xuống
qua
một lỗ thủng ở trên mái nhà, bởi lẽ không có đường nào khác! (Mc 2, 4).
Dù
sao Thầy Giêsu cũng đã thấy lòng tin của họ (c. 2).
Lòng
tin là cái bên trong, nhưng được lộ ra ngoài.
Cả
người bất toại lẫn các người khiêng đều có chung một lòng tin.
Tin
rằng đến với Thầy Giêsu là thế nào cũng được khỏi.
Họ
nuôi một niềm hy vọng lớn: khi trở về không phải khiêng nhau nữa.
Anh
bất toại có thể đi được bằng đôi chân của chính mình,
và
đi ngang hàng với những người bạn khác.
Tin,
yêu và hy vọng là những tâm tình có trong tim của nhóm bạn này.
Không
có những điều đó thì cũng chẳng có phép lạ khỏi bệnh.
Ơn
Thiên Chúa vẫn đến với con người ngang qua lòng tốt của con người.
Nhưng
lạ thay Thầy Giêsu lại có vẻ không màng đến chuyện chữa bệnh.
Thầy
nói với người bất toại: “Các tội của anh được tha thứ” (c. 2).
Ơn
đầu tiên người bất toại nhận được là một ơn mà anh không xin,
ơn
đó không phải nơi thân xác, nhưng nơi linh hồn.
Hẳn
Thầy Giêsu không có ý nói rằng anh bị tật là vì đã phạm tội.
Nhưng
Ngài muốn cho thấy uy quyền của lời Ngài nói.
Lời
này có thể tha tội và lời này cũng có thể chữa lành.
Nếu
các kinh sư nghĩ rằng Ngài đã nói phạm thượng (c. 3),
dám
tiếm quyền tha tội dành cho một mình Thiên Chúa,
thì
Ngài sẽ chứng tỏ cho họ thấy Ngài có quyền tha tội dưới đất.
Ngài
bảo anh bất toại: “Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà” (c. 6).
Ngài
đã không chọn điều dễ hơn (c. 5), điều khó kiểm chứng.
Anh
bất toại đã đứng dậy và đi về nhà cùng với các bạn của anh.
Anh
đã được hơn cả điều anh mong ước, đó là hồn an xác mạnh.
Đức
Giêsu có quyền giải phóng ta khỏi bệnh tật và tội lỗi.
Tội
lỗi cũng làm ta bất toại, không đến được với Thiên Chúa và tha nhân.
Nhưng
Đức Giêsu đã muốn chia sẻ quyền này cho “loài người” (c. 8).
Môn
đệ của Ngài vẫn làm thừa tác vụ chữa lành và tha tội cho đến tận thế.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
Chúa
đã giúp cho bao người què đi được trên đôi chân của mình.
Chúa
đã làm cho người bất toại
nằm
chờ đợi nhiều năm bên hồ nước
bất
ngờ trỗi dậy, vác chõng và bước đi.
Chúa
đã làm cho người bất toại
mà
bạn bè vất vả đưa xuống từ lỗ hổng của mái nhà,
được
khỏi bệnh, lòng bình an vì được tha thứ.
Chúa
đã cho kẻ bại tay được đưa tay ra
và
tay anh trở lại bình thường.
Bất
toại trên thân xác thật là điều đáng sợ.
Nhưng
đáng sợ hơn là thứ bất toại của tâm hồn.
Có
thứ bất toại làm chúng con không đến được với người khác,
dù
nhà họ ở kế bên nhà chúng con,
không
đến được với Chúa, dù Chúa vẫn luôn chờ đợi.
Có
thứ bất toại làm chúng con không thể đưa tay ra
để
bắt tay người đối diện hay để chia sẻ một món quà.
Có
thứ bất toại làm trái tim chúng con khô cứng,
hững
hờ trước nỗi đau của người anh em.
Xin
giúp chúng con ra khỏi
những
thành kiến và mặc cảm, thù oán và ghen tương,
để
chuyển động mềm mại hơn dưới sự tác động của Chúa.
Xin
cũng giúp chúng con biết khiêm tốn
nhìn
nhận sự bại liệt của mình,
và
chấp nhận để người khác đưa mình đến gặp Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
30
THÁNG SÁU
Để
Sống Trọn Vẹn, Chúng Ta Phải Ký Thác Chính Mình Cho Thiên Chúa
Đức
tin vào sự quan phòng thần linh vẫn luôn gắn kết chặt chẽ với chính ý nghĩa của
đời sống con người. Người ta có thể đối diện với cuộc sống khi họ nắm chắc rằng
mình không phó mặc cho định mệnh mù quáng. Thay vào đó, người ta có thể cậy dựa
vào Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo và là Cha của mọi người. Như vậy, đức tin vào sự
quan phòng của Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi sự sai lầm của thuyết định mệnh.
Đức tin này được tóm tắt trong phần mở đầu Kinh Tin Kính: “Tôi tin vào Thiên
Chúa, là Cha Toàn Năng.”
Đức
tin ấy được nhấn mạnh trong giáo huấn của Giáo Hội, nhất là nơi Công Đồng
Vatican I và II. Chẳng hạn, Công Đồng Vatican II dạy rằng Thiên Chúa là Đấng
“có lòng quan tâm từ phụ đối với mọi loài” (MV 24), cách riêng “đối với loài
người” (MK 3). Một biểu hiện của mối quan tâm từ phụ này chính là “luật vĩnh cửu,
khách quan và phổ cập của Thiên Chúa – qua luật này, Ngài xếp đặt, hướng dẫn và
điều khiển cả hoàn vũ cũng như các hướng đi của cộng đoàn nhân loại trong ý định
đầy khôn ngoan và yêu thương của Ngài” (TDTG 3).
“Con
người hiện hữu chỉ là do Thiên Chúa đã vì yêu thương nên tạo dựng con người, và
cũng vì yêu thương mà luôn luôn bảo tồn con người; hơn nữa, con người chỉ sống
hoàn toàn theo chân lý một khi tự ý nhìn nhận tình yêu ấy và phó thác cho Đấng
tạo dựng mình” (MV 19).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
30 - 6
Các
thánh tử đạo tiên khởi của giáo đoàn Rôma
Am
7,10-17; Mt 9,1-8.
Lời
suy niệm: Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về
thành của mình. Người ta liền khiên đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường.
Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: Này con, cứ yên tâm,
con đã được tha tội rồi!”
Trong
câu chuyện Chúa Giêsu chữa người bại liệt cho chúng ta thấy được tình
thương những người lân cận của người bại liệt, họ đã không ngại khó nhọc
và dư luận của những người chứng kiến; sẵn sàng hy sinh để phục vụ người thân cận,
và tất cả đặt trọn niềm tin vào lòng thương xót đầy quyền năng chữa lành vào
Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu. Chung quanh chúng con không thiếu những con người đang cần chúng
con giúp đỡ. Xin cho chúng con học được những đức tính của những người đã
khiêng người bại liệt đến với Chúa và đã được Chúa chữa lành.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
30-06: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
CỦA
HỘI THÁNH RÔMA
Các
Thánh tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Rôma là nạn nhân của Bạo chúa Nêrô. Lệnh
bách hại được ban hành tiếp ngay sau vụ cháy ngày 18 tháng 7 năn 64. Không hiểu
đâu là nguyên nhân của tai hoạ khủng khiếp, lan rộng tới biên thùy Dalatin và
Celius, tàn phá thành đô suốt trong 6 ngày 7 đêm.
Nhưng
Nêrô đã qui trách nhiệm cho các Kitô hữu, phần lớn là nô lệ, những nô lệ đã được
giải phóng và những kiều bào ngoại quốc. Cuộc đàn áp thật bất công và tàn bạo.
Các nạn nhân bị bắt làm mồi cho thú dữ sâu xé hay bị thiêu đốt như những ngọn
đuốc sống. Thảm cảnh gây bất mãn đối với cả các lương dân như Tacite chẳng hạn.
Giáo
hội đã muốn dành ngày hôm nay, ngay sau lễ trọng kính hai thánh Tông đồ của
Phêrô và Phaolô để kính nhớ con số đông đảo các vị thánh tử đạo tiên khởi của Hội
Thánh Roma như những bông hoa đầu mùa mà dâng lên Chúa.
Các
Ngài cũng là những nền tảng xây dựng cho Giáo hội bằng gương trung kiên với đức
tin, bằng chính dòng máu làm cho hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái.
(daminhvn.net)
30
Tháng Sáu
Chiếc Cầu Của Gặp Gỡ
Vào
khoảng năm 1850, họa sĩ tài ba của Hoa Kỳ là James McNeil Whisler đang còn là một
thanh niên đầy nhiệt huyết. Mặc dù có tâm hồn nghệ sĩ, Whisler cũng đăng ký vào
trường đại học quân sự West Point.
Người
ta kể lại rằng khi giáo sư ra đề tài vẽ về một chiếc cầu, dĩ nhiên, các sinh
viên phải hiểu đây là một chiếc cầu cần được thiết kế trong mục tiêu quân sự.
Thế nhưng, tâm hồn nghệ sĩ của Whisler đã không đếm xỉa gì đến khía cạnh quân sự.
Anh vẽ một chiếc cầu thơ mộng bắc qua một mỏm núi thơ mộng. Dọc theo hai bên bờ
sông là một tấm thảm cỏ xanh tươi. Nhưng thơ mộng hơn nữa là có hai đứa bé đứng
câu cá trên chiếc cầu ấy.
Ông
giáo sư cầu cóng không ưng ý chút nào, nên đã ra lệnh cho anh phải bôi đi hình ảnh
của hai đứa bé. Viên sĩ quan bèn di chuyển hai cậu bé từ chiếc cầu xuống thảm cỏ
bên bờ sông. Lần này, ông giáo sư lại càng giận giữ hơn. Ông quát tháo ầm ĩ:
"Tôi đã bảo anh phải cất chúng ra khỏi bức tranh".
Nhưng
con người có tâm hồn nghệ sĩ xem chừng như không thể vẽ cảnh thiên nhiên mà thiếu
bóng dáng của con người. Không được sáng tác theo ý mình muốn, Whisler bèn vẽ
hai cái mộ trên thảm cỏ dọc theo dòng sông và muốn ông giáo sư hiểu ngầm rằng
anh đã chôn hai cậu bé trong hai cái mộ ấy.
Chiếc
cầu được bắc qua dòng sông là để nối liền hai bờ sông và chiếc cầu nối liền hai
bờ sông là để cho con người ở hai bên bờ sông được liên lạc với nhau. Thiếu sự
đi lại của con người thì chiếc cầu trở thành vô nghĩa.
Chúa
Giêsu là chiếc cầu nối liền Trời cao và Ðất thấp. Nơi Ngài, con người và Thiên
Chúa gặp gỡ nhau. Chỉ trên chiếc cầu của Ðức Kitô con người mới có thể gặp gỡ
Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.
Ngài
sinh ra trong một gia đình, Ngài lớn lên trong một gia đình. Ngài đến để quy tụ
tất cả nhân loại thành một gia đình. Con đường cứu rỗi của Ngài là con đường mở
rộng cho mọi người cùng nắm tay đi với nhau. Chiếc cầu nối liền Thiên Chúa và
con người là chiếc cầu của gặp gỡ, của cảm thông, của yêu thương. Chúng ta chỉ
có thể đi về cõi phúc trên chiếc cầu của gặp gỡ, của yêu thương ấy.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét