Trang

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Suy niệm kitô được hồi sinh trong thời đại bị tục hóa ở Luân đôn

Suy nim kitô được hi sinh trong thi đi b tc hóa Luân đôn

Với mục đích để lấy lại sức, kín múc ân sủng của Thiên Chúa; Jo Buchanan, cảnh sát viên, và chồng, anh Lisa Atkins, hiệu trưởng một trường trung học tham gia một khóa tĩnh tâm. Trong 3 ngày họ được hướng dẫn suy niệm Kinh Thánh từ một vị linh hướng. Sau đó cùng nhau cầu nguyện.
Jo Buchanan chia sẻ: “Trong những ngày này tôi lấy lại được năng lực tinh thần bởi vì tôi cảm thấy mình thuộc về một cộng đoàn lớn, trong đó tôi có thể chia sẻ với người khác về cùng một vấn đề; những khó khăn trong việc thực hành đời sống Kitô hữu trong một xã hội bị tục hóa”. Cô cho biết: “Con số cảnh sát là Kitô hữu rất ít. Họ lấy làm lạ khi tôi xin phép đi đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật và nói với họ về Thiên Chúa và Kinh Thánh. Tôi biết đây là một cơ hội để làm chứng cho Chúa Giêsu, nhưng không dễ . Một phần công việc của tôi là hỗ trợ tâm lý cho các gia đình mà có người bị giết. Thời gian dành cho những người thân yêu của tôi rất ít. Tôi làm việc mười hai ngày trong một tháng, mười ba giờ một ngày. Công việc quá tải này làm cho tôi rất dễ bị áp lực và mất quy hướng về Thiên Chúa". Cô tiếp tục: "Trong lúc tĩnh tâm, cùng với Chúa Giêsu, tôi tìm được nguyên nhân của mọi vấn đề. Tôi tìm được sức mạnh để thực hiện nó cho những ngày tháng tiếp theo. Thật là dễ chịu khi để cho mình được nắm bắt, được chìm vào trong suy niệm. Tin tưởng vào Chúa Giêsu mọi thứ đều có thể. Trong đợt tĩnh tâm này, tôi cũng tìm gặp được một vị linh hướng mà tôi gặp thường xuyên và đã giúp tôi giải quyết các vấn đề của tôi".
Hiệu trưởng Lisa Atkins cũng tham dự các khóa tĩnh tâm theo hình thức này, thường là ba lần trong một năm. Đối với anh trong ba ngày này chính là  cách thức để chống lại tình trạng căng thẳng mà anh đang phải chịu đựng.
Chính Giáo phận Nottingham cho các hiệu trưởng của 86 trường tiểu học và trung học cơ hội tham gia vào khóa tĩnh tâm để được hướng dẫn và cầu nguyện trong vài giờ. Năm nay, lần đầu tiên, Lisa Atkins quyết định cho các giáo viên và các trợ lý của mình cơ hội để "nuôi dưỡng đời sống tinh thần" và trở lại nguồn gốc ơn gọi của họ. Anh cho biết giữa những buổi cầu nguyện các giáo viên sẽ thảo luận với nhau về những khó khăn, những trở ngại của nghề nghiệp. Lisa Athins nói: "Những người chăm sóc, hướng dẫn người khác, ví dụ như những giáo viên, phải đảm bảo rằng đời sống tâm lý và tinh thần của họ được nuôi dưỡng trước tiên”.
Tại trường tiểu học do Lisa Atkins làm hiệu trưởng, hơn 200 học sinh cầu nguyện, suy niệm ít nhất ba lần một ngày. Một mảnh vải màu có nhiều nút đã được may lại với nhau, mỗi nút tượng trưng cho mỗi em. Mảnh vải được đặt ở giữa trên một cái bàn nhỏ, bên cạnh một ngọn nến được thắp sáng và bức ảnh Mẹ Maria. Các em ngồi ngay ngắn trên sàn nhà, ngay cả các em chỉ mới 4 tuổi, cùng nhau lặp lại những lời này: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”. Matthêu, một giáo viên nói: “Trong lúc  cầu nguyện cùng với các em, nếu tôi có những điều lo lắng cho các em tôi cảm thấy có thể phó thác tất cả cho Chúa và cảm nhận được được an bình và bớt căng thẳng hơn”. Harvey, một học sinh cho biết: "Khi em cảm thấy bồn chồn, lo lắng vào đêm trước khi thi, việc suy niệm Lời Chúa đã giúp em bớt căng thẳng”. 
Tại Vương quốc Anh, suy niệm Kitô được thực hiện bởi hàng ngàn người và được hàng trăm trường học sử dụng.
Kim Nataraja, cựu giáo sư đại học nói: "Hiệu quả của suy niệm kitô đối với sức khoẻ còn tốt hơn những phương pháp suy niệm khác. Nhiều người bắt đầu suy niệm, cầu nguyện vì họ bị căng thẳng rồi sau đó đến với Chúa. Đó là một hành trình nội tâm có thể giúp chúng ta cảm nhận mạnh mẽ sự hiện diện của một Đấng Hiện Hữu cao hơn chúng ta».
Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Khi chúng ta tập trung vào cụm từ “Xin hãy đến! lạy Chúa Giêsu”, thì có Chúa Giêsu ở giữa, và đó là điều quan trọng. Nó giúp chúng ta thư giãn để có thể suy niệm và tiếp xúc với Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ bị cuốn theo mục đích của thế tục đó là thực hành nó chỉ để loại bỏ sự lo lắng và trầm cảm chứ không phải để đạt đến Thiên Chúa”.
Jacob Phillips, thần học gia Công giáo, giáo sư trường đại học Saint Mary ở Luân Đôn, chuyên về bộ môn thần học Kitô giáo và giáo huấn của Giáo hội giải thích: "Chúng ta sống quay cuồng, luôn chạy đua với công việc và bận rộn; điều này có thể đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ. Bởi vì chúng ta không có thời gian để lo cho bản thân và các mối quan hệ mà có thể làm cho chúng ta hạnh phúc". Cha tiếp tục: “Đời sống tinh thần rất hữu ích bởi vì nó giúp chúng ta quay trở lại và nhận lấy trách nhiệm về tình trạng trước khi sự căng thẳng tràn ngập trong chúng ta. Kitô giáo dạy chúng ta rằng chúng ta được yêu thương bởi chính chúng ta, trong lúc đó xã hội trong đó chúng ta sống nói với chúng ta rằng chúng ta phải chiếm hữu tình yêu này; một thông điệp không tương ứng với  cách con người vận hành”. Nhà thần học giải thích: "Ở Anh, một quốc gia rất tục hóa, có nguy cơ vấn đề tâm linh được đưa vào phục vụ cho chương trình chăm sóc sức khoẻ, nghĩa là nó được coi là một bộ môn như các bộ môn khác về chăm sóc sức khỏe như thể thao, chế độ ăn uống…Chính vì thế ở các trường đại học, các giáo sĩ thường được mời chia sẻ cùng các văn phòng tư vấn cung cấp cho sinh viên sự hỗ trợ tâm lý và dạy các phương pháp thư giãn. Cha kết luận: "Kitô giáo liên quan đến việc từ bỏ chính mình để đặt Đức Kitô vào trung tâm cuộc sống. Tự chăm sóc chính mình là rất quan trọng và thần học Công giáo rất quan trọng để giúp chúng ta cầu nguyện và đến với Thiên Chúa, nhưng chính Người phải là trung tâm của cuộc sống chúng ta " (Avverire 03-02-2018)
Ngọc Yến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét