07/07/2016
Thứ Năm đầu tháng, tuần 14 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9
"Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi
hồi".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Ðây Thiên Chúa phán: "Lúc Israel còn niên thiếu,
Ta đã yêu thương nó, và Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
"Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng
trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và
mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi
trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng
ăn.
Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi.
Ta sẽ không buông thả theo cơn giận của Ta. Ta sẽ không huỷ diệt Ephraim, vì Ta
là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Ðấng Thánh ở giữa ngươi, Ta
không thích tiêu diệt".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16
Ðáp: Lạy
Chúa, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống (c.
4b).
Xướng: 1) Lạy Ðấng chăn dắt Israel, xin hãy lắng
tai! Chúa ngự trên các vệ binh thần, xin hiện ra trong sáng láng. Xin tỉnh thức
quyền năng của Chúa. - Ðáp.
2) Lạy Chúa thiên binh, xin thương trở lại; tự trời
cao xin nhìn coi và thăm viếng vườn nho này. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu
Ngài đã cấy; bảo vệ ngành nho mà tay Ngài đã củng cố cho mình. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng
Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 10, 7-15
"Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho
nhưng không".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng:
"Các con hãy đi rao giảng rằng "Nước Trời đã gần đến". Hãy chữa
những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi
được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng
không. Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường,
chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được
nuôi ăn.
"Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở
đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các
con hãy chào rằng: "Bình an cho nhà này". Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự
bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và
không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các
con lại. Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ
được xét xử khoan dung hơn thành ấy".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Chỉ Thị Truyền Giáo
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra cho
các môn đệ một số chỉ thị cụ thể liên quan đến việc thi hành sứ mệnh đã lãnh nhận.
Trước hết, về chính việc rao giảng Tin Mừng: Hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa
đã đến gần. Hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong
cùi được khỏi bệnh và khử trừ ma quỉ. Vì là người được Chúa ủy thác, nên phải
thi hành đúng chỉ thị của Ngài: rao giảng Nước Trời, cứu vớt những người nghèo
khổ, bị bỏ rơi bên lề xã hội.
Liên hệ đến tâm thức và cách sống của nhà truyền
giáo, Chúa Giêsu nói đến tính cách nhưng không của việc hiến thân, tinh thần vị
tha, giao tiếp hiền hòa với những ai đón nghe lời rao giảng cũng như với những
ai từ chối. Ðã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Ðừng mang vàng bạc,
đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giầy hay cầm gậy. Vì thợ thì có quyền
được nuôi ăn. Khi vào nhà nào thì hãy chào thăm và chúc lành cho nhà đó.
Chúa Giêsu không những ủy thác việc rao giảng Tin Mừng
cho các môn đệ, Ngài còn muốn đời sống các ông phù hợp với lời giảng dạy. Nội dung
cốt yếu của sứ điệp không do quyết định tự do hoặc sáng kiến của người rao giảng,
mà là do chính Chúa Giêsu ấn định, đó là Nước Trời. Người được sai đi với tư
cách là thừa tác viên phải thi hành đúng như Chúa đã truyền. Ngài mời gọi họ dấn
thân sống đầy đủ mỗi ngày lý tưởng truyền giáo và lý tưởng của người môn đệ. Ðiều
quan trọng phải nhớ là hành trang của nhà truyền giáo khi theo Chúa Giêsu là lời
của Ngài và đời sống nghèo khó của Ngài. Tất cả những sự khác phải được coi là
dư thừa, nhiều khi còn là ngăn trở cho việc truyền giáo. Kinh nghiệm cho thấy rằng
những ai dấn thân sống nghèo khó và hy sinh cho người khác, sẽ được Chúa cho lại
gấp trăm.
Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức sứ mệnh Chúa đã
trao và quảng đại dấn thân để góp phần mở rộng Nước Chúa nơi trần gian. Xin giải
thoát chúng ta khỏi những hành trang vô ích, dư thừa, cản trở việc rao giảng
Tin Mừng, để chúng ta không lạc bước trong khi thi hành sứ mệnh cao cả đã lãnh
nhận.
Veritas
Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Năm Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài
đọc: Hos 11:1b, 3-4,
8c-9; Mt 10:7-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng thương xót của Thiên Chúa thắng vượt
sự vô ơn của con người.
Công
bằng và thương xót là hai trong những đặc tính nơi Thiên Chúa. Nhiều người đã tự
hỏi đặc tính nào nổi bật hơn nơi Thiên Chúa? Nhiều người cho Thiên Chúa của Cựu
Ước mang hình ảnh của Thiên Chúa công bằng; trong khi Chúa Giêsu của Tân Ước
mang hình ảnh Thiên Chúa thương xót hơn. Thực ra, Thiên Chúa của Cựu Ước cũng
là Thiên Chúa của Tân Ước. Hình ảnh một Thiên Chúa thương xót vẫn trổi vượt hơn
nếu chúng ta so sánh tỉ lệ thời gian 2000 năm của Cựu Ước với 33 năm ngắn ngủi
của Chúa Giêsu sống trên trần gian. Nếu Thiên Chúa không thương xót bỏ qua lầm
lỗi, loài người chúng ta đã không tồn tại đến ngày hôm nay!
Các
bài đọc hôm nay muốn chúng ta nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh hơn
những tội lỗi và sự vô ơn của con người. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea diễn tả
tình thương Thiên Chúa dành cho con cái Israel như tình thương của một người
cha nuôi dưỡng đứa con thơ của mình. Lòng thương xót của Ngài đã thắng vượt tất
cả những tội lỗi và vô ơn của họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu lo lắng cho các thế
hệ tương lai bằng cách đào tạo các tông đồ. Ngài huấn luyện, ban quyền và sai họ
đi để trừ quỉ, chữa lành mọi bệnh tật, và mang Tin Mừng đến cho mọi người cách
nhưng không.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: "Ta là Thiên
Chúa, chứ không phải người phàm."
1.1/
Thiên Chúa chăm sóc con cái Israel như cha hiền chăm sóc con thơ: Biến cố Xuất Hành, khi Thiên Chúa
dẫn đưa con cái Israel ra khỏi Ai-cập là một bằng chứng cho Israel nhận thấy
Ngài yêu thương họ. Ngài đập tan quân đội Pharaoh, đồng hành với họ suốt 40 năm
trường trong sa mạc, và đẩy lui tất cả các địch thù trên đường tiến vào Đất Hứa.
Ngôn sứ Hosea diễn tả sự yêu thương này qua hình ảnh người cha chăm sóc cho
đoàn con của mình: “Ta đã tập đi cho Ephraim, đã đỡ cánh tay nó, nhưng chúng
không hiểu là Ta chữa lành chúng. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi
kéo chúng. Ta xử với chúng như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má; Ta cúi
xuống gần nó mà đút cho nó ăn.”
1.2/
Lòng thương xót của Thiên Chúa toàn thắng: Chỉ được ít lâu sau khi vào Đất Hứa, con cái Israel bắt đầu
quên công ơn Thiên Chúa và không tuân giữ những gì Chúa truyền dạy. Tội nặng nhất
và xảy ra rất nhiều lần là tội bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại. Mỗi lần
như thế, thay vì thẳng tay tiêu diệt, Thiên Chúa lại gởi các ngôn sứ hay các
nhà lãnh đạo tới để mang con cái Israel trở về.
Trong
trình thuật hôm nay, ngôn sứ Hosea dùng ngôn ngữ con người để con cái Israel hiểu
được lòng thương xót của Thiên Chúa. Câu hỏi đặt ra là Thiên Chúa nên đối xử
công bằng hay theo lòng thương xót? Nếu Thiên Chúa đối xử công bằng, Israel sẽ
không trách Thiên Chúa được điều gì cả, vì tội lỗi của họ đã xúc phạm quá nhiều
lần tới Thiên Chúa. Mỗi khi muốn đánh phạt con cái Israel, Thiên Chúa đã bị dằn
vặt và khổ tâm: một bên là công bằng phải thẳng tay tiêu diệt như Ngài đã tiêu
diệt 4 thành của Dân Ngoại: Admah, Zeboiim, Sodom và Gomorrha bằng lửa diêm
sinh từ trời (Deut 29:23), một bên là lòng thương xót khi phải nhìn những đứa
con ruột chìm trong biển lửa. Ngài đã phải thốt lên: “Làm sao Ta xử với ngươi
như với Admah, để ngươi nên giống như Zeboiim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột
gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt
Ephraim nữa.”
Để hiểu
sự đau khổ của Thiên Chúa, chúng ta có thể so sánh với những đau khổ của cha mẹ
khi nuôi dưỡng con cái: Con hư cha mẹ đã buồn, con bị đánh đau, lòng mẹ còn xót
xa hơn, con vô ơn bạc nghĩa, lòng mẹ quặn đau như bị dao đâm. Cho dẫu vậy, sự
đau đớn của mẹ vẫn còn thua xa sự đau đớn của Thiên Chúa. Ngài vẫn kiên nhẫn chờ
con người nhận ra tình thương và ăn năn trở lại. Sau cùng, lòng thương xót của
Thiên Chúa toàn thắng. Lý do đơn giản: “vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người
phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.”
2/
Phúc Âm: Anh em đã được cho
không, thì cũng phải cho không như vậy.
2.1/ Bổn
phận các môn đệ: Chúa chọn
các Tông-đồ để huấn luyện các ông là cho một mục đích. Ngài biết sẽ phải từ bỏ
thế gian để trở về với Chúa Cha, nên Ngài huấn luyện các ông để các ông thay
Ngài tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Mục đích của việc rao giảng
Tin Mừng là để con người nhận ra tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người
tin vào Đức Kitô để được chung hưởng hạnh phúc với Ngài trên Thiên Đàng.
(1)
Việc phải làm: Bổn phận hàng đầu của các môn đệ được Chúa Giêsu nói rất rõ
ràng: "Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần." Để muôn
dân tin vào lời các môn đệ rao giảng, Chúa Giêsu cũng ban cho các ông quyền chữa
lành các vết thương hồn xác: "Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho
kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ."
Mục đích của việc chữa lành là để muôn dân nhận ra quyền năng Thiên Chúa và tin
vào Ngài, chứ không phải để kiếm các lợi lộc vật chất. Ngài truyền cho các ông:
"Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy."
(2)
Việc không được phép làm: Vì Chúa Giêsu biết trước những cám dỗ vật chất có thể
làm các môn đệ xao lãng bổn phận rao giảng Tin Mừng; nên Ngài ngăn cấm các ông:
+ Đừng
kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng: Người môn đệ trung thành của Đức Kitô không
bao giờ được phép tìm kiếm những thứ này; ngày nào người môn đệ tìm kiếm những
thứ này, họ không thể là người môn đệ của Đức Kitô, và lời rao giảng của họ sẽ
mất hết hiệu lực.
+ Đừng
tích trữ của cải mang theo: Nhiều người cho những lời dạy này không thực tế, vì
lên đường mà không có những vật dụng cần thiết, khi cần đến lấy gì mà dùng. Điều
chính yếu Chúa Giêsu muốn nêu lên ở đây là người môn đệ phải sống một cuộc đời
đơn giản. Nếu người môn đệ có quá nhiều của cải, làm sao ông có thể sẵn sàng
lên đường đến những nơi xa xôi hẻo lánh để rao giảng Tin Mừng? Hơn nữa, Đức
Kitô muốn các môn đệ phải tuyệt đối tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa,
"vì thợ thì đáng được nuôi ăn." Thiên Chúa sẽ không để những nhà rao
giảng Tin Mừng của Ngài phải chết đói dọc đường.
2.2/ Kiếm
người xứng đáng để ở trọ: Trong
sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài sẽ không ngừng thúc đẩy những tâm hồn có
lòng quảng đại để họ lo chăm sóc đời sống vật chất của các nhà rao giảng. Chính
vì điều này mà Đức Kitô đã dạy các môn đệ: "Khi anh em vào bất cứ thành
nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại
đó cho đến lúc ra đi."
(1)
Phần thưởng cho những người tiếp đón các môn đệ Chúa: "Vào nhà nào, anh em
hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, bình an của anh em sẽ đến
với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với
anh em."
(2)
Hình phạt cho những người không tiếp đón các môn đệ Chúa: "Nếu người ta
không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy
giũ bụi chân lại. Thầy bảo thật anh em, trong Ngày Phán Xét, đất Sodom và
Gomorrah còn được xử khoan hồng hơn thành đó."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta có một Thiên Chúa thương xót và bao dung hơn bất cứ cha mẹ nào trên thế
gian này. Hãy biết chạy đến và van xin lòng thương xót của Ngài.
- Đã
được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta cũng phải biết xót thương
anh chị em. Đừng bao giờ nhân danh công bằng để luận tội và tiêu diệt tha
nhân.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
07/07/16 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 14 TN
Mt 10,7-15
Mt 10,7-15
Suy niệm: Trong cuốn “Chút này làm tin”, đức cha Nguyễn Thái Hợp thuật lại hành trình gặp Chúa của chị Thu Thủy, một câu chuyện thật cảm động. Theo chị kể, hành trình Thiên Chúa dắt dìu chị đi từ một người vô thần đến làm người Ki-tô hữu là một hành trình dài, có bàn tay
Thiên Chúa hướng dẫn. Ngài dùng nhiều người chỉ lối dọc theo đường chị đi. Khởi đầu, khi đang tuyệt vọng, có người giới thiệu chị đến cầu xin với thánh Giu-se, dù bấy giờ chị chưa phân biệt thánh
Giu-se với Chúa Giê-su; người thì dẫn chị đi vào nhà thờ lần đầu; người giới thiệu chị vào học khoá giáo lý; người giảng giải giáo lý cho chị; các học viên cùng khóa tỏ lòng thân thiện với chị... Điều đáng nói, tất cả mọi người đều giúp chị cách “miễn phí”. Dễ hiểu thôi, bởi họ đã “được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”. Những chứng nhân này sẵn sàng “miễn phí” cho mọi thì giờ, miễn sao Đức Kitô được “nối mạng” với hết mọi người.
Mời Bạn: Lời Chúa đây vẫn còn hiệu lực cho mỗi Ki-tô hữu hôm nay, để không ai được viện bất cứ lý do gì làm gián đoạn hành trình gặp Chúa của tha nhân.
Chia sẻ: Vì sao
Ki-tô hữu phải đem Lời Chúa biếu không?
Sống Lời Chúa: Thay vì
tán gẫu vô bổ, bạn dùng thì giờ để nói về Chúa cho người khác.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, có gì nơi con mà không là ân huệ Chúa ban? Mọi sự con có đều là ân huệ Chúa ban cách nhưng không. Xin cho con biết phân phát ân huệ con lãnh được theo cách thức không điều kiện như Chúa.
Chúc bình an
Thời nay người tông đồ được trang bị nhiều phương tiện hiện đại,... với tri thức bằng cấp đầy đủ. Những điều đó vẫn không khiến chúng ta bỏ rơi tinh thần của Thầy Giêsu.
Suy
niệm:
Trước
khi sai các Tông Đồ lên đường truyền giáo,
Thầy
Giêsu đã dặn dò họ nhiều điều.
Họ
được sai đến với ai: với những đồng bào của họ là người Israel.
Sau
này họ mới được sai đến với dân ngoại, với mọi dân tộc (Mt 28, 20).
Họ
đến để làm gì: rao giảng về Nước Trời gần đến,
chữa
bệnh, hoàn sinh kẻ chết, khử trừ ma quỷ ra khỏi lòng người (c. 8).
Họ
đến để đem lời chúc bình an cho những ai mở lòng lãnh nhận (c. 12).
Họ
không nên mang theo những gì: tiền vàng, bạc hay đồng để giắt lưng,
bao
bị để đựng đồ, hai áo để thay đổi, giày dép để bảo vệ đôi chân,
cả
chiếc gậy vừa để đi đường xa, vừa đề phòng nguy hiểm (cc. 9-10).
Cách
hành xử của họ cũng được Thầy nói rõ.
Họ
làm mọi việc mà không đòi bất cứ điều gì để trả công.
“Anh
em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (c. 8).
Họ
đã nhận được Nước Trời như một món quà,
họ
cũng muốn trao đi như một quà tặng.
Điều
duy nhất họ mong là được người ta lo cho thức ăn, chỗ ở.
“Vì
thợ thì đáng được nuôi ăn” (c. 10).
Khi
nghe lời dặn dò của Thầy Giêsu,
chúng
ta thấy ngay mẫu người tông đồ mà Thầy mơ ước.
Đó
là con người bị cuốn hút bởi những bận tâm về Nước Trời,
nên
siêu thoát khỏi mọi vướng bận trần tục.
Nước
Trời phong phú và giàu có đủ làm họ mãn nguyện,
nên
họ coi nhẹ chuyện ở, chuyện mặc, chuyện ăn.
Chính
lối sống đơn sơ giản dị, thậm chí thiếu thốn của họ,
là
một lời chứng về những gì trên cao.
Họ
cũng phải chấp nhận mình có thể bị từ chối, không được đón tiếp.
Một
thành, một làng hay một nhà có thể không chấp nhận Tin Mừng,
và
họ phải khiêm tốn tìm đến nơi thuận lợi hơn (c. 14).
Các
tông đồ thế kỷ 21 hẳn không thể sống theo nghĩa đen những lời trên đây,
nhưng
cũng không được gạt bỏ tinh thần mà Đức Giêsu vẫn muốn ta giữ mãi.
Nhẹ
nhàng, thanh thoát, khó nghèo, phó thác, không tính toán lợi danh,
gieo
rắc niềm vui và an bình, chữa lành và giải phóng con người khỏi nô lệ.
Và
trên hết là một lòng yêu mến Thiên Chúa nồng nàn,
và
một lòng yêu thương cháy bỏng đối với đoàn chiên vất vưởng bơ vơ.
Đó
vẫn là hành trang muôn thuở của người tông đồ qua mọi thời đại.
Thời
nay người tông đồ được trang bị nhiều phương tiện hiện đại,
với
những cơ sở vững vàng, với số vốn ổn định, với tri thức bằng cấp đầy đủ.
Những
điều đó vẫn không khiến chúng ta bỏ rơi tinh thần của Thầy Giêsu.
Bởi
lẽ mất tinh thần của Thầy, chúng ta chẳng còn là tông đồ nữa.
Thánh
Phanxicô Assisi đã bị đánh động khi đọc đoạn Tin Mừng này.
Và
ngài đã muốn đưa Giáo hội trở lại với lối sống nghèo khó.
Rất
có thể việc truyền giáo của chúng ta ở châu Á chưa có kết quả
chỉ
vì chưa có những tông đồ dám sống triệt để lời dặn dò của Thầy Giêsu.
Mà
lời dặn dò của Thầy lại rất hợp với tinh thần của người châu Á.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa,
xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi khuôn mặt khốn khổ
của tất cả những người bị thử thách:
những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,
nhưng vì thiếu Lời Chúa;
những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng
và tình thương;
những kẻ vô gia cư,
không chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không
chỉ trong thân xác,
nhưng
còn trong tinh thần nữa,
bằng
cách thực thi lời hy vọng này:
“Điều
mà ngươi làm
cho
người bé mọn nhất trong anh em
là làm cho chính Ta”
(Chân
phước Têrêxa Calcutta)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
07
Tháng Bảy
Ðể Cho Lòng Tha Thứ Tiếp Tục Hiện Hữu
Chuyện
"Nghìn lẻ một đêm" của Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau:
Có
hai người anh em ruột nọ bắt chói được thủ phạm giết cha mình. Họ lôi kéo tên
sát nhân đến trước quan tòa và yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt răng đền răng.
Kẻ sát nhân đã dùng đá để ném chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá theo
như luật đã quy định... Trước mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội
lỗi của mình. Nhưng trước khi bị đem ra xử, hắn chỉ xin một ân huệ, đó là được
trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến một người
cháu được ký thác cho hắn trông coi từ nhỏ. Sau thời hạn đó, hắn sẽ trở lại để
chịu xử tử... Quan tòa xem chừng như không tin ở lời cam kết của tên tử tội. Giữa
lúc quan tòa đang do dự, thì trong đám đông những người tham dự phiên tòa, có một
người giơ tay cam kết: "Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội.
Nếu sau ba ngày, hắn không trở lại, tôi sẽ chết thế thay cho hắn".
Tên
tử tội được tự do trong ba ngày để giải quyết việc gia đình. Sau đúng kỳ hạn ba
ngày, giữa lúc mọi người đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, hắn hiên
ngang bước ra giữa pháp trường và dõng dạc tuyên bố: "Tôi đã giải quyết mọi
việc trong gia đình. Giờ đây, đúng theo lời cam kết, tội xin trở lại đây để chịu
tội. Tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: Chữ
tín không còn trên mặt đất này nữa".
Sau
lời phát biểu dõng dạc của kẻ tử tội, người đàn ông đã đứng ra bảo lãnh cho hắn
cũng ra giữa đám đông và tuyên bố: "Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh
cho người này, là vì tôi không muốn để cho người ta nói: Lòng quảng đại không
còn trên mặt đất này nữa".
Sau
hai lời tuyên bố trên , đám đông bỗng trở nên thinh lặng. Dường như ai cũng cảm
thấy được mời gọi để thể hiện những gì là cao quý nhất trong lòng người...
Từ
giữa đám đông, hai người thanh niên bỗng tiến ra và nói với quan tòa:
"Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta sẽ
không còn nói: Lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa".
Giữa
sa mạc cằn cỗi, một cụm cỏ hay một cánh hoa dại là cả một bầu trời hy vọng cho
những người lạc lõng. Giữa sa mạc nóng cháy, một tiếng suối róc rách là cả một
nguồn hy vọng tràn trề cho những ai đang đói khát... Giữa một xã hội khô cằn
tình người, giữa một xã hội mà những giá trị tinh thần và đạo đức đã bị bóp nghẹt,
chứng từ của người tín hữu Kitô cần thiết hơn bao giờ hết. Giữa biển khơi mù mờ,
có biết bao kẻ chới với đang cần một chiếc phao của chữ tín, của lòng thành, của
lòng quảng đại, của sự tha thứ...
Người
tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói; Niềm tin vào cuộc sống,
ý nghĩa của cuốc đời vẫn còn cháy sáng giữa xã hội.
Người
tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn tiếp tục
yêu thương con người.
Người
tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Con người vẫn có thể yêu
thương nhau và sống cho nhau.
Người
tín hữu Kitô phải sống thế nào để người ta có thể nói: Tôn giáo không là thuốc
phiện mê hoặc quần chúng, nhưng là sức mạnh để cải thiện xã hội.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét