Đức hồng y Charles Bo:
Giáo hội Myanmar bị bách hại nhưng vẫn phát triển
Mumbai, Ấn độ - “Giáo hội Công giáo tại Myanmar sống kinh
nghiệm của ông Job – không tiền bac, không quyền lực và không tài sản…. Giáo hội
tại Myanmar bị bách hại nhưng vẫn phát triển.” Đó là những lời chia sẻ của ĐHY
Charles Bo, trong đại hội các Giám mục toàn Ân độ đang diễn ra tại Bangalore.
ĐHY Bo được các Giám mục Ân độ mời chia sẻ về Giáo hội tại
Myanmar. Myanmar, cũng được gọi là Burma, do chính quyền Anh điều hành, từ năm
1885-1937, như một phần của đế quốc Ân độ và được hoàn toàn độc lập vào năm
1948. Với 700 ngàn tín hữu, Giáo hội Công giáo chiếm chỉ 2% dân số. Tuy là con
số ít nhỏ, nhưng Giáo hội Myanmar rất đa dạng và nổi tiếng nhất trong số các
nhóm thiểu số. Chính điều này đã gây nên sự phân biệt đối xử và nghi kỵ từ đại
đa số người Myanmar, là những người gắn bó với niềm tin Phật giáo.
ĐHY Bo chia sẻ với các Giám mục Ấn độ: “Cho đến gần đây,
Giáo hội Miến điện là một giáo hội bị bách hại. Vào ngày 01/04//1965, các trường
học của Giáo hội bị quốc hữu hóa, các tài sản của Giáo hội bị tịch thu, các thừa
sai bị trục xuất. Chỉ trong một đêm, Giáo hội bị tước hết quyền lực. Những kẻ xấu
đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sống sót.”
ĐHY Bo cho biết thêm rằng chính quyền đầu tiên được bầu chọn
và cả chính quyền quân sự sau đó đã cổ võ một chính sách độc tài về “một chủng
tộc, một tôn giáo và một ngôn ngữ”. Trong khi tôn giáo chiếm đa số được hưởng sự
bảo vệ của quốc gia thì các tôn giáo thiểu số bị đối xử phân biệt trong giáo dục
và các công việc của chính quyền. Các Kitô hữu thường cảm thấy mình là công dân
hạng hai tại quê hương của họ.
Các thành phần của Giáo hội chịu đau khổ nhưng họ đã đoàn kết
cùng nhau; trước hết họ học cách sống sót rồi kháng cự. Họ không chỉ sống sót
nhưng phát triển. Theo ĐHY, các liên kết với Giáo hội Công giáo các nơi và việc
trao quyền cho người giáo dân là điều có ý nghĩa trong tiến trình này. Hiện nay
Giáo hội Công giáo là gương mẫu cho toàn quốc gia.
ĐHY Bo cũng nói đến việc Giáo hội vượt qua sự khác biệt để
hình thành căn tính Công giáo. Giáo hội Myanmar có 16 giáo phận: 4 thuộc sắc tộc
Karen, 3 thuộc Kachins, 4 thuộc Chins, 3 thuộ Kayahs và 2 các chủng tộc hỗn
hợp. Sự thành công và phấn đấu của Giáo hội, khi vượt qua căn tính sắc tộc để
tiến tới những vấn đề chung, đã đưa họ lại với nhau và giúp đỡ họ. Ngài nói:
“Việc thiếu các cơ hội cho người Công giáo thúc đẩy chúng tôi thành lập các ủy
ban giáo duc và giúp người nghèo thành một dân số được giáo dục và có quyền.”
Tuy nhiên Giáo hội Myanmar vẫn đối diện những vấn đề, trong
đó có bầu khí lo sợ do các nhóm cực đoan gây nên. ĐHY cho biết ngay cả một số
tu sĩ Phật giáo cũng có những lời nói hận thù và bạo lực. Có những thành phần cực
đoan xen lẫn trong các cộng đồng và họ buộc chính quyền ban hành các luât chống
các nhóm thiểu số. Giáo hội Myanmar đã đáp lại bạo lực thù oán bằng cách phát
triển các mối quan hệ tốt đẹp với các lãnh đạo tôn giáo ôn hòa, với các nhà ngoại
giao và với cộng đồng quốc tế. ĐHY nói: “Bằng việc tương tác với các thành phần
ôn hòa trong tôn giáo chiếm đại đa số tại quốc gia này chúng tôi làm cho thiểu
số bạo lực này nằm ở ngoài lề.”
Tuy vậy, theo ĐHY, khủng bố lớn nhất chính là đói nghèo và
ngài gọi nó là sự dữ mà Giáo hội cần chiến đấu chống lại. Ngài kết án nền kinh
tế tự do mới tạo ra sự bất bình đẳng và lưu ý rằng từ 30 năm nay, “một nền kinh
tế bằng hữu” đã cướp bóc các nguồn tài nguyên phong phú ở Myanmar. Hậu quả
nghèo đói này đã đưa đến việc buôn người với số đông người trẻ Myanmar bị rơi
vào các hình thức nô lệ hiện đại khắp Đông nam á.
ĐHY Bo kêu gọi một cuộc chiến trên toàn thế giới chống lại nạn
nghèo đói và bất bình đẳng. Ngài nói: “Các đất nước chúng ta vô cùng nghèo. Như
các Linh mục chúng ta nói những điều vĩ đại hàng ngày: ‘Hãy nhận lấy mà ăn.’
Chúng ta ý thức cách đau đớn rằng gần một triệu người đi ngủ với bao tử trống rỗng.”
(Crux 03/02/2018)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét