02/04/2018
Thứ hai tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH
Bài Ðọc I: Cv 2, 14.
22-32
"Thiên Chúa đã
cho Ðức Kitô phục sinh, và tất cả chúng tôi làm chứng về Người".
Trích sách Tông đồ
Công vụ.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần,
Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Hỡi các người
Do-thái và tất cả những ai ở Giêrusalem, xin hãy biết điều này và lắng nghe lời
tôi! Hỡi những người Israel, xin hãy nghe những lời này:
"Ðức Giêsu
Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại,
những điều kỳ diệu và những phép lạ, mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện
giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước,
Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Nhưng
Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục
sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó. Vì chưng, Ðavít đã nói
về Người rằng:
'Tôi hằng chiêm ngưỡng
Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Vì thế, lòng
tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy
trông; vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Ðấng Thánh của
Chúa thấy sự hư nát. Chúa đã cho tôi biết con đường sự sống và cho tôi tràn đầy
hân hoan tận hưởng nhan thánh Chúa'.
"Hỡi anh em, xin
cho phép tôi được bạo dạn nói với anh em về tổ phụ Ðavít rằng: ngài đã băng hà,
đã được an táng và lăng tẩm của ngài còn nằm giữa chúng ta cho đến ngày nay.
Nhưng vì ngài là tiên tri, và biết Thiên Chúa đã thề hứa với ngài sẽ cho một
người trong dòng dõi ngài ngồi trên ngai vàng của ngài, nên thấy trước, ngài đã
nói về việc Chúa Kitô phục sinh, vì Người không phải bị bỏ rơi trong cõi chết,
và xác Người không bị huỷ diệt. Ðức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng
tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và
5. 7-8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa
Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn
con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa; con thưa cùng Chúa: "Ngài là
chúa tể con. Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận
mạng của con". - Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa
vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm
khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ
không nao núng. - Ðáp.
3) Bởi thế lòng con
vui mừng và linh hồn con hoan hỉ: ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an
toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân
của Ngài thấy sự hư nát. - Ðáp.
4) Chúa sẽ chỉ cho con
biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc
bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời! - Ðáp.
Alleluia: Tv 117, 24
Alleluia, alleluia! -
Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mt 28, 8-15
"Hãy đi nói với
anh em đến Galilêa mà gặp Ta ở đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra
khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và
này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền
lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ.
Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp
Ta".
Ðang khi các bà lên đường,
thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những
gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ
cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: "Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi
chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng
trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà
đâu". Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời
đó được phao truyền nơi người Do-thái cho đến ngày nay.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Hãy Về Báo
Tin Cho Các Anh Em Ta
Cách đây hai thế kỷ,
giả sử như có một lon bia hay có một lon thực phẩm tươi, chắc chắn người ta vẫn
không dám yên tâm thưởng thức những món ăn uống tiện dụng này. Ngày nay, chúng
ta yên tâm thưởng thức là nhờ công trình nghiên cứu của ông Louis Paster, nhà
ký sinh trùng học người Pháp sống vào thế kỷ XIX. Ông đã nghiên cứu các vi sinh
để rồi dùng chúng hoặc tiêu diệt chúng. Dùng vi sinh trong việc tiêm các thuốc
chủng ngừa, chữa bệnh chó dại, hoặc tiêu diệt chúng trong các quá trình lên men
trong đồ ăn, thức uống. Ðây là những đóng góp lớn lao cho toàn thể gia đình
nhân loại.
Tuy nhiên, ông còn
có các đóng góp khác ít được ai nhắc đến, đó là những đóng góp cho niềm tin.
Trong lúc các bạn đồng nghiệp nhìn vào kính hiển vi chỉ thấy có một số tế bào
liên kết với nhau, chẳng có gì hơn nữa, thì trái lại, khi nhìn vào chiếc kính
hiển vi, Louis Paster lại reo lên: "Thật kỳ diệu! Còn một điều gì ẩn nấp ở
đàng sau nữa: đó là Thượng Ðế".
Anh chị em thân mến!
Qua những khám phá nhà
bác học thời danh Louis Paster đóng góp cho nhân loại, chúng ta có thể rút ra
được nhiều điều, đặc biệt là cách nhìn các diễn biến và thái độ phải có trước
các diễn biến ấy. Cùng một sự kiện, nhưng mỗi nhà bác học lại có một cái nhìn
khác nhau. Cùng một tìm tòi khám phá, những mỗi người lại đạt được kết quả
riêng biệt.
Bài Tin Mừng hôm nay
cũng đề cập đến hai thái độ khác nhau trước biến cố Chúa Kitô Phục Sinh. Một
bên là các phụ nữ và một bên là nhóm lính canh. Ðối diện với họ đều là ngôi một
trống. Với nhóm phụ nữ, ngôi một trống là dấu chỉ Tin Mừng Phục Sinh và là khởi
điểm cho niềm hy vọng. Tuy lo âu, nhưng họ vội vã đi báo tin vui cho các môn đệ.
Nhóm lính canh, họ cũng được nhìn thấy ngôi mộ trống và điều đó không lạ gì đối
với họ. Vì thế, ngôi mộ trống không là khởi điểm và tin tưởng của niềm tin, mà
còn khiến cho họ càng rời xa niềm tin, càng muốn khỏa lấp niềm tin. Lời đồn đãi
ấy vẫn còn vang dội đối với người Do Thái cho đến ngày nay.
Với sự kiện Chúa sống
lại, lời nói của nhóm lính canh là những chứng từ có thể đáng tin cậy, vì họ là
những người canh giữ mồ đêm hôm ấy. Nếu không vì sợ hãi quyền lực của hội đường
Do Thái hoặc không vì chút lợi lộc, tiền của thì chắc chắn họ sẽ là sứ giả loan
Tin Mừng Phục Sinh.
Trước Tin Mừng Phục
Sinh ai cũng vội vã: các bà thì loan tin cho các môn đệ, còn nhóm lính canh thì
vội vã báo tin cho hội đường Do Thái. Ai cũng vội vã, nhưng tùy thái độ mỗi bên
mà Tin Mừng Phục Sinh được công bố hay bị dập tắt. Người Kitô hữu cũng là những
người được đối diện với Tin Mừng Phục Sinh. Họ được trao cho nhiệm vụ loan báo
lại cho người khác biết tin vui này. Chắc chắn lời nói của họ là những chứng từ
giá trị, vì họ đã được đón nhận sức sống Phục Sinh của Ðức Kitô.
Tuy nhiên, như nhóm
lính canh, có thể vì sợ hãi trước những áp lực trần thế, hoặc vì sức quyến rũ của
chức tước, lợi lộc... họ đành tâm phản bội Tin Mừng. Vì thế cho đến hôm nay, họ
còn hiểu biết lệch lạc về Chúa Kitô, về Giáo Hội.
Nguyện xin Chúa Kitô
Phục Sinh, Ðấng đã chiến thắng quyền lực của tội lỗi, ban cho mỗi người chúng
ta lòng tin yêu và can đảm. Tin yêu để chúng ta nhận biết được sự hiện diện của
Ngài qua các biến cố cuộc sống, dù cho có vẻ trống vắng, u buồn như ngôi mồ trống
của Ðức Kitô. Và khi nhận ra được Ngài, chúng ta sẽ can đảm loan truyền Ðức
Kitô cho tất cả mọi người, bất chấp mọi gian lao thử thách.
Lạy Chúa, xin cho
chúng con được bắt chước các tông đồ cũng như các phụ nữ nhiệt thành tìm kiếm
Chúa trong yêu mến và hăm hở ra đi rao truyền tin vui Phục Sinh của Chúa Kitô.
Amen.
(Trích trong ‘Suy Niệm
Phúc Âm Hằng Ngày’ – Radio Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần BNPS
Bài đọc: Acts
2:14, 22-32; Mt 28:8-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy rao giảng Tin Mừng “Chúa đã sống lại” khắp thế gian.
Để tin một điều là sự
thật, chúng ta có nhiều cách: hoặc chính chúng ta chứng kiến, hoặc qua các chứng
nhân, hoặc qua hậu quả mà nó để lại. Không ai nhìn thấy Chúa sống lại từ mộ đi
ra, nhưng các chứng nhân nhìn thấy Chúa sau khi Ngài sống lại. Chúng ta nhờ những
chứng nhân này, hậu quả của sự kiện Chúa sống lại trên con người họ, và những lời
Kinh Thánh để tin “Chúa đã sống lại thật.”
Các Bài Đọc hôm nay
xoay quanh biến cố Chúa Giêsu sống lại. Trong Bài Đọc I, thánh Phêrô và các
Tông đồ làm chứng Chúa sống lại qua những dữ kiện thực tế và lời tiên tri của
Vua David trong Thánh Vịnh 16. Trong Phúc Âm, sứ thần của Chúa làm chứng Chúa
Giêsu sống lại, và chính Chúa Giêsu xuất hiện với các phụ nữ và truyền họ mang
tin Ngài sống lại cho các Tông đồ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa đã phác họa Kế hoạch Cứu Độ qua cái chết và sự sống
lại của Đức Kitô.
1.1/ Đức Kitô là Đấng
Thiên Sai: Vấn đề cốt yếu mà Phêrô phải minh
chứng cho người Do-thái là Đấng Thiên Sai phải ngang qua con đường đau khổ, cái
chết, và sống lại vinh quang; vì người Do-thái mong muốn một Đấng Thiên Sai uy
quyền, họ không thể chấp nhận một Đấng Thiên Sai chịu đau khổ. Phêrô chứng minh
điều này đầu tiên bằng những sự kiện thực tế đã xảy ra, sau đó ông chứng minh bằng
lời Kinh Thánh.
Về những sự kiện thực
tế, ông nhắc lại những gì Đức Kitô đã làm giữa họ: “Đức Giêsu Nazareth, là người
đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của Người,
Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em.
Chính anh em biết điều đó.”
Thiên Chúa đã tiền định
cái chết và sống lại của Đức Kitô: “Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết
trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người
vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát
Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế
được Người mãi.”
1.2/ Vua David đã nói
tiên tri về sự chết và sự sống lại của Đức Kitô: Việc Chúa Giêsu sống lại làm trọn lời tiên báo của Vua David.
(1) Thánh Vịnh
16:8-11: Tác giả TĐCV trích dẫn lời TV 16 như sau: “Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa
trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng
rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì
Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của
Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được
vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.”
Câu quan trọng là câu
10 của TV 16, các học giả tranh luận: Lời này áp dụng cho Vua David hay Đức
Kitô? Giải thóat cho khỏi cái chết bất tử và phục hồi sự liên hệ thần linh hay
giải thóat cho khỏi sự hư nát sau khi chết? Vì chữ “hư nát, shahat”
có thể dịch là sự hủy họai như bản LXX hay dịch đơn giản
là vực thẳm.
(2) Phêrô cắt nghĩa lời
Thánh Vịnh: Vua David là nhân vật có thật: “Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn
nói với anh em về tổ phụ David rằng: người đã chết và được mai táng, và mộ của
người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay.” Đức Kitô là giòng dõi Vua David: “Nhưng
vì là ngôn sứ và biết rằng Thiên Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người
trong dòng dõi trên ngai vàng của người.” Đức Kitô hòan thành lời tiên tri của
Vua David khi Ngài sống lại từ cõi chết sống lại: “Người đã không bị bỏ mặc
trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát.”
“Chính Đức Giêsu đó,
Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng.”
2/ Phúc Âm: Chúa đã thực sự sống lại.
2.1/ Chúa Giêsu truyền
các bà loan Tin Mừng cho các Tông-đồ.
(1) Sứ thần loan báo
Tin Mừng Phục Sinh: Những bà đồng hành với Chúa trong Cuộc Thương Khó của Ngài
ra mộ từ sáng sớm để niệm xác Chúa. Vừa tới nơi, họ thấy một sự thể ngòai sức
tưởng tượng: Tảng đá mà các thượng tế đã niêm phong đã được mở ra dưới con mắt
ngạc nhiên và run rẩy của các lính canh gác, một sứ thần của Thiên Chúa trắng
như tuyết đang ngồi trên tảng đá và nói với các bà: “Đừng sợ! Tôi biết các bà
đang tìm gì, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh. Ngài không còn ở đây; vì Ngài đã sống
lại như lời Ngài đã nói. Hãy đến và nhìn nơi Ngài đã nằm. Hãy đi ngay và nói
cho các môn đệ biết: Ngài đã sống lại từ cõi chết. Và Ngài đi trước các ông tới
Galilee; tại đó họ sẽ gặp Ngài” (Mt 28:1-7). Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ
hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay.
(2) Chúa Giêsu hiện ra
với các bà: Trên đường đi, bỗng Chúa Giêsu đón gặp các bà và nói: "Chào chị
em!" Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức
Giêsu nói với các bà: "Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến
Galilee. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
Thương yêu Chúa không
phải giữ Chúa ở với mình, nhưng phải loan Tin Mừng của Chúa để mọi người cùng
tin vào Chúa. Chúng ta sẽ thấy điều quan trọng này được nhắc đi nhắc lại trong
những ngày tới. Mọi người cần được nghe Tin Mừng Phục Sinh: cuộc sống không chỉ
chấm dứt với cái chết ở đời này, nhưng mở rộng đến cuộc sống muôn đời mai sau với
Thiên Chúa.
2.2/ Kế hoạch bưng bít sự
thật:
(1) Trước khi Chúa sống
lại: Người Do-thái đến gặp quan Philatô và yêu cầu ông sai lính canh giữ mộ
Chúa Giêsu cẩn thận, vì khi còn sống Chúa đã tuyên bố Ngài sẽ sống lại sau ba
ngày. Họ sợ các môn đệ của Chúa sẽ đến đánh cắp xác rồi phao tin là Chúa đã sống
lại; lúc đó họ sợ sự sai trá sẽ nguy hại hơn trước. Philatô nói với họ: “Các
ông có lính của Đền Thờ, hãy sai họ đi và canh chừng cẩn mật như các ông có thể
làm.” Họ đi và niêm phong tảng đá vào cửa, và đặt lính canh giữ mộ (x/c Mt
27:62-66).
(2) Sau khi Chúa sống
lại: Trong khi các bà đi báo cho các môn đệ biết tin mừng Chúa sống lại; có mấy
người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy
ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số
tiền lớn, và bảo quân lính: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc
chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai
quan Tổng Trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự."
Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người
Do-thái cho đến ngày nay.
Khi con người đã làm
điều sai trái, họ sẽ tiếp tục làm điều sai trái, sự sai trái này sẽ kéo theo sự
sai trái khác. Người Do-thái tìm lý do gian trá “Chúa phạm thượng” để bắt Chúa,
rồi lại tìm một cớ gian khác “Ông này xưng mình là Vua” để xin Philatô buộc
Chúa chống lại Caesar, giờ lại dùng tiền để bịt miệng lính canh giữ mồ Chúa.
Không phải họ không biết sự thật, nhưng họ cố tình ở trong sự gian trá, vì ghen
ghét và vì những lợi lộc họ đang được hưởng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- “Chúa đã thực sự sống
lại.” Chúng ta phải tin điều này và loan báo cho mọi người biết Tin Mừng Phục
Sinh; đồng thời phải sống và làm chứng cho mọi người biết: có cuộc sống đời
sau.
- Như mưu mô của các
thượng tế trong trình thuật hôm nay, ma quỉ và thế gian vẫn đang tìm các để
bưng bít sự thật này bằng tiền của và hưởng thụ vật chất.
Tìm hiểu Ga 20,1-2:
“Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì?
Bản văn Ga 20,1-2 (dịch
sát theo bản Hy Lạp)
1 Vào ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ lúc sáng sớm, khi trời còn tối, bà thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ. 2 Bà liền chạy đến với Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác – người Đức Giê-su thương mến –, bà nói với các ông: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Nội dung
Dẫn nhập 1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”? 2) Tại sao không cho biết lý do ra mộ để làm gì? 3) Tại sao Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ một mình? 4) Tại sao thấy một đàng kể lại một nẻo? Kết luận
Dẫn nhập
Tam nhật vượt qua tưởng niệm biến cố Thương khó – Phục Sinh của Đức Giê-su. Sau khi được mai táng, Người rời khỏi sân khấu lịch sử, không ai thấy Người nữa. Ít lâu sau, các môn đệ xuất hiện loan báo Người đã Phục Sinh, Người là Chúa và ai tin vào Người thì được cứu. Đó là tin vui lớn lao cho nhân loại. Nhưng giữa hai biến cố lịch sử: “Đức Giê-su đã chết” và “các môn đệ khẳng định Người đã Phục Sinh”, điều gì đã xảy ra?
Các Tin Mừng thuật lại biến cố Phục Sinh xoay quanh ngôi mộ và những cuộc hiện ra của Người. Trình thuật Tin Mừng Gio-an kể lại những gì xảy ra vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần với những chi tiết lạ lùng. Xin chia sẻ đôi nét về nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trong trình thuật Ga 20,1-2.
“Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không dễ trả lời, vì bản văn Ga 20,1-2 ngắn ngọn để lại đằng sau nhiều thắc mắc. Bản văn không cho biết Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ “để viếng xác” hay “để ướp xác” Đức Giê-su. Vậy, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì? Tại sao lại đi một mình? Tại sau không vào mộ? Và còn nhiều “tại sao” khác nữa. Đọc song song bốn Tin Mừng sẽ thấy cách trình bày độc đáo, ngắn ngọn và lạ thường của Tin Mừng Gio-an.
Mc 16,1-4 1 Ngày sa-bát vừa hết, Ma-ri-a Mác-đa-la, Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và Sa-lô-mê mua dầu thơm (arôma) để đến ướp xác (aleiphô) Người [Đức Giê-su]. 2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, các bà ra mộ lúc mặt trời mọc. 3 Các bà nói với nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?” 4 Và ngước mắt lên, các bà thấy tảng đá đã lăn ra, vì tảng đá ấy rất lớn.
Mt 28,1-2 1 Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng (theôrêsai) mộ (ton taphon). 2 Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên sứ của Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên…
Lc 24,1-2 1 Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn. 2 Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ.
Ga 20,1-2 1 Vào ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ lúc sáng sớm, khi trời còn tối, bà thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ. 2 Bà liền chạy đến với Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác – người Đức Giê-su thương mến –, bà nói với các ông: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Theo Tin Mừng Mác-cô, có ba bà đi ra mộ và có mục đích rõ ràng, họ đã “mua dầu thơm (arôma) để đến ướp xác (aleiphô) Đức Giê-su” (Mc 16,1). Theo Tin Mừng Mát-thêu, có hai bà ra mộ ra mộ và cũng có mục đích rõ ràng: “để viếng (theôrêsai) mộ (ton taphon)” (Mt 28,1). Động từ “theoreô” ở lối vô định, dịch sát: “để quan sát”, “để xem” mộ Đức Giê-su. Theo Tin Mừng Lu-ca, bản văn cho biết là “các bà” nhưng không cho biết tên của họ. Lc 23,55 nói đây là “những người phụ nữ đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê”. Các bà ra mộ “mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn” (Lc 24,1), hiểu ngầm là để ướp xác Đức Giê-su. Nhưng Tin Mừng Lu-ca không nói ra điều này để đề cao việc “mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn”. Dầu thơm này đã được các bà chuẩn bị ngay sau khi táng xác Đức Giê-su. Lc 23,56 kể: “Các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm. Nhưng ngày sa-bát, các bà nghỉ lễ như Luật truyền”. Các Tin Mừng Mác-cô, Mát-thêu và Gio-an không có chi tiết chuẩn bị dầu thơm này.
So với các Tin Mừng khác, Tin Mừng Gio-an chỉ nói ngắn ngọn: “Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ (mêmeion)”. Có ba chi tiết mới so với các Tin Mừng Nhất Lãm: 1) Chi tiết về thời gian được làm rõ và nhấn mạnh: “Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”. Cụm từ “khi trời còn tối” chỉ có trong Tin Mừng Gio-an. 2) Chỉ một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ. 3) Không cho biết ra mộ để làm gì.
Ngoài ra còn một số chi tiết riêng của Tin Mừng Gio-an. Đó là sau khi thấy tảng đá đã lăn ra Ma-ri-a Mác-đa-la không vào mộ mà lại chạy đi nói với với Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.” Điều lạ là Ma-ri-a Mác-đa-la đã không nói “điều chị thấy” mà nói “điều chị nghĩ” (điều chị ấy giả thiết là thế). Tại sao ra mộ một mình (số ít) mà khi kể cho hai một đệ lại xưng là “chúng tôi” (số nhiều)?
Cách kể chuyện lạ lùng trong Ga 20,1-2 đặt ra cho độc giả nhiều câu hỏi, xin gợi ý giải đáp bốn câu hỏi sau: 1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”? 2) Tại sao không cho biết ra mộ để làm gì? 3) Tại sao Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ một mình? 4) Tại sao “thấy” một đàng “thuật lại” một nẻo?
1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”?
Bản văn nói rõ lúc Ma-ri-a Mác-đa-la đi ra mộ là “sáng sớm, khi trời còn tối”. Đã “sáng” nhưng vẫn còn “tối”. Chi tiết này cho biết là vào thời điểm rất sớm. Hình như Ma-ri-a thao thức, chờ trời sáng để đi ra mộ sớm bao nhiêu có thể được.
Đồng thời, bối cảnh trình thuật cho phép hiểu “trời còn tối” theo nghĩa biểu tượng. “Thời còn tối” gợi đến “bóng tối trong lòng” chị. Bóng đêm của sự chết vẫn còn đè nặng tâm hồn Ma-ri-a Mác-đa-la, lòng trí của chị vẫn còn ở trong bóng tối của biến cố Thương Khó. Đó là lý do khiến Ma-ri-a không nhận Đức Giê-su Phục Sinh trong trình thuật tiếp theo (Ga 20,11-18). Chị đã khóc và chỉ mong tìm lại xác Đức Giê-su vì nghĩ người ta lấy mất xác Chúa (Ga 20,11). Ở Ga 20,1, chi tiết “tối trời”, “tối lòng” cho thấy Ma-ri-a hoàn toàn ở về phía con người, biến cố Đức Giê-su chết đang ám ảnh lòng trí của chị. Thực ra, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối và lòng lòng Ma-ri-a cũng tối.
Tóm lại, chi tiết “trời còn tối” gợi lên hai điều độc đáo: 1) Lòng gắn bó của Ma-ri-a với Đức Giê-su, chị đi ra mộ rất sớm. Tất cả những gì chị làm đã bộc lộ lòng mến của chị dành cho Thầy. 2) Gợi ý đến bóng tối về cái chết của Thầy trong lòng chị, chị không nghĩ gì khác ngoài cái chết của Thầy.
2) Tại sao không cho
biết lý do ra mộ để làm gì?
Bản văn không cho biết Ma-ri-a ra mộ để làm gì. Ma-ri-a Mác-đa-la của Tin Mừng Gio-an không mang dầu thơm ra mộ để ướp xác Đức Giê-su như trong Tin Mừng Mác-cô hay Lu-ca. Theo thần học Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su đã được án táng đúng theo tục lệ chôn cất của người Do Thái: Thi hài Đức Giê-su đã được “quấn bằng băng vải tẩm thuốc thơm” (19,39) với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương mà Ni-cô-đê-mô mang tới (19,40). Như thế, không cần “mang dầu thơm ra ướp xác Đức Giê-su” nữa vì đã làm ở Ga 19,39-40 rồi.
Bản văn cũng không nói Ma-ri-a “đi viếng mộ” như trong Tin Mừng Mát-thêu. Sự kiện Tin Mừng Gio-an thuật lại việc Ma-ri-a đến mộ mà không nói rõ lý do, giúp người đọc nhận ra một lý do sâu xa hơn. Mạch văn cho phép hiểu, Ma-ri-a ra mộ chỉ đơn giản là vì lòng mến, lòng gắn bó với Thầy, ước mong gặp lại Thầy, được ở bên cạnh Thầy, dù Thầy đã chết.
Bản văn không cho biết Ma-ri-a ra mộ để làm gì. Ma-ri-a Mác-đa-la của Tin Mừng Gio-an không mang dầu thơm ra mộ để ướp xác Đức Giê-su như trong Tin Mừng Mác-cô hay Lu-ca. Theo thần học Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su đã được án táng đúng theo tục lệ chôn cất của người Do Thái: Thi hài Đức Giê-su đã được “quấn bằng băng vải tẩm thuốc thơm” (19,39) với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương mà Ni-cô-đê-mô mang tới (19,40). Như thế, không cần “mang dầu thơm ra ướp xác Đức Giê-su” nữa vì đã làm ở Ga 19,39-40 rồi.
Bản văn cũng không nói Ma-ri-a “đi viếng mộ” như trong Tin Mừng Mát-thêu. Sự kiện Tin Mừng Gio-an thuật lại việc Ma-ri-a đến mộ mà không nói rõ lý do, giúp người đọc nhận ra một lý do sâu xa hơn. Mạch văn cho phép hiểu, Ma-ri-a ra mộ chỉ đơn giản là vì lòng mến, lòng gắn bó với Thầy, ước mong gặp lại Thầy, được ở bên cạnh Thầy, dù Thầy đã chết.
3) Tại sao Ma-ri-a
Mác-đa-la đi đến mộ một mình?
Khác với trình thuật Nhất Lãm, theo Tin Mừng Gio-an chỉ có một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ. Điều này ăn khớp với những điểm thần học mà Tin Mừng Gio-an muốn trình bày. Việc Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ và trao đổi riêng giữa Đức Giê-su Phục Sinh và Ma-ri-a Mác-đa-la trong đoạn văn tiếp theo (Ga 20,11-18). Đây là một đoạn văn quan trọng mô tả cách thức và điều kiện để con người có thể nhận ra Đấng Phục Sinh và cách thức Đấng Phục Sinh bày tỏ Người ra cho con người.
Như thế nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành nhân vật biểu tượng. Hành trình Ma-ri-a nhận ra Đấng Phục Sinh cũng là hành trình của độc giả qua mọi thời đại. Hai câu mở đầu Tin Mừng Phục Sinh theo Tin Mừng Gio-an (Ga 20,1-2) mời gọi độc giả cùng sống với tâm trạng của Ma-ri-a Mác-đa-la, mời gọi độc giả gắn bó với Đức Giê-su, bày tỏ lòng mến đối với Người cho dù lòng mình vẫn tối tăm mù mịt. “Lòng mến dành cho Thầy” là bước khởi đầu nền tảng để nhận ra Người mình yêu mến đã Phục Sinh.
Khác với trình thuật Nhất Lãm, theo Tin Mừng Gio-an chỉ có một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ. Điều này ăn khớp với những điểm thần học mà Tin Mừng Gio-an muốn trình bày. Việc Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ và trao đổi riêng giữa Đức Giê-su Phục Sinh và Ma-ri-a Mác-đa-la trong đoạn văn tiếp theo (Ga 20,11-18). Đây là một đoạn văn quan trọng mô tả cách thức và điều kiện để con người có thể nhận ra Đấng Phục Sinh và cách thức Đấng Phục Sinh bày tỏ Người ra cho con người.
Như thế nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành nhân vật biểu tượng. Hành trình Ma-ri-a nhận ra Đấng Phục Sinh cũng là hành trình của độc giả qua mọi thời đại. Hai câu mở đầu Tin Mừng Phục Sinh theo Tin Mừng Gio-an (Ga 20,1-2) mời gọi độc giả cùng sống với tâm trạng của Ma-ri-a Mác-đa-la, mời gọi độc giả gắn bó với Đức Giê-su, bày tỏ lòng mến đối với Người cho dù lòng mình vẫn tối tăm mù mịt. “Lòng mến dành cho Thầy” là bước khởi đầu nền tảng để nhận ra Người mình yêu mến đã Phục Sinh.
4) Tại sao thấy một
đàng kể lại một nẻo?
Điều lạ lùng trong bản văn là Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” (Ga 20,1b), nhưng chị không kể lại “điều mình thấy” mà kể lại “điều mình nghĩ”. Chị kể với Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Lời này gợi lại trình thuật Mt 28,12-13: “Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác’.”
Có thể nói cách hài hước rằng: Ý tưởng “lấy trộm xác Đức Giê-su” là của Ma-ri-a Mác-đa-la trong Tin Mừng Gio-an chứ không phải của các thượng tế và kỳ mục trong Tin Mừng Mát-thiêu. Điểm khác nhau là Ma-ri-a Mác-đa-la giả thiết là “Người ta” đã lấy Chúa khỏi mộ (Ga 20,2) còn giả thuyết của các thượng tế và kỳ mục là “các môn đệ của Đức Giê-su” đã lấy trộm xác Đức Giê-su (Mt 28,13).
Độc giả ngạc nhiên là chính Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã bày tỏ lòng mến và lòng gắn bó với Đức Giê-su mà lại đưa ra giả thuyết “bị lấy trộm xác”, trong khi điều chị thấy chỉ là “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ”.
Điều này mang ý nghĩa thần học quan trọng về biến cố Đức Giê-su Phục Sinh. Thực vậy, không chỉ các thượng tế và kỳ mục là những người không tin, mà kể cả Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ, không ai có thể nghĩ đến việc Đức Giê-su đã Sống Lại. Điều mọi người có thể nghĩ tới khi đứng trước ngôi mộ trống là “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ.” Ma-ri-a Mác-đa-la tin vào giả thuyết của mình đến nỗi chị đã hỏi chính Đức Giê-su Phục Sinh về xác chết của Người, vì tưởng Đấng Phục Sinh là người làm vườn (Ga 20,15).
Như thế, nhận ra Đức Giê-su đã Phục Sinh là một ơn ban từ trên. Chính Đức Giê-su đã tỏ ra cho Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ biết Người đã sống lại, còn chính họ không thể tự mình nhận biết. Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh, khi được Người bày tỏ cho biết? Đó là hãy sống những gì rất “người”, “rất nhân bản” như Ma-ri-a Mác-đa-la đã sống, đã làm, đã thấy, đã nghĩ và đã nói ra trong Ga 20,1-2, nhất là lòng mến, lòng gắn bó mà chị đã dành cho Đức Giê-su.
Điều lạ lùng trong bản văn là Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” (Ga 20,1b), nhưng chị không kể lại “điều mình thấy” mà kể lại “điều mình nghĩ”. Chị kể với Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Lời này gợi lại trình thuật Mt 28,12-13: “Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác’.”
Có thể nói cách hài hước rằng: Ý tưởng “lấy trộm xác Đức Giê-su” là của Ma-ri-a Mác-đa-la trong Tin Mừng Gio-an chứ không phải của các thượng tế và kỳ mục trong Tin Mừng Mát-thiêu. Điểm khác nhau là Ma-ri-a Mác-đa-la giả thiết là “Người ta” đã lấy Chúa khỏi mộ (Ga 20,2) còn giả thuyết của các thượng tế và kỳ mục là “các môn đệ của Đức Giê-su” đã lấy trộm xác Đức Giê-su (Mt 28,13).
Độc giả ngạc nhiên là chính Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã bày tỏ lòng mến và lòng gắn bó với Đức Giê-su mà lại đưa ra giả thuyết “bị lấy trộm xác”, trong khi điều chị thấy chỉ là “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ”.
Điều này mang ý nghĩa thần học quan trọng về biến cố Đức Giê-su Phục Sinh. Thực vậy, không chỉ các thượng tế và kỳ mục là những người không tin, mà kể cả Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ, không ai có thể nghĩ đến việc Đức Giê-su đã Sống Lại. Điều mọi người có thể nghĩ tới khi đứng trước ngôi mộ trống là “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ.” Ma-ri-a Mác-đa-la tin vào giả thuyết của mình đến nỗi chị đã hỏi chính Đức Giê-su Phục Sinh về xác chết của Người, vì tưởng Đấng Phục Sinh là người làm vườn (Ga 20,15).
Như thế, nhận ra Đức Giê-su đã Phục Sinh là một ơn ban từ trên. Chính Đức Giê-su đã tỏ ra cho Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ biết Người đã sống lại, còn chính họ không thể tự mình nhận biết. Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh, khi được Người bày tỏ cho biết? Đó là hãy sống những gì rất “người”, “rất nhân bản” như Ma-ri-a Mác-đa-la đã sống, đã làm, đã thấy, đã nghĩ và đã nói ra trong Ga 20,1-2, nhất là lòng mến, lòng gắn bó mà chị đã dành cho Đức Giê-su.
Kết luận
Những phân tích trên cho thấy nhiều điểm độc đáo của bản văn Gio-an cũng như những hàm ẩn thần học phong phú. Chúng ta không đi tìm thực tế lịch sử đã xảy ra như thế nào, vì điều này vượt khỏi khả năng chủ quan (không phải là nhà sử học) và khách quan (không có tài liệu lịch sử đúng nghĩa về biến cố), điều chúng ta có là “ý nghĩa của biến cố” hay “cách hiểu biến cố” mà các bản văn Tin Mừng thuật lại cho chúng ta. Mỗi Tin Mừng thuật lại một cách khác nhau để chuyển tải ý nghĩa mặc khải của biến cố đã xảy ra, điều này cho thấy sự phong phú về ý nghĩa của biến cố. Nhiệm vụ của độc giả là đọc ra được ý nghĩa của trình thuật muốn nhắn gửi cho độc giả qua cách thức kể chuyện trong bản văn. Có thể tóm kết gợi ý trả lời bốn câu hỏi trên như sau:
1) Tin Mừng Gio-an đưa vào chi tiết “trời còn tối” vừa để cho độc giả thấy sự gắn bó và lòng mến của Ma-ri-a Mác-đa-la dành cho Đức Giê-su, vừa thoáng cho thấy chị đang bị bóng tốt của sự chết đè nặng trong lòng.
2) Bản văn không cho biết lý do rõ ràng của việc Ma-ri-a Mác-đa-la để độc giả nhận ra một lý do sâu xa hơn: Tình yêu dành cho Thầy và ước mong được hiện diện với Thầy. Qua nhân vật Ma-ri-a, bản văn mời gọi độc giả cũng sống như thế để có cơ may nhận ra Đức Giê-su đã Sống Lại.
3) Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình, trước hết là để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giê-su trong đoạn văn sau (Ga 20,11-18), thứ đến là khi “ra mộ một mình”, nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành biểu tượng cho cuộc gặp gỡ giữa độc giả và Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể chính độc giả cũng nghĩ đến giả thuyết: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” chứ làm gì có chuyện Sống Lại. Độc giả được mời gọi đến với Đức Giê-su đã chết với tấm lòng của một con người, muốn hiện diện với Người dù trên bình diện lịch sử Nguời đã thất bại và đã chết. Chỉ khi sống bằng lòng mến như Ma-ri-a Mác-đa-la, độc giả mới có cơ may nhận ra Đấng Phục Sinh, khi được Người tỏ cho biết.
4) Ma-ri-a Mác-đa-la thấy “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” nhưng lại nói: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” để làm lộ ra biến cố Đức Giê-su Phục Sinh là biến cố “vượt ra ngoài”, “vượt lên trên” lịch sử. Không ai dám nghĩ tới, cho dù trong Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giê-su đã báo trước ba lần biến cố Phục Sinh này cho các môn đệ.
Như thế tự nó, biến cố Phục Sinh không để lại dấu vết trong lịch sử. Không ai có bằng chứng hiển nhiên về biến cố Đức Giê-su đã Phục Sinh. Mãi mãi biến cố Đức Giê-su Sống Lại là biến cố của lòng tin. Người Ki-tô hữu tin Đức Giê-su đã Sống lại là nhờ lời chứng của các Tông Đồ và nhờ lời chứng của Hội Thánh thuật lại trong các sách Tin Mừng. Đến lượt người tin qua mọi thời đại, họ được mời gọi sống và làm chứng như thế nào đó, để người khác nhìn vào thì có thể tin là Đức Giê-su đã Sống Lại, tin là Người đang sống, đang ở với và đang hoạt động trong người tin và trong Hội Thánh.
Những gợi ý trả lời cho bốn câu hỏi trên đây chỉ là những đề nghị, những định hướng để độc giả tiếp tục suy tư và đọc bản văn, nhờ đó rút ra từ bản văn những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, nghĩa là đọc lại chuyện ngày xưa để thêm sức sống cho ngày nay.
Xem phân tích đoạn văn tiếp theo (Ga 20,3-9) trong bài tìm hiểu về “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến:
Những phân tích trên cho thấy nhiều điểm độc đáo của bản văn Gio-an cũng như những hàm ẩn thần học phong phú. Chúng ta không đi tìm thực tế lịch sử đã xảy ra như thế nào, vì điều này vượt khỏi khả năng chủ quan (không phải là nhà sử học) và khách quan (không có tài liệu lịch sử đúng nghĩa về biến cố), điều chúng ta có là “ý nghĩa của biến cố” hay “cách hiểu biến cố” mà các bản văn Tin Mừng thuật lại cho chúng ta. Mỗi Tin Mừng thuật lại một cách khác nhau để chuyển tải ý nghĩa mặc khải của biến cố đã xảy ra, điều này cho thấy sự phong phú về ý nghĩa của biến cố. Nhiệm vụ của độc giả là đọc ra được ý nghĩa của trình thuật muốn nhắn gửi cho độc giả qua cách thức kể chuyện trong bản văn. Có thể tóm kết gợi ý trả lời bốn câu hỏi trên như sau:
1) Tin Mừng Gio-an đưa vào chi tiết “trời còn tối” vừa để cho độc giả thấy sự gắn bó và lòng mến của Ma-ri-a Mác-đa-la dành cho Đức Giê-su, vừa thoáng cho thấy chị đang bị bóng tốt của sự chết đè nặng trong lòng.
2) Bản văn không cho biết lý do rõ ràng của việc Ma-ri-a Mác-đa-la để độc giả nhận ra một lý do sâu xa hơn: Tình yêu dành cho Thầy và ước mong được hiện diện với Thầy. Qua nhân vật Ma-ri-a, bản văn mời gọi độc giả cũng sống như thế để có cơ may nhận ra Đức Giê-su đã Sống Lại.
3) Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình, trước hết là để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giê-su trong đoạn văn sau (Ga 20,11-18), thứ đến là khi “ra mộ một mình”, nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành biểu tượng cho cuộc gặp gỡ giữa độc giả và Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể chính độc giả cũng nghĩ đến giả thuyết: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” chứ làm gì có chuyện Sống Lại. Độc giả được mời gọi đến với Đức Giê-su đã chết với tấm lòng của một con người, muốn hiện diện với Người dù trên bình diện lịch sử Nguời đã thất bại và đã chết. Chỉ khi sống bằng lòng mến như Ma-ri-a Mác-đa-la, độc giả mới có cơ may nhận ra Đấng Phục Sinh, khi được Người tỏ cho biết.
4) Ma-ri-a Mác-đa-la thấy “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” nhưng lại nói: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” để làm lộ ra biến cố Đức Giê-su Phục Sinh là biến cố “vượt ra ngoài”, “vượt lên trên” lịch sử. Không ai dám nghĩ tới, cho dù trong Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giê-su đã báo trước ba lần biến cố Phục Sinh này cho các môn đệ.
Như thế tự nó, biến cố Phục Sinh không để lại dấu vết trong lịch sử. Không ai có bằng chứng hiển nhiên về biến cố Đức Giê-su đã Phục Sinh. Mãi mãi biến cố Đức Giê-su Sống Lại là biến cố của lòng tin. Người Ki-tô hữu tin Đức Giê-su đã Sống lại là nhờ lời chứng của các Tông Đồ và nhờ lời chứng của Hội Thánh thuật lại trong các sách Tin Mừng. Đến lượt người tin qua mọi thời đại, họ được mời gọi sống và làm chứng như thế nào đó, để người khác nhìn vào thì có thể tin là Đức Giê-su đã Sống Lại, tin là Người đang sống, đang ở với và đang hoạt động trong người tin và trong Hội Thánh.
Những gợi ý trả lời cho bốn câu hỏi trên đây chỉ là những đề nghị, những định hướng để độc giả tiếp tục suy tư và đọc bản văn, nhờ đó rút ra từ bản văn những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, nghĩa là đọc lại chuyện ngày xưa để thêm sức sống cho ngày nay.
Xem phân tích đoạn văn tiếp theo (Ga 20,3-9) trong bài tìm hiểu về “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến:
“Ông
đã thấy và đã tin”. Ai thấy? Thấy gì? Tin gì?
Mừng Lễ Chúa Phục Sinh, ngày 24 tháng 04 năm 2011 Giu-se Lê Minh Thông, O.P. http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ - email: josleminhthong@gmail.com
Mừng Lễ Chúa Phục Sinh, ngày 24 tháng 04 năm 2011 Giu-se Lê Minh Thông, O.P. http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ - email: josleminhthong@gmail.com
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
02/04/2018
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PS
Mt 28,8-15
ALLÊLUIA! CHÚA ĐÃ PHỤC SINH
“Chị em đừng sợ! Về
báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt 28,10)
Suy niệm: Sự kiện khủng
khiếp của buổi chiều thứ Sáu vẫn còn in đậm nét trong tâm khảm của những môn đệ
và các người phụ nữ đi theo Chúa Giê-su. Chưa hết khiếp sợ, giờ đây các phụ nữ
ra mộ Chúa từ sáng sớm ngày đầu tuần lại phải một phen kinh hoàng khi chứng kiến
những sự phi thường nơi mộ Ngài. Nhưng rồi chính Đức Ki-tô, Đấng Phục Sinh, đã
xuất hiện trấn an họ đừng sợ. Ngài đã từng trấn an họ
như thế khi họ ở trên thuyền gặp cơn sóng to gió lớn, khi Ngài đi trên mặt nước
Biển Hồ mà đến với họ (Mt 14,24-27). Giờ đây cũng chính Ngài đã sống lại, hiện
ra với họ và đem lại cho họ niềm vui và hy vọng. Niềm vui không dừng lại ở đó:
họ mau mắn ra đi loan báo cho các “anh em của Thầy” để họ cũng
được thấy Thầy.
Mời Bạn: Chúa Ki-tô đã phục sinh,
Ngài vẫn đang sống và hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Ngài mời gọi bạn đến với
Ngài, để ở với Ngài, để được Ngài đồng hành trên hành trình đức tin nơi dương
thế, tiến về cuộc đoàn tụ hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên quốc. Mời bạn đến với Đức
Ki-tô để không còn sợ hãi, để hưởng trọn niềm vui có Chúa ở cùng.
Chia sẻ: Bạn có cảm nghiệm Chúa Ki-tô Phục Sinh hiện diện trong cuộc
đời bạn không? Niềm vui Phục Sinh có giúp bạn vượt qua được những nỗi lo sợ
trong cuộc sống hàng ngày không?
Sống Lời Chúa: Dành ít phút ở một mình hoặc
trước Thánh Thể, chiêm ngắm và tâm sự với Chúa Ki-tô phục sinh để cảm nghiệm và
xác tín Ngài đang hiện diện và ở với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, xin ở lại với chúng con mọi
ngày trong suốt cuộc đời chúng con.
(5 phút Lời Chúa)
“Chào chị em!” (2.4.2018 – Thứ hai trong Tuần Bát nhật Phục sinh)
Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho các phụ nữ trước tiên. Nhìn thấy ngôi mộ trống chưa đủ, còn cần gặp chính Đấng phục sinh.
Suy niệm:
Trong bốn sách Tin Mừng,
các phụ nữ luôn được kể là người ra viếng mộ trước tiên.
Trong Tin Mừng Mátthêu,
đó là hai bà có cùng tên Maria.
Sau khi được thiên thần
giao nhiệm vụ loan báo gấp cho các môn đệ
về sự phục sinh và cuộc
hẹn gặp của Thầy ở Galilê (28, 7),
các bà đã mau mắn lên
đường, vội vã rời bỏ ngôi mộ trống.
Ngôi mộ này là nơi các bà
đặt tình cảm thân thương,
vì đây là nơi đặt xác của
người Thầy yêu dấu
Bây giờ ngôi mộ không còn
xác Thầy nữa, Thầy đã được trỗi dậy rồi,
nên ngôi mộ chẳng phải là
nơi các bà dừng lại mà khóc lóc than van.
Nó trở nên một bằng chứng
về sự sống lại của Thầỵ
Ngôi mộ trống thực sự đã
đem lại một niềm vui vô bờ bến.
Chính những mất mát lại
là dấu hiệu cho một sự hiện diện viên mãn hơn.
Vì thế vừa sợ hãi lại vừa
hết sức vui mừng,
các bà chạy đi loan báo
cho các môn đệ điều mình vừa nghe nói.
Trên con đường hối hả đi
gặp các môn đệ,
các bà không ngờ mình lại
là người đầu tiên được gặp Chúa phục sinh.
Điều mới nghe thiên thần
nói, bây giờ được thấy tận mắt.
Thánh Mátthêu chỉ nói một
cách đơn sơ: “Đức Giêsu gặp các bà” (c. 9).
Không thấy mô tả Đức
Giêsu oai phong rực rỡ như thế nào.
Có vẻ Ngài gặp các bà lần
này như Ngài đã từng gặp bao lần trong quá khứ.
Các bà nhận ra ngay vị
Thầy được sống lại
cũng là vị Thầy chịu đóng
đinh mà mình đã đi theo từ Galilê.
Chính Đức Giêsu ngỏ lời
chào trước: “Chị em hãy vui lên.”
Lời chào này cũng là lời
chào bình thường hằng ngày vào thời đó.
Vì thế các bà đã bạo dạn
tiến lại gần, ôm chân và bái lạy Thầỵ
Như vậy các bà có thể
thấy được và đụng chạm được Đấng phục sinh.
Các bà còn có thể nghe
được lời dặn dò của Ngài.
Lời này giống lời thiên
thần, chỉ có điều Ngài gọi các môn đệ là anh em:
“Hãy đi và báo cho anh em
của Thầy...” (c. 10).
Các môn đệ vẫn được gọi
là anh em ngay cả khi họ đã bỏ rơi Ngài.
Khi gọi họ là anh em, Đức
Giêsu đã muốn tha thứ mọi vấp ngã của họ.
Đức Giêsu phục sinh đã
hiện ra cho các phụ nữ trước tiên.
Nhìn thấy ngôi mộ trống
chưa đủ, còn cần gặp chính Đấng phục sinh.
Khi trở về gặp các môn
đệ, các bà sẽ là những người làm chứng tuyệt vời.
Không chỉ là ngôi mộ
trống với lời chứng của thiên thần,
mà còn là lời chứng của
chính họ, của người đã chứng kiến tận mắt và đụng chạm.
Đức Giêsu phục sinh dám
nhờ các phụ nữ làm chứng,
dám nhờ các phụ nữ đi
loan Tin Mừng cho các môn đệ của mình,
dù thời của Ngài người ta
không tin lời chứng của phụ nữ.
Chúng ta không quên những
đóng góp của các phụ nữ cho Giáo Hội từ thời đầu.
Mong vai trò ấy vẫn được
đề cao và tôn trọng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con
trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai
môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa
chúng con
như Chúa đã đến đem bình
an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và
khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi
ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho
chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và
cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
2 THÁNG TƯ
Sự Thật Sẽ Giải
Phóng Các Ngươi
Đấng đã chết trên Thập
Giá từng tuyên bố: “Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các
ngươi” (Ga 8,32). Chính đó là lý do thúc đẩy Đức Giêsu tiến tới với thập giá.
Nơi Thập Giá, sự thật về tội lỗi con người, về tội lỗi của thế gian được kết đọng
lại. Và dù con người có cố gắng phủ nhận sự thật đó mấy đi nữa, dù con người
ngày nay có cố gắng xóa bỏ cảm thức tội lỗi khỏi lương tâm mình mấy đi nữa, Thập
Giá vẫn luôn luôn làm chứng cho sự thật đó.
“Vì Thiên Chúa đã yêu
thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài, để những ai tin vào Người
thì không phải hư mất, song được sự sống đời đời” (Ga 3,16). Ngôi Lời bị đóng
đanh! Chúa Con đã đến thế gian không phải để xét xử thế gian nhưng là để cứu độ
thế gian” (Ga 12,47).
Hỡi con người của buổi
bình minh thiên niên kỷ mới! Xin đừng lẩn tránh sự phán xét của Thập Giá Chúa
Kitô. Thập Giá là sự phán xét cứu độ. Thập Giá là lời trao ban sự sống đời đời.
Lời cứu độ này được thốt lên – một lần cho tất cả – giữa trời và đất, giữa
Thiên Chúa và con người. Thiên Chúa không rút lại lời này. Lời này không tan biến.
Hạnh Các Thánh
Thánh Phanxicô ở
Paola
(1416-1507)
Thánh Phanxicô ở Paola là một người chân thành yêu quý sự chiêm niệm cô độc và
ao ước duy nhất của ngài là trở nên "người thấp hèn nhất trong nhà
Chúa." Tuy nhiên, khi Giáo Hội kêu gọi ngài làm việc phục vụ xã hội, ngài
đã trở nên một nhà hoạt động phi thường và có ảnh hưởng đến đường hướng của nhiều
quốc gia.
Sau
khi tháp tùng cha mẹ trong chuyến hành hương đến Rôma và Assisi, Phanxicô bắt đầu
cuộc sống ẩn tu trong một cái hang hẻo lánh ở ven biển gần Paola. Trước khi
ngài 20 tuổi, đã có một môn đệ đầu tiên muốn theo lối sống của ngài. Mười bảy
năm sau, khi số môn sinh ngày càng gia tăng, Phanxicô đặt ra một quy luật cho cộng
đoàn khắc khổ của ngài và xin Giáo Hội chuẩn nhận. Từ đó phát sinh tổ chức các Ẩn
Tu của Thánh Phanxicô Assisi, được Toà Thánh chấp thuận năm 1474.
Vào
năm 1492, Phanxicô đổi tên cộng đoàn thành "Minims" vì ngài muốn họ
trở nên những người bé mọn nhất trong nhà Chúa. Sự khiêm tốn là tiêu chuẩn của
các tu sĩ này cũng như cuộc đời của Phanxicô. Ngoài các lời khấn khó nghèo, khiết
tịnh và vâng lời, Phanxicô còn thêm một bó buộc thứ tư là luôn luôn ăn chay.
Ngài tin rằng sự hãm mình quyết liệt rất cần thiết để phát triển tâm linh.
Ðó
là ý muốn của Phanxicô khi trở nên một vị ẩn tu chiêm niệm, nhưng ngài tin rằng
Thiên Chúa đã gọi ngài trong đời sống tông đồ. Ngài bắt đầu dùng các ơn sủng được
Chúa ban, tỉ như ơn làm phép lạ và nói tiên tri, để giúp đỡ dân Chúa. Là một
người bảo vệ người nghèo và người bị áp bức, Phanxicô chọc giận vua Ferdinand của
Naples vì ngài khiển trách cả hoàng gia.
Theo lời yêu cầu của Ðức Giáo Hoàng Sixtus IV, Phanxicô đến Pháp để giúp vua
Louis XI chuẩn bị từ trần. Trong thời gian giúp đỡ nhà vua, Phanxicô đã có cơ hội
ảnh hưởng đến chiều hướng chính trị của quốc gia này. Ngài giúp vãn hồi nền hoà
bình giữa Pháp và Anh qua sự khuyến khích cuộc hôn nhân giữa hai hoàng tộc, và
giữa Pháp và Tây Ban Nha bằng cách thúc giục vua Louis XI trả lại một số đất
chiếm đóng.
Phanxicô đã sống một cuộc đời lâu dài để ca ngợi và mến yêu Thiên Chúa. Ngài từ
trần khi chín mươi mốt tuổi, vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1507.
Lời Bàn
Cuộc
đời của Thánh Phanxicô ở Paola là câu trả lời rõ ràng cho thế giới quá sôi động.
Ngài là một người chiêm niệm được kêu gọi để hoạt động xã hội và chắc rằng ngài
phải cảm thấy sự căng thẳng giữa đời sống cầu nguyện và việc phục vụ xã hội.
Tuy nhiên, sự căng thẳng này không làm mất đi hiệu quả của đời sống thánh nhân,
vì ngài biết đưa kết quả của sự chiêm niệm vào trong hoạt động xã hội. Ngài đáp
ứng lời mời gọi của Giáo Hội một cách sẵn sàng và tốt đẹp là nhờ có nền tảng vững
chắc của sự cầu nguyện và hãm mình. Khi ngài đến trong thế gian, không phải
ngài hoạt động nhưng chính Ðức Kitô hoạt động trong ngài -- là "người hèn
mọn nhất trong nhà Thiên Chúa."
Trích
từ NguoiTinHuu.com
02 Tháng Tư
Ve Sầu Kêu Ve Ve
"Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè. Ðến
kỳ gió bấc thổi, nguồn cơn thật bối rối...".
Trên đây là bốn câu đầu trong bài thơ
mà cụ Nguyễn Văn Vỉnh đã dịch từ chuyện ngụ ngôn "Con ve và con kiến"
của thi sĩ Pháp La Fontaine.
Ở Việt Nam chúng ta cũng như tại nhiều
nước trên thế giới, cứ mỗi độ hè về là ve sầu xuất hiện và kêu inh ỏi.
Theo sinh vật học thì có đến 23 loại
ve sầu, mỗi loại có chu kỳ khác nhau: loại 2 năm, loại 3 năm. loại 17 năm
v.v... Trước khi xuất hiện trên mặt đất, ve đã làm kiếp nhộng sống ngầm dưới đất
đến 17 năm. Ngay sau khi ra khỏi trứng, nhộng đã chui xuống đất và sống yên lặng
17 năm.
Sinh vật học còn cho rằng, khi chu kỳ
17 năm chấm dứt, các con nhộng này có thể nghe được một tín hiệu bí mật kêu
chúng ra khỏi lòng đất và hàng trăm triệu con nhộng đã đáp lại tiếng kêu gọi
đó, bò lên mặt dất, tìm cây cối hay vật gì thẳng gốc với mặt đất để bám chặt
vào, rồi lột voe, biến thành con ve với hai cánh dài để bay... Nhưng cuộc sống
của ve rất ngắn ngủi: vì chúng chỉ sống được năm tuần lễ vừa đủ để làm một công
tác duy nhất làđẻ trứng rồi chết.
Kiếp
sống của con ve sầu có thể làm cho chúng ta liên tưởng đến cuộc đời của Chúa
Giêsu: trong 33 năm sống kiếp con người, Ngài đã sống ẩn dật đến 30 năm.
Nếu
đối với kiếp ve sầu, 17 năm sống dưới đất như nhộng không phải là vô ích, thì với
Chúa Giêsu, 30 năm sống ẩn dật của Ngài cũng mang một ý nghĩa và giá trị đặc biệt.
Kiếp sống lam lũ của người thợ mộc, những vất vả trong cuộc sống hằng ngày: tất
cả đều mặc cho cuộc sống con người một ý nghĩa.
Chúa Giêsu đến để chiếu rọi ánh sáng vào cuộc sống con người. Ánh sáng đầu tiên
đã được chiếu rọi vào cuộc sống chúng ta chính là những năm tháng ẩn dật ấy của
Chúa Giêsu. Trong ánh sáng ấy, chúng ta sẽ hiểu dược dù nghèo hèn đến đâu, dù tối
tăm đến đâu, công việc từng ngày của chúng ta là những đóng góp vào công cuộc cứu
rỗi của Chúa. Con ve sầu phải tôi luyện trong suốt 17 năm trời mới có thể xuất
hiện để sinh ra một mầm sống mới. Những lam lũ vất vả từng ngày của người Kitô
chúng ta cũng có sức mang lại mầm sống mới cho rất nhiều người.
Ước
gì ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu rọi vào cuộc sống của chúng ta, để, dù vất vả
lao nhọc và đau khổ từng ngày, chúng ta luôn vui vẻ tiến bước vì tin rằng cuộc
sống của chúng ta đang mang lại sức sống cho nhiều người.
Trích sách Lẽ Sống
Lectio Divina: Mátthêu 28:8-15
Thứ Hai
trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy Thiên Chúa hằng sống của chúng con,
Tâm hồn chúng con vui mừng và hân hoan
Và chúng con cảm thấy an bình trong đức tin của mình
Rằng chúng con có một Đấng hằng sống để mà tin tưởng vào, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết.
Xin hãy để Người chỉ cho chúng con con đường của sự sống,
Xin cho chúng con sống trong niềm hân hoan vì sự hiện diện của Người
Và ban cho chúng con ân sủng được làm chứng nhân,
Để cho chúng con có thể công bố với cả cuộc đời chúng con
Rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã sống lại, Chúa hằng sống của chúng con
Bây giờ và muôn đời.
2.
Bài Đọc Tin Mừng – Mátthêu 28:8-15
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ hãi vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho
các nhóm môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng sợ. Hãy đi
báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta.”
Đang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao
truyền nơi người Do Thái cho đến ngày nay.
3.
Suy Niệm
–
Chúa Phục Sinh! Bài Tin Mừng hôm nay mô tả kinh nghiệm về Sự Phục Sinh mà các môn đệ của Chúa Giêsu đã trải qua. Trong phần mở đầu sách Tin Mừng của mình, trong
lời giới thiệu về Chúa Giêsu, thánh Mátthêu đã nói rằng Chúa Giêsu là Đấng Êmmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1:23). Giờ đây, tại phần kết, tác giả thông tri và làm gia tăng điều chắc chắn này về đức tin, vì ông tuyên xưng rằng Đức Giêsu đã sống lại (Mt 28:6) và Người sẽ ở với chúng ta luôn mãi, cho đến ngày tận thế! (Mt 28:20). Trong các mâu thuẫn của đời sống, sự thật này đã bị nghi ngờ, tranh cãi rất nhiều. Phe đối lập không phải là thiếu. Những kẻ thù, các thượng tế Do Thái, tự bào chữa cho mình chống lại Tin Mừng Phục Sinh và đánh tiếng rằng thi thể Chúa đã bị các môn đệ đánh cắp (Mt 28:11-13). Điều này cũng đang xảy ra ngày nay. Một mặt, nỗ lực của nhiều người sống và làm chứng cho sự sống lại. Mặt khác, có rất nhiều kẻ ác nhân chống phá sự sống lại và chống lại sự sống.
–
Trong sách Tin Mừng Mátthêu, sự thật về việc Phục Sinh của Chúa Giêsu được kể lại qua ngôn ngữ tượng trưng, trong đó mặc khải ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện. Thánh sử Mátthêu nói về mặt đất rung chuyển, về tia chớp lóe ra và các thiên sứ công bố việc chiến thắng cái chết của Chúa Giêsu (Mt 24). Đó là ngôn ngữ khải huyền, rất phổ biến vào thời ấy, để loan báo rằng thế gian cuối cùng đã được biến đổi bởi quyền năng của Thiên Chúa! Niềm hy vọng của người nghèo khổ, những người được tái khẳng định đức tin của họ, đã được ứng nghiệm: “Chúa đang sống giữa chúng ta!”
– Mt
28:8: Niềm vui mừng Chúa Phục Sinh đã lấn át nỗi sợ hãi. Vào sáng sớm Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần, hai người phụ nữ đã đi viếng mộ, bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giacôbê, cũng được gọi là bà Maria kia. Đột nhiên mặt đất rung
chuyển dữ dội và một thiên thần hiện ra như lằn chớp. Các lính canh là những người đang gác mộ cũng đã run lên vì sợ hãi đến nỗi chết ngất đi. Các người phụ nữ đã hốt hoảng nhưng thiên thần đã trấn an các bà, loan báo sự chiến thắng cái chết của Chúa Giêsu và sai họ đi gặp các môn đệ Chúa Giêsu tại Galilêa. Và tại Galilêa, họ sẽ có thể được thấy Người lần nữa. Mọi việc bắt đầu từ đó; họ đã nhận được sự mặc khải lớn lao về Chúa Phục Sinh. Niềm hân hoan của sự Sống Lại đã bắt đầu lấn át nỗi sợ hãi. Vì thế, lời loan báo sự sống và sự sống lại bắt đầu theo cách này.
– Mt
28:9-10: Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ. Các
bà ra đi ngay lập tức. Trong lòng các bà, sự sợ hãi trộn lẫn với hân hoan. Đây là những tình cảm điển hình của những người đã có một kinh nghiệm sâu sắc về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đột nhiên, Chúa Giêsu đã đón gặp các bà và nói với họ: “Hãy vui mừng lên!” Và các bà liền ôm lấy chân Người và phục lạy Người. Đó là thái độ của người tin tưởng và chấp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả khi ngạc nhiên và điều vượt quá khả năng hiểu biết của loài người. Bây giờ, Chúa Giêsu ra lệnh cho các bà đi báo với các anh em tại Galilêa: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta.”
– Mt
28:11-15: Óc tinh ranh hoặc lừa đảo của những kẻ thù của Tin Mừng. Phe
chống đối mà Chúa Giêsu đã phải đối mặt trong cuộc sống của Người, bây giờ lại dấy lên một lần nữa sau khi Chúa Phục Sinh. Các thượng tế gặp và cho tiền các lính canh. Họ phải loan tin
rằng các môn đệ đã lấy trộm xác của Chúa Giêsu, và điều này để làm vô hiệu tất cả mọi lời nói về sự sống lại. Các thượng tế không chấp nhận Tin Mừng Phục Sinh. Họ ưa tin rằng đó là sự bịa đặt từ phía các môn đệ – nam cũng như nữ – của Chúa Giêsu.
– Sự quan trọng của lời chứng của các bà. Sự hiện diện của những người phụ nữ tại lúc chết, lúc mai táng và tại lúc sống lại của Chúa Giêsu thì quan trọng. Họ là những nhân chứng về cái chết của Chúa Giêsu (Mt 27:54-56). Tại lúc mai táng, các bà vẫn còn ngồi trước mộ và vì thế, các bà có thể làm chứng về địa điểm mà Chúa đã được mai táng (Mt 27:61). Giờ đây, vào sáng Chúa Nhật, các bà lại có mặt ở đó lần nữa. Các bà biết rằng ngôi mộ trống thực sự là ngôi mộ của Chúa Giêsu! Kinh nghiệm sâu sắc về cái chết và sự sống lại mà các bà có, đã biến đổi đời sống các bà. Chính các bà đã trở thành những nhân chứng có đủ tư cách về sự Phục Sinh trong các Cộng Đoàn Kitô hữu. Đây là lý do tại sao họ nhận được lệnh phải đi thông báo: “Chúa Giêsu đang sống! Người đã sống lại từ cõi chết!”
4.
Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
–
Kinh nghiệm về sự sống lại mà tôi có trong đời tôi là gì? Ở trong tôi đã có một lực nào mà cố gắng chống lại kinh nghiệm về sự sống lại không? Tôi đã phản ứng ra sao?
– Ngày
nay, sứ vụ của cộng đoàn chúng ta, của chúng ta, các môn đệ của Chúa Giêsu là gì? Chúng ta có thể rút ra được sức lực, sức mạnh và lòng can đảm từ nơi nào để hoàn thành sứ vụ của mình?
5.
Lời nguyện kết
Con chúc tụng CHÚA hằng thương chỉ dạy,
Ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ con.
Con luôn nhớ có Ngài trước mặt,
Được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
(Tv 16:7-8)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét