Giải đáp phụng vụ: Thánh Lễ
có thể được cử hành cho hôn phối khác đạo không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thánh lễ có thể được cử hành cho hôn phối khác đạo không? Nếu không, một Thánh Lễ tạ ơn có thể được cử hành, sau nghi thức hôn nhân không? Có thể lấy các bài đọc, lời nguyện Thánh Lễ (sửa đổi để loại bỏ từ ngữ "bí tích"), Lời nguyện các tín hữu, và lời chúc lành kết thúc, có thể được lấy từ Thánh Lễ hôn phối bình thường không? Hoặc chỉ có thề sử dụng các bài đọc của ngày, lời nguyện của ngày, vv, mà thôi chăng? - J. A., Bangalore, Ấn Độ
Đáp: Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo:
"1633. Trong nhiều quốc gia, thường có những hôn phối hỗn hợp (giữa người Công Giáo và người được rửa tội ngoài Công Giáo). Tình trạng này đòi các đôi vợ chồng cũng như các mục tử phải lưu tâm đặc biệt. Trong trường hợp hôn phối khác đạo (giữa người Công Giáo và người chưa được rửa tội) càng phải dè dặt hơn.
"1634. Hôn nhân hỗn hợp có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải là không thể vượt qua, nếu họ cố gắng kết hợp những gì đã lãnh nhận nơi cộng đoàn của họ và cùng nhau học hỏi để sống trung thành với Ðức Kitô. Dầu vậy, không được coi thường những khó khăn trong hôn nhân hỗn hợp. Những khó khăn này xuất phát từ sự chia rẽ giữa các Kitô hữu đến nay vẫn chưa giải quyết được. Ðôi vợ chồng có thể cảm nghiệm thảm kịch các Kitô hữu chia rẽ ngay trong gia đình của mình. Hôn nhân khác đạo còn gặp nhiều khó khăn hơn. Những bất đồng quan điểm về đức Tin và hôn nhân, cũng như những não trạng tôn giáo khác nhau, có thể dẫn đến những căng thẳng trong gia đình, nhất là về việc giáo dục con cái. Một nguy hiểm khác là người ta có thể dửng dưng về tôn giáo” (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Giáo luật cũng giải quyết đề tài này trong một số điều:
"Điều 1086 §1. Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo và chưa công khai bỏ Giáo Hội, với một người không rửa tội.
"§2 Không được chuẩn ngăn trở này nếu chưa chu toàn những điều kiện nói đến trong các điều 1125 và 1126.
"Điều 1108 §1. Hôn phối chỉ hữu hiệu nếu được kết lập trước mặt Bản Quyền sở tại hoặc Cha Sở, hoặc một tư tế hay phó tế được các vị ấy ủy nhiệm chứng hôn, và trước mặt hai người làm chứng; tuy nhiên, phải theo các quy luật trong các điều nói dưới đây, và tôn trọng các biệt lệ nói ở các điều 144, 1112 §1, 1116 và 1127 các §2 và §3.
"§2. Người chứng hôn chỉ được hiểu là người hiện diện để đòi hỏi hai bên kết ước bày tỏ sự ưng thuận và, nhân danh Giáo Hội, đón nhận sự bày tỏ ấy”.
"Điều 1124. Nếu không có phép minh thị của nhà chức trách có thẩm quyền, hôn phối bị cấm chỉ giữa hai người đã rửa tội, mà một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, hoặc đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo sau khi rửa tội và chưa công khai bỏ Giáo Hội Công Giáo, với một người thuộc về một Giáo Hội hay giáo đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.
"Điều 1125. Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy; tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:
“1. Bên Công Giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Ðức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
“2. Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người Công Giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên Công Giáo.
“3. Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
“Ðiều 1126: Hội Ðồng Giám Mục có nhiệm vụ quy định cả về cách thức làm tờ công bố và tuyên hứa mà luật đòi hỏi, lẫn về thể thức để những lời công bố và tuyên hứa ấy được bảo đảm ở tòa ngoài, và được thông báo cho bên không Công Giáo.
“Ðiều 1127: §1. Về thể thức phải áp dụng trong hôn phối hỗn hợp, cần giữ những điều đã quy định trong điều 1108. Tuy nhiên, nếu bên Công Giáo kết hôn với bên không Công Giáo thuộc lễ điển Đông phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật chỉ buộc với tính cách hợp pháp mà thôi; còn để được hữu hiệu, cần phải có sự chứng giám của một thừa tác viên thánh, sau khi đã tuân hành những điều khác luật định.
"§2. Nếu có những khó khăn trầm trọng cản trở việc tuân giữ thể thức giáo luật, thì Bản Quyền sở tại của bên Công Giáo có quyền chuẩn thể thức giáo luật cho từng trường hợp; tuy nhiên, ngài phải tham khảo Bản Quyền sở tại nơi cử hành hôn phối, và để hôn phối hữu hiệu, phải giữ một hình thức cử hành công khai nào đó. Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền ấn định các quy luật để việc miễn chuẩn nói trên được ban cấp theo một tiêu chuẩn đồng nhất.
"§3. Trước hay sau khi cử hành theo thể thức giáo luật nói ở số 1 trên, cấm không được có một cử hành tôn giáo khác, trong đó, người chứng hôn Công Giáo và thừa tác viên không Công Giáo cùng hiện diện và mỗi người tra hỏi về sự ưng thuận của đôi bạn theo nghi thức riêng của mình.
“Ðiều 1128: Các Bản Quyền sở tại và các Chủ Chăn phải lo liệu cho người phối ngẫu Công Giáo và con cái sinh ra do hôn phối hỗn hợp được giúp đỡ về tinh thần hầu chu toàn mọi nghĩa vụ, đồng thời giúp đôi bạn bảo trì sự hiệp nhất của đời sống vợ chồng và đời sống gia đình.
“Ðiều 1129: Những quy định trong các điều 1127 và 1128 cũng phải được áp dụng cho các hôn phối vướng ngăn trở dị giáo, nói đến ở điều 1086, §1” (Bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Đối với cử hành Thánh lễ hôn nhân, chúng ta có thể nói rằng trong trường hợp bình thường, sẽ không có cử hành Thánh lễ. Điều này cũng đúng cho người Công Giáo kết hôn với các Kitô hữu khác như đã nêu trong Kim chỉ nam về Đại kết (Ecumenicasl Directory):
"159. Do các vấn đề liên quan đến việc chia sẻ Thánh Thể, vốn có thể phát sinh từ sự hiện diện của các nhân chứng và các khách không Công Giáo, một hôn nhân hỗn hợp được tổ chức theo hình thức Công Giáo, thường diễn ra bên ngoài phụng vụ Thánh Thể. Tuy nhiên, vì lý do chính đáng, Đức Giám Mục giáo phận có thể cho phép cử hành Thánh lễ. Trong trường hợp này, quyết định về việc liệu đối tác không Công Giáo của hôn nhân có thể được rước lễ không, thì nên được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực chung, tồn tại trong vấn đề cho cả Kitô hữu Đông phương 152 và cho các Kitô hữu khác, có tính đến tình hình cụ thể của việc lãnh nhận bí tích hôn nhân Kitô giáo, của hai Kitô hữu đã được rửa tội.
"160. Mặc dù đôi tân hôn trong hôn nhân hỗn hợp chia sẻ các bí tích rửa tội và hôn phối, sự chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ, và trong mỗi trường hợp, các qui định nêu trên liên quan đến việc cho một Kitô hữu không Công Giáo rước lễ, cũng như các người liên quan đến sự tham dự lễ của một người Công Giáo, trong việc rước lễ trong Giáo Hội khác, phải được tuân giữ".
Vì vậy, với tất cả những điều trên cần ghi nhớ, Đức Giám Mục sẽ xác định những gì sẽ được cho phép tùy theo trường hợp cụ thể, và Hội đồng Giám mục cần thiết lập các tiêu chuẩn chung cho một quốc gia hoặc khu vực.
Giám mục có quyền hạn để miễn chước với hình thức quy điển trong các trường hợp đặc biệt, mặc dù trong thực tế, điều này chỉ được thực hiện, nếu việc kết hôn sẽ được tổ chức trong một buổi lễ ngoài Kitô giáo. Mặt khác, cũng giống như ngài có thể cho phép các Kitô hữu không Công Giáo, vì lý do nghiêm trọng, Giám mục cũng có thể cho phép cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, thường là tốt hơn để tránh bất kỳ khó khăn nào, và nên cử hành nghi thức kết hôn ngoài Thánh Lễ.
Nếu các hôn nhân như vậy là phổ biến, Hội đồng Giám mục thường chuẩn bị một nghi thức hôn nhân, vốn là phù hợp cho dịp này. Nếu một nghi thức như vậy là chưa có, nghi thức thông thường của hôn nhân ngoài Thánh Lễ sẽ được sử dụng. Bởi vì đôi tân hôn biết rằng họ đang kết hôn theo nghi thức Kitô giáo, không cần phải sửa đổi các lời nguyện cách đặc biệt, mặc dù, như độc giả của chúng ta gợi ý, từ ngữ "bí tích" sẽ được bỏ qua.
Một số thích nghi có thể được thực hiện cho đối tác ngoài Kitô giáo. Thí dụ, có một thời điểm trong nghi thức, khi mỗi đối tác khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi. Đối tác ngoài Kitô giáo có thể thay thế kinh "Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" bằng "nhân danh Thiên Chúa", hoặc thậm chí bỏ qua lời cầu này hoàn toàn, vì nó sẽ không ảnh hưởng đến tính thành sự của hôn nhân tự nhiên.
Tại buổi kết hôn ngoài Thánh Lễ, bất cứ bài đọc phù hợp nào từ sự lựa chọn rộng rãi, được cung cấp bởi Nghi lễ Hôn phối, có thể được sử dụng cho buổi kết hôn.
Nếu mong muốn và có thể được, một Thánh Lễ tạ ơn cũng có thể được cử hành sau đó, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, như phải làm những gì với các vị khách không Công Giáo trong khi chờ đợi. Nếu Thánh Lễ được coi là có tầm quan trọng cho gia đình Công Giáo, nó vẫn cần sự cho phép của Giám mục cho Thánh lể cưới bình thường, trong khi thực hiện các bước cần thiết, để thông báo và hướng dẫn cho người không Công Giáo, về niềm tin và sự thực hành Công Giáo, và do đó tránh bất cứ điều gì không đúng cách.
Một Thánh lễ tạ ơn sau ngay đó không là Thánh Lễ nghi thức, và do đó sẽ có một bậc phụng vụ thấp hơn. Vì vậy, việc sử dụng các bài đọc khác và các công thức khác sẽ phụ thuộc vào các quy tắc thông thường đối với lịch phụng vụ, và liệu các thay đổi như vậy có được phép vào ngày đặc biệt đó không. (Zenit.org 19-7-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thánh lễ có thể được cử hành cho hôn phối khác đạo không? Nếu không, một Thánh Lễ tạ ơn có thể được cử hành, sau nghi thức hôn nhân không? Có thể lấy các bài đọc, lời nguyện Thánh Lễ (sửa đổi để loại bỏ từ ngữ "bí tích"), Lời nguyện các tín hữu, và lời chúc lành kết thúc, có thể được lấy từ Thánh Lễ hôn phối bình thường không? Hoặc chỉ có thề sử dụng các bài đọc của ngày, lời nguyện của ngày, vv, mà thôi chăng? - J. A., Bangalore, Ấn Độ
Đáp: Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo:
"1633. Trong nhiều quốc gia, thường có những hôn phối hỗn hợp (giữa người Công Giáo và người được rửa tội ngoài Công Giáo). Tình trạng này đòi các đôi vợ chồng cũng như các mục tử phải lưu tâm đặc biệt. Trong trường hợp hôn phối khác đạo (giữa người Công Giáo và người chưa được rửa tội) càng phải dè dặt hơn.
"1634. Hôn nhân hỗn hợp có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng không phải là không thể vượt qua, nếu họ cố gắng kết hợp những gì đã lãnh nhận nơi cộng đoàn của họ và cùng nhau học hỏi để sống trung thành với Ðức Kitô. Dầu vậy, không được coi thường những khó khăn trong hôn nhân hỗn hợp. Những khó khăn này xuất phát từ sự chia rẽ giữa các Kitô hữu đến nay vẫn chưa giải quyết được. Ðôi vợ chồng có thể cảm nghiệm thảm kịch các Kitô hữu chia rẽ ngay trong gia đình của mình. Hôn nhân khác đạo còn gặp nhiều khó khăn hơn. Những bất đồng quan điểm về đức Tin và hôn nhân, cũng như những não trạng tôn giáo khác nhau, có thể dẫn đến những căng thẳng trong gia đình, nhất là về việc giáo dục con cái. Một nguy hiểm khác là người ta có thể dửng dưng về tôn giáo” (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Giáo luật cũng giải quyết đề tài này trong một số điều:
"Điều 1086 §1. Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo và chưa công khai bỏ Giáo Hội, với một người không rửa tội.
"§2 Không được chuẩn ngăn trở này nếu chưa chu toàn những điều kiện nói đến trong các điều 1125 và 1126.
"Điều 1108 §1. Hôn phối chỉ hữu hiệu nếu được kết lập trước mặt Bản Quyền sở tại hoặc Cha Sở, hoặc một tư tế hay phó tế được các vị ấy ủy nhiệm chứng hôn, và trước mặt hai người làm chứng; tuy nhiên, phải theo các quy luật trong các điều nói dưới đây, và tôn trọng các biệt lệ nói ở các điều 144, 1112 §1, 1116 và 1127 các §2 và §3.
"§2. Người chứng hôn chỉ được hiểu là người hiện diện để đòi hỏi hai bên kết ước bày tỏ sự ưng thuận và, nhân danh Giáo Hội, đón nhận sự bày tỏ ấy”.
"Điều 1124. Nếu không có phép minh thị của nhà chức trách có thẩm quyền, hôn phối bị cấm chỉ giữa hai người đã rửa tội, mà một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo, hoặc đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo sau khi rửa tội và chưa công khai bỏ Giáo Hội Công Giáo, với một người thuộc về một Giáo Hội hay giáo đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.
"Điều 1125. Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy; tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:
“1. Bên Công Giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Ðức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
“2. Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người Công Giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên Công Giáo.
“3. Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
“Ðiều 1126: Hội Ðồng Giám Mục có nhiệm vụ quy định cả về cách thức làm tờ công bố và tuyên hứa mà luật đòi hỏi, lẫn về thể thức để những lời công bố và tuyên hứa ấy được bảo đảm ở tòa ngoài, và được thông báo cho bên không Công Giáo.
“Ðiều 1127: §1. Về thể thức phải áp dụng trong hôn phối hỗn hợp, cần giữ những điều đã quy định trong điều 1108. Tuy nhiên, nếu bên Công Giáo kết hôn với bên không Công Giáo thuộc lễ điển Đông phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật chỉ buộc với tính cách hợp pháp mà thôi; còn để được hữu hiệu, cần phải có sự chứng giám của một thừa tác viên thánh, sau khi đã tuân hành những điều khác luật định.
"§2. Nếu có những khó khăn trầm trọng cản trở việc tuân giữ thể thức giáo luật, thì Bản Quyền sở tại của bên Công Giáo có quyền chuẩn thể thức giáo luật cho từng trường hợp; tuy nhiên, ngài phải tham khảo Bản Quyền sở tại nơi cử hành hôn phối, và để hôn phối hữu hiệu, phải giữ một hình thức cử hành công khai nào đó. Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền ấn định các quy luật để việc miễn chuẩn nói trên được ban cấp theo một tiêu chuẩn đồng nhất.
"§3. Trước hay sau khi cử hành theo thể thức giáo luật nói ở số 1 trên, cấm không được có một cử hành tôn giáo khác, trong đó, người chứng hôn Công Giáo và thừa tác viên không Công Giáo cùng hiện diện và mỗi người tra hỏi về sự ưng thuận của đôi bạn theo nghi thức riêng của mình.
“Ðiều 1128: Các Bản Quyền sở tại và các Chủ Chăn phải lo liệu cho người phối ngẫu Công Giáo và con cái sinh ra do hôn phối hỗn hợp được giúp đỡ về tinh thần hầu chu toàn mọi nghĩa vụ, đồng thời giúp đôi bạn bảo trì sự hiệp nhất của đời sống vợ chồng và đời sống gia đình.
“Ðiều 1129: Những quy định trong các điều 1127 và 1128 cũng phải được áp dụng cho các hôn phối vướng ngăn trở dị giáo, nói đến ở điều 1086, §1” (Bản dịch Việt ngữ của các linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Đối với cử hành Thánh lễ hôn nhân, chúng ta có thể nói rằng trong trường hợp bình thường, sẽ không có cử hành Thánh lễ. Điều này cũng đúng cho người Công Giáo kết hôn với các Kitô hữu khác như đã nêu trong Kim chỉ nam về Đại kết (Ecumenicasl Directory):
"159. Do các vấn đề liên quan đến việc chia sẻ Thánh Thể, vốn có thể phát sinh từ sự hiện diện của các nhân chứng và các khách không Công Giáo, một hôn nhân hỗn hợp được tổ chức theo hình thức Công Giáo, thường diễn ra bên ngoài phụng vụ Thánh Thể. Tuy nhiên, vì lý do chính đáng, Đức Giám Mục giáo phận có thể cho phép cử hành Thánh lễ. Trong trường hợp này, quyết định về việc liệu đối tác không Công Giáo của hôn nhân có thể được rước lễ không, thì nên được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực chung, tồn tại trong vấn đề cho cả Kitô hữu Đông phương 152 và cho các Kitô hữu khác, có tính đến tình hình cụ thể của việc lãnh nhận bí tích hôn nhân Kitô giáo, của hai Kitô hữu đã được rửa tội.
"160. Mặc dù đôi tân hôn trong hôn nhân hỗn hợp chia sẻ các bí tích rửa tội và hôn phối, sự chia sẻ Thánh Thể chỉ có thể là ngoại lệ, và trong mỗi trường hợp, các qui định nêu trên liên quan đến việc cho một Kitô hữu không Công Giáo rước lễ, cũng như các người liên quan đến sự tham dự lễ của một người Công Giáo, trong việc rước lễ trong Giáo Hội khác, phải được tuân giữ".
Vì vậy, với tất cả những điều trên cần ghi nhớ, Đức Giám Mục sẽ xác định những gì sẽ được cho phép tùy theo trường hợp cụ thể, và Hội đồng Giám mục cần thiết lập các tiêu chuẩn chung cho một quốc gia hoặc khu vực.
Giám mục có quyền hạn để miễn chước với hình thức quy điển trong các trường hợp đặc biệt, mặc dù trong thực tế, điều này chỉ được thực hiện, nếu việc kết hôn sẽ được tổ chức trong một buổi lễ ngoài Kitô giáo. Mặt khác, cũng giống như ngài có thể cho phép các Kitô hữu không Công Giáo, vì lý do nghiêm trọng, Giám mục cũng có thể cho phép cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, thường là tốt hơn để tránh bất kỳ khó khăn nào, và nên cử hành nghi thức kết hôn ngoài Thánh Lễ.
Nếu các hôn nhân như vậy là phổ biến, Hội đồng Giám mục thường chuẩn bị một nghi thức hôn nhân, vốn là phù hợp cho dịp này. Nếu một nghi thức như vậy là chưa có, nghi thức thông thường của hôn nhân ngoài Thánh Lễ sẽ được sử dụng. Bởi vì đôi tân hôn biết rằng họ đang kết hôn theo nghi thức Kitô giáo, không cần phải sửa đổi các lời nguyện cách đặc biệt, mặc dù, như độc giả của chúng ta gợi ý, từ ngữ "bí tích" sẽ được bỏ qua.
Một số thích nghi có thể được thực hiện cho đối tác ngoài Kitô giáo. Thí dụ, có một thời điểm trong nghi thức, khi mỗi đối tác khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi. Đối tác ngoài Kitô giáo có thể thay thế kinh "Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" bằng "nhân danh Thiên Chúa", hoặc thậm chí bỏ qua lời cầu này hoàn toàn, vì nó sẽ không ảnh hưởng đến tính thành sự của hôn nhân tự nhiên.
Tại buổi kết hôn ngoài Thánh Lễ, bất cứ bài đọc phù hợp nào từ sự lựa chọn rộng rãi, được cung cấp bởi Nghi lễ Hôn phối, có thể được sử dụng cho buổi kết hôn.
Nếu mong muốn và có thể được, một Thánh Lễ tạ ơn cũng có thể được cử hành sau đó, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, như phải làm những gì với các vị khách không Công Giáo trong khi chờ đợi. Nếu Thánh Lễ được coi là có tầm quan trọng cho gia đình Công Giáo, nó vẫn cần sự cho phép của Giám mục cho Thánh lể cưới bình thường, trong khi thực hiện các bước cần thiết, để thông báo và hướng dẫn cho người không Công Giáo, về niềm tin và sự thực hành Công Giáo, và do đó tránh bất cứ điều gì không đúng cách.
Một Thánh lễ tạ ơn sau ngay đó không là Thánh Lễ nghi thức, và do đó sẽ có một bậc phụng vụ thấp hơn. Vì vậy, việc sử dụng các bài đọc khác và các công thức khác sẽ phụ thuộc vào các quy tắc thông thường đối với lịch phụng vụ, và liệu các thay đổi như vậy có được phép vào ngày đặc biệt đó không. (Zenit.org 19-7-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét