Trang

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

AUGUST 01, 2013 : MEMORIAL OF SAINT ALPHONSIUS LIGUOURI, BISHOP AND DOCTOR OF THE CHURCH

Memorial of Saint Alphonsus Liguouri, Bishop and Doctor of the Church 

Lectionary: 404
Moses did exactly as the LORD had commanded him.
On the first day of the first month of the second year
the Dwelling was erected.
It was Moses who erected the Dwelling.
He placed its pedestals, set up its boards, put in its bars,
and set up its columns.
He spread the tent over the Dwelling
and put the covering on top of the tent,
as the LORD had commanded him.
He took the commandments and put them in the ark;
he placed poles alongside the ark and set the propitiatory upon it.
He brought the ark into the Dwelling and hung the curtain veil,
thus screening off the ark of the commandments,
as the LORD had commanded him.

Then the cloud covered the meeting tent,
and the glory of the LORD filled the Dwelling.
Moses could not enter the meeting tent,
because the cloud settled down upon it
and the glory of the LORD filled the Dwelling.
Whenever the cloud rose from the Dwelling,
the children of Israel would set out on their journey.
But if the cloud did not lift, they would not go forward;
only when it lifted did they go forward.
In the daytime the cloud of the LORD was seen over the Dwelling;
whereas at night, fire was seen in the cloud
by the whole house of Israel
in all the stages of their journey.
Responsorial PsalmPS 84:3, 4, 5-6A AND 8A, 11
R. (2) How lovely is your dwelling place, O Lord, mighty God!
My soul yearns and pines
for the courts of the LORD.
My heart and my flesh
cry out for the living God.
R. 
How lovely is your dwelling place, O Lord, mighty God!
Even the sparrow finds a home,
and the swallow a nest
in which she puts her young–
Your altars, O LORD of hosts,
my king and my God!
R. 
How lovely is your dwelling place, O Lord, mighty God!
Blessed they who dwell in your house!
continually they praise you.
Blessed the men whose strength you are!
They go from strength to strength.
R. 
How lovely is your dwelling place, O Lord, mighty God!
I had rather one day in your courts
than a thousand elsewhere;
I had rather lie at the threshold of the house of my God
than dwell in the tents of the wicked.
R. 
How lovely is your dwelling place, O Lord, mighty God!
Jesus said to the disciples:
“The Kingdom of heaven is like a net thrown into the sea,
which collects fish of every kind.
When it is full they haul it ashore
and sit down to put what is good into buckets.
What is bad they throw away.
Thus it will be at the end of the age.
The angels will go out and separate the wicked from the righteous
and throw them into the fiery furnace,
where there will be wailing and grinding of teeth.”

“Do you understand all these things?”
They answered, “Yes.”
And he replied,
“Then every scribe who has been instructed in the Kingdom of heaven
is like the head of a household who brings from his storeroom
both the new and the old.”
When Jesus finished these parables, he went away from there.




Meditation: The close of the age and the scribe trained for the kingdom of heaven
What can a story of a dragnet and a great catch of fish tell us about God's kingdom? The two most common ways of fishing in Jesus' time was with a casting-net (or hand-net) which was thrown from the shore and the drag-net or trawl which was let down or cast into the waters from a boat. As the boat moved through the waters the dragnet was drawn into the shape of a great cone which indiscriminately took in all kinds of fish and flotsam and jetsam swept in its path. It usually took several men to haul such a net to shore.
What is Jesus' point here? Just as a drag-net catches every kind of fish in the sea, so the church acts as God's instrument for gathering in all who will come. Just as the drag-net does not or cannot discriminate, so the church does not discriminate between the good and the bad, the useless and the useful. God's kingdom is open to all who will accept and believe. But there will come a time of separation, at the close of the age, when the angels will send the good and the bad to their respective destinations. Our duty is to gather in all who will come. God, in the end, will give the good (those who accept God's word and obey it) and the bad (those who reject God and his word) the reward they deserve. God offers the treasure of his kingdom to all who believe in him and who accept his only begotten Son, the Lord Jesus Christ as their Savior. Do you hunger for God and for his everlasting kingdom of righteousness, peace, and joy?
Parable of the new and old treasure
What is the point of Jesus' parable about a "scribe who has been trained for the kingdom of heaven" (Matthew 13:52)? Scribes were specially devoted to the study and practice of God's word entrusted to Moses (the first five books of the Bible) and in instructing others in how to live according to it. In the Old Testament Ezra was called "the ready scribe of the law of the God of heaven" (Book of Ezra 7:6,21). He received this title because he "had prepared his heart to seek the law of the LORD, and to do it, and to teach in Israel statutes and judgments" (Ezra 7:10). Ezra's heart was set on the kingdom of heaven because he revered God's word and he taught others through example and instruction to love and obey God's word.
Why does Jesus compare a "trained scribe" with a "householder who brings out of his treasure what is new and what is old" (Matthew 13:52)? Some people love to store up old prized possessions along with their newly acquired prizes. Others are eager to get rid of the old to make room for the new. So why does Jesus seem to emphasize keeping the old along with the new? Why not replace the old, especially if the new seems to be better or more useful? Wouldn't a person want to throw away an old pair of shoes and replace them with a new pair – especially if the old pair became well-worn or torn beyond repair? But, who in his right mind would throw away an old precious jewel or some old gold coins simply because they were ancient and maybe tarnished a bit? Precious gems and gold do not lose their value with age! Like choice vintage wine they increase in value. Jesus' parable of the "old" and the "new" certainly points to the "older covenants" which God made with his covenanted people of the Old Testament, beginning with Abraham, Isaac, and Jacob, and with Moses on Mount Sinai, and with King David the precursor of the Messiah (Psalm 89:3 and Psalm 110:1). Jesus' parable also points to the "new covenant" which he came to establish through the shedding of his blood on the cross and the anointing of his Holy Spirit who seals the new covenant on the day of Pentecost. Jesus did not come to abolish the Old Covenant but to fulfill it. The Lord calls us to treasure all of his word – all of his commandments, promises, precepts, and teaching (Psalm 119:14,72,127,162). Do you promise to keep all of God's commands? The Lord gives strength, blessing, and joy to those who treasure all of his word.
We would be impoverished today if we only possessed the treasures of the word of God in the "Old Testament" Scriptures or if we only knew the treasures of the "New Testament" Scriptures. Both the Old and New Testament Scriptures are given by the same eternal Father, inspired by the same eternal Holy Spirit, and fulfilled by the same eternal Word, the Lord Jesus Christ, who was with the Father from the beginning and who was sent from heaven to take on human flesh for our salvation (John 1:1-3,14). There is a profound unity between the Old and New Testaments. Both are divinely inspired by one and the same Spirit (2 Timothy 3:16). The Old Testament prepares for the New and the New Testament fulfils the Old – the two shed light on each other. The Old Testament prepared the way for the coming of Jesus Christ as the redeemer of all who would be saved through his sacrifice on the cross. The New Testament lies hidden in the Old and the Old Testament is unveiled in the New. That is why Jesus interpreted the Old Testament Scriptures for his disciples and explained how he came to fufill what was promised and foreshadowed in the Old (Luke 24:27). That is why we read the Old Testament in the light of Christ’s saving death and resurrection. Do you revere the word of God in the Scriptures – both old and new – and see their fulfillment in the Lord Jesus Christ?
"Lord Jesus, may your word take deep root in my heart and transform my way of thinking, discerning, and acting. May your Spirit open my ears to hear and understand the word of God in the Scriptures that I may revere and treasure both the Old and the New Testaments which God has prepared for all who desire to enter his kingdom of righteousness, peace, and joy. Help me to be a diligent student and faithful disciple of your word."

Powerful Net
Memorial of Saint Alphonsus Liguori, bishop and doctor of the Church
Matthew 13: 47-53
Jesus said to his disciples: "The Kingdom of heaven is like a net thrown into the sea, which collects fish of every kind. When it is full they haul it ashore and sit down to put what is good into buckets. What is bad they throw away. Thus it will be at the end of the age. The angels will go out and separate the wicked from the righteous and throw them into the fiery furnace, where there will be wailing and grinding of teeth. "Do you understand all these things?" They answered, "Yes." And he replied, "Then every scribe who has been instructed in the Kingdom of heaven is like the head of a household who brings from his storeroom both the new and the old." When Jesus finished these parables, he went away from there.
Introductory Prayer: Lord, I believe in your power. I know that you are the Lord of all history. I trust that you are guiding my life. Thank you for showing me that you will triumph. Thank you for the triumph you have already achieved in my heart and in the hearts of so many people. I want to allow you to have total control over my life.
Petition: Lord, help me to have confidence in the triumph of your Kingdom.
 1. Nothing Escapes the Kingdom: Christ is reminding us that all souls and all human history are encompassed in the vision of the Father. Both the good and the bad will be brought before him. He is able to see what good and evil has been done. His power extends over all the failures and successes of human history. I should live with a confidence that God sees the good I do and will make my efforts to spread his love bear eternal fruit.
 2. Evil Does Not Have the Last Word: I should live with the confidence that evil does not have the last word. The mercy of God has imposed a limit on evil and the Lord will come one day to take away the power of evil. I should use my short time on earth – which I should use today – to sow all the good I can, aware that this is what will stand steady at the coming of the eternal kingdom. I should not be so impressed by evil that it paralyzes me from doing good.
 3. Already Home: The Eucharist is an anticipation of God’s triumph. There we learn to trust that God holds the strings of human history. There his “net of love” brings his children together to feed and strengthen them. When I participate in the Mass my confidence in the Lord’s providence should grow. I should strive to bring others to the Eucharist as well, so they can experience the peace and happiness of anticipating heaven here on earth.
Conversation with Christ: Lord, I know you are all powerful. I believe that your Kingdom will triumph. I believe that you will come to judge the living and the dead. Help me to do all I can to bring others into your Kingdom so they can experience the joy that comes from knowing you and from living ready for the coming of your Kingdom.
Resolution: I will invite someone who is struggling in their faith or who has fallen away from the sacraments to join me this Sunday at Mass.
THURSDAY, AUGUST 1
MATTHEW 13:47-53

(Exodus 40:16-21, 34-38; Psalm 84)
KEY VERSE: "Then every scribe who has been instructed in the kingdom of heaven is like the head of a household who brings from his storeroom both the new and the old" (v 53).
READING: Some of Jesus' disciples were fishermen, and so he used illustrations from fishing to speak of God's reign. In Palestine there were two main ways of fishing. One was with the casting-net, which was thrown from the shore. The second way was with the dragnet, a large square net that was weighted and hung from the side of a boat. The net was drawn into the shape of a cone and the fish were swept into it. The net was then pulledto land, and the worthwhile fish were separated from the useless. Jesus used this image to say that good and evil would flourish alongside one another until the end of the age. Jesus' disciples must be like wise scribes (teachers of Judaism's traditions) who were able to understand things both "new and old" (some scholars see this as Matthew's personal signature, v 52). As future leaders of the Church, Jesus' disciples must be able to interpret the ancient truths in the light of the gospel. When Jesus was assured that they understood his message, he was ready to move on in his journey.
REFLECTING: Do I submit myself to the teachings of Jesus?
PRAYING: Lord Jesus, help me to discern your truth in everything I hear.
Memorial of Alphonsus Liguori, bishop and doctor of the Church 

Alphonsus Liguori was ordained at age 29. He was noted for his simple, clear style of preaching, and his understanding way in the confessional. He was often opposed by Church officials for a perceived laxity toward sinners. He founded the Congregation of the Most Holy Redeemer (Liguorians or Redemptorists). Alphonsus was appointed bishop in 1762, and worked to reform the clergy and revitalize the faithful in thediocese. In 1775 he resigned his office due to his health, and went into what he thought was a prayerful retirement. In 1777 the royal government threatened to disband his Redemptorists. Calling on his knowledge of  theology, and his skills as a lawyer, Alphonsus defended the Redemptorists so well that they obtained the king's approval. Alphonsus vowed early to never to waste a moment of his life, and lived that way for over 90 years. He was declared a Doctor of the Church by Pope Pius IX in 1871.
How lovely is your dwelling place, Lord, mighty God!
‘The kingdom of heaven is like a net that brings in all kinds of things.’
The image of the fishing net appears several times in the gospels - recall Peter and the other disciples who were fisherman. We find them mending empty nets and with nets full to breaking point because of an abundant catch.

In today’s gospel the net is a metaphor for the kingdom of God and deals with the day of judgement. While the image of the bad being thrown into the fire is somewhat unsettling, the image of the net is consoling. It reminds us that we are all in this together, that God’s kingdom does not exclude anyone but rather draws all creation back to the Creator. The net reminds us of God’s all-embracing care for us that desires to draw us deeper into his merciful love.


August 1
St. Alphonsus Liguori
(1696-1787)

Moral theology, Vatican II said, should be more thoroughly nourished by Scripture, and show the nobility of the Christian vocation of the faithful and their obligation to bring forth fruit in charity for the life of the world. Alphonsus, declared patron of moral theologians by Pius XII in 1950, would rejoice in that statement.
In his day, Alphonsus fought for the liberation of moral theology from the rigidity of Jansenism. His moral theology, which went through 60 editions in the century following him, concentrated on the practical and concrete problems of pastors and confessors. If a certain legalism and minimalism crept into moral theology, it should not be attributed to this model of moderation and gentleness.
At the University of Naples he received, at the age of 16, a doctorate in both canon and civil law by acclamation, but she oon gave up the practice of law for apostolic activity. He was ordained a priest and concentrated his pastoral efforts on popular (parish) missions, hearing confessions, forming Christian groups.
He founded the Redemptorist congregation in 1732. It was an association of priests and brothers living a common life, dedicated to the imitation of Christ, and working mainly in popular missions for peasants in rural areas. Almost as an omen of what was to come later, he found himself deserted, after a while, by all his original companions except one lay brother. But the congregation managed to survive and was formally approved 17 years later, though its troubles were not over.
Alphonsus’ great pastoral reforms were in the pulpit and confessional—replacing the pompous oratory of the time with simplicity, and the rigorism of Jansenism with kindness. His great fame as a writer has somewhat eclipsed the fact that for 26 years he traveled up and down the Kingdom of Naples, preaching popular missions.
He was made bishop (after trying to reject the honor) at 66 and at once instituted a thorough reform of his diocese.
His greatest sorrow came toward the end of his life. The Redemptorists, precariously continuing after the suppression of the Jesuits in 1773, had difficulty in getting their Rule approved by the Kingdom of Naples. Alphonsus acceded to the condition that they possess no property in common, but a royal official, with the connivance of a high Redemptorist official, changed the Rule substantially. Alphonsus, old, crippled and with very bad sight, signed the document, unaware that he had been betrayed. The Redemptorists in the Papal States then put themselves under the pope, who withdrew those in Naples from the jurisdiction of Alphonsus. It was only after his death that the branches were united.
At 71 he was afflicted with rheumatic pains which left incurable bending of his neck; until it was straightened a little, the pressure of his chin caused a raw wound on his chest. He suffered a final 18 months of “dark night” scruples, fears, temptations against every article of faith and every virtue, interspersed with intervals of light and relief, when ecstasies were frequent.
Alphonsus is best known for his moral theology, but he also wrote well in the field of spiritual and dogmatic theology. His Glories of Mary is one of the great works on that subject, and his book Visits to the Blessed Sacrament went through 40 editions in his lifetime, greatly influencing the practice of this devotion in the Church.


Comment:

St. Alphonsus was known above all as a practical man who dealt in the concrete rather than the abstract. His life is indeed a “practical” model for the everyday Christian who has difficulty recognizing the dignity of Christian life amid the swirl of problems, pain, misunderstanding and failure. Alphonsus suffered all these things. He is a saint because he was able to maintain an intimate sense of the presence of the suffering Christ through it all.
Quote:

Someone once remarked, after a sermon by Alphonsus, "It is a pleasure to listen to your sermons; you forget yourself and preach Jesus Christ."
Patron Saint of:

Theologians
Vocations

LECTIO: MATTHEW 13,47-53
Lectio: 
 Thursday, August 1, 2013  
Ordinary Time

1) Opening prayer
God our Father and protector,
without you nothing is holy,
nothing has value.
Guide us to everlasting life
by helping us to use wisely
the blessings you have given to the world.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Matthew 13,47-53
Jesus said to the people: 'Again, the kingdom of Heaven is like a dragnet that is cast in the sea and brings in a haul of all kinds of fish. When it is full, the fishermen bring it ashore; then, sitting down, they collect the good ones in baskets and throw away those that are no use. This is how it will be at the end of time: the angels will appear and separate the wicked from the upright, to throw them into the blazing furnace, where there will be weeping and grinding of teeth. 'Have you understood all these?' They said, 'Yes.'
And he said to them, 'Well then, every scribe who becomes a disciple of the kingdom of Heaven is like a householder who brings out from his storeroom new things as well as old.' When Jesus had finished these parables he left the district.

3) Reflection
• The Gospel today presents the last parable of the Discourse of the Parables, the story of the dragnet thrown into the sea. This parable is found only in the Gospel of Matthew without any parallel in the other three Gospels.

• Matthew 13,47-48: The parable of the dragnet cast into the sea. The Kingdom of Heaven is like a dragnet that is cast into the sea and brings in a whole haul of all kinds of fish. When it is full, the fishermen haul it ashore; then sitting down; they collect the good ones in baskets and throw away those that are no use”. This story is well known by the people of Galilee who live around the lake. This is their work. The story shows clearly the end of a day of work. The fishermen go fishing with only one purpose: to cast the net and to catch a great number of fish, to haul the net ashore and to choose the good fish to take home and to throw away those that are no good. Describe the satisfaction of the fishermen, at the end of the day of a day, being very tired having worked hard. This story must have brought a smile of satisfaction on the face of the fishermen who listened to Jesus. The worse thing is to arrive to the shore at the end of the day without having caught anything (Jn 21,3).

• Matthew 13,49-50: The application of the parable. Jesus applies the parable, or better still gives a suggestion in order that persons can discuss and apply the parable to their life: “This is how it will be at the end of time, the angels will appear and separate the wicked from the upright, to throw them into the blazing furnace where there will be weeping and grinding of teeth”. How are we to understand this blazing furnace? These are very strong images to describe the destiny of those who separate themselves from God or who do not want to know anything about God. In every city there is a place where to throw the garbage every day. There is a permanent furnace nourished every day by the garbage of every day. The garbage place in Jerusalem was located in a valley called geena, where, at the time of the kings, there was a furnace even to sacrifice to the false gods of Molok. For this reason, the furnace of geena becomes the symbol of exclusion and of condemnation. God is not the one who excludes. God does not want the exclusion and the condemnation of anyone; he wants that all may have life and life in abundance. Each one of us excludes himself/herself.

• Matthew 13,51-53: The end of the discourse of the Parables. At the end of the discourse of the Parables, Jesus concludes with the following question: "Have you understood these things?” They answered: “Yes”. And Jesus finishes the explanation with another comparison which describes the result which he wants to obtain through the parables: “Well, then, every Scribe who becomes a disciple of the Kingdom of Heaven is like a householder who brings out from his storeroom new things as well as old”.
Two points to clarify:

(a) Jesus compares the doctor of the law to the father in the family. What does the father of the family do? “He brings out from his treasure new things and old things”. Education at home takes place through the transmission to the sons and daughters of what the parents have received and learnt along the time. It is the treasure of the family wisdom where the richness of faith is enclosed, the customs of life and many other things that the children learn with time. Now Jesus wants that in the community the persons who are responsible for the transmission of faith be as the father in the family. Just like the parents are responsible for the life of the family, in the same way, these persons who are responsible for the teaching should understand the things of the Kingdom and transmit it to the brothers and sisters in the community.

(b) Here there is the question of a doctor of the law who becomes a disciple of the Kingdom. Therefore, there were doctors of the law who accepted Jesus, and saw in him the one who revealed the Kingdom. Is this what happened to a doctor when he discovers the Messiah in Jesus, the Son of God? Everything which he has studied to be able to be a doctor of the law continues to be valid, but it receives a deeper dimension and a broader purpose. A comparison can clarify what has just been said. In a group of friends one shows a photo, where one sees a man with a severe face, with his finger up, almost attacking the public. Everybody thinks that it is a question of an inflexible person, demanding, who does not allow for any intimacy. At that moment a young boy arrives, he sees the photo and exclaims: “He is my father!” The others look at him and comment: “A severe Father, true?” He answers: “No, and no! He is very affectionate. My father is a lawyer. That photo was taken in the tribunal, while he was denouncing the crime of a great landowner who wanted a poor family to abandon their home where they had lived for many years! My father won the cause. And the poor family remained in the house!” All looked at him again and said: “What a pleasant person!” Almost like a miracle the photo enlightened from within and assumed a different aspect. That very severe face acquired the features of great tenderness! The words of the son, the result of his experience of being the son, changed everything, without changing anything! The words and the gestures of Jesus, result of his experience as a Son, without changing a letter or a comma, enlightened from within the wisdom accumulated by the doctor of the law. And thus, God who seemed to be so far away and so severe acquired the features of a good Father and of enormous tenderness!

4) Personal questions
• Has the experience of Son entered in you and changed your look, making you discover the things of God in a different way?

• What has the Discourse of the Parables revealed to you about the Kingdom?

5) Concluding Prayer
Praise Yahweh, my soul!
I will praise Yahweh all my life,
I will make music to my God as long as I live. (Ps 146,1-2)



01-08-2013 : THỨ NĂM TUẦN XVII MÙA THƯỜNG NIÊN

Thứ Năm Ngày 01/08/2013
Thứ Năm Tuần 17 Mùa Thường Niên Năm Lẻ

BÀI ĐỌC I: Xh 40, 14-19. 32-36  (Hr 16-21. 34-38)
"Một đám mây che phủ nhà xếp chứng từ,  và vinh quang của Chúa tràn ngập nhà xếp".

 Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê thi hành tất cả những điều Chúa đã truyền dạy. Vậy ngày mùng một tháng Giêng năm thứ hai, đã dựng nhà xếp xong. Ông Môsê đã dựng nhà xếp, lắp ván, đặt trụ, xà ngang và dựng cột, rồi căng mái nhà xếp và màn che trên mái như Chúa đã truyền dạy. Ông đặt bia chứng từ vào hòm, xỏ đòn khiêng vào hai bên, và để toà phán dạy trên hòm. Khi đã rước hòm bia vào nhà xếp, ông treo màn trước hòm để hoàn tất lời Chúa đã truyền dạy. Sau khi mọi việc đã hoàn tất, thì có một đám mây bao phủ nhà xếp chứng từ, và vinh quang của Chúa tràn ngập nhà xếp.
Vì mây che phủ nhà xếp, và uy linh Chúa sáng rực trong nhà, nên ông Môsê không thể vào trong nhà giao ước, vì có đám mây che phủ mọi sự. Hễ mây lên khỏi nhà xếp, thì con cái Israel kéo nhau đi từng đám, còn khi mây che phủ nhà xếp, thì họ ở lại tại chỗ. Vì ban ngày, đám mây của Chúa che phủ nhà xếp, và ban đêm, có lửa trong mây, nên toàn dân Israel trông thấy suốt thời gian xuất hành của họ.  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a. 11
Đáp: Ôi Chúa thiên binh, khả ái thay cung điện của Ngài (c. 2).

1) Linh hồn con khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Đức Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác con hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh. -  Đáp.
2) Đến như chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bàn thờ Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Đại vương là Thiên Chúa của con. -  Đáp.
3) Ôi Thiên Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi Chúa tới muôn đời. Phúc thay người Chúa con nâng đỡ, họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái. -  Đáp.
4) Thực một ngày sống trong hành lang nhà Chúa, đáng quý hơn ngàn ngày ở nơi đâu khác. Con ưa đứng nơi ngưỡng cửa nhà Chúa, hơn là cư ngụ trong lều bọn ác nhân. -  Đáp.

ALLELUIA:  Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

PHÚC ÂM:   Mt 13, 47-53
"Người ta lựa cá tốt bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Đến ngày tận thế cũng như vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không?" Họ thưa: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái cũ, mới trong kho mình". Khi Chúa Giêsu phán các dụ ngôn đó xong, thì Người rời khỏi nơi ấy.  Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Thái Ðộ Bao Dung

Có một Bác sĩ nọ tìm đến với một vị Giám mục cao niên và tuyên bố: "Thưa Ðức Cha, con đến để thông báo cho Ðức Cha biết con đang nghĩ đến chuyện ra khỏi Giáo Hội, Ðức Cha nghĩ sao?".
Vị Giám mục yêu cầu ông cho biết một vài lý do khiến ông có ý định đó. Viên Bác sĩ nhìn thẳng vào mắt vị Giám mục và nói: "Thưa Ðức Cha, Ðức Cha nghĩ coi: Giáo Hội đã có mặt trên trần gian này 2,000 năm nay, thế mà con người có khá hơn không?".
Vị Giám mục bình tĩnh trả lời: "Bác sĩ nói thật chí lý, nhưng Bác sĩ hãy thử nghĩ lại: nước đã xuất hiện trên mặt đất này từ bao nhiêu triệu năm nay, vậy mà ngày nào Bác sĩ cũng như tôi, ai cũng phải rửa tay".
Nghe thế, viên Bác sĩ thinh lặng ra về, ông không còn nghĩ đến chuyện rời bỏ Giáo Hội nữa.
Với bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy có thái độ kiên nhẫn bao dung hơn đối với Giáo Hội của Ngài. Qua hình ảnh chiếc lưới thả xuống biển, kéo lên với đủ loại cá, trong đó người ta giữ lại những con cá tốt và ném đi những con cá xấu, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người chỉ được thực hiện trọn vẹn vào ngày cánh chung mà thôi, trong khi chờ đợi, thì người môn đệ của Ngài cần có thái độ kiên nhẫn, bao dung.
Giáo Hội là Thân Thể của Chúa Kitô. Tự bản chất, Giáo Hội là thánh thiện, như chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, nhưng Giáo Hội thánh thiện ấy lại gồm những con người tội lỗi. Ý thức cơ bản và quan trọng nhất của người Kitô hữu chính là luôn nhận biết mình là tội nhân, để từ đó kêu cầu lòng thương xót của Chúa và sự tha thứ của anh em. Thiếu ý thức ấy, người Kitô hữu sẽ rơi vào thái độ kiêu căng giả hình của những người Biệt phái bị Chúa Giêsu lên án gắt gao. Ðồng hành với nhân loại, mang đến cho nhân loại Tin Mừng cứu rỗi, cũng như Chúa Giêsu, Ðấng cứu độ, Giáo Hội chỉ có thể thực thi sứ mệnh của mình với thái độ kiên nhẫn, cảm thông, yêu thương, tha thứ mà thôi. Không ngôn ngữ nào hùng hồn hơn, không sứ điệp nào có tính thuyết phục hơn lòng nhân từ, sự khoan dung và tha thứ. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là tuyệt đỉnh của hành động cứu rỗi của Ngài và lôi kéo mọi người lên với Ngài.
Luôn ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, không ngừng cảm thông với những thiếu sót bất toàn trong Giáo Hội, cố gắng thực thi lòng nhân từ bao dung với mọi người, đó là thách đố đang đặt ra cho người Kitô hữu chúng ta hơn bao giờ hết. Xin Chúa khơi dậy trong tâm hồn chúng ta lòng yêu mến Giáo Hội được thể hiện bằng những cử chỉ cảm thông bao dung, kiên nhẫn mỗi ngày.
(Veritas Asia)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 17 TN1, Năm lẻ.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:

Phải luôn sẵn sàng thích ứng với mọi thay đổi của cuộc sống theo thánh ý Thiên Chúa.

Con người thường có hai khuynh hướng: (1) Khuynh hướng bảo thủ chủ trương phải bảo vệ truyền thống và không được thay đổi điều gì cả. Những người theo khuynh hướng này thường sống với quá khứ vinh quang hơn là thích ứng với những thay đổi của hiện tại. (2) Khuynh hướng cấp tiến chủ trương phải đạp đổ quá khứ để chạy theo những gì tân thời. Những người theo khuynh hướng này chủ trương phải thay đổi tất cả cho kịp với đà tiến của xã hội. Cả hai khuynh hướng đều cực đoan. Người khôn ngoan phải là người có con mắt tinh đời để giữ lại những tinh hoa nền tảng của truyền thống và tìm cách thích ứng cho hợp với đà tiến của xã hội.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong thái độ khôn ngoan này. Trong Bài Đọc I, ông Moses cho xây dựng Nhà Tạm trong Lều Hội Ngộ như Thiên Chúa truyền. Mục đích là để cho con cái Israel luôn ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ và hướng dẫn họ qua "cột mây" trước Nhà Tạm. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo các môn đệ: sở dĩ họ hiểu được các mầu nhiệm Nước Trời là vì họ đã có những kiến thức căn bản của Lề Luật và Ngôn Sứ. Trong thời gian hiện tại, Thiên Chúa muốn cả người lành và kẻ dữ chung sống với nhau; nhưng trong Ngày Tận Thế, các thiên thần của Ngài sẽ phân biệt hai loại người và sẽ tiêu diệt kẻ dữ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Thiên Chúa luôn hiện diện với con người.

1.1/ Kiến thiết Nhà Tạm trong Lều Hội Ngộ: Thiên Chúa có thể hiện diện với dân mà không cần có Lều Hội Ngộ hay Nhà Tạm, vì Ngài vô hình; nhưng dân chúng cần có những thứ này, để họ xác tín Thiên Chúa luôn ở với họ, vì con người hữu hình. Chúng ta còn nhớ biến cố dân chúng bắt ông Aaron phải đúc cho họ một con bê bằng vàng để thờ, vì họ không thấy Thiên Chúa và ông Moses trong một thời gian khá lâu, khi ông lên núi để đàm đạo với Thiên Chúa. Những gì hữu hình có sức mạnh nhắc con người đừng quên sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.

Đó là lý do ông Moses làm mọi sự đúng y như Đức Chúa đã truyền cho ông. "Ông Moses cho dựng Nhà Tạm. Ông cho đặt đế, ghép ván, đặt thanh ngang và dựng cột. Ông cho căng lều trên Nhà Tạm, lấy bạt che phía trên lều, như Đức Chúa đã truyền cho ông Moses. Ông lấy Thập Giới đặt vào Hòm Bia, xỏ đòn vào Hòm Bia, đặt nắp xá tội lên trên đó. Ông rước Hòm Bia vào trong Nhà Tạm và treo bức trướng để che khuất Hòm Bia Thập Giới, như Đức Chúa đã truyền cho ông."

Sau này, khi đã vào Đất Hứa, con cái Israel vẫn còn thói quen để Thiên Chúa trong Lều Thánh, cho đến khi vua Solomon thay Lều Thánh bằng Đền Thờ, và đặt Hòm Bia vào Nơi Cực Thánh trong Đền Thờ. Sang thời Tân Ước, Nhà Tạm vẫn tiếp tục hiện diện trong các thánh đường; nhưng Hòm Bia được thay thế bằng Mình Thánh Chúa.

1.2/ Thiên Chúa hướng dẫn con cái Israel trong sa mạc: Thiên Chúa không chỉ hiện diện giữa dân chúng, nhưng Ngài còn hướng dẫn họ suốt 40 năm lang thang trong sa mạc. Để biết khi nào Thiên Chúa muốn họ cắm trại hay nhổ trại, ông Moses và con cái Israel căn cứ theo "cột mây:"

+ Khi nào đám mây bay lên khỏi Nhà Tạm, thì con cái Israel nhổ trại.

+ Nếu mây không bay lên, thì họ không nhổ trại cho đến ngày mây lại bay lên. Quả vậy, đám mây của Đức Chúa đậu trên Nhà Tạm ban ngày, còn ban đêm thì có lửa trong mây, trước mắt toàn thể con cái Israel, ở mỗi chặng đường họ đi.

2/ Phúc Âm: Nước Trời giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.

2.1/ Nước Trời như chiếc lưới thả xuống biển: Chúa Giêsu nói với dân chúng: "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài."

(1) Giai đoạn hiện tại: Có hai trường phái giải thích dụ ngôn này như sau:

+ Giáo Hội chỉ dành cho người tốt: Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập chỉ dành cho những người tốt, sống theo những gì Chúa truyền dạy; những kẻ xấu, không vâng lời những gì Chúa truyền dạy phải bị khai trừ như ngư phủ quăng cá xấu vậy.

+ Giáo Hội dành cho mọi người: tốt cũng như xấu. Trong giai đoạn hiện tại, Giáo Hội là cho tất cả mọi người. Thiên Chúa muốn cho mọi người có cơ hội để ăn năn trở lại. Hơn nữa, ngoài Thiên Chúa, không ai có quyền xét xử và xếp loại ai tốt, ai xấu cả. Quan niệm này hợp với đường lối của Thiên Chúa hơn.

(2) Ngày Tận Thế chắc chắn sẽ đến: Chúa Giêsu tiếp tục giải thích: "Đến Ngày Tận Thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng." Điều mọi người cần ý thức ở đây là Ngày Tận Thế: nhiều người chỉ nghĩ đến Ngày Tận Thế của thế giới, mà không nghĩ tới ngày tận thế của đời mình, khi họ từ giã dương gian về với Thiên Chúa. Vì thế, mọi người cần ăn năn xám hối trước khi từ giã cuộc đời kẻo sẽ phải hối hận sau này.

2.2/ Nước Trời như kho tàng có cả cái cũ lẫn cái mới: Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ."

(1) Kiến thức mới có được là do căn bản của kiến thức cũ: Điều này đúng cho mọi lãnh vực tri thức của con người. Nếu không bắt đầu từ kiến thức căn bản, con người sẽ không hiểu được những kiến thức cao hơn. Trong lãnh vực Kinh Thánh cũng thế, con người phải bỏ thời gian để học hỏi những điều căn bản, trước khi họ có thể phân tích và hiểu biết những mầu nhiệm cao siêu hơn. Ví dụ, để hiểu Tân Ước cách rõ ràng, giả sử một người phải hiểu về Cựu Ước.

(2) Kiến thức mới hoàn hảo hóa kiến thức cũ: Hầu hết các phát minh mới đều dựa trên những kiến thức cũ, nhưng được làm cho hoàn hảo hơn. Chúa Giêsu đã từng nói Ngài đến không để phá hủy Lề Luật; nhưng làm cho hoàn hảo hơn. Người môn đệ khi theo Đức Kitô không từ bỏ các kiến thức cũ: khoa học, nghề nghiệp, chuyên môn ... nhưng biết dùng chúng cho một mục đích tốt đẹp hơn.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:


- Chúng ta phải có thái độ khôn ngoan để biết giữ lại những gì không thể thay đổi như đức tin và tình yêu; đồng thời biết thay đổi những gì có thể thay đổi, cho phù hợp với thánh ý Thiên Chúa và theo kịp đà tiến của xã hội.

- Ngoan cố để giữ lại tất cả truyền thống sẽ bị thời gian đào thải; nhưng thích ứng hòan toàn sẽ bị hụt hẫng như cây không bám rễ, hay sẽ bị khô cạn như suối nước không có nguồn.


Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP


HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 17 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)

Mt 13,47-53

A. Hạt giống...
Dụ ngôn này nói về sự thanh lọc người tốt và kẻ xấu để  cho vào hoặc loại khỏi Nước Trời.
Trong dụ ngôn, có 3 sự so sánh :
a) Thế gian (như biển cả) là nơi người tốt và kẻ xấu lẫn lộn nhau
b) Người xấu và kẻ tốt (như cá tốt và cá xấu – nghĩa là cá ăn được và cá không ăn được)
c) Sự thanh lọc (như lựa cá).
Điều đáng lưu ý là chính Thiên Chúa ấn định thời điểm thanh lọc vì chính Thiên Chúa ấn định lúc nào kéo lưới lên. Một chi tiết nữa đáng lưu ý là đến lúc thanh lọc thì chỉ còn hai hạng người dứt khoát : hoặc là người tốt, hoặc là người xấu, không có hạng lừng khừng đứng giữa.

B.... nẩy mầm.
1. “Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá” : Thay vì bực tức và khó chịu vì có những người xấu ở trong Giáo Hội và trong cộng đoàn của mình, sao tôi không nghĩ đến tình thương của Chúa khi Ngài khoan dung cho những người xấu ấy vào Giáo Hội và cộng đoàn để có cơ hội hoán cải họ ?
2. Trong chiếc lưới có cả cá tốt và cá xấu. Trong Giáo Hội có người tốt lẫn người xấu. Chúa khoan dung để như thế vì Ngài muốn cho kẻ xấu có thời giờ hoán cải thành người tốt.
Gợi ý cầu nguyện : cầu cho Giáo Hội, cầu cho cộng đoàn mình. Xin ơn biết khoan dung và kiên nhẫn như Chúa…
3. Thân phận của Giáo Hội dưới thế cũng giống như thân phận của mỗi con người : có tốt và xấu lẫn lộn. Đừng lên án Giáo Hội, đùng lên án ai cả. Cũng đừng bực tức bất mãn với Giáo Hội hay với bản thân mình. Thái độ phải có là khiêm tốn nhìn nhận thực tế và kiên trì sửa đổi để ngày một nên tốt hơn.
4. Một bác sĩ nọ tìm đến với một vị Giám mục và tuyên bố : “Con đến cho Đức Cha hay con đang muốn ra khỏi Giáo Hội. Đức Cha nghĩ sao ?” Vị Giám mục xin ông cho biết lý do. Ông nói : “Đức Cha nghĩ coi : Giáo Hội đã có mặt trên trần gian này gần 2000 năm rồi, thế mà con người có khá hơn không ?”. Vị Giám mục bình tĩnh trả lời : “Bác sĩ nói chí lý. Nhưng bác sĩ cũng hãy nghĩ coi : nước đã xuất hiện trên mặt đất này từ bao nhiêu triệu năm nay. Vậy mà sao ngày nào bác sĩ cũng như tôi cũng đều phải rửa tay ?”. Nghe thế, vị bác sĩ thinh lặng ra về, không còn nghĩ tới chuyện rời bỏ Giáo Hội nữa. ("Mỗi ngày một tin vui")


01/08/13 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 17 TN
Th. Anphong Maria Ligôri, giám mục, tiến sĩ HT             
Mt 13,47-53

SỬNG SỐT VÀ TÔN VINH CHÚA
“Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.” (Mt 13,48)
Suy niệm: Ví Nước Trời với hình ảnh lựa lọc cá tốt, cá xấu, Chúa Giêsu rõ ràng nhấn mạnh sự phân định và chọn lọc sẽ xảy ra vào thời cánh chung: người tốt được chọn, người xấu bị loại trừ! Và đây không phải là dụ ngôn duy nhất nói về sự phân định và chọn lọc cuối cùng. Các dụ ngôn khác như cỏ lùng, ngày phán xét chung… đều nêu bật sự phân định và chọn lựa này. Thật rõ, việc của tôi là quyết định mình trở nên hoặc một người tốt hoặc một người xấu, không phải tốt hay xấu theo kiểu thế gian mà là theo tiêu chuẩn của Tin Mừng. Nói cách khác, sự phân định và chọn lựa của Thiên Chúa vào hồi chung cuộc kêu gọi tôi biết phân định và chọn lựa ngay trong hiện tại này.
Mời Bạn: Trong đời sống thường ngày, chúng ta luôn cố gắng phân định và chọn lựa: chọn mục tiêu tốt nhất để theo đuổi, chọn giải pháp tốt nhất để thực hiện, v.v… Nhưng phải chăng ta cũng thường bị cám dỗ để giới hạn tầm nhìn của mình nơi những mục tiêu thực dụng trước mắt (tiền bạc, chức quyền, lạc thú…), rồi dồn tất cả năng lực, thời gian của mình vào đó, đến độ không cần biết mình đang là tốt hay xấu dưới con mắt của Thiên Chúa?
Sống Lời Chúa: Người môn đệ Đức Kitô không thể kiếm tiền, kiếm quyền lực, hưởng lạc thú… bằng mọi giá, mà luôn phải chọn lựa nghĩ và làm theo các giá trị của Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, thế giới này, và ngay cõi lòng con, là chiến trường khốc liệt không ngừng giữa tinh thần cua Chúa và tinh thần của Satan. Xin Chúa giúp con luôn tỉnh thức và khôn ngoan để chọn điều Chúa muốn. Amen.

Cá tốt cho vào giỏ
Gia nhập Hội Thánh không phải là một bảo đảm để được cứu độ. Còn cần sống hoàn thiện như Cha trên trời.


Suy nim:
Dụ ngôn chiếc lưới được coi là dụ ngôn cuối cùng
trong một chuỗi bảy dụ ngôn của chương 13 theo Tin Mừng Mátthêu.
Dụ ngôn này có nhiều điểm tương đồng với dụ ngôn lúa và cỏ lùng.
Cả hai đều nói đến sự tách biệt kẻ xấu và người tốt vào ngày tận thế,
và kẻ xấu sẽ bị Thiên Chúa luận phạt nghiêm minh (cc. 42. 50).
Đức Giêsu đã dùng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi để nói về Nước Trời.
Có khi là hình ảnh nông nghiệp như dụ ngôn người gieo giống,
dụ ngôn lúa và cỏ lùng, hay dụ ngôn hạt cải.
Có khi là hình ảnh về chăn nuôi như dụ ngôn về người mục tử.
Có khi là hình ảnh về ngư nghiệp như trong dụ ngôn chiếc lưới.
Một số môn đệ của Ngài đã sống bằng nghề chài lưới ở hồ Galilê.
Thời xưa việc đánh cá ở hồ này cũng đơn giản như ở quê ta ngày nay.
Những ngư phủ đi trên những chiếc thuyền nhỏ.
Họ quăng lưới vào những nơi thấy dấu hiệu có cá đang đi.
Lưới với những hòn chì nặng sẽ chụp xuống đàn cá và họ chỉ cần kéo vào bờ.
Một chi tiết đáng chú ý ở đây là họ gom được mọi loại cá, cả tốt lẫn xấu.
Hình ảnh này gợi cho ta về việc mọi người, bất luận tốt xấu,
đều được mời gọi tham dự bàn tiệc Nước Trời (Mt 22, 9-10).
Trong Hội Thánh, cũng có sự pha trộn giữa người tốt, kẻ xấu,
như được ám chỉ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng.
Ở các tỉnh ven hồ Galilê, ta dễ thấy cảnh tượng các ngư phủ ngồi trên bờ,
gom cá đánh được trong ngày, giữ lại cá tốt, quăng đi cá xấu.
Chỉ khi lưới đầy, họ mới làm công việc lựa cá như vậy (c. 48).
Tương tự như trên, chỉ khi đến ngày tận thế, các thiên thần mới xuất hiện
để tách biệt kẻ xấu ra khỏi người công chính (c. 49).
Như thế tình trạng hiện nay của Hội Thánh vẫn là chưa hoàn hảo.
Không phải mọi Kitô hữu đều đã sống tinh thần Bài Giảng trên núi.
Có những Kitô hữu không sinh trái, vì hạt giống nhận được đã bị thui chột,
bởi thử thách gian nan hay mối lo toan vật chất (Mt 13, 18-22).
Có những Kitô hữu tuy vẫn kêu Đức Giêsu là Lạy Chúa ! (Mt 7, 21-23),
vẫn nhân danh Ngài mà nói tiên tri, trừ quỷ hay làm phép lạ,
nhưng lại không thi hành ý muốn của Cha trên trời và làm điều gian ác.
Có những Kitô hữu dự tiệc cưới mà không mặc áo cưới (Mt 22, 11-13).
Có những Kitô hữu là muối nhạt, đã trở thành vô dụng (Mt 5, 13).
Như thế gia nhập Hội Thánh không phải là một bảo đảm để được cứu độ.
Còn cần sống hoàn thiện như Cha trên trời (Mt 5, 48).
Thời nay chúng ta không thích nghĩ đến những chuyện bị coi là xa xôi,
như chuyện tận thế, chuyện Thiên Chúa phán xét và luận phạt.
Chúng ta thích sống yên ổn với một Thiên Chúa nhân hậu vô cùng,
đến độ có vẻ như hỏa ngục chỉ là chuyện viển vông để dọa con nít.
Nhưng dù sao cũng không tránh được ngày cỏ lùng bị tách khỏi lúa,
cá xấu bị tách khỏi cá tốt, kẻ bất lương bị tách khỏi người lành.
Cuối cùng Nước Trời sẽ không còn chút bóng dáng của sự dữ,
và Thiên Chúa sẽ là mọi sự cho mọi người (1 Cr 15, 28).
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia rẽ.

Xin cho Hội Thánh
không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.

Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.

Xin cho Hội Thánh
trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.

Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.

Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Suy niệm
Hôm nay Chúa Giêsu nói với chúng ta Nước Trời cũng giống như chiếc lưới thả xuống biển bắt được mọi thứ cá. Cá tốt thì bỏ vào giỏ, cá xấu thì ném ra ngoài. Trong cuộc sống thực tế của chúng ta cũng vậy, trong mọi lĩnh vực, nghành nghề luôn có sự chọn lựa sàng lọc với những tiêu chuẩn rất khắc khe. Một bạn muốn thi đậu vào đại học phải vất vả học tập để có thể “chọi” được với nhiều bạn khác trong kỳ thi tuyển sinh. Để làm được ở một công ty danh tiếng, bạn cũng cần phải có khả năng nổi trội hơn những ứng viên khác, phải có trình độ, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm…Nước Trời cũng vậy, muốn được vào Nước Trời chúng ta phải là “con cá tốt”. Nước trời có những tiêu chuẩn rõ ràng để chúng ta sống và trở thành những người tốt ở đời này và nước trời mai sau. Những tiêu chuẩn đó là gì có lẽ ai trong chúng ta cũng biết. Đó là những giới răn của Chúa, giáo huấn của Giáo hội.

Tại sao Thiên Chúa phải đợi đến ngày sau hết mới chọn cái tốt và loại bỏ cái xấu? Thưa là vì Thiên Chúa yêu thương con người và luôn tạo cơ hội để con người hối cải quay trở về với Chúa. Mỗi kitô hữu chúng ta luôn phải cố gắng sống tốt theo đúng ý Chúa. Đồng thời chúng ta cũng hãy luôn nhớ rằng Hội Thánh trần gian là một tập thể pha trộn, gồm đủ mọi loại tốt xấu, hữu dụng và vô dụng. Chỉ khi đến ngày sau hết Thiên Chúa mới lọc lựa tốt với xấu, người thiện kẻ ác. Việc phân chia này là việc của Thiên Chúa chứ không phải là việc của loài người. Vì vậy chúng ta đừng xét đoán người khác, còn sống là còn thay đổi, hãy luôn biết tạo cơ hội cho người khác để họ sửa đổi lỡ lầm và sống tốt hơn.

Mỗi người chúng ta cũng hãy tự vấn lương tâm mình xem, giả sử lúc này đây mẻ lưới được kéo lên bãi, liệu tôi nằm trong số nào, cá tốt hay cá xấu? Và hãy nhớ rằng tiêu chuẩn của nước trời chỉ có cá tốt hoặc cá xấu không có loại lưng lửng nửa tốt nửa xấu.
Lạy Chúa Giêsu xin dạy chúng con biết sống tốt theo lời Chúa dạy để ngày sau được Chúa chọn lựa trong ngày sau hết. Xin Chúa cũng dạy chúng con đừng xét đoán người khác mà phải luôn biết yêu thương và tha thứ khi họ xúc phạm đến chúng con. Amen


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Tám

1 THÁNG TÁM

Tại Sao Thiên Chúa Cho Phép Sự Dữ Xảy Ra?

Thánh Kinh đảm bảo rằng “sự ác không lướt thắng được sự khôn ngoan” (Kn 7,30). Điều đó khích lệ chúng ta xác tín rằng trong kế hoạch quan phòng của Đấng Tạo Hóa, rốt cục sự dữ cũng ‘chịu thua’ sự thiện. Trong ánh sáng của sự quan phòng thần linh, chúng ta bắt đầu hiểu hai sự thật này: một là, “Thiên Chúa không muốn sự dữ vì chính nó”; hai là, “Thiên Chúa cho phép điều dữ xảy ra”.

Để hiểu tại sao “Thiên Chúa không muốn sự dữ vì chính nó”, chúng ta cần nhớ lại những lời trong Sách Khôn Ngoan: “Thiên Chúa không làm ra cái chết; Ngài cũng chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong. Ngài đã sáng tạo muôn loài cho chúng hiện hữu” (Kn 1,13-14).

Để hiểu tại sao Thiên Chúa cho phép sự dữ xảy ra giữa những sự vật thể lý, rất cần nhớ lại rằng vật chất thể lý – trong đó có thân xác con người – là những thứ dễ hư nát và tiêu vong. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng điều này ảnh hưởng đến chính cơ cấu của bản tính vật chất của các tạo vật này. Nhưng điều này hoàn toàn lô-gíc. Thật khó mà hình dung rằng các thụ tạo vật chất có thể tồn tại mà không bị giới hạn trong tình trạng hiện hữu của thế giới vật chất chúng ta. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng nếu “Thiên Chúa không làm ra cái chết” – như Sách Khôn Ngoan khẳng định – thì đồng thời Ngài vẫn cho phép cái chết xảy ra, trong viễn tượng của sự tốt lành phổ quát của toàn vũ trụ vật chất.

- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II

Lời Chúa Trong Gia Đình

Thánh Alphongsô Maria Liguori, giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
Xh 40, 16-21.34-38; Mt 13, 47-53


LỜI SUY NIỆM: “Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá” (Mt 13,47)

Chúa Giêsu muốn Tin Mừng đến khắp mọi nơi, để gom tất cả mọi con người được ở trong Giáo Hội của Ngài, để nhận được ơn cứu độ, nhận ra con đường đi vể Nhà Thiên Chúa, để được hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài. Trên hành trình đi về Nhà Cha, chúng ta còn có rất nhiều thử thách, cần phải vượt qua. Muốn vượt qua những thử thách này chỉ có hiểu biết Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống của mình với ân sủng Ngài ban.


Mạnh Phương

Gương Thánh nhân

Ngày 01-08
Thánh ALPHONSÔ LIGUORI
Gíam mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (1696 - 1787)


Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em. Ngay từ trong nôi, Ngài là giao điểm tập hợp ân huệ đáng mơ ước như trí thông minh, danh giá, tài sản, thiên khiếu nghệ thuật và một tấm lòng đại độ.
Trong khi đó người mẹ rất đạo hạnh nghĩ rằng: - Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều.
Như vậy ân phúc kỳ diệu nhất mà Alphongsô nhận được chính là giáo huấn của người mẹ. Alphongsô học tiếng Hy lạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp và toán. Ngài say mê âm nhạc và hội họa. Là một con người có chí. Alphongsô gây ảnh hưởng tốt đối với chúng bạn. Bằng sự trong trắng tế nhị và lòng đạo đức của mình. Một người bạn kể lại rằng: có lần thua cuộc chơi và giận dữ đến độ trở nên sỗ sàng. Alphongsô buồn phiền nghỉ chơi và nói: - "Chúa không muốn tôi được chút tiền đã khiến cho bạn làm phiền lòng Ngài"
Thế rồi Alphongsô biến mất vào vườn. Các bạn đổ xô đi tìm Ngài và gặp Ngài đang quỳ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đặt trên cành cây. Người bạn xấu xúc động nói : - "Tôi đã làm phiền một vị thánh".
Alphongsô thành công rất sớm trên cùng đời. 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Khả năng hùng biện của Ngài hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhưng tuổi trẻ cũng có cớ dẫn Ngài tới lỗi lầm với trong hậu quả bi thảm, năm 1723 trong một vụ kiện, Ngài biện hộ với một giọng nói hùng hồn. Lý lẽ vững chắc, làm cho cả tòa án phải ngỡ ngàng tán thưởng. Nhưng khi vừa dứt lời, đối thủ ôn hoà vạch ra một lỗi nhỏ mà Ngài không nhận thấy. Chính lỗi nhỏ đó đã tiêu hủy luận chứng lẫn danh tiếng của Ngài.
Thất bại Alphongsô rất đau buồn và đã đóng cửa phòng hai ngày liền. Ngài suy nghĩ và tự hỏi rằng: "Đây không phải là lời mời gọi của Chúa hay sao ...? Bỏ nghề, Ngài nói : - "Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa".
Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi: - "Ngươi làm gì ở thế gian này ?"
Nhìn chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói:- "Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa".
Nghe tin này cha Ngài giận dữ, Ngài quyết bỏ nghề, bỏ cả vị hôn thê của Ngài sao ? Ngài đã trả lời rằng: đối với Chúa chẳng có hy sinh nào gọi là quá lớn lao cả. Ngài cương quyết giữ ý định và cha Ngài không thèm nhìn đến Ngài nữa. Năm 1726, Ngài thụ phong linh mục.
Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về ông nói: "Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa".
Suốt đời, thánh Alphongsô không những chỉ nỗ lực trong công việc tri thức mà còn lo tiếp xúc với dân chúng. Ngài chỉ thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dầu cho từ đầu, hội dòng đã bị phân rẽ thành hai phe và thánh Alphongsô phải khởi đầu lại, với hai người bạn, nhưng hội dòng cũng khởi sự lớn dần. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.
Năm 1548 thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được đức giáo hoàng Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt trong nhiều thành quả tức thời.
Năm 1762 Đức Clementô XIV đặt Ngài làm giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775 Ngài được đức giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.
Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong "đêm tối của linh hồn" Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: "Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt". Cuối cùng Ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.


(daminhvn.net)


01 Tháng Tám

Bài Giảng Của Vị Giáo Trưởng

Trong một thị trấn nhỏ bên Liên Xô. Một số người Do Thái đang chờ đón vị giáo trưởng của họ. Đã lâu lắm cộng đoàn của họ không có người lãnh đạo. Vị giáo trưởng lại cư ngụ trong một thành phố khác. Ông chỉ đến thăm cộng đoàn nhỏ bé này mỗi năm một lần. Ai ai cũng náo nức được gặp con người thánh thiện nổi tiếng này. Mọi người chuẩn bị những câu hỏi mà họ sẽ lần lượt nêu lên để xin vị giáo trưởng giải đáp.
Khi ông đến nơi, sự căng thẳng càng hiện lên trên nét mặt của nhiều người. Ai cũng đang trong tư thế giơ tay để đặt câu hỏi. Nhưng khi mọi người đã an tọa trong phòng họp, vị giáo trưởng không nói lời nào. Ông đưa mắt nhìn mọi người. Một hồi lâu, ông bỗng ngân nga một điệu nhạc. Mọi người đều bắt chước làm theo. Vị giáo trưởng lại cất tiếng hát lên một bài ca quen thuộc. Mọi người cũng hát theo ông... Mọi người tưởng nghi thức mở đầu ấy sẽ chấm dứt và vị giáo trưởng sẽ nói lên những lời vàng ngọc.
Nhưng không, trái với sự chờ đợi của mọi người, hết bài ca này đến bài ca khác, ông không ngừng bắt lên những bài ca mới. Khi các bài ca vừa dứt, ông bước xuống khỏi bục giảng và bắt đầu nhảy múa. Ông vừa nhảy vừa vỗ tay, không mấy chốc cả cử tọa cũng bước ra khỏi ghế và nhảy theo ông. Tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng nhịp chân lôi kéo mọi người vào điệu múa khiến họ không còn nhớ đến những câu hỏi mà họ đã chuẩn bị từ mấy hôm trước. Cả cộng đoàn hòa nhịp với nhau trong đôi chân, cùng nắm tay nhau, cùng khăng khít với nhau trong phấn khởi, vui tươi, cảm thông, hiệp nhất...
Khi các điệu vũ đã chấm dứt, mọi người trở về chỗ ngồi của mình. Lúc bấy giờ, vị giáo trưởng mới lên tiếng nói và ông chỉ nói có vỏn vẹn một câu ngắn ngủi như sau: "Tôi tin chắc rằng tôi đã trả lời cho mọi thắc mắc của anh chị em".

Cô đơn là nguyên nhân gây ra mọi thứ xáo trộn, bệnh tật trong chúng ta. Cô đơn đưa chúng ta đến sầu muộn. Sầu muộn đưa chúng ta đến nổi loạn. Nổi loạn đưa chúng ta đến tội ác...
Có những người bị người khác đày đọa cô đơn, nhưng cũng không thiếu những người tự giam hãm vào cô đơn. Nhưng đày đọa kẻ khác vào cô đơn cũng có nghĩa là cắt bớt đi một sợi dây liên kết, là tiến dần đến chỗ cô đơn.
Để ra khỏi cô đơn, liều thuốc duy nhất chính là làm cho người khác bớt cô đơn. Một tiếng hát vui tươi cất lên để mời gọi mọi người cùng hát với mình, một tiếng vỗ tay tung ra để mời gọi mọi người cùng phấn khởi với mình, một nhịp bước đưa ra để mời gọi mọi người cùng nhảy múa với mình: khi hòa nhịp với nhau trong một niềm vui chung, người ta sẽ xóa đi được bao nhiêu vấn đề vướng mắc trong tâm tư.
Có ra khỏi chính mình để chia vui sẻ buồn với người, có ra khỏi chính mình để chỉ nghĩ đến những ưu tư phiền muộn của người, có ra khỏi chính mình để lo lắng cho người, để giúp đỡ người, chúng ta mới làm vơi đi được nỗi cô đơn của mình và cũng giúp người bớt cô đơn.
Cho thì có phúc hơn nhận lãnh: càng trao ban, càng ra khỏi chính mình, chúng ta mới cảm thấy vơi nhẹ đi những ưu tư, lo lắng của mình...

(Lẽ Sống)

Thứ Năm 1-8
Thánh Anphong Liguori
(1696-1787)

C
ông Ðồng Vatican II xác định rằng, thần học luân lý phải được nuôi dưỡng bởi Phúc Âm, và chứng tỏ được sự cao quý của ơn gọi người Kitô Hữu, và nhiệm vụ của họ là trưng ra kết quả ấy trong đời sống bác ái giữa trần gian. Vào năm 1950, Thánh Anphong được Ðức Piô XII tuyên xưng là quan thầy của các thần học gia luân lý, ngài thật xứng với danh hiệu ấy. Trong cuộc đời ngài, thánh nhân phải tranh đấu để giải thoát nền thần học luân lý khỏi sự khắt khe của chủ thuyết Jansen. Thần học luân lý của ngài, đã được tái bản 60 lần trong thế kỷ sau khi ngài từ trần, chú trọng đến các vấn đề thực tiễn và cụ thể của các cha xứ và cha giải tội. Nếu có thói vụ luật và giảm thiểu hóa luật lệ xen vào thần học luân lý, chắc chắn nó không thuộc về mô hình thần học tiết độ và nhân từ của Thánh Anphong.
Vào năm 16 tuổi, ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật và dân luật của Ðại Học Naples, nhưng sau đó đã bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài được thụ phong linh mục và dồn mọi nỗ lực trong việc tổ chức tuần đại phúc ở các giáo xứ, cũng như nghe xưng tội và thành lập các đoàn thể Kitô Giáo.
Ngài sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Ðó là một tổ chức của các linh mục và tu sĩ sống chung với nhau, tận tụy theo gương Ðức Kitô và hoạt động chính yếu là tổ chức tuần đại phúc cho nông dân ở thôn quê. Như một điềm báo cho điều sẽ xảy ra sau này, sau một thời gian hoạt động, những người đồng hành với ngài ngay từ khi thành lập đã từ bỏ tu hội và chỉ còn lại có một thầy trợ sĩ. Nhưng tu hội cố gắng sống còn và được chính thức chấp nhận vào 17 năm sau, dù rằng khó khăn vẫn chưa hết.
Sự canh tân mục vụ lớn lao của Thánh Anphong là cách giảng thuyết và giải tội -- ngài thay thế kiểu hùng biện khoa trương, thùng rỗng kêu to, bằng sự giản dị dễ hiểu, và thay thế sự khắc nghiệt của thuyết Jansen bằng sự nhân từ. Tài viết văn nổi tiếng của ngài phần nào đã làm lu mờ công lao khó nhọc mà ngài đã ngang dọc vùng Naples trong 26 năm trường để tổ chức tuần đại phúc.
Ngài được tấn phong giám mục khi 66 tuổi và ngay sau khi nhậm chức, ngài đã cải tổ toàn diện giáo phận.
Vào năm 71 tuổi, ngài bị đau thấp khớp khủng khiếp. Ngài đau khổ trong 18 tháng sau cùng với "sự tăm tối" vì sự do dự, sợ hãi, bị cám dỗ đủ mọi khía cạnh đức tin và mọi đức tính.
Thánh Anphong nổi tiếng về nền tảng thần học luân lý, nhưng ngài cũng sáng tác nhiều trong lãnh vực tâm linh và thần học tín lý. Văn bản Các Vinh Dự của Ðức Maria là một trong những công trình vĩ đại về chủ đề này, và cuốn Viếng Thánh Thể được tái bản đến 40 lần trong đời ngài, đã ảnh hưởng nhiều đến sự sùng kính Thánh Thể trong Giáo Hội.
Ngài được phong thánh năm 1831, và được tuyên xưng Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1871.
Lời Bàn
Trên hết tất cả, Thánh Anphong nổi tiếng là một con người thực tế đối phó với các vấn đề cụ thể hơn là trừu tượng. Cuộc đời ngài quả thật là một gương mẫu "thực tiễn" cho Kitô Hữu ngày nay đang bị khó khăn để nhận chân giá trị của đời sống Kitô Giáo giữa cơn lốc khó khăn, đau khổ, hiểu lầm và thất bại. Thánh Anphong đã trải qua tất cả những đau khổ ấy. Ngài là thánh bởi vì ngài luôn duy trì sự liên hệ mật thiết với Ðức Kitô thống khổ qua tất cả những thử thách cuộc đời.
Lời Trích
Khi Thánh Anphong làm giám mục, một trong các linh mục của dòng có cuộc sống rất trần tục, và cưỡng lại mọi biện pháp nhằm thay đổi lối sống ấy. Vị linh mục được Thánh Anphong mời đến, và ngay ở lối vào phòng của ngài, thánh nhân cho đặt một tượng thánh giá thật lớn. Khi vị linh mục do dự không dám bước qua, Thánh Anphong ôn tồn nói, "Hãy bước vào đi, và nhớ đạp lên thánh giá. Ðây không phải lần đầu tiên mà cha đạp Chúa dưới chân mình."