Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội
Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Phần III Chương I
Vũ Văn An
28/Aug/2018
PHẦN III: CHỌN LỰA: CÁC NẺO
ĐƯỜNG HỒI TÂM MỤC VỤ VÀ TRUYỀN GIÁO
137. Dựa trên các yếu tố giải thích bối cảnh xuất hiện trong Phần II, giờ đây, chúng ta cần tập chú vào việc nhận diện quan điểm, phong cách và phương thế thích đáng nhất giúp Giáo Hội hoàn thành sứ mệnh của mình đối với người trẻ: giúp họ gặp gỡ Chúa, cảm thấy được Người yêu thương và đáp ứng lời kêu gọi của Người bước vào niềm vui yêu thương. Trong tính năng động của việc biện phân này, chính Giáo hội, trong khi cam kết đồng hành với mọi người trẻ, sẽ có khả năng phục hồi một động lực tông đồ đổi mới và vui tươi, qua nẻo đường hồi tâm mục vụ và truyền giáo.
Chương I: Một viễn tượng toàn diện
Biện phân như phong thái của một Giáo Hội đi ra ngoài
138. Khi gặp các người trẻ lúc bắt đầu của cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng Thượng Hội Đồng cũng là «lời kêu gọi để Giáo Hội tái khám phá một năng động tính trẻ trung đổi mới. […] Cả trong Giáo Hội, chúng ta cũng phải học hỏi các hình thức hiện diện và gần gũi mới mẻ » (Diễn văn cho cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, 3). Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã nói rất rõ ràng rằng «người trẻ đang yêu cầu Giáo Hội phải thay đổi mạnh mẽ trong thái độ, phương hướng và thực hành». Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác, khi cho rằng tại vùng mình chịu trách nhiệm, đường lối canh tân đang được áp dụng, đã viết rằng “câu hỏi thực sự đứng phía sau các nỗ lực này, nói chung, liên quan nhiều hơn với hình dạng của Giáo Hội mà chúng ta đang tìm kiếm và muốn trình bày: kiểu nói "Giáo hội đi ra ngoài" đã nhận diện thích hợp vấn đề tổng quát, nhưng chúng ta vẫn còn đang tìm kiếm các tiêu chí thi hành hữu ích về cách thực hiện điều này ». Việc này đòi «một diễn trình biện phân, thanh tẩy và cải cách cương nghị» (EG 30) và để lắng nghe một cách trung thực và sâu sắc những người trẻ có đầy đủ quyền tham gia vào cảm thức đức tin (fideli sensus fidelium).
139. Trong khuôn khổ này, “chọn lựa” không có nghĩa là trả lời các vấn đề một lần là xong (once and for all), mà đúng hơn, là nhận diện các bước thực tế để gia tăng khả năng tham gia vào các diễn trình biện phân sứ vụ của chúng ta, như một cộng đồng giáo hội. Hơn nữa, chúng ta không thể mong chờ việc chúng ta tình nguyện đồng hành để biện phân ơn gọi sẽ được người trẻ coi là khả tín, trừ khi chúng ta có thể chứng tỏ rằng chúng ta có thể thực hành sự biện phân này trong đời sống bình thường của Giáo Hội, biến nó trở thành modus operandi (phương thức hành động) của cộng đồng ta trước khi áp dụng nó vào tình huống của họ. Giống người trẻ, nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói lên sự khó khăn của họ trong việc tìm đường đi qua một thế giới phức tạp mà họ vốn không có một tấm bản đồ nào. Trong tình huống này, chính Thượng Hội Đồng là một thao tác để nâng cao khả năng biện phân mà chủ đề của nó vốn gợi lên.
dân Chúa trong một thế giới phân mảnh
140. Hành trình đồng bộ, vốn là một “con đường chúng ta cùng đi với nhau”, bao gồm một lời mời khẩn cấp để tái khám phá sự phong phú trong căn tính “dân Chúa”, vốn là thuật ngữ để định nghĩa Giáo Hội như dấu chỉ có tính tiên tri về sự hiệp thông trong một thế giới thường bị chia rẽ và bất hòa xé nát. Tư thế của dân này «là tư thế phẩm giá và tự do của con cái Thiên Chúa, mà lòng họ được Chúa Thánh Thần ngự như ngự trong đền thờ của Người. Luật pháp của dân này là giới răn yêu thương mới như Đức Kitô yêu thương chúng ta (xem Ga 13:34). Cùng đích của dân này là vương quốc của Thiên Chúa » (LG 9). Trong thực tại lịch sử của nó, dân Chúa có nhiều gương mặt, vì họ «nhập thể vào các dân tộc trên trái đất, mỗi dân tộc này đều có văn hóa riêng của họ» (EG 115). Trong dân này, Chúa Thánh Thần «mang đến nhiều hồng phúc phong phú, đồng thời tạo ra một sự thống nhất, không bao giờ là độc dạng mà là một hòa hợp đa dạng và hấp dẫn» (EG 117). Căn tính năng động này thúc đẩy Giáo Hội hướng ra thế giới và làm cho Giáo Hội trở thành truyền giáo và luôn đi ra ngoài; Giáo Hội không bị ám ảnh bởi mối quan tâm muốn «là trung tâm» (EG 49), nhưng khiêm nhường mong muốn thành công trở thành men bột thậm chí vượt quá "biên giới" của mình, vì biết rằng mình có điều gì đó để cho đi và điều gì đó để tiếp nhận trong khuôn khổ trao đổi tặng phẩm.
Trong tính năng động này, Giáo hội sẽ phải chọn đối thoại làm phong thái và phương pháp, cổ vũ người người ý thức được sự hiện hữu của các ràng buộc và kết nối trong một thực tại phức tạp – chứ không nên coi nó một cách giản lược như bao gồm các phân mảnh - cũng như sự căng thẳng hướng tới sự thống nhất, một sự thống nhất, không bị tan biến vào tính độc dạng, sẽ giúp hội tụ mọi thành phần của nó, duy trì các đặc tính dị biệt cá thể của các thành phần này và sự phong phú họ có chung với nhau (xem EG 236). Không có ơn gọi nào, đặc biệt trong Giáo hội, có thể nằm ngoài tính năng động của cuộc đối thoại thân mật và thoải mái này, và bất cứ nỗ lực đích thực nào hướng tới việc đồng hành để biện phân ơn gọi sẽ phải được đo lường theo chân trời này, dành sự chú ý đặc biệt cho các anh chị em nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Một Giáo Hội sinh sản
141. Tính năng động trên, nhờ đó chúng ta ra khỏi bản thân mình để hiến đời sống mình và làm việc một cách quảng đại để mọi người, cả về phương diện cá nhân lẫn tập thể, có thể gặp được niềm vui yêu thương, cũng là đặc điểm trong cách thức Giáo hội thi hành thẩm quyền đã ủy thác cho mình, theo cách thực sự sinh sản và do đó tạo ra sự hiệp thông. Theo một số phân tích, về phương diện ngữ nguyên (etymologically), tính thẩm quyền là khả năng làm cho mọi tạo vật phát triển (tiếng Latinh, là augeo, do đó có chữ auctor[tác giả] và auctoritas[thẩm quyền]) trong tính độc đáo mà Đấng Tạo Dựng vốn quan niệm và muốn chúng có. Thi hành thẩm quyền là nhận trách nhiệm cổ vũ sự phát triển và giải phóng nền tự do, chứ không phải việc kiểm soát nhằm làm người ta hết bay nhẩy và cùm trói họ.
142. Thành thử, Giáo Hội “được đem vào hiện hữu” cùng với người trẻ, bằng cách để họ trở thành những người chủ đạo thực sự chứ không nói với họ “nó luôn luôn được làm theo cách này”. Viễn tượng này, một viễn tượng xác định ra phong thái mục vụ và cả cách tổ chức nội bộ của định chế, hoàn toàn đồng điệu với lời yêu cầu muốn được chân thực mà người trẻ đang ngỏ cùng Giáo Hội. Họ mong muốn được đồng hành không phải bởi một thẩm phán cứng rắn, cũng không phải bởi một phụ huynh sợ hãi và bảo hộ thái quá đến bắt con cái lệ thuộc, mà là bởi một người không sợ sự yếu đuối của chính mình và có khả năng làm cho kho báu mình giữ bên trong, như một bình đất, tỏa sáng ( xem 2Cr 4: 7). Nếu không, cuối cùng họ sẽ hướng sang nơi khác, nhất là ở một thời điểm không thiếu những giải pháp thay thế (xem GMTHĐ 1.7.10).
143. Để có thể sinh sản, việc đồng hành để biện phân ơn gọi chỉ có thể có một viễn tượng toàn diện. Thực vậy, ơn gọi không bao giờ là nguyên lý xa lánh, mà đúng hơn là một trung tâm tích hợp mọi chiều kích của con người, và làm cho chúng sinh hoa trái: từ các tài năng tự nhiên tới nhân cách với các tài nguyên và giới hạn của nó, từ những đam mê sâu sắc nhất tới các kỹ năng thu lượm được qua học hành, từ các kinh nghiệm thành công đến những thất bại mà mọi câu chuyện cá nhân đều có, từ khả năng thiết lập mối quan hệ với và yêu thương ai đó tới việc lãnh trách nhiệm nơi một con người hay một xã hội. Vì lý do này, việc phục vụ đồng hành được đo bằng một loạt các yếu tố chỉ xuất hiện như không liên quan hoặc không có tính thiêng liêng và không thể hoạt động nếu không có một liên minh nào giữa các tác nhân đào tạo.
Kỳ sau: Chương hai: Vào sâu trong kết cấu cuộc sống hàng ngày của chúng ta
137. Dựa trên các yếu tố giải thích bối cảnh xuất hiện trong Phần II, giờ đây, chúng ta cần tập chú vào việc nhận diện quan điểm, phong cách và phương thế thích đáng nhất giúp Giáo Hội hoàn thành sứ mệnh của mình đối với người trẻ: giúp họ gặp gỡ Chúa, cảm thấy được Người yêu thương và đáp ứng lời kêu gọi của Người bước vào niềm vui yêu thương. Trong tính năng động của việc biện phân này, chính Giáo hội, trong khi cam kết đồng hành với mọi người trẻ, sẽ có khả năng phục hồi một động lực tông đồ đổi mới và vui tươi, qua nẻo đường hồi tâm mục vụ và truyền giáo.
Chương I: Một viễn tượng toàn diện
Biện phân như phong thái của một Giáo Hội đi ra ngoài
138. Khi gặp các người trẻ lúc bắt đầu của cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố rằng Thượng Hội Đồng cũng là «lời kêu gọi để Giáo Hội tái khám phá một năng động tính trẻ trung đổi mới. […] Cả trong Giáo Hội, chúng ta cũng phải học hỏi các hình thức hiện diện và gần gũi mới mẻ » (Diễn văn cho cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, 3). Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã nói rất rõ ràng rằng «người trẻ đang yêu cầu Giáo Hội phải thay đổi mạnh mẽ trong thái độ, phương hướng và thực hành». Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác, khi cho rằng tại vùng mình chịu trách nhiệm, đường lối canh tân đang được áp dụng, đã viết rằng “câu hỏi thực sự đứng phía sau các nỗ lực này, nói chung, liên quan nhiều hơn với hình dạng của Giáo Hội mà chúng ta đang tìm kiếm và muốn trình bày: kiểu nói "Giáo hội đi ra ngoài" đã nhận diện thích hợp vấn đề tổng quát, nhưng chúng ta vẫn còn đang tìm kiếm các tiêu chí thi hành hữu ích về cách thực hiện điều này ». Việc này đòi «một diễn trình biện phân, thanh tẩy và cải cách cương nghị» (EG 30) và để lắng nghe một cách trung thực và sâu sắc những người trẻ có đầy đủ quyền tham gia vào cảm thức đức tin (fideli sensus fidelium).
139. Trong khuôn khổ này, “chọn lựa” không có nghĩa là trả lời các vấn đề một lần là xong (once and for all), mà đúng hơn, là nhận diện các bước thực tế để gia tăng khả năng tham gia vào các diễn trình biện phân sứ vụ của chúng ta, như một cộng đồng giáo hội. Hơn nữa, chúng ta không thể mong chờ việc chúng ta tình nguyện đồng hành để biện phân ơn gọi sẽ được người trẻ coi là khả tín, trừ khi chúng ta có thể chứng tỏ rằng chúng ta có thể thực hành sự biện phân này trong đời sống bình thường của Giáo Hội, biến nó trở thành modus operandi (phương thức hành động) của cộng đồng ta trước khi áp dụng nó vào tình huống của họ. Giống người trẻ, nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói lên sự khó khăn của họ trong việc tìm đường đi qua một thế giới phức tạp mà họ vốn không có một tấm bản đồ nào. Trong tình huống này, chính Thượng Hội Đồng là một thao tác để nâng cao khả năng biện phân mà chủ đề của nó vốn gợi lên.
dân Chúa trong một thế giới phân mảnh
140. Hành trình đồng bộ, vốn là một “con đường chúng ta cùng đi với nhau”, bao gồm một lời mời khẩn cấp để tái khám phá sự phong phú trong căn tính “dân Chúa”, vốn là thuật ngữ để định nghĩa Giáo Hội như dấu chỉ có tính tiên tri về sự hiệp thông trong một thế giới thường bị chia rẽ và bất hòa xé nát. Tư thế của dân này «là tư thế phẩm giá và tự do của con cái Thiên Chúa, mà lòng họ được Chúa Thánh Thần ngự như ngự trong đền thờ của Người. Luật pháp của dân này là giới răn yêu thương mới như Đức Kitô yêu thương chúng ta (xem Ga 13:34). Cùng đích của dân này là vương quốc của Thiên Chúa » (LG 9). Trong thực tại lịch sử của nó, dân Chúa có nhiều gương mặt, vì họ «nhập thể vào các dân tộc trên trái đất, mỗi dân tộc này đều có văn hóa riêng của họ» (EG 115). Trong dân này, Chúa Thánh Thần «mang đến nhiều hồng phúc phong phú, đồng thời tạo ra một sự thống nhất, không bao giờ là độc dạng mà là một hòa hợp đa dạng và hấp dẫn» (EG 117). Căn tính năng động này thúc đẩy Giáo Hội hướng ra thế giới và làm cho Giáo Hội trở thành truyền giáo và luôn đi ra ngoài; Giáo Hội không bị ám ảnh bởi mối quan tâm muốn «là trung tâm» (EG 49), nhưng khiêm nhường mong muốn thành công trở thành men bột thậm chí vượt quá "biên giới" của mình, vì biết rằng mình có điều gì đó để cho đi và điều gì đó để tiếp nhận trong khuôn khổ trao đổi tặng phẩm.
Trong tính năng động này, Giáo hội sẽ phải chọn đối thoại làm phong thái và phương pháp, cổ vũ người người ý thức được sự hiện hữu của các ràng buộc và kết nối trong một thực tại phức tạp – chứ không nên coi nó một cách giản lược như bao gồm các phân mảnh - cũng như sự căng thẳng hướng tới sự thống nhất, một sự thống nhất, không bị tan biến vào tính độc dạng, sẽ giúp hội tụ mọi thành phần của nó, duy trì các đặc tính dị biệt cá thể của các thành phần này và sự phong phú họ có chung với nhau (xem EG 236). Không có ơn gọi nào, đặc biệt trong Giáo hội, có thể nằm ngoài tính năng động của cuộc đối thoại thân mật và thoải mái này, và bất cứ nỗ lực đích thực nào hướng tới việc đồng hành để biện phân ơn gọi sẽ phải được đo lường theo chân trời này, dành sự chú ý đặc biệt cho các anh chị em nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Một Giáo Hội sinh sản
141. Tính năng động trên, nhờ đó chúng ta ra khỏi bản thân mình để hiến đời sống mình và làm việc một cách quảng đại để mọi người, cả về phương diện cá nhân lẫn tập thể, có thể gặp được niềm vui yêu thương, cũng là đặc điểm trong cách thức Giáo hội thi hành thẩm quyền đã ủy thác cho mình, theo cách thực sự sinh sản và do đó tạo ra sự hiệp thông. Theo một số phân tích, về phương diện ngữ nguyên (etymologically), tính thẩm quyền là khả năng làm cho mọi tạo vật phát triển (tiếng Latinh, là augeo, do đó có chữ auctor[tác giả] và auctoritas[thẩm quyền]) trong tính độc đáo mà Đấng Tạo Dựng vốn quan niệm và muốn chúng có. Thi hành thẩm quyền là nhận trách nhiệm cổ vũ sự phát triển và giải phóng nền tự do, chứ không phải việc kiểm soát nhằm làm người ta hết bay nhẩy và cùm trói họ.
142. Thành thử, Giáo Hội “được đem vào hiện hữu” cùng với người trẻ, bằng cách để họ trở thành những người chủ đạo thực sự chứ không nói với họ “nó luôn luôn được làm theo cách này”. Viễn tượng này, một viễn tượng xác định ra phong thái mục vụ và cả cách tổ chức nội bộ của định chế, hoàn toàn đồng điệu với lời yêu cầu muốn được chân thực mà người trẻ đang ngỏ cùng Giáo Hội. Họ mong muốn được đồng hành không phải bởi một thẩm phán cứng rắn, cũng không phải bởi một phụ huynh sợ hãi và bảo hộ thái quá đến bắt con cái lệ thuộc, mà là bởi một người không sợ sự yếu đuối của chính mình và có khả năng làm cho kho báu mình giữ bên trong, như một bình đất, tỏa sáng ( xem 2Cr 4: 7). Nếu không, cuối cùng họ sẽ hướng sang nơi khác, nhất là ở một thời điểm không thiếu những giải pháp thay thế (xem GMTHĐ 1.7.10).
143. Để có thể sinh sản, việc đồng hành để biện phân ơn gọi chỉ có thể có một viễn tượng toàn diện. Thực vậy, ơn gọi không bao giờ là nguyên lý xa lánh, mà đúng hơn là một trung tâm tích hợp mọi chiều kích của con người, và làm cho chúng sinh hoa trái: từ các tài năng tự nhiên tới nhân cách với các tài nguyên và giới hạn của nó, từ những đam mê sâu sắc nhất tới các kỹ năng thu lượm được qua học hành, từ các kinh nghiệm thành công đến những thất bại mà mọi câu chuyện cá nhân đều có, từ khả năng thiết lập mối quan hệ với và yêu thương ai đó tới việc lãnh trách nhiệm nơi một con người hay một xã hội. Vì lý do này, việc phục vụ đồng hành được đo bằng một loạt các yếu tố chỉ xuất hiện như không liên quan hoặc không có tính thiêng liêng và không thể hoạt động nếu không có một liên minh nào giữa các tác nhân đào tạo.
Kỳ sau: Chương hai: Vào sâu trong kết cấu cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét