Henryk
Sienkiewicz, đàng sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới Ba Lan
Vũ Văn An7/21/2016
Vũ Văn An7/21/2016
Từ lúc Karol
Wojtyla lên ngôi giáo hoàng đến nay, thế giới không ngừng nhắc đến Ba Lan, dĩ
nhiên, với sự ngưỡng phục lớn lao. Nhưng thực ra, Ba Lan đã đáng được ngưỡng phục
từ rất lâu rồi.
Thực vậy, có thể nói, ít có người nào trên thế giới, hoặc ít nhất, không người nào quen thuộc với văn hóa Tây Phương, lại không nghe tới thuật ngữ thời danh “Quo Vadis?” (Lạy Chúa, Chúa đi đâu?).
Theo ngụy thư “Công Vụ Phêrô”, đó là câu Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu khi ngài trốn chạy cuộc bách hại của Neron. Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Thầy trở lại Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Hiểu lời Thầy quở dậy, người thuyền chài Galilê đã can đảm trở lại thủ đô Đế Quốc để chịu đóng đinh ngược, lòng đầy hân hoan vì đã chịu đau khổ vì Thầy.
Câu hỏi thời danh ấy đã được lấy đặt tên cho một thánh đường ở Rôma, Nhà Thờ Domine Quo Vadis. Theo từ điển mở Wikipedia và trang mạng của các công ty du lịch, danh xưng chính thức của Nhà Thờ thực ra là Nhà Thờ Thánh Maria In Dấu Chân (tiếng Ý: Chiesa di Santa Maria delle Piante, tiếng Latinh: Sanctae Mariae in Palmis), nhưng người bình dân gọi nó là Nhà Thờ Domine Quo Vadis (Lạy Chúa, Chúa Đi Đâu). Nó tọa lạc trên Đường Appian, phía đông nam Rôma, cách Cổng San Sebastino chừng 800 mét và đã có ở đây từ năm 1637. Mặt tiền nhà thờ được xây thêm vào thế kỷ 17. Người hành hương Kinh Thành Muôn Thuở không thể nào không tới thăm ngôi thánh đường nhỏ này, nơi còn lưu giữ hai dấu bàn chân nói là của Chúa Giêsu để lại trên một phiến đá hoa cương.
Đặc biệt ở đây còn có một chiếc cột trên đó có tượng bán thân của Henryk Sienkiewicz, tác giả người Ba Lan của tiểu thuyết lừng danh mang gần cùng tên với Nhà Thờ, Quo Vadis: A Narrative of the Time of Nero (1886). Tương truyền rằng Sienkiewicz đã được cảm hứng viết cuốn truyện thời danh của ông khi ngồi trong Ngôi Thánh Đường này.
Tương truyền ấy có đúng sự thật hay không, không quan trọng, điều quan trọng là Henryk Sienkiewicz rất xứng đáng được gắn liền với hai chữ “Quo Vadis” bởi vì ông là người làm chúng được biết đến nhiều hơn khắp trên thế giới, ít nhất từ lúc cuốn Quo Vadis: A Narrative of the Time of Nero ra đời năm 1886 và đặc biệt từ năm 1951 khi cuốn phim “Quo Vadis” của Mervyn LeRoy được trình chiếu.
Là một hư cấu lịch sử, Quo Vadis thuật cuộc tình giữa người thiếu nữ Kitô hữu Ligia và chàng qúy tộc Rôma Marcus Vicinius, diễn ra tại kinh thành Rôma vào thời Hoàng Đế Neron, khoảng năm 64.
Thực vậy, có thể nói, ít có người nào trên thế giới, hoặc ít nhất, không người nào quen thuộc với văn hóa Tây Phương, lại không nghe tới thuật ngữ thời danh “Quo Vadis?” (Lạy Chúa, Chúa đi đâu?).
Theo ngụy thư “Công Vụ Phêrô”, đó là câu Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu khi ngài trốn chạy cuộc bách hại của Neron. Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Thầy trở lại Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Hiểu lời Thầy quở dậy, người thuyền chài Galilê đã can đảm trở lại thủ đô Đế Quốc để chịu đóng đinh ngược, lòng đầy hân hoan vì đã chịu đau khổ vì Thầy.
Câu hỏi thời danh ấy đã được lấy đặt tên cho một thánh đường ở Rôma, Nhà Thờ Domine Quo Vadis. Theo từ điển mở Wikipedia và trang mạng của các công ty du lịch, danh xưng chính thức của Nhà Thờ thực ra là Nhà Thờ Thánh Maria In Dấu Chân (tiếng Ý: Chiesa di Santa Maria delle Piante, tiếng Latinh: Sanctae Mariae in Palmis), nhưng người bình dân gọi nó là Nhà Thờ Domine Quo Vadis (Lạy Chúa, Chúa Đi Đâu). Nó tọa lạc trên Đường Appian, phía đông nam Rôma, cách Cổng San Sebastino chừng 800 mét và đã có ở đây từ năm 1637. Mặt tiền nhà thờ được xây thêm vào thế kỷ 17. Người hành hương Kinh Thành Muôn Thuở không thể nào không tới thăm ngôi thánh đường nhỏ này, nơi còn lưu giữ hai dấu bàn chân nói là của Chúa Giêsu để lại trên một phiến đá hoa cương.
Đặc biệt ở đây còn có một chiếc cột trên đó có tượng bán thân của Henryk Sienkiewicz, tác giả người Ba Lan của tiểu thuyết lừng danh mang gần cùng tên với Nhà Thờ, Quo Vadis: A Narrative of the Time of Nero (1886). Tương truyền rằng Sienkiewicz đã được cảm hứng viết cuốn truyện thời danh của ông khi ngồi trong Ngôi Thánh Đường này.
Tương truyền ấy có đúng sự thật hay không, không quan trọng, điều quan trọng là Henryk Sienkiewicz rất xứng đáng được gắn liền với hai chữ “Quo Vadis” bởi vì ông là người làm chúng được biết đến nhiều hơn khắp trên thế giới, ít nhất từ lúc cuốn Quo Vadis: A Narrative of the Time of Nero ra đời năm 1886 và đặc biệt từ năm 1951 khi cuốn phim “Quo Vadis” của Mervyn LeRoy được trình chiếu.
Là một hư cấu lịch sử, Quo Vadis thuật cuộc tình giữa người thiếu nữ Kitô hữu Ligia và chàng qúy tộc Rôma Marcus Vicinius, diễn ra tại kinh thành Rôma vào thời Hoàng Đế Neron, khoảng năm 64.
Sienkiewicz nghiên cứu Đế Quốc Rôma một cách thấu đáo trước khi viết cuốn tiểu thuyết của ông với mục tiêu trình bầy thật đúng các biến cố lịch sử. Thành thử nhiều nhân vật lịch sử có thật đã xuất hiện trong sách như Gaius Petronius, nguyên tổng trấn Bithynia; Neron, Hoàng Đế Rôma; Tigellinus, chỉ huy Vệ Binh Praetoria; Poppaea Sabina, vợ Neron, người ghen và ghét Ligia; Acte, nô lệ Đế Quốc và cựu nhân tình của Neron; Aulus Plautius, đại tướng hưu trí, từng xâm chiếm Nước Anh, không biết vợ mình và con gái nuôi Ligia theo Kitô Giáo; Pomponia Graecina, Kitô hữu tân tòng; và dĩ nhiên Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Cùng với hai nhân vật lịch sử vừa kể, xét một cách toàn diện, cuốn tiểu thuyết chuyên chở một sứ điệp phò Kitô Giáo rõ ràng.
Ngoài các nhân vật lịch sử có thật trên đây, Sienkiewicz còn nhắc đến nhiều biến cố lịch sử có thật. Năm 57 CN, Pomponia quả có bị tố cáo là thực hành một thứ “mê tín ngoại lai” (ám chỉ Kitô Giáo). Các bản khắc tại Hang Toại Đạo Thánh Callistus cũng cho thấy gia đình Graecina quả là Kitô hữu. Câu truyện Vespasian ngủ gục khi Neron hát được ghi lại trong sách Tiểu Sử Mười Hai Caesars của Suetonius. Cái chết của Claudia Augusta, đứa con duy nhất của Neron, xẩy ra năm 63 CN…
Được ấn hành từng đợt trên ba tờ nhật báo của Ba Lan năm 1885, nó xuất hiện thành sách năm 1886 và từ đó được dịch sang 50 thứ tiếng (hình như chưa có bản tiếng Việt?). Tác phẩm này góp phần khiến Sienkiewicz được Giải Văn Chương Nobel năm 1905.
Một số phim đã dựa vào tiểu thuyết Quo Vadis, trong đó có hai phim câm của Ý Quo Vadis (1913) và Quo Vadis (1924), một xuất phẩm Hollywood Quo Vadis (1951), và một phỏng theo của Jerzy Kawalerowicz: Quo Vadis (2001).
Cuốn phim của LeRoy, với kỷ lục sử dụng y phục nhiều nhất: 32,000 tất cả, là một thành công về thương mãi. Theo con số của MGM, ngay đợt trình chiếu đầu tiên, phim đã thu được $11,143,000 ở Mỹ và Canada, và $9,894,000 ở các nơi khác, biến nó thành phim có thu nhập tổng cộng cao nhất năm 1951, mang lại cho MGM $5,440,000 tiền lời. Nó được đề nghị 8 giải Academy và nhiều giải phụ.
Người con của Ba Lan
Khi viết Quo Vadis, Sienkiewics đã là một tác giả nổi tiếng ở Ba Lan rồi. Những nhân vật lịch sử Ba Lan được ông thuật lại trên báo chí đã đi vào cả lời cầu nguyện của đồng bào bình dân của ông. Nên khi Quo Vadis ra đời, đến người ngoại quốc cũng phải lưu ý. Thực vậy, ngay năm 1886, 800,000 bản đã được bán hết tại Hoa Kỳ và 2 triệu bản được tiêu thụ ở Ba Lan và Đức.
Ông tin rằng văn chương là để “nâng cao linh hồn con người” và ông hết sức hữu hiệu trong công việc này. Khi nói đến cuộc đấu tranh của các nhân vật trong Quo Vadis, Sienkiewicz giải thích sự hứng khởi của ông như sau: “Tôi bị sử gia Tacitus lôi cuốn nhiều hơn cả. Dựa vào Cuốn Biên Niên Sử của ông, tôi thường được kích thích bởi ý tưởng muốn dùng hình thức văn chương trình bầy hai thế giới trong đó, một thế giới là guồng máy cai trị toàn năng của quyền lực thống trị và thế giới kia chỉ đại diện cho sức mạnh tinh thần. Ý tưởng tinh thần chiến thắng quyền lực trần thế lôi cuốn tôi trong tư cách một người Ba Lan”.
Ý tưởng ấy bàng bạc trong ba cuốn sách thời danh của ông trước đó. Thực vậy, liên tiếp trong các năm 1884-1888, ông lần lượt cho xuất bản các cuốn Bằng Lửa và Kiếm, nói đến trận đánh của người Ba Lan chống bọn Cossacks, Hồng Thủy nói tới cuộc Xâm Lăng Ba Lan của Thụy Điển mà đỉnh cao xẩy ra tại Częstochowa, và Lửa ở Thảo Nguyên (còn có tên là Ngài Michael) nói về các trận đánh chống đế quốc Ottoman Hồi Giáo. Ba cuốn này nổi tiếng suốt hơn 100 năm qua và hiện nay là sách đọc bắt buộc của tuổi trẻ Ba Lan. Ngay trong thời Cộng Sản, các bản in mới ra lò cũng đã được tiêu thụ hết nội trong ngày đầu mới phát hành.
Về công trình của Sienkiewicz, tiểu thuyết gia lịch sử Hoa Kỳ, James Michener, viết rằng “Ba cuốn này là sách thánh thiêng… Sienkiewicz viếtQuo Vadis cho toàn thế giới và thế giới ôm nó vào lòng. Ông viết ba cuốn sách này cho nhân dân Ba Lan và họ hòa nhập chúng vào linh hồn họ”.
Ông sinh năm 1846 tại Wola Okrzejska, vùng bị Nga chiếm đóng. Phía cha ông tích cực trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ba Lan, phía mẹ ông nhấn mạnh tới khoa sử học. Cả hai sợi chỉ này đều tối cần trong công trình văn chương của ông. Các công trình này nhằm nói với người Ba Lan về ý nghĩa việc làm người Ba Lan của họ. Ông nói: “Người Ba Lan nào không mang trong linh hồn mình lý tưởng độc lập đều là kẻ phản bội cách nào đó”. Một số người Ba Lan tiến xa đến độ ghim cả các trang sách của ông lên áo để nhắc nhở họ nhớ tới cuộc đấu tranh giành độc lập.
Năm 1905, ông được giải thưởng văn chương Nobel, không hẳn vì một tác phẩm cá biệt nào, mà vì thành tựu văn chương nói chung của ông. Khi lãnh giải, ông tuyên bố rằng giải thưởng này là một vinh dự đặc biệt vì ông là người con của Ba Lan: “Bà [Ba Lan] bị người ta tuyên bố đã chết, thế nhưng đây là bằng chứng Bà còn tiếp tục sống… Bà bị người ta tuyên bố là bại trận, và đây là bằng chứng Bà đang chiến thắng”.
Sienkiewicz chết ngày 15 tháng 11 năm 1916, ở Vevey, Thụy Sĩ, vì bệnh tim. Khi Ba Lan được độc lập sau đó 2 năm, xác ông được đưa về Warsaw và được chôn cất tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan. Khắp Ba Lan, nhiều đường phố, công trường, công viên và trường học đặt tên theo ông. Và, như trên đã nói, ở Rôma có tượng đồng bán thân của ông ở Nhà Thờ Domine Quo Vadis.
Hy vọng rằng nhân dân Ba Lan, và nhất là tuổi trẻ Ba Lan, đối với câu hỏi "Quo Vadis", sẽ đồng thanh trả lời như ông rằng đi về hướng chiến thắng của tinh thần, đi về hướng văn minh sự sống, văn minh tình thương, như một người Ba Lan khác, nổi danh không kém, cũng luôn tự hào về dòng máu Ba Lan của mình là Thánh Giáo Hoàng Goan Phaolô II, Cha Đẻ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét