30/07/2016
Thứ bảy tuần 17 thường niên
Thánh Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ
Hội Thánh.
Lễ nhớ.
* Chào đời khoảng năm
380 ở miền I-mô-la, Ê-mi-li-a, cũng tại đó, người đã làm linh mục, rồi khoảng năm
424-431 được chọn làm giám mục Ra-ven-na. Trong tư cách mục tử, người nuôi dưỡng đoàn chiên đặc biệt bằng những bài giảng uyên thâm. Chắc hẳn vì thế mà người được mệnh danh là Kim Ngôn. Khi giảng, người luôn tâm niệm rằng: “Phải giảng cho dân chúng bằng ngôn ngữ của dân chúng”. Người qua đời khoảng năm 450.
Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 26,
11-16. 24
"Thật
Chúa đã sai tôi đến nói với các ngươi những lời đó".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong
những ngày ấy, các tư tế và các tiên tri nói cùng các đầu mục và toàn dân rằng:
"Người này đáng xử tử, vì nó đã nói tiên tri chống lại thành này, như tai
các ngươi đã nghe". Giêrêmia nói cùng tất cả các đầu mục và toàn dân rằng:
"Chúa đã sai tôi đến nói tiên tri về đền thờ này và về thành này tất cả những
lời các ngươi đã nghe. Vậy giờ đây, các ngươi hãy cải thiện đời sống và những
điều các ngươi ưa thích, hãy nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, thì Chúa
sẽ hối tiếc tai hoạ Người đã phán chống lại các ngươi. Phần tôi đây, tôi ở
trong tay các ngươi, các ngươi cứ đối xử với tôi điều mà các ngươi cho là tốt
là phải. Nhưng các ngươi hãy hiểu biết rằng: nếu các ngươi giết tôi, thì các
ngươi sẽ đổ máu vô tội lên chính các ngươi, lên thành này và dân cư của nó. Vì
thật Chúa đã sai tôi đến với các ngươi để nói vào tai các ngươi tất cả những lời
đó".
Những
đầu mục và toàn dân nói cùng các tư tế và các tiên tri rằng: "Không được xử
tử người này, vì ông đã nhân danh Chúa là Thiên Chúa chúng ta mà nói với chúng
ta". Vậy Ahica con của Sapha ra tay bảo vệ Giêrêmia, để ông khỏi bị nộp
vào tay dân chúng định giết ông.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68, 15-16. 30-31. 33-34
Ðáp: Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ
tình thương, xin nhậm lời con (c. 14).
Xướng:
1) Nguyện cứu con thoát nơi bùn nhơ kẻo bị chìm; xin giải thoát con khỏi tay những
người ghen ghét, và thoát khỏi những đầm nước thẳm sâu. Xin đừng để cho ba đào
lôi cuốn; xin đừng để cho vực thẳm nuốt trửng, cũng đừng để cho giếng ngậm miệng
nhốt con. - Ðáp.
2) Phần
con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn con. Con sẽ xướng
bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.
3) Các
bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn
hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của Người
bị bắt cầm tù. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia,
alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mt 14, 1-12
"Hêrôđê
sai người đi chặt đầu Gioan, và các môn đệ của Gioan đi báo tin cho Chúa
Giêsu".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy
quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng:
"Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được
các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt
trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy
bà ấy làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi
Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy
múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ
ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin
vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn, nhưng vì đã
trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai
người đi chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho cô
gái, và nó đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi
đi báo tin cho Chúa Giêsu.
Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm: Tương Quan Giữa Gioan Tẩy
Giả và Chúa Giêsu
Trong
Tin Mừng hôm nay, tác giả hai lần nhắc đến Gioan Tẩy giả trong tương quan với
Chúa Giêsu.
Ở khởi
đầu trình thuật, vua Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì ông cho đó chính là
Gioan Tẩy giả, người mà ông đã cho chém đầu nay sống lại. Ơn gọi của Gioan Tẩy
giả như chính miệng ông Zacaria loan báo trong ngày lễ đặt tên cho con mình:
"Con là tiên tri của Ðấng tối cao, con sẽ đi trước dọn đường cho
Ngài". Ơn gọi đó Gioan đã chu toàn một cách tốt đẹp. Gioan chuẩn bị cho
Chúa Giêsu đến, không những bằng việc rao giảng thống hối, mà còn bằng chính
cái chết vì trung thành với sự thật. Dung mạo của Gioan Tẩy giả loan báo dung mạo
của Chúa Giêsu một cách tốt đẹp, đến nỗi khi Chúa Giêsu xuất hiện, vua Hêrôđê
tưởng Ngài là hiện thân của Gioan Tẩy giả sống lại.
"Các
con sẽ làm chứng về Thầy", đó là mệnh lệnh của Chúa Giêsu cho các Tông đồ,
cho mỗi môn đệ của Chúa. Chúng ta cần trở nên một Chúa Kitô cho anh em mình, vận
mệnh của Chúa sẽ là vận mệnh của chúng ta.
Một
chi tiết nữa, đó là các môn đệ Gioan Tẩy giả, sau khi chôn cất ông xong, thì đến
báo tin cho Chúa Giêsu. Chi tiết này nói lên mối liên hệ thân tình giữa Gioan Tẩy
giả và Chúa Giêsu, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Gioan Tẩy giả là hướng về
Chúa Giêsu. Gioan Tẩy giả không phải là Chúa Giêsu, nhưng là người giúp anh em
mình đến với Chúa. Chính Gioan Tẩy giả đã tuyên bố: "Tôi không phải là ánh
sáng, nhưng tôi đến để làm chứng cho ánh sáng".
Người
Kitô hữu được mời gọi sống hướng về Chúa, kết hợp với Chúa, trở thành một Chúa
Kitô thứ hai cho anh em. Nhưng đó là để giúp anh em đến với Chúa, chứ không dừng
lại nơi mình. Người Kitô hữu không được chiếm chỗ của Chúa trong tâm hồn anh
em: Chúa Kitô phải lớn lên trong tâm hồn anh em, còn tôi chỉ là phương thế, tôi
không được cản trở anh em đến với Chúa.
Xin
Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm và trung thành với sự thật, dù phải hy sinh
chính mạng sống mình, để giúp người khác đến với Chúa và tin nhận Chúa.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 17 TN2
Bài đọc: Jer
26:11-16, 24; Mt 14:1-12
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những thái độ của con người khi phải đương đầu với sự thật
Đứng
trước sự thật, con người có thể có hai thái độ chính: (1) Họ chấp nhận sự thật
và tìm cách sửa đổi sai lầm họ gây ra để cuộc đời của họ sẽ tốt đẹp hơn. (2) Họ
từ chối sự thật vì nhiều lý do: tự ái, kiêu ngạo, sợ mất lợi nhuận... Vì thế, họ
sẽ phớt lờ, bóp méo, và tìm cách tiêu diệt sự thật.
Hai
bài đọc hôm nay thuật lại hai thái độ chính khi con người phải đương đầu với sự
thật.
Bài đọc
I thuật lại phiên xử của Jeremiah và kết quả là ông đã trắng án. Các nhà lãnh đạo
và dân chúng nhận ra ngôn sứ Jeremiah chỉ lặp lại những gì Thiên Chúa tuyên sấm.
Vì thế, truy tố Jeremiah không làm cho những lời tuyên sấm của Thiên Chúa ra vô
hiệu, mà còn làm cơn giận của Thiên Chúa mau đến, vì họ dám làm đổ máu người vô
tội. Trong Phúc Âm, thánh Matthew thuật lại việc tiểu vương Herode đã bắt bỏ tù
và chém đầu ông Gioan Tẩy Giả, vì ông đã ngăn cản việc tiểu vương muốn lấy bà
Herodia, vợ của Philip, anh của tiểu vương, làm vợ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự Thật giải thoát
Có ba
thành phần chính trong phiên xử của Jeremiah:
1.1/
Tuyên cáo là các tư tế và các tiên tri giả: Họ cáo buộc Jeremiah: "Con
người này đáng lãnh án tử, vì ông ta đã tuyên sấm chống lại thành này, như
chính tai các ông đã nghe!" Hôm qua chúng ta đã nói, họ không đá động gì đến
vế trước của lời tuyên sấm, mà chỉ chú trọng đến vế sau tức là hậu quả sẽ xảy
ra nếu không chịu thi hành những đòi hỏi của vế đầu. Ngay cả khi chưng dẫn vế
sau, họ cũng không chưng dẫn đúng; nhưng chỉ giữ lại những gì có lợi cho việc họ
buộc tội Jeremiah. Họ cũng không thèm chú ý đến ai là tác giả của lời tuyên sấm,
nhưng đã gán những lời này cho Jeremiah.
Các tư
tế buộc tội Jeremiah vì ông nói đến sự sụp đổ của Đền Thờ; nếu Đền Thờ bị sụp đổ,
họ sẽ thất nghiệp, vì đâu còn Đền Thờ nữa để họ phục vụ. Các tiên tri giả buộc
tội Jeremiah vì ông nói ngược lại những gì họ nói. Họ không nói những lời Thiên
Chúa truyền, mà chỉ nói những gì vua chúa và toàn dân thích nghe.
1.2/ Bị
cáo là tiên tri Jeremiah. Ông
kháng cáo hai điểm:
(1)
Ông nhắc lại toàn bộ lời tuyên sấm và tác giả của nó. Ông nói với tất cả các thủ
lãnh và toàn dân như sau: "Chính Đức Chúa đã sai tôi tuyên sấm mọi lời
liên quan đến Nhà này cũng như thành này mà các ngươi đã nghe. Vậy giờ đây, các
ngươi hãy cải thiện đường lối và hành vi của các ngươi và hãy nghe tiếng Đức
Chúa, Thiên Chúa của các ngươi; bấy giờ Đức Chúa sẽ đình chỉ những tai hoạ Người
đã quyết định để lên án các ngươi.” Ông muốn nói: Đức Chúa là Người tuyên sấm,
ông chỉ là người lặp lại lời tuyên sấm. Khi Đức Chúa tuyên sấm, Người chắc chắn
sẽ giữ lời.
(2) Họ
phải chịu trách nhiệm về việc đổ máu người vô tội. Ông nói: “Còn tôi, tôi ở
trong tay các ngươi, các ngươi cứ xử với tôi thế nào như các ngươi coi là tốt đẹp
và chính đáng. Có điều xin các ngươi biết rõ cho rằng: Nếu các người giết tôi,
thì chính các ngươi sẽ phải chuốc lấy máu vô tội cho mình, cho thành này và dân
cư trong thành. Vì quả thật là Đức Chúa đã sai tôi đến với các ngươi để công bố
cho các ngươi nghe tất cả những điều trên đây.” Truy tố Jeremiah chẳng những
không làm cho lời tuyên sấm ra vô hiệu, mà còn đổ thêm dầu vào cơn thịnh nộ của
Thiên Chúa; vì họ đã làm đổ máu người vô tội; và nhất là người đó lại là ngôn sứ
của Thiên Chúa.
1.3/ Quan
tòa là các thủ lãnh và toàn dân: Sau khi đã nghe những lời tuyên cáo của
các tư tế và các ngôn sứ giả, đồng thời cũng được nghe những lời kháng cáo của
Jeremiah, các thủ lãnh và toàn dân phải dùng trí khôn ngoan suy xét để nhận ra
đâu là sự thật. Sau cùng, họ nói với các tư tế và các ngôn sứ giả: "Con người
này không đáng lãnh án tử, vì ông ta đã nói với chúng ta nhân danh Đức Chúa,
Thiên Chúa chúng ta." Kết quả là Jeremiah được trắng án, tiên tri được ông
Akhicam, con ông Saphan ra tay che chở cho khỏi rơi vào tay dân mà bị giết.
2/ Phúc Âm: Vua Herode dùng uy quyền giết chết Gioan
Tẩy Giả mà không thèm xử án.
Khi tiểu
vương Herode nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng:
"Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có
quyền năng làm phép lạ." Tiểu vương biết rành rẽ về Gioan Tẩy Giả vì chính
ngài đã giết chết ông.
2.1/ Lý
do tại sao Gioan Tẩy Giả bị tù: Khi vua Herode Cả băng hà, ông phân
chia lãnh thổ cho ba con trai: Herode Antipas cai trị vùng tả ngạn của Galilee,
Philip cai trị vùng bên kia sông Jordan, và Herode thứ cai trị vùng Jerusalem
và Judah. Tiểu vương Herode Antipas muốn lấy bà Herodia, vợ ông Philíp, anh của
nhà vua. Ông Gioan Tẩy Giả đã phản đối tiểu vương: "Ngài không được phép lấy
bà ấy!" Luật pháp quốc gia ngăn cản không cho một người lấy vợ của anh em
mình khi người anh em ấy còn sống. Luật Do-thái chỉ cho phép lấy vợ của anh em
khi anh em mình đã chết mà không có con nối dòng. Herode Antipas đã phạm hai tội:
(1) tội rẫy người vợ trước của mình là con vua Nabatean Arabs; và (2), tội loạn
luân, lấy chị dâu của anh mình là Philip.
2.2/ Lý
do tại sao ông không dám giết Gioan Tẩy Giả: Trình thuật Matthew nêu lý do “vì ông
sợ người Do-thái.” Họ coi Gioan như tiên tri của Chúa và tiểu vương sợ dân
chúng sẽ nổi loạn nếu ông bị giết. Tiểu vương Herode cho giam Gioan Tẩy Giả
trong ngục để chờ thời cơ.
Sử gia
Josephus cho lý do chính để Herode giết Gioan Tẩy Giả, vì ông sợ ảnh hưởng của
Gioan Tẩy Giả trên dân chúng (Ant 18, 5, 2). Là tiểu vương của Galilee, ông
không muốn có bất kỳ sự đối nghịch nào.
2.3/ Lý
do tại sao sau cùng Gioan Tẩy Giả bị chém đầu: Nhân ngày sinh nhật của vua Herode,
con gái bà Herodia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà
vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ
xui bảo, cô thưa rằng: "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông
Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm." Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại
thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt
đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem
đến cho mẹ.
Tất cả
những sự kiện này chứng minh Herode không phải là một vua công chính: Ông ly dị
vợ, lấy vợ của anh, thề hứa vô lối, giữ lời thề cách không công bằng, và vi phạm
đến sự sống của người công chính.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải tôn trọng sự thật bằng cách lắng nghe cẩn thận khi người khác
trình bày ý kiến của họ, và hãy biết xét xem điều đó có đúng hay không; chứ đừng
bao giờ dùng uy quyền để bóp chết sự thật.
- Nếu
xét thấy điều đó là đúng, chúng ta hãy có can đảm để sửa sai để cuộc đời chúng
ta mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn. Chúng ta cũng phải sẵn sàng nói và làm chứng cho sự
thật.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên,
OP
30/07/16 THỨ BẢY TUẦN 17 TN
Th. Phê-rô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 14,1-12
Th. Phê-rô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 14,1-12
Suy niệm: Cuộc đời của Hê-rô-đê bắt đầu trượt dài từ ngày vua dụ dỗ em dâu mình ở Rô-ma. Để cưới người em dâu Hê-rô-đi-a, vua đã thẳng tay ly dị người vợ đang chung sống với mình. Bị ông Gio-an Tẩy Giả quở trách vì hành vi loạn luân ấy, vua lại bắt ông Gio-an đem tống ngục. Rồi cuối cùng trong bữa tiệc sinh nhật vui vẻ, vua lại lỡ lời thề thốt với con gái của bà Hê-rô-đi-a. Điều đáng trách hơn nữa là vua thà phạm một tội ác tày trời còn hơn là huỷ bỏ một lời thề bốc đồng lúc “trà dư tửu hậu” với một cô gái trẻ. Vua sợ tiếng dư luận cười chê các vị khách hơn là sợ tiếng lương tâm quở trách.
Biết điều mình làm là sai trái, nhưng vua vẫn không dám sửa đổi, vì quá yếu nhược. Rất tiếc cho một vị vua, chỉ vì một lỗi lầm kéo theo bao lầm lỗi tai hại khác!
Mời Bạn: Cuộc đời bạn cũng có thể trượt dốc từ một lầm lỗi nghiêm trọng đối với bậc sống của mình. Biết mình sai lỗi mà vẫn cố chấp, yếu nhược sống trong lầm lỗi ấy sẽ đưa bạn đến những vấp ngã nặng nề hơn, và một kết cục không ngờ. Trái lại, khiêm tốn nhìn nhận vấp váp đầu tiên ấy sẽ giúp bạn sửa đổi, làm mới lại cuộc đời mình.
Sống Lời Chúa: Tôi cố gắng sửa đổi một thói xấu lâu nay mình vẫn biết là sai trái, không hợp với bậc sống mình, nhưng chưa đủ can đảm để sửa đổi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con dám hành động theo những đòi hỏi khắc khe nhất của Chúa. Xin cho con dám liều theo Chúa, mà không tính toán thiệt hơn, anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ, can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim, và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa. Amen.
(theo Rabbouni)
Vì đã trót thề
Gioan là một ngôn sứ không lùi bước trước sự bất công. Ông đã sẵn sàng bênh vực sự thật, dù ông biết cái giá phải trả.
Suy
niệm:
Theo
các sách Tin Mừng, Gioan bị giết trong khung cảnh một bữa tiệc.
Đó
là tiệc mừng sinh nhật Hêrôđê Antipas là tiểu vương vùng Galilê và Pêrê.
Nếu
thế, bữa tiệc này hầu chắc diễn ra ở Tiberias,
một
thành gần hồ Galilê, nơi Hêrôđê đặt trung tâm quyền lực của mình.
Gioan
bị giết vì dám phản đối cuộc hôn nhân bất hợp pháp
giữa
Hêrôđê với bà Hêrôđia là vợ của Philíp,
người
anh cùng cha khác mẹ với mình.
Chuyện
ngoại tình của Hêrôđê bị Gioan Tẩy giả kết án là có thể hiểu được.
“Ngài
không được phép lấy bà ấy” (c. 4).
Lấy
vợ của người anh em là phạm đến Luật Chúa (Lv 18, 16; 20, 21).
Gioan
là một ngôn sứ không lùi bước trước sự bất công.
Ông
đã sẵn sàng bênh vực sự thật, dù ông biết cái giá phải trả.
Hêrôđê
đã dùng quyền lực để ép Gioan phải im miệng.
Ông
bắt Gioan, xiềng lại và tống vào ngục.
Chỉ
vì sợ phản ứng của dân chúng mà Hêrôđê chưa muốn giết Gioan.
Bữa
tiệc sinh nhật của Hêrôđê hẳn có nhiều quan khách tham dự.
Chuyện
cô công chúa như Salômê, con bà Hêrôđia, múa cho quan khách xem,
là
một chuyện lạ, nhưng vẫn có thể đã xảy ra.
Không
rõ vì cô xinh đẹp hay vì múa giỏi mà Hêrôđê ngây ngất (c. 6).
Từ
đó Hêrôđê không còn đủ sáng suốt, tỉnh táo,
khi
vội vã đưa ra một lời hứa kèm theo lời thề với cô.
Cô
muốn xin gì, nhà vua cũng thề hứa ban cho (c. 7).
Chúng
ta thấy Hêrôđê đã tự đưa mình vào thế kẹt dại dột và nguy hiểm.
Ông
đã không lường được hậu quả của chuyện đó.
Hêrôđia
chỉ chờ cơ hội này để thanh toán kẻ dám phá hạnh phúc của bà.
Bà
đã xúi con gái xin ngay thủ cấp của Gioan, đặt trên mâm.
Hêrôđê
hẳn đã lặng người khi nghe cô bé xin điều ấy.
Ông
lấy làm đau buồn vì đây thật là chuyện không ngờ (c. 9).
Ông
bị đặt trước một chọn lựa: giết hay không giết Gioan.
Đám
đông quan khách tạo một áp lực vô hình trên ông.
Vì
đã lỡ thề hứa trước mặt họ, nên ông không dám rút lại.
Ông
sợ rút lại sẽ bị mang tiếng là nuốt lời, và sẽ bị mất uy tín.
Hêrôđê
đã chọn mình, chọn danh dự và cái ghế của mình hơn.
Ông
hy sinh Gioan để giữ được tiếng tăm và tình yêu với bà Hêrôđia.
Làm
sao chúng ta có can đảm nhận ra mình sai lầm và dừng lại?
Làm
sao chúng ta không bị cuốn từ tội này sang tội khác?
Rút
lại một lời hứa có khi còn khó hơn giữ lời hứa ấy.
Hêrôđê
là người bị nô lệ bởi nỗi sợ, sợ Gioan, sợ dân, sợ quan khách…
Đúng
hơn là ông sợ mất chính mình, sợ người ta nghĩ xấu về mình.
Có
những lúc chợt tỉnh ngộ, tôi vẫn ngần ngại không muốn nhận mình sai.
Tôi
không dám nhận lỗi, vì tôi muốn mình vẫn đúng.
Xin
Chúa đưa tôi ra khỏi cơn mê muội của tôi.
Cầu
nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
30
THÁNG BẢY
Sự
Dữ Có Nhiều Bộ Mặt
Trước
hết chúng ta phải hiểu mình muốn nhắm đến điều gì trong ý niệm “sự dữ” và “đau
khổ”. Nó mặc lấy rất nhiều hình thức. Chẳng hạn, người ta thường phân biệt giữa
ý nghĩa thể lý và ý nghĩa luân lý. Sự dữ luân lý được phân biệt với sự dữ thể
lý chủ yếu ở sự kiện rằng nó có bao hàm tội lỗi, vì nó tùy thuộc vào ý chí tự
do của con người.
Sự dữ
luân lý phân biệt với sự dữ thể lý bởi vì sự dữ thể lý không thiết yếu và không
trực tiếp liên quan đến ý chí của con người. Nói vậy không có nghĩa rằng sự dữ
thể lý không thể bị gây ra bởi con người hay không thể là hậu quả của tội lỗi
con người. Thực tế, rất nhiều sự dữ thể lý do chính con người gây ra. Đôi khi sự
dữ thể lý xảy ra do sự ngu muội hay bất cẩn của con người, nhiều trường hợp
khác nó xảy ra một cách gián tiếp do sự cẩu thả hoặc do những hành động trực tiếp
tác hại.
Nhưng
chúng ta biết rằng trên thế giới có nhiều nguyên nhân của sự dữ thể lý xem ra
không liên can gì đến con người. Chẳng hạn, ta có thể nghĩ đến các vụ thiên tai
hay những trường hợp rối loạn tâm thần không do con người gây ra.
Đối
diện với những vấn nạn ấy, chúng ta cảm thấy – như Gióp – rằng thật khó đưa ra
câu trả lời. Chúng ta tìm kiếm câu trả lời không ở nơi chính mình, nhưng phải
khiêm tốn và tín nhiệm để tìm nơi Lời Chúa. Trong Cựu Ước, chúng ta gặp thấy một
tuyên bố trứ danh và rất hàm súc: “Từ chân trời này, đức khôn ngoan vươn mạnh tới
chân trời kia, cai quản mọi loài thật tốt đẹp” (Kn 7,30; 8,1).
- suy
tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
30 – 7
Thánh
Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
Gr
26,11-16.24; Mt 14,1-12.
Lời
suy niệm: “Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng
Đức Giêsu, thì nói với kẻ hầu cận rằng: Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ
cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.”
Tiểu
vương Hêrôđê giết chết Gioan tẩy Giả, vì Gioan đã nói lên một sự thật, một tội
phạm đến luân lý về con người mà Hêrôđê đã phạm: “ly dị vợ không có lý do, lại
cưới em dâu mình, là điều bị cấm theo luật Do-thái”. Tội giết chết Gioan đã in
đậm trong tâm khảm của Hêrôđê, nên khi thấy Chúa Giêsu với những giáo huấn và
những việc làm của Người; Hêrôđê đã liên tưởng đến Gioan Tẩy Giả trỗi dậy.
Lạy
Chúa Giêsu. Thánh Gioan Tẩy Giả đã mạnh dạn lên án Hêrôđê vi phạm về luân lý.
Xin cho chúng con, luôn biết giữ mình với ơn của Chúa để biết lánh xa tội lỗi
và luôn biết cầu nguyện cho những người tội lỗi biết hoán cải đời sống, để được
ơn cứu độ của Chúa.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
30-07: Thánh PHÊRÔ CHRYSÔLOGÔ
Giám
Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+450)
Thánh
Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (kim ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của
Ngài. Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo
phận Imola là Cornêlliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức
giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu viện.
Năm
430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ
chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ
để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng Sixtô III coi Phêrô như người được tiền định
để làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức
giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình,
nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng Sixtô III cho biết thị kiến của
mình.
Vâng
theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón
nồng nhiệt, Ngài nói: - Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một
mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ
và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục
cách thích đáng đối với tác vụ rất thánh của tôi.
Đầy
nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả
tạo của giáo dân. Trong một cuộc lễ vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn
hành đáng tội trên đường phố: - Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui
hưởng với Chúa Kitô.
Ngài
đã nhiệt tâm rao giảng. Ngày nay chúng ta còn giử lại được khoảng 180 bài giảng
của Ngài. Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được những
lời như:
- Nằm
trong thói hư tính xấu, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng
khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới bằng các việc lành.
- Ai
biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay rằng là Cha đang ở đó, vì họ.
- Mọi
sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.
- Các
tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống
cho mình cả.
Người
ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống bác ái:
- Biết
nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu người nghèo than khóc tù nhân rên siết,
dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế
thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của
cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa
Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những
người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có gì. Thiên Chúa muốn xin cái
anh em có chứ không phải cái anh chị em không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng
tiền của bà góa. Hãy tận tâm với Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với
anh chị em.
Thánh
Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêo I đã trao
cho Ngài đọc tại công đồng Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của
Eutychèr, Ngài cũng còn viết một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta
vâng phục Giáo hội.
Sau
cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng
mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực. Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết.
Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội
Thánh.
(daminhvn.net)
30
Tháng Bảy
Người Tử Tù
Tại
một nhà tù nọ, có một người đàn ông bị kết án tử hình. Nhưng người ta thấy anh
không hề tỏ ra nao núng, trái lại lúc nào cũng vui tươi ca hát.
Ngày
nọ, các quản giáo bắt gặp anh đang chơi tây ban cầm trong sân chơi của trại tù.
Ðám đông bu quanh anh, lúc đầu còn nhút nhát, về sau mọi người cùng hát theo tiếng
đàn của anh. Thấy thế, ban giám đốc nhà tù mới ra lệnh không cho anh được chơi
đàn nữa.
Nhưng
ngày hôm sau, tù nhân đã có bản án tử hình ấy vẫn tiếp tục ra sân chơi và đàn
ca như mọi ngày. Ðám đông tù nhân cũng tuôn đến ca hát với anh. Không chịu nổi
nữa, những người canh tù sấn đến túm lấy anh và chặt đứt những ngón tay của
anh. Họ nghĩ rồi đây anh sẽ không còn chơi đàn được nữa và như vậy đám đông
cũng không còn tụ tập được nữa. Nhưng ngày hôm sau, cũng người tử tội ấy, cũng
đám đông ấy tụ tập lại trong sân tù và với đôi tay cụt, anh vẫn có thể đàn được
những điệu nhạc càng thảm thiết hơn. Lần này, những tên canh tù lôi anh đi và đập
nát chiếc đàn.
Ngày
hôm sau, con người đáng thương ấy cũng trở lại sân chơi và cất tiếng hát vang.
Tiếng hát ca của anh dặt dìu, tha thiết và mời gọi đến nỗi đám đông cũng kéo đến
hòa cùng tiếng hát với anh. Lần này, những tên canh tù mới đưa anh đi và họ cắt
lưỡi anh. Họ nghĩ rằng tiếng đàn đã bị dập tắt, tiếng ca cũng sẽ bị tắt lịm và
như vậy, không còn ai sẽ tụ tập trong sân nữa.
Nhưng
trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngày hôm sau, người tử tội vẫn trở lại sân
chơi. Lần này, anh không đàn, không hát, nhưng nhảy múa theo một điệu nhạc câm
mà chỉ mình anh mới có thể nghe được. Không mấy chốc, đám đông tù nhân kéo đến
và họ nhảy múa xung quanh con người khốn khổ ấy.
Câu
chuyện trên đây nhắc chúng ta nhớ đến một vũ công Ấn Ðộ tên là Sudha Chandran.
Chính lúc cô đạt đến tuyệt đỉnh của danh vọng cũng là lúc bàn chân phải của cô
phải bị cưa. Nhưng người vũ công đầy ý chí này đã không bỏ cuộc... Sau khi bình
phục, cô đã ráp chân giả và luyện tập cho đến khi nhuần nhuyễn trở lại như trước.
Khi được hỏi: "Làm thế nào để có thể nhảy múa bình thường trở lại?".
Cô trả lời: "Chúng ta không nhất thiết cần có chân mới có thể nhảy múa được".
Thiên
Chúa không ban cho chúng ta một số lượng nén bạc đồng đều. Kẻ được năm nén, người
được hai nén, kẻ chỉ được một nén... Một nén đó có thể là một nén của nghèo
nàn, bất hạnh, rủi ro, mất mát. Nhưng trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, nén bạc
vẫn có thể sinh lời được những hoa trái của yêu thương, của tin tưởng, của lạc
quan vui sống...
Chúng
ta không nhất thiết cần có đôi chân mới nhảy múa được. Chúng ta có thể nhảy múa
với tâm hồn phấn khởi, chúng ta có thể ca hát với lòng tin yêu, vui sống..
Không
gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Chúa. Dù tù đày, dù bệnh tật, dù
khốn khổ đến đâu, nếu chúng ta có lòng mến, thì cuộc sống trơ trụi, nghèo hèn của
chúng ta vẫn luôn là bài ca chúc tụng, tri ân dâng lên Chúa.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét