Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, vấn đề di dân và sự thay đổi trong cuộc gặp gỡ các giám mục Ba Lan
7/25/2016
7/25/2016
Theo Đài Phát Thanh Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa quyết định không đọc bài diễn văn chính
thức với các giám mục Ba Lan trong ngày đầu tiên của cuộc tông du tại đây của ngài. Thay
vào đó, là cuộc gặp gỡ riêng tư trong đó, Đức Giáo Hoàng
và các vị giám mục sẽ có thể lắng nghe nhau
và tự do chuyện trò thân mật.
Nói với Đài Phát Thánh Vatican, Cha Federico Lombardi S.J., phát ngôn viên của Tòa Thánh giải thích: Đức Giáo Hoàng muốn có dịp được tự phát và chân thực bao nhiêu có thể, nghĩa là có giờ để ngài và các vị giám mục Ba Lan thoải mái và tự do trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi. Ngài muốn nói với các vị, lắng nghe những điều các ngài muốn nói và muốn hỏi trong một bầu không khí thanh thản. Do đó, cũng sẽ không có trực tiếp truyền hình buổi gặp gỡ.
Tuy nhiên, Cha Lombardi không cho đây thực sự là một thay đổi đối với chương trình đã định. Vì trong căn bản, chỉ là thay đổi “công thức” mà thôi, thực chất vẫn là một cuộc “gặp gỡ và đối thoại thân quen”, một điều ngài từng làm khi gặp các vị giám mục Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cũng không phải ngài sợ truyền thông, “điều chúng ta chắc chắn đã biết”.
Thực ra, đàng sau sự thay đổi trên, có thể là vấn đề di dân và cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Thực vậy, Hãng Tin A.P. vừa có bài tựa là “Đức Phanxicô và Ba Lan khác nhau về di dân trước cuộc tông du của ngài”.
Trong bài báo trên, ký giả Frances D’Emilio cho hay: Đức Phanxicô coi việc chào đón di dân và người tỵ nạn là dấu chỉ chủ yếu của các giá trị Kitô Giáo, nhưng chính phủ cánh hữu hiện nay của Ba Lan lại chủ trương giữ họ ở bên ngoài lãnh thổ là điều cần thiết để duy trì các giá trị này. Điều đáng nói, không thiếu các nhân vật quan trọng trong Giáo Hội Ba Lan, nếu không ủng hộ ra mặt, thì cũng giữ im lặng trước chủ trương này.
Thực vậy, A.P. cho rằng: “các nhân vật Công Giáo ở Ba Lan phần lớn được coi là muốn tăng cường các quan điểm duy quốc gia của chính phủ. Giáo Sư Piotr Kosicki của Đại Học Maryland, Hoa Kỳ, kể lại chuyện một linh mục Ba Lan gần đây đã xỉ vả người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và “cánh tả” cực lực như thế nào trong một bài diễn văn nhân Ngày Độc Lập ở Warsaw. Giáo Sư Kosicki cho rằng vị linh mục này, Cha Jacek Miedlar, đại diện “cho phong trào phục hung duy quốc gia, một phong trào coi việc làm người Công Giáo và làm người Ba Lan cũng hàm nghĩa làm người phản Âu Châu, phản đa nguyên và phản tự do”.
Một số giới trong Giáo Hội rất ngỡ ngàng khi thấy chủ trương phản di dân của Ba Lan hiện đang được đồng hóa với việc bảo vệ căn tính Ba Lan và căn tính Công Giáo của xứ sở. Cha Leon Wisniewski, một linh mục dòng Đa Minh, trên tuần báo trí thức Công Giáo Tygodnik Powszechny, viết rằng: “Quay lưng đối với người tỵ nạn có lẽ sẽ không được chấp nhận dễ dàng trong xã hội ta nếu nó không được thực hiện nhân danh việc bảo vệ Kitô Giáo và căn tính Ba Lan”.
Ở Vatican, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ba Lan, là Cha Pawel Rytel-Andrianik, khi được A.P. hỏi về việc Ba Lan và Giáo Hội Ba Lan có phản ứng gì trước sự nhấn mạnh của Đức Phanxicô đối với việc nghinh đón di dân, đã nói rằng: “Đây không hẳn là một vấn đề trắng và đen”. Và cho hay: Ba Lan có tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng phần đông xuất thân từ các nước Kitô Giáo và hội đồng giám mục Ba Lan có ra thông báo thúc giục Kitô hữu giúp đỡ các gia đình tỵ nạn.
Quả thực, phần lớn người tỵ nạn ở Ba Lan xuất thân từ Nga, Ukraine và các lân bang thuộc Liên Sô cũ, chứ không xuất thân từ Syria, Afghanistan, Iraq hay Phi Châu vốn là những người đang ồ ạt tràn vào Âu Châu. Chính phủ cánh hữu của Ba Lan, vừa được bầu hồi tháng Mười, đã bác bỏ không tuân hành thỏa hiệp của phần lớn các quốc gia Âu Châu về việc chia nhau gánh nặng tiếp cư hàng ngàn người tầm trú đang bị kẹt tại Ý và Hy Lạp.
Các phân tích gia nhìn thấy một hố phân cách khá lớn trong thái độ của người Ba Lan đối với Đức Phanxicô và đối với Đức Gioan Phaolô II. Nhiều người Ba Lan không ủng hộ các quan điểm của Đức Đương Kim Giáo Hoàng. Kosicki nói với AP rằng “Bản chất điều ngài nói không đáng kể đối với đại đa số người Ba Lan”.
Trong khi đó, Monika Scislowska, ngày 25 tháng Bẩy, tường trình từ Warsaw cho hãng tin Zenit thì cho rằng “hiện tượng di dân nói chung là điều mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người Ba Lan trung bình”.
Câu nói trên trích từ phúc trình của Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan. Cha giải thích: “Ba Lan không nằm trên đường di dân chính ở Âu Châu. Hiện không có nối kết trực tiếp nào với các lộ trình di dân chính hướng tới Âu Châu (cả Đông, lẫn Trung và Tây Địa Trung Hải) mà lại băng qua Ba Lan. Hiện có lộ trình gọi là Lộ Trình Đông Âu nhưng không hoạt động nhiều và chỉ có tác động địa phương. Năm 2015, có 12,325 đơn xin tầm trú tại Ba Lan. Phần lớn các đơn này là của các công dân của Liên Bang Nga (Chechens), 7,989 đơn, Ukraine, 2,305 đơn và các nước khác như Georgia, 394 đơn, Syria chỉ có 295 đơn và Armenia, 195 đơn. Các vấn đề không so sánh được với các vấn đề mà phần đông các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đang trải nghiệm”.
Cha cho biết thêm: trong năm 2016, đã có 2,627 đơn xin tầm trú. Ngoài các quốc tịch đã nhắc trên đây, còn có người từ Thổ Nhĩ Kỳ (người Kurds) và Tajikistan (khoảng 300 người).
Cha Andrianik để lộ một chi tiết đáng lưu ý, khi cho rằng “Ba Lan là một nước thuần nhất về sắc tộc” nên họ thấy “Hiện tượng di dân nói chung là điều mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người Ba Lan trung bình. Vì thế, dù các số thống kê chính thức về các công dân ngoại quốc ngụ cư hợp pháp ở Ba Lan cho thấy họ chỉ chiếm 0.4 phần trăm tổng dân số, nhưng nhiều sợ sệt lớn lao vẫn đang có đó. Lý do có thể là thiếu các cuộc tranh luận công cộng, nội dung phức tạp của luật lệ và thủ tục di dân cũng như thiếu sự can dự của các cơ quan cai trị công cộng, các tổ chức phi chính phủ v.v… Hiện không có chương trình có hệ thống nào nhằm dạy dân chúng Ba Lan về tính đa nguyên dựa trên tôn giáo, chủng tộc, văn hóa v.v… ngoài các chương trình ở cấp địa phương hay chỉ chú trọng các nhóm chuyên biệt như cảnh sát biên giới”.
Tuy cha Andrianik có nhắc đến “lòng quảng đại của người Công Giáo Ba Lan” đối với người tỵ nạn, nhưng lòng quảng đại này phần lớn liên hệ tới việc quyên góp. Việc trực tiếp nghinh đón giòng người tỵ nạn đang tràn vào Âu Châu ít được chứng minh bằng con số cụ thể.
Nhưng đó mới là điều được Đức Phanxicô chú trọng, khi ngài kêu gọi các gia đình tín hữu mở cửa nghinh đón những đối tượng này và chính ngài, trên đường từ Lesbos trở về Rôma đã mang theo nhiều gia đình tỵ nạn với ngài về Tòa Thánh. Phải chăng, cuộc gặp gỡ không có báo chí lần này với các Giám Mục Ba Lan là để ngài trực tiếp thúc đẩy các ngài mạnh dạn xa lìa chính sách duy quốc gia của chính phủ Ba Lan hiện hữu.
Nói với Đài Phát Thánh Vatican, Cha Federico Lombardi S.J., phát ngôn viên của Tòa Thánh giải thích: Đức Giáo Hoàng muốn có dịp được tự phát và chân thực bao nhiêu có thể, nghĩa là có giờ để ngài và các vị giám mục Ba Lan thoải mái và tự do trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi. Ngài muốn nói với các vị, lắng nghe những điều các ngài muốn nói và muốn hỏi trong một bầu không khí thanh thản. Do đó, cũng sẽ không có trực tiếp truyền hình buổi gặp gỡ.
Tuy nhiên, Cha Lombardi không cho đây thực sự là một thay đổi đối với chương trình đã định. Vì trong căn bản, chỉ là thay đổi “công thức” mà thôi, thực chất vẫn là một cuộc “gặp gỡ và đối thoại thân quen”, một điều ngài từng làm khi gặp các vị giám mục Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cũng không phải ngài sợ truyền thông, “điều chúng ta chắc chắn đã biết”.
Thực ra, đàng sau sự thay đổi trên, có thể là vấn đề di dân và cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Thực vậy, Hãng Tin A.P. vừa có bài tựa là “Đức Phanxicô và Ba Lan khác nhau về di dân trước cuộc tông du của ngài”.
Trong bài báo trên, ký giả Frances D’Emilio cho hay: Đức Phanxicô coi việc chào đón di dân và người tỵ nạn là dấu chỉ chủ yếu của các giá trị Kitô Giáo, nhưng chính phủ cánh hữu hiện nay của Ba Lan lại chủ trương giữ họ ở bên ngoài lãnh thổ là điều cần thiết để duy trì các giá trị này. Điều đáng nói, không thiếu các nhân vật quan trọng trong Giáo Hội Ba Lan, nếu không ủng hộ ra mặt, thì cũng giữ im lặng trước chủ trương này.
Thực vậy, A.P. cho rằng: “các nhân vật Công Giáo ở Ba Lan phần lớn được coi là muốn tăng cường các quan điểm duy quốc gia của chính phủ. Giáo Sư Piotr Kosicki của Đại Học Maryland, Hoa Kỳ, kể lại chuyện một linh mục Ba Lan gần đây đã xỉ vả người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và “cánh tả” cực lực như thế nào trong một bài diễn văn nhân Ngày Độc Lập ở Warsaw. Giáo Sư Kosicki cho rằng vị linh mục này, Cha Jacek Miedlar, đại diện “cho phong trào phục hung duy quốc gia, một phong trào coi việc làm người Công Giáo và làm người Ba Lan cũng hàm nghĩa làm người phản Âu Châu, phản đa nguyên và phản tự do”.
Một số giới trong Giáo Hội rất ngỡ ngàng khi thấy chủ trương phản di dân của Ba Lan hiện đang được đồng hóa với việc bảo vệ căn tính Ba Lan và căn tính Công Giáo của xứ sở. Cha Leon Wisniewski, một linh mục dòng Đa Minh, trên tuần báo trí thức Công Giáo Tygodnik Powszechny, viết rằng: “Quay lưng đối với người tỵ nạn có lẽ sẽ không được chấp nhận dễ dàng trong xã hội ta nếu nó không được thực hiện nhân danh việc bảo vệ Kitô Giáo và căn tính Ba Lan”.
Ở Vatican, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ba Lan, là Cha Pawel Rytel-Andrianik, khi được A.P. hỏi về việc Ba Lan và Giáo Hội Ba Lan có phản ứng gì trước sự nhấn mạnh của Đức Phanxicô đối với việc nghinh đón di dân, đã nói rằng: “Đây không hẳn là một vấn đề trắng và đen”. Và cho hay: Ba Lan có tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng phần đông xuất thân từ các nước Kitô Giáo và hội đồng giám mục Ba Lan có ra thông báo thúc giục Kitô hữu giúp đỡ các gia đình tỵ nạn.
Quả thực, phần lớn người tỵ nạn ở Ba Lan xuất thân từ Nga, Ukraine và các lân bang thuộc Liên Sô cũ, chứ không xuất thân từ Syria, Afghanistan, Iraq hay Phi Châu vốn là những người đang ồ ạt tràn vào Âu Châu. Chính phủ cánh hữu của Ba Lan, vừa được bầu hồi tháng Mười, đã bác bỏ không tuân hành thỏa hiệp của phần lớn các quốc gia Âu Châu về việc chia nhau gánh nặng tiếp cư hàng ngàn người tầm trú đang bị kẹt tại Ý và Hy Lạp.
Các phân tích gia nhìn thấy một hố phân cách khá lớn trong thái độ của người Ba Lan đối với Đức Phanxicô và đối với Đức Gioan Phaolô II. Nhiều người Ba Lan không ủng hộ các quan điểm của Đức Đương Kim Giáo Hoàng. Kosicki nói với AP rằng “Bản chất điều ngài nói không đáng kể đối với đại đa số người Ba Lan”.
Trong khi đó, Monika Scislowska, ngày 25 tháng Bẩy, tường trình từ Warsaw cho hãng tin Zenit thì cho rằng “hiện tượng di dân nói chung là điều mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người Ba Lan trung bình”.
Câu nói trên trích từ phúc trình của Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan. Cha giải thích: “Ba Lan không nằm trên đường di dân chính ở Âu Châu. Hiện không có nối kết trực tiếp nào với các lộ trình di dân chính hướng tới Âu Châu (cả Đông, lẫn Trung và Tây Địa Trung Hải) mà lại băng qua Ba Lan. Hiện có lộ trình gọi là Lộ Trình Đông Âu nhưng không hoạt động nhiều và chỉ có tác động địa phương. Năm 2015, có 12,325 đơn xin tầm trú tại Ba Lan. Phần lớn các đơn này là của các công dân của Liên Bang Nga (Chechens), 7,989 đơn, Ukraine, 2,305 đơn và các nước khác như Georgia, 394 đơn, Syria chỉ có 295 đơn và Armenia, 195 đơn. Các vấn đề không so sánh được với các vấn đề mà phần đông các thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đang trải nghiệm”.
Cha cho biết thêm: trong năm 2016, đã có 2,627 đơn xin tầm trú. Ngoài các quốc tịch đã nhắc trên đây, còn có người từ Thổ Nhĩ Kỳ (người Kurds) và Tajikistan (khoảng 300 người).
Cha Andrianik để lộ một chi tiết đáng lưu ý, khi cho rằng “Ba Lan là một nước thuần nhất về sắc tộc” nên họ thấy “Hiện tượng di dân nói chung là điều mới mẻ, khác biệt và xa lạ đối với người Ba Lan trung bình. Vì thế, dù các số thống kê chính thức về các công dân ngoại quốc ngụ cư hợp pháp ở Ba Lan cho thấy họ chỉ chiếm 0.4 phần trăm tổng dân số, nhưng nhiều sợ sệt lớn lao vẫn đang có đó. Lý do có thể là thiếu các cuộc tranh luận công cộng, nội dung phức tạp của luật lệ và thủ tục di dân cũng như thiếu sự can dự của các cơ quan cai trị công cộng, các tổ chức phi chính phủ v.v… Hiện không có chương trình có hệ thống nào nhằm dạy dân chúng Ba Lan về tính đa nguyên dựa trên tôn giáo, chủng tộc, văn hóa v.v… ngoài các chương trình ở cấp địa phương hay chỉ chú trọng các nhóm chuyên biệt như cảnh sát biên giới”.
Tuy cha Andrianik có nhắc đến “lòng quảng đại của người Công Giáo Ba Lan” đối với người tỵ nạn, nhưng lòng quảng đại này phần lớn liên hệ tới việc quyên góp. Việc trực tiếp nghinh đón giòng người tỵ nạn đang tràn vào Âu Châu ít được chứng minh bằng con số cụ thể.
Nhưng đó mới là điều được Đức Phanxicô chú trọng, khi ngài kêu gọi các gia đình tín hữu mở cửa nghinh đón những đối tượng này và chính ngài, trên đường từ Lesbos trở về Rôma đã mang theo nhiều gia đình tỵ nạn với ngài về Tòa Thánh. Phải chăng, cuộc gặp gỡ không có báo chí lần này với các Giám Mục Ba Lan là để ngài trực tiếp thúc đẩy các ngài mạnh dạn xa lìa chính sách duy quốc gia của chính phủ Ba Lan hiện hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét