Cuộc đời truyền giáo của cha
Quirino de Ascaniis ở Hồng Kông
Một khu phố ở Hồng Kông.- ANSA |
Cha Quirino de Ascaniis, nhà truyền giáo thuộc Hội Giáo
hoàng truyền giáo hải ngoại, người đã sống 76 năm ở Hồng Kông trong vùng thuộc
giáo phận Trung Quốc. Năm 1951 cha bị trục xuất. Cha là một chứng nhân sống động,
thực tế của cuộc sống hàng ngày của một nhà truyền giáo.
Ngọc Yến - Vatican
Chúng ta biết được cuộc đời và sứ vụ truyền giáo của cha
Quirino qua cha Sergio Ticozzi, tác giả của nhiều bài viết về lịch sử của Hội
Giáo hoàng Truyền giáo hải ngoại, chính cha đã cho xuất bản tài liệu lịch sử về
những người truyền giáo ở Trung Quốc và đặc biệt ở Hồng Kông.
Cha Quirino sinh ngày 5 tháng 8 năm 1908, ở Giulianova, Teramo. Cha gia nhập chủng viện của giáo phận Teramo. Ngày 24 tháng 9 năm 1932 cha được thụ phong linh mục tại Milan, và vào tháng 8 năm 1933, cha Quirino rời Italia ra đi truyền giáo ở Hồng Kông. Sau khi học tiếng Trung, năm 1936, lập tức cha đi thi hành sứ vụ ở các quận phía nam của Wai Yeung (Trung Quốc). Vào tháng 12 năm 1941, do chiến tranh, cha buộc phải ra đi, nhưng ngay sau đó cha đã quay trở lại và ở đó cho đến khi bị trục xuất khỏi Trung Quốc, vào tháng 10 năm 1951.
Cha Quirino sinh ngày 5 tháng 8 năm 1908, ở Giulianova, Teramo. Cha gia nhập chủng viện của giáo phận Teramo. Ngày 24 tháng 9 năm 1932 cha được thụ phong linh mục tại Milan, và vào tháng 8 năm 1933, cha Quirino rời Italia ra đi truyền giáo ở Hồng Kông. Sau khi học tiếng Trung, năm 1936, lập tức cha đi thi hành sứ vụ ở các quận phía nam của Wai Yeung (Trung Quốc). Vào tháng 12 năm 1941, do chiến tranh, cha buộc phải ra đi, nhưng ngay sau đó cha đã quay trở lại và ở đó cho đến khi bị trục xuất khỏi Trung Quốc, vào tháng 10 năm 1951.
Tại Hồng Kông, cha Quirino là giám đốc chủng viện giáo phận
Sai Kung cho đến năm 1955. Từ năm 1961 đến năm 1965, cha là linh mục phụ tá
giáo xứ thánh Têrêsa, ở Kowloon, và từ 1966 đến 1993 phụ tá tại nhà thờ thánh
Mân Côi và tuyên úy của bệnh viện "Nữ hoàng Elizabeth".
Năm 1993, cha nghỉ hưu, cha dành trọn thời gian thanh thản cho việc cầu nguyện đặc biệt cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hôi. Người ta tìm thấy nơi cha một con người của an bình, với nụ cười luôn hiện diện trên khuôn mặt. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm hiện diện của Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại tại Hồng Kông, cũng trùng với việc tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của cha. Cha là một trong những nhân vật chính của buổi lễ.
Năm 1993, cha nghỉ hưu, cha dành trọn thời gian thanh thản cho việc cầu nguyện đặc biệt cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hôi. Người ta tìm thấy nơi cha một con người của an bình, với nụ cười luôn hiện diện trên khuôn mặt. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm hiện diện của Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại tại Hồng Kông, cũng trùng với việc tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của cha. Cha là một trong những nhân vật chính của buổi lễ.
Cha Quirino kể lại khởi đầu ơn gọi của mình như sau: "Một
lần cha giải tội nói chuyện với tôi về vấn đề truyền giáo; Ngài nói cuộc đời của
người truyền giáo là một hành động anh hùng thánh thiện. Cha nói những ai dâng
hiến đời mình để rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin Vui ở những vùng đất xa xôi,
đã là một vị thánh. Hành động anh hùng, bởi vì người truyền giáo để lại tất cả,
những người thân yêu, gia đình, bạn bè, sự nghiệp… để đi đến những nơi xa xôi,
đến với những người mà mình chưa từng biết đến chỉ vì một điều cao quý hơn đó
là mang đến cho họ đức tin Kitô giáo. Người truyền giáo không phải là một nhà hảo
tâm, một nhà tâm lý học, một nhà xã hội học hay một nhà nhân loại học; nhà truyền
giáo là một người của Thiên Chúa, người đi truyền giáo để mang Thiên Chúa. Và kết
quả kèm theo có thể là nền văn minh phương Tây, nguồn gốc Công giáo, nghệ thuật,
khoa học và văn hóa nhưng người truyền giáo không phải là một nhân viên xã hội
hay văn hóa”.
Qua cha Sergio Ticozzi, chúng ta thấy được những khó khăn mà
các nhà truyền giáo phải đối diện tại Trung Quốc. Sự sống của họ luôn bị đe dọa
cùng với những rủi ro lớn. Mặc dù vậy cha Quirino vẫn kiên vững trong sứ mạng.
Người ta có thể đọc được điều này trong quyển sách của cha. Cha mô tả về tình
trạng bấp bênh của mình, cha biết mình đang mạo hiểm, có thể bị lên án và cầm
tù. Nhưng đối với cha Chân lý phải được loan báo, không chùn bước, không trở
nên hèn nhát trước những bách hại, khó khăn. Nhà truyền giáo là người từ bỏ mọi
sự cho một điều vĩ đại, chính vì thế lý tưởng của cha không bao giờ bị kiệt sức
bởi những toan tính của con người. Thêm vào đó những khó khăn do chiến tranh
mang lại; một cuộc sống không tránh khỏi những vụ đụng độ cuộc chiến, chiếm
đóng của Nhật Bản, đói khát và những khó khăn của một đời sống bất ổn.
Đến Viễn Đông, cha được giao sứ vụ tại Hồng Kông, từng là
lãnh thổ của Anh, nơi đây cha dấn thân chăm sóc mục vụ loan báo Tin Mừng cho
người dân sống trong các lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cha tiếp tục
dấn thân trong lãnh thổ Trung Quốc ngay cả sau khi sự bùng nổ của cuộc chiến
tranh Trung-Nhật.
Buổi chiều Chúa nhật ngày 11/01/2009, cha Quirino De
Ascaniis đã yên nghỉ an bình trong Chúa, trong lúc cha đang cầu nguyện trước
Chúa Giêsu Thánh Thể, nơi mà thường xuyên cha được đưa đến để thờ lạy Chúa mỗi
ngày với cộng đoàn. Một cuộc đời lâu dài, dâng hiến tất cả cho Thiên Chúa, cho
tha nhân trong sứ vụ truyền giáo; đối với mọi người biết cha thì cha đã là một
vị thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét