29/08/2019
Thứ Năm tuần 21 thường niên
Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết.
Lễ nhớ.
* Thánh
Gioan Tẩy Giả đã bị chém đầu ở Makêron, gần Biển Chết, do lệnh của vua Hêrôđê
Antipa. Cái chết của người, vị Tiền Hô của Chúa Kitô, cho thấy rõ người có tâm
hồn quả cảm như thế nào và người đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trọn vẹn
ra sao.
Khi chết cũng như
khi còn rao giảng, người đều làm chứng cho chân lý. Người quả là “ngọn đèn cháy
sáng” như lời Đức Giêsu đã nói.
BÀI ĐỌC I: 1 Tx 3, 7-13
“Xin Chúa ban cho anh em lòng
yêu thương nhau và yêu thương mọi người”.
Trích thư thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, vì đức
tin anh em, chúng tôi được an ủi nơi anh em trong mọi nỗi quẫn bách và gian
truân, hiện giờ chúng tôi cảm thấy được sống, vì thấy anh em đứng vững trong
Chúa. Vậy chúng tôi phải cảm tạ ơn Chúa thế nào thay cho anh em, vì nỗi vui mừng
chúng tôi được hưởng trước mặt Thiên Chúa chúng ta nhờ anh em. Đêm ngày chúng
tôi gia tăng lời cầu nguyện, để được gặp mặt anh em lại và bổ túc những gì thiếu
sót trong đức tin của anh em. Xin chính Thiên Chúa là Cha chúng ta, và Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, dẫn đàng đưa chúng tôi tới anh em. Về phần anh em,
xin Chúa ban cho anh em được gia tăng và dồi dào lòng yêu thương nhau và yêu
thương mọi người, như chính chúng tôi yêu thương anh em: để làm cho lòng anh em
nên vững vàng trong sự thánh thiện, không còn điều gì đáng trách trước mặt
Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đến làm một
cùng tất cả các thánh của Người. Amen. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 89, 3-4.
12-13. 14 và 17
Đáp: Xin cho chúng
con sớm đươc no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan (c. 14).
Xướng:
1) Thực ngàn năm ở trước
thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh.
Chúa khiến con người trở về bụi đất, Người phán: “Hãy trở về gốc, hỡi con người”.
– Đáp.
2) Xin dạy chúng con
biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin
trở lại, chớ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài. – Đáp.
3) Xin cho chúng con sớm
được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng
con. Xin cho chúng con được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng con. Sự nghiệp
tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố; xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng
con làm ra. – Đáp.
ALLELUIA: Mt 5, 10
Alleluia, alleluia!
– Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ. –
Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 6, 17-29
“Con muốn đức vua ban ngay cho
con cái đầu của Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Hêrôđê đã sai
đi bắt Gioan và giam ông trong ngục: nguyên do tại Hêrôđia, vợ của Philipphê
anh vua mà vua đã cưới lấy. Vì Gioan bảo Hêrôđê: “Nhà vua không được phép chiếm
lấy vợ anh mình”. Phần Hêrôđia, nàng toan mưu và muốn giết ông, nhưng không thể
làm gì được, vì Hêrôđê kính nể Gioan, biết ông là người chính trực và thánh thiện,
và giữ ông lại. Nghe ông nói, vua rất phân vân, nhưng lại vui lòng nghe.
Dịp thuận tiện xảy đến
vào ngày sinh nhật Hêrôđê, khi vua thết tiệc các quan đại thần trong triều, các
sĩ quan và những người vị vọng xứ Galilêa. Khi con gái nàng Hêrôđia tiến vào nhảy
múa, làm đẹp lòng Hêrôđê và các quan khách, thì vua liền nói với thiếu nữ ấy rằng:
“Con muốn gì, cứ xin, trẫm sẽ cho”, và vua thề rằng: “Con xin bất cứ điều gì,
dù là nửa nước, trẫm cũng cho”. Cô ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì?” Mẹ cô đáp: “Xin
đầu Gio-an Tẩy Giả”. Cô liền vội vàng trở vào xin vua: “Con muốn đức vua ban
ngay cho con cái đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa”. Vua buồn lắm, nhưng vì lời thề
và vì có các quan khách, nên không muốn làm cho thiếu nữ đó buồn. Và lập tức,
vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa. Viên thị vệ liền đi vào ngục
chặt đầu Gioan, và đặt trên đĩa trao cho thiếu nữ, và thiếu nữ đem cho mẹ.
Nghe tin ấy, các môn đệ
Gioan đến lấy xác ông và mai táng trong mồ. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Lễ thánh
Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết
Thánh Gioan tẩy giả là
người anh họ của Đức Chúa Giêsu. Thân mẫu ngài là thánh nữ Êlizabeth và thân phụ
ngài là ông Zacaria. Chương đầu tiên của Tin mừng theo thánh Luca thuật lại biến
cố sinh nhật tuyệt vời của thánh Gioan. Và Tin mừng theo thánh Marcô, nơi
chương thứ 6, các câu 14-29, kể lại những chi tiết tàn bạo về cái chết của
Gioan tẩy giả.
Vua Hêrôđê lấy vợ của
anh mình là bà Hêrôđia. Gioan nói cho Hêrôđê biết điều ấy là sai, nhưng Hêrôđê
và Hêrôđia không muốn nghe và giữ giới luật của Thiên Chúa. Họ chỉ muốn làm
theo ý riêng mình. Và Gioan tẩy giả đã phải trả giá cho lòng tốt của ngài! Tuy nhiên,
thánh nhân không thể hành động theo cách khác được. Ngài không im lặng trước tội
lỗi và bất công. Sứ mệnh của Gioan là mời gọi người ta cải hối cuộc đời; và
ngài mong muốn cho hết thảy mọi người được ơn giao hòa cùng Thiên Chúa.
Hêrôđia đã giữ mối hận
thù đối với Gioan. Và khi dịp thuận tiện xảy đến, bà đã ra tay sắp đặt để Gioan
bị chém đầu. Gioan đã phải chấp nhận những hậu quả nghiệt ngã cho việc giảng dạy
chân lý Phúc âm.
Thánh Gioan tẩy giả
rao giảng phép rửa sám hối, chuẩn bị cho người ta đón nhận Đấng Mêsia. Ngài đã
làm phép rửa cho Chúa Giêsu trong dòng sông Giođan và được hưởng kiến niềm vui
vì sứ mệnh công khai của Chúa Giêsu đã khởi sự. Gioan tẩy giả đã khích lệ các
môn đồ của mình đi theo Đức Chúa Giêsu. Ngài biết rằng danh Chúa phải tỏa sáng
ra, còn danh mình phải lu mờ đi. Trong chương thứ nhất Phúc âm theo thánh
Gioan, thánh Gioan tẩy giả nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, chỉ thức
tỉnh người ta hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng mà thôi! Thánh nhân mời gọi mọi
người hãy sẵn sàng để chuẩn bị đón nhận Đấng Mêsia. Sứ điệp của Gioan tẩy giả
phải chăng cũng là sứ điệp của mỗi người chúng ta?
Chúng ta hãy nài xin
thánh Gioan tẩy giả giúp chúng ta luôn sẵn sàng để đón nhận Chúa Giêsu ngự đến
trong cuộc sống của mình.
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 21 TN1
Bài đọc: I Thes
3:7-13; Mt 24:42-51.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải luôn biết kiên trì tập
luyện.
Nhiều người hay có
khuynh hướng “để ngày mai,” vì nghĩ họ còn nhiều thời gian để làm. Tục ngữ Việt-nam
có rất nhiều câu để diệt trừ thái độ này: “Việc gì có thể làm hôm nay, đừng để
lại ngày mai;” “đừng đợi nước đến chân mới nhảy;” “không biết lo xa, sẽ có buồn
gần.” Khuynh hướng này còn nguy hiểm hơn nữa, và được ma quỉ áp dụng để tước đoạt
linh hồn con người: Các tín hữu, nhất là người trẻ, thường nghĩ mình còn cả cuộc
đời để chuẩn bị cho Ngày Phán Xét, nên cứ việc ăn chơi thả giàn; đợi khi nào về
già rồi sẽ tính chuyện ăn năn trở lại cũng không muộn. Hơn nữa, Thiên Chúa là
Cha rất nhân lành, chỉ cần ít phút trở lại trên giường bệnh cũng đủ để vào
Thiên Đàng, như trường hợp người trộm lành trên thập giá. Biết bao nhiêu người
có thái độ này đã phải hư đi, vì: Thứ nhất, họ không biết ngày giờ nào là ngày
tận thế của họ, thực tế dẫn chứng nhiều người đã chết khi tuổi vẫn còn trẻ. Thứ
hai, một khi đã ở quá lâu trong vũng lầy của tội lỗi, họ không còn muốn thoát
ra, và cũng không còn sức để vượt thoát được nữa.
Các Bài Đọc hôm nay
cho chúng ta hai câu truyện để dạy chúng ta luôn phải biết kiên trì tập luyện
trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô dẫn chứng bằng
chính cuộc đời của mình. Ngài tìm đủ mọi cách để khuyên nhủ, dạy dỗ, và cầu
nguyện cho các tín hữu Thessalonica để họ có thể bền vững trong đức tin, và trở
nên tinh tuyền thánh thiện, để xứng đáng ra đón Đức Kitô trong Ngày Quang Lâm.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dẫn chứng bằng một câu truyện của một người chủ trao
bổn phận cho người đầy tớ trước khi đi xa. Ông sẽ trở lại vào ngày giờ mà người
đầy tớ không ngờ, và ông sẽ thưởng hay phạt tùy theo những gì ông tìm thấy nơi
người đầy tớ. Mẹ Monica cũng hết sức lo lắng đến lo phần hồn cho hết mọi người
trong gia đình.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải chuẩn bị sẵn sàng cho Ngày Quang Lâm.
1.1/ Người tín hữu luôn
hướng về Ngày Quang Lâm: vì đây là mục đích
của cuộc đời. Thánh Phaolô nói rõ: “Xin Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững
chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên
Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với
các thánh của Người.” Hai mục tiêu mà thánh Phaolô muốn các tín hữu ra sức tập
luyện để có được:
(1) Bền tâm vững chí
trong đức tin: Đức tin người tín hữu có được trong ngày lãnh nhận Bí-tích Rửa Tội
chỉ là một hạt giống. Các tín hữu cần luyện tập để làm cho hạt giống đức tin lớn
lên thành cây và sinh hoa kết trái. Đức tin không bao giờ được coi là một hành
động thuần tri thức hay trong một lúc; nhưng phải biểu tỏ bằng hành động trong
suốt cuộc đời, để vượt qua hết mọi cám dỗ và thử thách trong cuộc đời.
(2) Trở nên tinh tuyền
thánh thiện: Người tín hữu chuẩn bị tâm hồn bằng cách khử trừ hết mọi tính hư nết
xấu trong con người, và luyện tập để có được mọi đức tính cần thiết như Thiên
Chúa, Đấng tốt lành và thánh thiện.
1.2/ Người tín hữu luôn
biết trau dồi tập luyện trong thời gian hiện tại: Người tín hữu không phải là người mà đầu óc chỉ mơ mộng
lên Thiên Đàng, nhưng thân thể dính chặt trên giường. Trái lại, họ phải biết lo
toan tập luyện làm sao để đạt được hai mục tiêu trên. Nhìn những gì thánh
Phaolô lo lắng cho các tín hữu, chúng ta nhận ra những bài học quan trọng sau
đây:
(1) Lo lắng tận tình
cho những người mình có trách nhiệm, để họ có được một đức tin vững mạnh. Ngài
viết: “Thưa anh em, vì anh em có lòng tin, nên khi nghĩ đến anh em, chúng tôi
được an ủi giữa mọi thống khổ gian truân chúng tôi phải chịu. Phải, chúng tôi sống
được đến giờ này là nhờ anh em đứng vững trong Chúa.” Niềm vui ngài có được là
nhìn thấy họ lớn lên trong Chúa: ”Chúng tôi biết nói gì để tạ ơn Thiên Chúa về
anh em, vì tất cả niềm vui mà nhờ anh em, tôi có được trước nhan Thiên Chúa
chúng ta.”
(2) Cầu nguyện để xin
Chúa bổ túc những gì còn thiếu sót: Đã là người, ai cũng có khuyết điểm và thiếu
sót. Thánh Phaolô biết có cố gắng bao nhiêu cũng không đủ cho các tín hữu trở
nên trọn lành; vì thế, ngài trông vào lời cầu nguyện: “Đêm ngày chúng tôi tha
thiết nài xin Chúa cho được thấy mặt anh em và bổ túc những gì còn thiếu trong
đức tin của anh em.”
(3) Năng liên lạc và
thăm viếng để khích lệ tinh thần: Người lãnh đạo tinh thần: cha mẹ, người đỡ đầu,
cha xứ … có bổn phận phải chăm nom đức tin cho những người mình có bổn phận
trong suốt cuộc đời, chứ không phải chỉ trong ngày Rửa Tội, hay trong những năm
tháng mà họ thuộc quyền mình mà thôi. Thánh Phaolô luôn tìm cơ hội trở lại để
thăm viếng và khích lệ tinh thần các cộng đòan ngài thành lập; khi không thể đến
được, ngài dùng thư từ để hỏi han và khích lệ.
(4) Làm cho đức ái
phát triển và ngự trị trong cộng đoàn: Bác ái là một đặc tính tối quan trọng của
các Kitô hữu; vì thế, thánh Phaolô khuyên: ”Xin Chúa cho tình thương của anh em
đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như
tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy.”
2/ Phúc Âm: Phúc cho đầy tớ khôn ngoan và trung tín.
2.1/ Người chủ của đầy tớ
sẽ trở về: Khi người chủ ra đi là sẽ có ngày
trở về; khi Thiên Chúa cho chúng ta vào thế gian sinh sống là sẽ có ngày chúng
ta sẽ về với Ngài. Ai cũng biết chắc chắn sẽ có ngày đó, nhưng không ai biết
khi nào ngày đó sẽ xảy ra.
(1) Phần thưởng cho đầy
tớ khôn ngoan và trung tín: Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Vậy thì ai là người đầy
tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát
lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh
ta đang làm như vậy. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả
tài sản của mình.” Theo truyền thống Do-thái, quản gia hay đầy tớ trưởng là người
trông coi mọi việc trong nhà, anh thay chủ khi chủ vắng nhà, và có toàn quyền
trên mọi gia nhân trong nhà. Người quản gia khôn ngoan và trung tín là người
làm mọi việc xuôi chảy dù có hay vắng mặt chủ nhà, anh được chủ tin cậy và trao
hết mọi tài sản của chủ.
(2) Hình phạt cho đầy
tớ dại dột và bất trung: “Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ,
vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên
giả hình: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”
2.2/ Thái độ của tên đầy
tớ bất trung.
(1) Ngày về của chủ
còn dài: Tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: “Còn lâu chủ ta mới về,”
thế rồi hắn bắt đầu
đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa. Chủ hắn trở về vào
lúc hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và hắn sẽ phải lãnh nhật mọi hình phạt
cho kẻ bất trung.
(2) Không dễ dàng để
ăn năn trở lại: Một người học sinh biết khó khăn thế nào khi tới kỳ thi cuối
khóa mới bắt đầu học; một người lực sĩ biết khó khăn thế nào để thi đấu khi
thân thể đã phì nộm ra. Cũng thế, một tín hữu đã dấn sâu quá vào tội lỗi, vào tứ
đổ tường sẽ biết khó khăn thế nào để khử trừ việc nghiện ngập. Thói quen xấu sẽ
càng ngày càng nhiều ra đến độ khi biết tỉnh thức muốn thoát ra thì đã quá muộn
màng. Lúc đó, chỉ còn biết bằng lòng với số phận.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải luôn
biết chuẩn bị cho Ngày Phán Xét bằng cách làm cho đức tin luôn tăng trưởng, khử
trừ mọi tính hư nết xấu, và luyện tập nhân đức để ngày càng thánh thiện hơn.
– Chúng ta phải cố gắng
hết sức để hòan tất sứ vụ Chúa trao: phải ra sức lo lắng cho những người chúng
ta có trách nhiệm có một đức tin vững chắc và một cuộc sống thánh thiện.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
29/08/2019 – THỨ NĂM TUẦN 21 TN
Th. Gio-an Tẩy giả bị trảm quyết Mc 6,17-29
SỐNG TRONG SỰ THẬT
“Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài.” (Mc 6,18)
Suy niệm: Gio-an Tẩy giả không phải
là ánh sáng, nhưng ông làm chứng cho ánh sáng. Cả cuộc đời ông là lời chứng cho
Đấng sẽ đến sau nhưng cao trọng hơn ông. Ông đã chết vì đã sống cho sự thật:
“Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài.” Cái chết của Gio-an tiên báo cái chết
của Đức Giê-su, Đấng đã tuyên bố “Thầy là sự thật,” và “sự thật sẽ giải thoát
anh em” (x. Ga 8,32). Không lạ gì cái chết của Gio-an đem ông vào Thiên quốc;
đang khi ấy, cuộc tử nạn của Đấng là sự thật, ánh sáng, lại đem ơn giải thoát
cho cả nhân loại. Còn vua Hê-rô-đê và cả bà Hê-rô-đi-a, cả hai đã không dám đối
diện với sự thật, chìm đắm trong tội lỗi, bịt miệng vị ngôn sứ dám nói sự thật.
Là con cái Thiên Chúa, ta hãy lấy sự thật làm kim chỉ nam cho đời sống đức tin:
con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Mời Bạn: Mỗi ngày, chúng ta đối diện
với biết bao điều thật – giả lẫn lộn. Bạn làm gì để luôn giữ được giá trị đức
tin trước cám dỗ muốn thỏa hiệp với sự dữ để vinh thân phì da?
Chia sẻ: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).
Chỉ khi đi trên con đường mang tên Giê-su, bạn mới tìm được sự thật, và sự thật
ấy dẫn bạn đến sự sống đời đời. Chia sẻ cảm nhận của mình cho mọi người, bạn
nhé!
Sống Lời Chúa: Tập can đảm để sống trong
sự thật, cho dẫu biết trước sẽ mất lòng người khác. Kết quả sẽ là “thà mất lòng
trước mà được lòng sau.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa, các
thánh là những người dám sống cho Chúa và Nước Trời. Xin cho chúng con luôn can
đảm sống cho chân lý đức tin như các ngài, để môi trường bớt đi sự giả dối và
Nước Chúa được hiển trị. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Đầu Gioan Tẩy giả (29.8.2019 –
Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết)
Suy niệm:
Ngày sinh nhật của một người lại dẫn đến cái chết của một người
khác.
Nếu sự kiện xảy ra đúng như truyền thống mà Máccô nhận được và ghi lại
thì thật là khủng khiếp.
Ai có thể tưởng tượng nổi chuyện trong bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê,
một cô bé dám bưng mâm, trên có cái đầu vừa bị chặt của một người,
máu còn chảy ròng ròng, mắt đang nhắm hay mở?
Cô bưng và vui vẻ trao cho mẹ cô.
Mẹ cô sẽ bưng và trao cho ai cái đầu của Gioan, người mà bà căm ghét?
Nếu sự kiện xảy ra đúng như truyền thống mà Máccô nhận được và ghi lại
thì thật là khủng khiếp.
Ai có thể tưởng tượng nổi chuyện trong bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê,
một cô bé dám bưng mâm, trên có cái đầu vừa bị chặt của một người,
máu còn chảy ròng ròng, mắt đang nhắm hay mở?
Cô bưng và vui vẻ trao cho mẹ cô.
Mẹ cô sẽ bưng và trao cho ai cái đầu của Gioan, người mà bà căm ghét?
Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta một số kinh nghiệm của Hêrôđê.
Trước hết là kinh nghiệm bị giằng co giữa cái tốt và cái xấu.
Hêrôđê Antipas đã bắt ông Gioan tẩy giả và xiềng ông trong ngục.
Lý do vì Gioan đã cản trở cuộc hôn nhân sai trái của ông với Hêrôđia.
Dầu vậy Hêrôđê vẫn biết Gioan là người công chính thánh thiện,
vẫn sợ ông và che chở ông khỏi sự trả thù của Hêrôđia (cc. 19-20).
Hêrôđê còn lương tâm khi ông thích nghe Gioan nói, dù rất bối rối khi nghe.
Trước hết là kinh nghiệm bị giằng co giữa cái tốt và cái xấu.
Hêrôđê Antipas đã bắt ông Gioan tẩy giả và xiềng ông trong ngục.
Lý do vì Gioan đã cản trở cuộc hôn nhân sai trái của ông với Hêrôđia.
Dầu vậy Hêrôđê vẫn biết Gioan là người công chính thánh thiện,
vẫn sợ ông và che chở ông khỏi sự trả thù của Hêrôđia (cc. 19-20).
Hêrôđê còn lương tâm khi ông thích nghe Gioan nói, dù rất bối rối khi nghe.
Kế đến là kinh nghiệm về sự thiếu chín chắn của Hêrôđê khi thề hứa.
Cái gì đã xui khiến ông nói câu dại dột này với cô bé Salômê:
“Con xin gì ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được” (c. 23)?
Bầu khí cuồng nhiệt của bữa tiệc sinh nhật, hay điệu vũ đẹp mê hồn,
hay rượu đã ngà ngà say, hay muốn chứng tỏ mình đầy quyền lực?
Hay sự cộng hưởng của mọi yếu tố trên?
Có những lời nói vội vã mà sau đó ta phải hối tiếc và trả giá.
Cái gì đã xui khiến ông nói câu dại dột này với cô bé Salômê:
“Con xin gì ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được” (c. 23)?
Bầu khí cuồng nhiệt của bữa tiệc sinh nhật, hay điệu vũ đẹp mê hồn,
hay rượu đã ngà ngà say, hay muốn chứng tỏ mình đầy quyền lực?
Hay sự cộng hưởng của mọi yếu tố trên?
Có những lời nói vội vã mà sau đó ta phải hối tiếc và trả giá.
Cuối cùng là kinh nghiệm về sự mất tự do trước khi quyết định.
Khi cô bé xin cái đầu của Gioan, Hêrôđê hẳn đã sửng sốt ngỡ ngàng.
Ông buồn hết sức vì mình đã lỡ thề hứa như vậy (c. 26).
Ông có thể rút lại lời đã nói không? Dĩ nhiên là có.
Nhưng nỗi sợ đã khiến ông không dám làm.
Sợ từ chối cô bé, làm cho cô buồn và mẹ cô nổi giận,
sợ bị mang tiếng là nuốt lời trước mặt bá quan văn võ.
Nói chung ông sợ mất danh dự của mình, mất thiện cảm của người khác.
Bởi vậy, dù Hêrôđê thấy việc giết Gioan là điều sai trái,
ông vẫn không dám xin rút lại lời thề thiếu suy xét của mình.
Cần can đảm để giữ lời hứa, nhưng có khi cần can đảm hơn để không giữ.
Danh dự hão của Hêrôđê được mua bằng máu của một vị ngôn sứ lớn.
Khi cô bé xin cái đầu của Gioan, Hêrôđê hẳn đã sửng sốt ngỡ ngàng.
Ông buồn hết sức vì mình đã lỡ thề hứa như vậy (c. 26).
Ông có thể rút lại lời đã nói không? Dĩ nhiên là có.
Nhưng nỗi sợ đã khiến ông không dám làm.
Sợ từ chối cô bé, làm cho cô buồn và mẹ cô nổi giận,
sợ bị mang tiếng là nuốt lời trước mặt bá quan văn võ.
Nói chung ông sợ mất danh dự của mình, mất thiện cảm của người khác.
Bởi vậy, dù Hêrôđê thấy việc giết Gioan là điều sai trái,
ông vẫn không dám xin rút lại lời thề thiếu suy xét của mình.
Cần can đảm để giữ lời hứa, nhưng có khi cần can đảm hơn để không giữ.
Danh dự hão của Hêrôđê được mua bằng máu của một vị ngôn sứ lớn.
Hêrôđê đã can dự vào cái chết của Gioan.
Ông chịu áp lực từ khách dự tiệc và mẹ con Hêrôđia.
Philatô đã can dự vào cái chết của Đức Giêsu.
Ông này chịu áp lực từ dân chúng và các thượng tế.
Cả hai ông đều không có tự do, không có can đảm để tha cho người vô tội.
Cả hai ông đều nghĩ đến mình, cái ghế của mình, danh dự của mình.
Quyền lực được sử dụng như bạo lực, khiến người lành phải chết oan.
Chúng ta xin cho mình luôn có tự do, để mọi quyết định phù hợp với ý Chúa.
Ông chịu áp lực từ khách dự tiệc và mẹ con Hêrôđia.
Philatô đã can dự vào cái chết của Đức Giêsu.
Ông này chịu áp lực từ dân chúng và các thượng tế.
Cả hai ông đều không có tự do, không có can đảm để tha cho người vô tội.
Cả hai ông đều nghĩ đến mình, cái ghế của mình, danh dự của mình.
Quyền lực được sử dụng như bạo lực, khiến người lành phải chết oan.
Chúng ta xin cho mình luôn có tự do, để mọi quyết định phù hợp với ý Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Đấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.
khi thấy Chúa là Đấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.
Chúa đã muốn nên bạn đồng hành
với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.
Lm. Antôn Nguyễn
Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29 THÁNG TÁM
Một Số Công Tác Đặc
Biệt Được Phác Họa Bởi Thượng Hội Đồng Giám Mục
Cuối kỳ Thượng Hội Đồng
Giám Mục này, một số công tác chuyên biệt được đề ra một cách ưu tiên là:
– Công bố bản giáo luật
cho các Giáo Hội thuộc nghi thức Đông Phương.
– Soạn thủ bản giáo lý
để được sử dụng cho Giáo Hội Công Giáo toàn cầu.
– Nghiên cứu sâu xa về
bản chất của các hội đồng giám mục được tổ chức theo cấp quốc gia.
Ủy Ban thư ký của Thượng
Hội Đồng đã được mời gọi hợp tác trong việc triển khai một kế hoạch thực hiện
các đề nghị của Thượng Hội Đồng. Về giáo luật cho các Giáo Hội Đông Phương, một
ủy ban đặc biệt đang làm việc để đảm bảo rằng các Giáo Hội Đông Phương đáng
kính sẽ nhận được một bản giáo luật không chỉ tôn trọng các truyền thống của
các Giáo Hội này mà nhất là nhìn nhận vai trò và sứ mạng của các Giáo Hội này
trong tương lai của Giáo Hội phổ quát.
Chúng ta hãy cầu nguyện
cho tất cả các công việc này được hoàn thành nhờ sức mạnh và sự hướng dẫn của
Chúa Thánh Thần.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 29/8
Thánh Goan Tẩy Giả,
bị trảm quyết
Gr 1, 17-19; Mc 6,
17-29.
LỜI SUY NIỆM: “Thị vệ ra
đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái,
và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một
ngôi mộ.”
Trong ngày kính thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết, mỗi người chúng ta cùng nhau
nhìn lại những nét chính của Thánh Nhân: “Thánh Goan Tẩy Giả là vị Tiền Hô trực
tiếp của Chúa, đã được sai đến để dọn đường. Thánh nhân là “Ngôn sứ của Đấng Tối
Cao (Lc 1,76), trổi vượt tất cả mọi tiên tri, và là vị tiên tri cuối cùng.
Thánh Nhân khởi đầu Tin Mừng, ngay từ trong lòng mẹ đã đón chào Đức Kitô đến,
và tìm thấy niềm vui trong việc được làm “bạn của chú rể” (Ga 3,29). Đấng mà
thánh nhân chỉ cho biết là “Chiên Thiên Chúa. Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga
1,29). Thánh nhân đi trước Chúa Giêsu trong “thần trí và quyền năng của ngôn sứ
Êlia” (Lc 1,17) và làm chứng cho Người bằng lời rao giảng của mình; bằng phép rửa
thống hối của mình và cuối cùng bằng cuộc tử đạo của mình.” (GL số 523)
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người chúng con được sống trong cùng một niềm vui của
thánh Gioan Tẩy Giả là luôn nhận ra Chúa trong cuộc sống của mình và luôn sẵn
sàng giới thiệu Chúa cho mọi người lân cận và thân quen, để cùng vui sống.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 29-08
KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN
THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Ngày 29 tháng 8, Giáo
hội kính nhớ việc thánh Gioan tẩy giả bị chặt đầu, nghĩa là cuộc tử nạn của
Ngài. Vị tiền hô lừng danh này từ thiếu thời, đã lui vào sa mạc để sống khoảng
25 năm khổ hạnh. Vào tuổi 29, Ngài được lệnh từ trời cao sai đến bên bờ sông
Jordanô giảng phép thống hối và loan báo việc Đấng Thiên sai sắp tới. Khắp nơi,
người ta đến với Ngài.
Khi ấy, Chúa Giêsu từ
Galilê tới xin Ngài rửa cho. Danh tiếng Ngài lẫy lừng khiến người Do thái sai sứ
giả đến chất vấn Ngài, Ngài khiêm tốn trả lời: – Tôi không phải là đức Kitô.
Họ hỏi lại : – Vậy thì là ai ?
Ông đáp : – Tôi là tiếng kêu trong sa mạc: hãy bạt lối Chúa đi.
Họ lại hỏi thêm: vậy tại sao ông dám thanh tẩy ?
Ông trả lời: phần tôi, tôi thanh tẩy bằng nước. Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép Ngài (Ga 1,19-27).
Họ hỏi lại : – Vậy thì là ai ?
Ông đáp : – Tôi là tiếng kêu trong sa mạc: hãy bạt lối Chúa đi.
Họ lại hỏi thêm: vậy tại sao ông dám thanh tẩy ?
Ông trả lời: phần tôi, tôi thanh tẩy bằng nước. Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép Ngài (Ga 1,19-27).
Rất mực khiêm tốn,
nhưng tiếng tăm Ngài đã thấu tai Hêrôdê. Ong vua này biết Gioan “là người công
chính và lành thánh nên vẫn che chở. Nghe ông thì Hêrôđê đâm phân vân nhiều nỗi
nhưng lại cứ thích nghe” (Mc 6,20). Hêrôdê bị Gioan bắt lỗi về việc ông ta cưới
Hêrôdia vợ của anh ông làm vợ mình. – Ông không được phép lấy vợ của anh (Mc
1,8).
Lời nói ấy phải trả
giá bằng sự tự do. Gioan bị bắt tù. Nhưng việc tù tội của Gioan không làm giảm
cơn giận của người đàn bà tội lỗi. Bà ta quyết tìm cách giết Gioan. Nhân một bữa
tiệc Hêrôdê thết đãi tại hoàng cung, con gái mụ Hêrôdiađê vào nhảy múa giúp
vui, nhà vua vui thích lắm, và hứa cho bất cứ gì nó muốn, ra hỏi người mẹ, nó
trở lại hoàng cung và thưa: – Thần muốn Ngài ngự ban cho ngay trên chiếc đĩa
cái đầu của Gioan Tẩy giả ( Mc 6,25)
Buồn phiền, nhưng vì
đã lỡ thề hứa trước mặt quan khách, Hêrôđê đã sai thị vệ đi chặt đầu thánh
nhân. Cái chết của thánh Gioan tẩy giả xảy ra khoảng một năm trước cuộc tử nạn
của Chúa Giêsu.
(daminhvn.net)
29 Tháng Tám
Cái Chết Của Một Tiên Tri
Qua lệnh truyền của
một bạo chúa, một chiếc gươm gieo, một chiếc đầu rơi trong ngục tối. Ðó là những
diễn tiến đã kết thúc cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả, một biến cố mà Giáo Hội
mời gọi chúng ta tưởng niệm hôm nay.
Chúng ta đã thấy một
lời thề thiếu khôn ngoan, một quan niệm thiển cận về danh dự của một bạo chúa
cũng như lòng hận thù của một hoàng hậu lăng loàn đã đưa Gioan Tẩy Giả vào cái
chết. Nhưng đây là cái chết đã nâng ngài lên cao trên đài danh vọng, danh vọng
của các vị tiên tri đích thực, vì Gioan cũng bị đau khổ, giam cầm và chết vì lời
mình rao giảng.
Gioan Tẩy Giả cũng đã tự ví mình là “tiếng kêu trong xa mạc: Hãy dọn đường lối cho ngay thẳng” và ngài đã đóng trọn vai trò này qua việc tích cực rao giảng và làm Phép Rửa thống hối. Tích cực vì ngài đã dám vạch mặt chỉ tên những vấp phạm của tất cả mọi người, không nể nang, không khiếp sợ, kể cả những tội lỗi của các vua chúa là những người nắm toàn quyền sanh sát thời bấy giờ, cụ thể là tội loạn luân của vua Hêrôđê và hoàng hậu Hêrôđiađê.
Gioan Tẩy Giả cũng đã tự ví mình là “tiếng kêu trong xa mạc: Hãy dọn đường lối cho ngay thẳng” và ngài đã đóng trọn vai trò này qua việc tích cực rao giảng và làm Phép Rửa thống hối. Tích cực vì ngài đã dám vạch mặt chỉ tên những vấp phạm của tất cả mọi người, không nể nang, không khiếp sợ, kể cả những tội lỗi của các vua chúa là những người nắm toàn quyền sanh sát thời bấy giờ, cụ thể là tội loạn luân của vua Hêrôđê và hoàng hậu Hêrôđiađê.
Qua đó, Gioan Tẩy
Giả đã sống để nói lên sự thật và đã chết để bảo vệ sự thật: sự thật về hiện
tình của xã hội, sự thật về thực trạng của từng cá nhân và sự thật về chính
mình. Gioan tuyên bố rõ ràng ngài không phải là Ðấng Cứu Thế, nhưng chỉ là người
được kêu gọi để đóng vai trò Tiền Hô chuẩn bị cho ngày Ðấng Cứu Tinh sẽ đến.
Mọi Kitô hữu chúng ta
cũng được kêu mời để đáp lại tiếng gọi. Và mặc dù không ai có thể tái diễn vai
trò của thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng mọi Kitô hữu phải tiếp diễn sứ mệnh của ngài
trong mọi hoàn cảnh mình đang sống. Ðó là sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa
Giêsu.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét