Làm thế nào để giữ đức tin khi
Giáo hội trải qua các vụ tai tiếng?
Hay đúng hơn: Chúng ta tin ở
Giáo hội nào? Một Giáo hội hoàn hảo hay một Giáo hội tội lỗi?
Sét đánh tại Quảng trường Thánh Phêrô chiều ngày Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, 11-2-2013 |
Năm 1969, Đức Joseph Ratzinger,
khi còn là giáo sư thần học, ngài đã viết trong tác phẩm “Dẫn nhập vào kitô
giáo” một chương ngắn về Giáo hội, ngài bắt đầu một cách mà chúng ta thấy
quen thuộc với tình cảnh Giáo hội hiện nay:
“Chúng ta cũng nói đến tình trạng
đè nặng chúng ta những ngày này. Chúng ta đừng tìm cách che giấu; bây giờ chúng
ta có khuynh hướng nói Giáo hội không thánh thiện cũng không công giáo… Lịch sử
Giáo hội thì đầy những chuyện tham nhũng thoái hóa của con người. Chúng ta có
thể hiểu cái nhìn khủng khiếp của văn hào Dante khi thấy các cô gái điếm
Babylone lên trên chiếc xe Giáo hội và chúng ta hiểu những chữ ghê gớm của
Guillaume d’Auvergne (thế kỷ 13), khi ông xác định chúng ta phải run rẩy khi đứng
trước sự đồi bại của Giáo hội: ‘Giáo hội không còn là hiền thê, nhưng là con
quái quỷ kinh sợ, làm biến dạng và man dại…’
Đối với chúng ta, dường như tính
chất phổ quát công giáo của Giáo hội cũng có vấn đề như sự thánh thiện. Các bên
này bên kia và các trận đánh đã chia chiếc áo của Chúa, đã chia Giáo hội lớn
thành nhiều Giáo hội nhỏ tự cho mình có ít nhiều năng động, là Giáo hội chân
chính và duy nhất. Đó là lý do vì sao ngày nay đối với nhiều người, Giáo hội là
trở ngại chính cho đức tin của họ. Chúng ta thấy trong đó là đấu tranh quyền lực
của loài người, sân khấu khốn khổ của những người, mà với khẳng định của họ, họ
muốn tuyệt đối hóa kitô giáo chính thức và làm tê liệt tinh thần kitô giáo thực
sự”.
Ngài khẳng định một cách rõ ràng
và nghiêm khắc nhất có thể, tin chắc các lập luận này không thể bị bác bỏ, và
nhận thức này không những dựa trên các lý do chính đáng, nhưng còn dựa trên các
tâm hồn thất vọng và tổn thương đã thấy các mong chờ của họ bị sụp đổ. Khởi đi
từ đó là sự tương phản giữa ý tưởng chúng ta có về đức tin và những gì chúng ta
thấy trong thực tế, và khi đó chúng ta tự hỏi: “Vì sao dù vậy mà mình vẫn còn
yêu thương Giáo hội?”
Giáo hội thánh?
“Giáo hội thánh” không ngầm có
nghĩa là mỗi tín hữu đều là thánh, là không nhiễm tội. Đức Joseph Ratzinger lập
luận rằng giấc mơ một giáo hội không nhiễm tội có từ mọi thời nhưng không có
trong Kinh Tin Kính, và trên thực tế những lời chỉ trích gay gắt nhất đối với
Giáo hội đến từ giấc mơ không thực tế này, giấc mơ một giáo hội không nhiễm tội.
“Sự thánh thiện của Giáo Hội nằm
trong quyền năng thánh hóa mà Chúa thực thi dù cho tính cách tội lỗi của con
người. Sự thánh thiện này được Chúa cho như một ơn, dù con người không trung
tín. Đó là biểu hiện tình yêu của Chúa, không để cho sự bất lực của con người
khuất phục, nhưng vẫn tiếp tục nhân lành với con người, bất chấp mọi thứ, vẫn
không ngừng đón nhận, dù đó là tội nhân, vẫn quay về với con người, thánh hóa
nó và yêu thương nó”.
Cũng như những gì là nhưng
không, cũng không tùy thuộc vào người tín hữu đó có xứng đáng hay không, sự
thánh thiện của Giáo hội là sự thánh thiện của Chúa Kitô, không phải sự thánh
thiện của chúng ta. “Nhưng đích thực sự thánh thiện của Chúa hiện diện ở
đây, và Ngài cũng chọn bàn tay bẩn thỉu của con người để đón nhận sự hiện diện
của Ngài”.
Đối với Đức Joseph Ratzinger, sự
kết hợp không đồng điệu của sự thánh thiện của Chúa và sự bất trung của con người
là khía cạnh kịch tính của ân sủng trong thế giới này, bởi vì nó làm cho chúng
ta thấy rõ ràng tình yêu nhưng không và không điều kiện của Chúa, ngày hôm qua
cũng như ngày hôm nay, Chúa luôn ngồi cùng bàn với những người tội lỗi.
Giấc mơ của một thế giới tinh
tuyền
Ý tưởng cho rằng Giáo Hội không
lẩn vào với tội là một ý tưởng đơn giản và mang tính nhị nguyên, thể hiện một
hình ảnh lý tưởng và cao quý, nhưng không thực tế. Đức Joseph Ratzinger nhắc lại,
cái gì bị xem là tai tiếng trong sự thánh thiện của Chúa Kitô, trong con mắt của
người đương thời với Ngài, Ngài không bỏ vào lửa những người bất xứng và cũng
không đi tìm sự tinh tuyền bằng cách tách lúa mì ra khỏi cỏ lùng.
“Chính xác sự thánh thiện của
Chúa Giêsu thể hiện khi Ngài gặp người tội lỗi, Ngài kéo họ về trọn vẹn với cộng
đoàn, theo số phận của những người đi lạc, mạc khải cho thấy thế nào là thánh
thiện: không phải là tách biệt nhưng hiệp nhất; không phải là phán xét nhưng
tình yêu cứu chuộc”.
Các vấn đề nhìn từ cách này sẽ
không còn thấy mọi sự một cách khiếp đảm, nhưng tràn đầy hy vọng: “Có phải Giáo
hội đơn giản đi theo con đường phó thác sự khốn cùng của nhân loại cho Chúa đó
sao? Có phải đó không phải là sự tiếp tục các bữa ăn của Chúa Giêsu với người tội
lỗi đó sao? Có phải đó là sự tiếp nối tiếp xúc với sự nghèo nàn của tội, đến mức
có vẻ như rơi vào trong đó không? Trong sự thánh thiện của Giáo hội, dù ít
thánh thiện so với mong chờ của con người là một thánh thiện tuyệt đối, thì có
mạc khải của một sự thánh thiện đích thực của Chúa, Đấng là tình yêu, một tình
yêu không ẩn náu trong sự tách rời thanh khiết vô hình, nhưng lẩn vào sự dơ bẩn
của thế giới để rửa sạch nó đó sao? Sự thánh thiện của Chúa có thể khác hơn là
việc người này mang gáng nặng người kia, điều tất nhiên cho tất cả chúng ta, từ
sự việc tất cả chúng ta đều được Chúa Kitô nâng đỡ hết đó sao?”
Tương trợ nhau vì Ngài đã
cùng mang gánh nặng với chúng ta
Với ngòi bút luôn sáng suốt và
rõ ràng của mình, Đức Joseph Ratzinger xác nhận, sự thánh thiện gần như không
thể nhận thấy của Giáo Hội có một điều gì đó an ủi. Bởi vì chúng ta sẽ nản chí
khi đứng trước sự thánh thiện không nhiễm tội, một sự thánh thiện tàn khốc phán
xét chúng ta; một sự thánh thiện không hiểu được sự yếu đuối của con người và
điều này không phải khi nào cũng mang lại sự tha thứ cho người hết lòng ăn năn.
Trong thực tế, tất cả chúng ta đều nên bị trục xuất ra khỏi Giáo hội, nếu Giáo
hội là một cộng đoàn của những người xứng đáng với giá phải trả cho sự hoàn hảo
của họ.
Những người sống ý thức mình cần
sự hỗ trợ của người khác sẽ không từ chối mang gánh nặng cho người anh em mình.
Sự an ủi duy nhất mà cộng đồng kitô hữu có thể mang lại, đó là mang gánh nặng
người khác như mang gánh nặng của chính mình.
Điều gì thật sự quan trọng với
tín hữu
Ý tưởng ngắn gọn mà chúng ta có
về Giáo hội không đúng với ý tưởng mà Giáo hội có về chính mình, cũng không phải
là ý nghĩa lấy từ trọng tâm Chúa Giêsu Kitô. Tính đặc thù của Giáo Hội nằm
ngoài tổ chức của Giáo hội, nhưng nằm “trong sự an ủi của Lời Chúa và trong các
bí tích mà Giáo hội mang lại trong những ngày vui cũng như trong các ngày buồn”.
“Các tín hữu đích thực không bao
giờ đặt một tầm quan trọng quá mức đối với cuộc đấu tranh cho việc tái tổ chức
các hình thức của giáo hội. Họ sống theo với những gì Giáo hội luôn có. Nếu người
nào muốn biết Giáo hội thực sự là gì, thì chính họ phải đi xem. Giáo Hội không
phải là nơi chúng ta tổ chức, nơi chúng ta cải cách, nơi chúng ta lãnh đạo; nó
hiện diện trong những người tin tưởng với sự đơn giản và nhận được trong đó món
quà của đức tin, điều đó trở thành cho họ một nguồn sống”.
Đối với Đức Joseph Ratzinger,
Giáo hội sống từ cuộc đấu tranh của những người không phải là thánh để đi đến sự
thánh thiện, nhưng cuộc đấu tranh chỉ mang tính cách xây dựng khi nó có được một
tình yêu đích thực và chân thật. Một Giáo hội với các cánh cửa khép kín sẽ hủy
hoại những người ở bên trong và Đức Joseph Ratzinger xem đây là một ảo tưởng
khi cho rằng, bằng cách cô lập mình với thế giới bên ngoài thì sẽ làm cho mình
tốt hơn, vì đó cũng là một ảo tưởng để tin vào một “Giáo hội của các Thánh”, bởi
vì điều thực sự tồn tại là một “Giáo hội thánh” , vì “Chúa ban cho Giáo hội ơn
thánh thiện mà không có một công đức nào về phần chúng ta”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét