Trang

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

MARCH 01, 2018 : THURSDAY OF THE SECOND WEEK OF LENT

Thursday of the Second Week of Lent
Lectionary: 233

Reading 1JER 17:5-10
Thus says the LORD:
Cursed is the man who trusts in human beings,
who seeks his strength in flesh,
whose heart turns away from the LORD.
He is like a barren bush in the desert
that enjoys no change of season,
But stands in a lava waste,
a salt and empty earth.
Blessed is the man who trusts in the LORD,
whose hope is the LORD.
He is like a tree planted beside the waters
that stretches out its roots to the stream:
It fears not the heat when it comes,
its leaves stay green;
In the year of drought it shows no distress,
but still bears fruit.
More tortuous than all else is the human heart,
beyond remedy; who can understand it?
I, the LORD, alone probe the mind
and test the heart,
To reward everyone according to his ways,
according to the merit of his deeds.
Responsorial PsalmPS 1:1-2, 3, 4 AND 6
R. (40:5a) Blessed are they who hope in the Lord.
Blessed the man who follows not
the counsel of the wicked
Nor walks in the way of sinners,
nor sits in the company of the insolent,
But delights in the law of the LORD
and meditates on his law day and night.
R. Blessed are they who hope in the Lord.
He is like a tree
planted near running water,
That yields its fruit in due season,
and whose leaves never fade.
Whatever he does, prospers.
R. Blessed are they who hope in the Lord.
Not so, the wicked, not so;
they are like chaff which the wind drives away.
For the LORD watches over the way of the just,
but the way of the wicked vanishes.
R. Blessed are they who hope in the Lord.

Verse Before The Gospel SEE LK 8:15
Blessed are they who have kept the word with a generous heart
and yield a harvest through perseverance.

Jesus said to the Pharisees:
"There was a rich man who dressed in purple garments and fine linen
and dined sumptuously each day.
And lying at his door was a poor man named Lazarus, covered with sores,
who would gladly have eaten his fill of the scraps
that fell from the rich man's table.
Dogs even used to come and lick his sores.
When the poor man died,
he was carried away by angels to the bosom of Abraham.
The rich man also died and was buried,
and from the netherworld, where he was in torment,
he raised his eyes and saw Abraham far off
and Lazarus at his side.
And he cried out, 'Father Abraham, have pity on me.
Send Lazarus to dip the tip of his finger in water and cool my tongue,
for I am suffering torment in these flames.'
Abraham replied, 'My child,
remember that you received what was good during your lifetime
while Lazarus likewise received what was bad;
but now he is comforted here, whereas you are tormented.
Moreover, between us and you a great chasm is established
to prevent anyone from crossing
who might wish to go from our side to yours
or from your side to ours.'
He said, 'Then I beg you, father, send him
to my father's house,
for I have five brothers, so that he may warn them,
lest they too come to this place of torment.'
But Abraham replied, 'They have Moses and the prophets.
Let them listen to them.'
He said, 'Oh no, father Abraham,
but if someone from the dead goes to them, they will repent.'
Then Abraham said,
'If they will not listen to Moses and the prophets,
neither will they be persuaded
if someone should rise from the dead.'"



Meditation: Lazarus was carried to Abraham's bosom
What sustains you when trials and affliction come your way? The prophet Jeremiah tells us that whoever relies on God will not be disappointed or be in want when everything around them dries up or disappears (Jeremiah 17:7-8). God will not only be their consolation, but their inexhaustible source of hope and joy as well.
We lose what we hold on to - we gain what we give away
Jesus' parable about the afflictions of the poor man Lazarus brings home a similar point. In this story Jesus paints a dramatic scene of contrasts - riches and poverty, heaven and hell, compassion and indifference, inclusion and exclusion. We also see an abrupt and dramatic reversal of fortune. Lazarus was not only poor, but sick and unable to fend for himself.  He was "laid" at the gates of the rich man's house. The dogs which licked his sores probably also stole the little bread he got for himself. Dogs in the ancient world symbolized contempt. Enduring the torment of these savage dogs only added to the poor man's miseries and sufferings. 
The rich man treated the beggar with contempt and indifference, until he found his fortunes reversed at the end of his life! In God's economy, those who hold on possessively to what they have, lose it all in the end, while those who share generously receive back many times more than they gave away.
Do not lose hope - God rewards those who trust in him
The name Lazarus means God is my help. Despite a life of misfortune and suffering, Lazarus did not lose hope in God. His eyes were set on a treasure stored up for him in heaven. The rich man, however, could not see beyond his material wealth and possessions. He not only had every thing he needed, he selfishly spent all he had on himself. He was too absorbed in what he possessed to notice the needs of those around him. He lost sight of God and  the treasure of heaven because he was preoccupied with seeking happiness in material things. He served wealth rather than God. In the end the rich man became a beggar!
Do you know the joy and freedom of possessing God as your true and lasting treasure? Those who put their hope and security in heaven will not be disappointed (see Hebrews 6:19).
"Lord Jesus, you are my joy and my treasure. Make me rich in the things of heaven and give me a generous heart  that I may freely share with others the spiritual and material treasures you have given to me."
A Daily Quote for LentCreator of both rich and poor, by Augustine of Hippo, 354-430 A.D.
"God made both the rich and the poor. So the rich and the poor are born alike. You meet one another as you walk on the way together. Do not oppress or defraud anyone. One may be needy and another may have plenty. But the Lord is the maker of them both. Through the person who has, He helps the one who needs - and through the person who does not have, He tests the one who has." (excerpt from Sermon 35, 7)


THURSDAY, MARCH 1, LUKE 16:19-31
Lenten Weekday

(Jeremiah 17:5-10; Psalm 1)

KEY VERSE: 'If they do not listen to Moses and the prophets, neither will they be convinced even if someone rises from the dead" (v 31).
TO KNOW: In Jesus' day, it was believed that prosperity was a sign of God's favor and suffering a sign of God's displeasure. Jesus told a parable that was counter-cultural to this idea. In the story, a rich man feasted in sumptuous luxury while Lazarus, a poor man, suffered from disease and starvation at the rich man’s gates. When the rich man died he ended up in Sheol, the abode of the dead where the wicked were consigned. When Lazarus died he was escorted to the bosom of Abraham, a metaphor for the resting place of the righteous. The irony was that in their lifetimes, a chasm of poverty and wealth existed between Lazarus and the rich man, whereas in death there was an abyss of punishment and reward between them. The rich man begged Abraham to send Lazarus to warn his family so that they might avoid his fate. Abraham replied that Moses and the prophets had already proclaimed God's word, and if the rich man's family failed to listen to the warnings in Scripture, they would not be convinced even if someone rose from the dead (an allusion to Jesus' own resurrection).
TO LOVE: Lord Jesus, open my eyes this Lent to see the suffering people at my doorstep.
TO SERVE: What is my parish doing for the poor? Do I help?
​​
www.togetherwithgodsword.com


Thursday 1 March 2018


Jeremiah 17:5-10. Psalm 1:1-4, 6. Luke 16:19-31.
Happy are they who hope in the Lord—Psalm 1:1-4, 6. 
Father Abraham, take pity on me.
The disturbing thing about the Lazarus story is that the rich man really did not do him any harm. Lazarus was not driven away from the gates, ill treated or abused. He was treated as if he did not exist.
Then this man, someone considered of no account, was placed in a position of power. ‘Send him to my home that he may put things right there’, was the erstwhile rich man’s entreaty to Abraham.
Jesus gave his disciples dire warning not to despise little ones. The stunning revelation for both the good and the bad at the last judgement will be to discover that the king himself lay hidden behind ‘the least of his brethren’, and took as done to himself the treatment given to such nobodies.


Saint David of Wales
Saint of the Day for March 1
(d. March 1, 589)


Saint David of Wales’ Story
David is the patron saint of Wales and perhaps the most famous of British saints. Ironically, we have little reliable information about him.
It is known that he became a priest, engaged in missionary work, and founded many monasteries, including his principal abbey in southwestern Wales. Many stories and legends sprang up about David and his Welsh monks. Their austerity was extreme. They worked in silence without the help of animals to till the soil. Their food was limited to bread, vegetables and water.
In about the year 550, David attended a synod where his eloquence impressed his fellow monks to such a degree that he was elected primate of the region. The episcopal see was moved to Mynyw, where he had his monastery, now called St. David’s. He ruled his diocese until he had reached a very old age. His last words to his monks and subjects were: “Be joyful, brothers and sisters. Keep your faith, and do the little things that you have seen and heard with me.”
Saint David is pictured standing on a mound with a dove on his shoulder. The legend is that once while he was preaching a dove descended to his shoulder and the earth rose to lift him high above the people so that he could be heard. Over 50 churches in South Wales were dedicated to him in pre-Reformation days.

Reflection
Were we restricted to hard manual labor and a diet of bread, vegetables and water, most of us would find little reason to rejoice. Yet joy is what David urged on his brothers as he lay dying. Perhaps he could say that to them—and to us—because he lived in and nurtured a constant awareness of God’s nearness. For, as someone once said, “Joy is the infallible sign of God’s presence.” May his intercession bless us with the same awareness!

Saint David of Wales is the Patron Saint of:
Wales


LECTIO DIVINA: LUKE 16,19-31
Lectio Divina: 
 Thursday, March 1, 2018
Lent Time

1) OPENING PRAYER
Lord our God,
many of us never had it so good
and so we have become smug and self-satisfied,happy in our own little world.
God, may our ears remain open to your word
and our hearts to you
and to our brothers and sisters.
Do not allow us to forget you,
or to place our trust in ourselves.
Make us restless for you
through Jesus Christ our Lord.
2) GOSPEL READING - LUKE 16, 19-31
'There was a rich man who used to dress in purple and fine linen and feast magnificently every day. And at his gate there used to lie a poor man called Lazarus, covered with sores, who longed to fill himself with what fell from the rich man's table. Even dogs came and licked his sores.
Now it happened that the poor man died and was carried away by the angels into Abraham's embrace. The rich man also died and was buried. 'In his torment in Hades he looked up and saw Abraham a long way off with Lazarus in his embrace. So he cried out, "Father Abraham, pity me and send Lazarus to dip the tip of his finger in water and cool my tongue, for I am in agony in these flames." Abraham said, "My son, remember that during your life you had your fill of good things, just as Lazarus his fill of bad. Now he is being comforted here while you are in agony. But that is not all: between us and you a great gulf has been fixed, to prevent those who want to cross from our side to yours or from your side to ours." 'So he said, "Father, I beg you then to send Lazarus to my father's house, since I have five brothers, to give them warning so that they do not come to this place of torment too." Abraham said, "They have Moses and the prophets, let them listen to them." The rich man replied, "Ah no, father Abraham, but if someone comes to them from the dead, they will repent." Then Abraham said to him, "If they will not listen either to Moses or to the prophets, they will not be convinced even if someone should rise from the dead."
3) REFLECTION
• Every time that Jesus has something important to communicate, he creates a story and tells a parable. In this way, through the reflection on an invisible reality, he leads those who listen to him to discover the invisible call of God, who is present in life. A parable is made to make us think and reflect. For this reason it is important to pay attention even to the smallest details. In the parable in today’s Gospel there are three persons. The poor Lazarus, the rich man without a name and Father Abraham. In the parable, Abraham represents the thought of God. The rich man without a name represents the dominating ideology of that time. Lazarus represents the silent cry of the poor of the time of Jesus and of all times.
• Luke 16, 19-21: The situation of the rich man and the poor man. The two extremes of society. On the one side, aggressive richness, on the other the poor man without resources, without rights, covered with wounds, without anybody to accept him, to receive him, except the dogs which came to lick his wounds. What separates both of them is the closed door of the house of the rich man. On the part of the rich man, there is no acceptance nor pity concerning the problem of the poor man at his door. But the poor man has a name and the rich man does not. That is, the poor man has his name written in the book of life, not the rich one. The poor man’s name is Lazarus. It means God helps. And through the poor man, God helps the rich man who could have a name in the book of life. But the rich man does not accept to be helped by the poor man, because he keeps his door closed. This beginning of the parable which describes the situation, is a faithful mirror of what was happening during the time of Jesus and the time of Luke. It is the mirror of everything which is happening today in the world!
• Luke 16, 22: The change which reveals the hidden truth. The poor man died and was carried away by the angels into Abraham’s embrace. The rich man also died and was buried. In the parable the poor man dies before the rich one. This is an advertisement for the rich. Up to the time when the poor man is alive and is at the door, there is still the possibility of salvation for the rich man. But after the poor man dies, the only instrument of salvation for the rich man also dies. Now, the poor man is in Abraham’s embrace. The embrace of Abraham is the source of life, from where the People of God is born, Lazarus, the poor man, forms part of the People of Abraham, from which he was excluded, when he was before the door of the rich man. The rich man who believes that he is a son of Abraham does not go toward the embrace of Abraham! The introduction of the parable ends here. Now its significance begins to be revealed, through the three conversations between the rich man and Father Abraham.
• Luke 16, 23-26: The first conversation. In the parable, Jesus opens a window on the other side of life, the side of God. It is not a question of Heaven. It is a question of life which only faith generates and which the rich man who has no faith cannot perceive. It is only in the light of death that the ideology of the empire disintegrates and appears for him what the true value of life is. On the part of God, without the deceiving propaganda of the ideology, things change. The rich man sees Lazarus in the embrace of Abraham and asks to be helped in his suffering. The rich man discovers that Lazarus is his only possible benefactor. But now, it is too late! The rich man without a name is pious, because he recognizes Abraham and calls him Father Abraham responds and calls him son. In reality this word of Abraham is addressed to all the rich who are alive. In so far as they are alive, they have the possibility to become sons and daughters of Abraham, if they know how to open the door to Lazarus, the poor man, the only one who in God’s name can help them. Salvation for the rich man does not consist in Lazarus giving him a drop of fresh water to refresh his tongue, but rather, that he, the rich man, open the closed door to the poor man so as fill the great abyss that exists.
• Luke 16, 27-29: The second conversation. The rich man insists: “Then, Father, I beg you to send Lazarus to my father’s house, because I have five brothers!” The rich man does not want his brothers to end in the same place of suffering. Lazarus, the poor man, is the only true intermediary between God and the rich. He is the only one, because it is only to the poor that the rich have to return what they had and, thus, re-establish the justice which has been damaged! The rich man is worried for his brothers, but was never concerned about the poor! Abraham’s response is clear: “They have Moses and the Prophets; let them listen to them!” They have the Bible! The rich man had the Bible. He knew it by heart. But he was never aware of the fact that the Bible had something to do with the poor. The key which the rich man has in order to be able to understand the Bible is the poor man sitting at his door!
• Luke 16, 30-31: The third conversation. “No, Abraham, but if someone from the dead goes to them, they will repent!” The rich man recognizes that he is wrong, he has committed an error, because he speaks of repenting, something which he never heard during his life. He wants a miracle, a resurrection! But this type of resurrection does not exist. The only resurrection is that of Jesus. Jesus, risen from the dead comes to us in the person of the poor, of those who have no rights, of those who have no land, of those who have no food, of those who have no house, of those who have no health. In his final response, Abraham is clear and convincing, forceful: “If they will not listen either to Moses or to the prophets, they will not be convinced even if someone should rise from the dead!” The conversation ends this way! This is the end of the parable!
• The key to understand the sense of the Bible is the poor Lazarus, sitting before the door! God presents himself in the person of the poor, sitting at our door, to help us cover the enormous abyss which the rich have created. Lazarus is also Jesus, the poor and servant Messiah, who was not accepted, but whose death changed all things radically. And everything changes in the light of the death of the poor. The place of torment, of torture is the situation of the person without God. Even if the rich man thinks that he has religion and faith, in fact, he is not with God because he does not open the door to the poor, as Zacchaeus did. (Lk 19, 1-10).
4) PERSONAL QUESTIONS
• How do we treat the poor? Do they have a name for us? In the attitude that I have before them, am I like Lazarus or like the rich man?
• When the poor enter in contact with us, do they perceive something different? Do they perceive the Good News? And I, to which side do I tend, toward the miracle or toward God’s Word?
5) CONCLUDING PRAYER
How blessed is anyone who rejects the advice of the wicked
and does not take a stand in the path that sinners tread,
nor a seat in company with cynics,
but who delights in the law of Yahweh
and murmurs his law day and night. (Ps 1,1-2)



01-03-2018 : THỨ NĂM - TUẦN II MÙA CHAY

01/03/2018
Thứ năm đầu tháng, tuần 2 Mùa Chay

Bài Ðọc I: Gr 17, 5-10
"Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây Chúa phán: "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Lòng người nham hiểm khôn dò, nào ai biết được? Còn Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Ðáp: Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).
Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.
2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.
3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11
Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống".

Phúc Âm: Lc 16, 19-31
"Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
"Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".
Người đó lại nói: "Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này". Abraham đáp rằng: "Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài". Người đó thưa: "Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải". Nhưng Abraham bảo người ấy: "Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Người Phú Hộ Với Lazarô
Tất cả lề luật và các lời tiên tri đều quy về hai điều này: "Mến Chúa và Yêu Người". Ðó là cốt tủy của đạo Chúa truyền cho con người trong thời Cựu Ước của dân Do thái cũng như trong Tân Ước qua mạc khải trọn hảo của Chúa Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, câu nguyện ngụ ngôn trên của Chúa Giêsu nói về người giàu có và người ăn mày Lazarô xem ra muốn nhấn mạnh vào việc sử dụng tiền của như thế nào? Người giàu có trong dụ ngôn chỉ dùng tiền của mà ông có, để phục vụ những nhu cầu riêng của mình mà thôi. Ông vận toàn gấm vóc, lụa là và ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông không biết chia sẻ với người anh em ăn xin nằm trước cửa nhà, ông không biết sống liên đới với kẻ khác. Ông đã không yêu Chúa mà cũng chẳng biết yêu người. Tiền của dư thừa đã làm cho ông bỏ quên Chúa và anh em đồng loại. Tiền của dư thừa là một nguy hiểm cho những ai không có lòng yêu mến Chúa. Ngược lại, người có lòng yêu mến Chúa thật thì sẽ biết sử dụng tiền của Chúa ban mà làm muôn điều ích lợi cho tha nhân.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã lưu ý các người con tinh thần của mình về tinh thần thanh bần trong Phúc Âm như sau: Của cải chôn vùi con, nếu con đội nó lên đầu. Của cải làm bệ chân con, nếu con đứng trên nó. Không có của mà tham vẫn chưa phải là thanh bần. Có của mà không dính bén có thể có lòng khó khăn thực sự. Dùng của cải cách quảng đại, chính là của Chúa trao cho con sử dụng để trao ban cho những người nghèo. Con là quản lý của Chúa, Ngài trao nhiều cho con giữ nhiều, trao ít cho con giữ ít. Ngài thu lại con bằng lòng, nhưng con chịu trách nhiệm về của Ngài. Thanh bần ghen ghét, thanh bần chỉ trích, thanh bần bất lực... không phải là thanh bần Phúc Âm.
Ðể có thanh bần theo Phúc Âm, nhất là để sống thanh bần Phúc Âm cần có tràn đầy tình thương Chúa: "Con hãy về bán tất cả những gì con có, lấy tiền của phân phát cho người nghèo rồi hãy đến theo Thầy". Chàng thanh niên không thể đáp lại lời mời gọi sống thanh bần Phúc Âm trên bước đường theo Chúa, nên đã êm đềm rút lui, vì anh ta có nhiều của cải mà không có nhiều tình yêu Chúa.
Thật là một trường hợp đầy ý nghĩa khi chính trong mùa Chay Thánh này, vào ngày 19 tháng 03, Giáo Hội mừng kính thánh Giuse, một vị thánh nghèo đầu tiên của những người rất giàu niềm tin vào tình yêu đối với Chúa.
Nguyện xin Thánh Cả Giuse cầu cùng Chúa Giêsu ban cho mỗi người chúng con sống trọn vẹn ơn gọi của mình cho đến cùng trong âm thầm, trong nghèo khó để chúng con phục vụ Chúa trong chương trình cứu rỗi của Ngài.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần II MC
Bài đọcJer 17:5-10; Lk 16:19-31.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tin Thiên Chúa hơn tin người đời.
Nếu một người tin ai hay tin điều gì thì họ sẽ cậy dựa vào điều đó. Ví dụ, nếu một người tin có tiền mua tiên cũng được, họ sẽ ra sức làm sao cho có nhiều tiền; hay nếu một người tin có uy quyền sẽ có tất cả, họ sẽ lo làm sao cho được một địa vị cao trong xã hội. Nhưng nếu một người tin hạnh phúc không lệ thuộc vào những lợi lộc vật chất, họ sẽ đi tìm những giá trị tinh thần qua những lời khôn ngoan của bậc thánh hiền.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc phải tin và cậy dựa vào Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tiên tri Jeremiah đưa ra hai mẫu người với hai niềm tin khác nhau. Tiên tri nói: Phúc thay cho những ai cậy dựa vào Thiên Chúa. Họ như cây trồng bên suối nước, sẽ luôn sinh hoa kết quả và không bao giờ bị khô héo. Nhưng khốn thay cho kẻ tin vào sức phàm nhân, hạnh phúc có đến cũng chẳng nhìn ra, và lúc nào cũng như đang sống trong đồng khô cỏ cháy. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng đưa ra hai mẫu gương để dạy cho dân một bài học: một người giàu có và Lazarus, người nghèo khó. Người giàu có dùng tiền bạc của mình để sống phung phí trên sự nghèo khó của Lazarus. Khi cả hai chết đi, cuộc sống hai người bị đảo ngược: Lazarus được ngồi trong lòng tổ-phụ Abraham trên trời; trong khi người giàu có phải chịu cực hình trong lửa đời đời.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải đặt niềm tin nơi nào cho đúng.
1.1/ Hai niềm tin: Tục ngữ Việt Nam có câu: “chọn mặt gởi vàng, chọn người để tin.” Để lập gia đình cũng thế, nếu một người biết lựa chọn kỹ lưỡng người để kết hôn theo những giá trị tinh thần, cuộc sống gia đình tương lai sẽ bền vững; nhưng nếu chỉ “vơ bèo vạt tép,” làm sao có thể ở với nhau suốt đời được? Tương tự như thế trong khi chọn người để ký thác cả phần hồn lẫn phần xác, con người phải lựa chọn giữa Thiên Chúa, phàm nhân, hay của cải vật chất. Khi con người chọn tin vào ai, họ sẽ làm quyết định theo niềm tin của họ. Tiên tri Jeremiah đưa ra hai lựa chọn căn bản và những hậu quả của chúng.
(1) Tin ở người đời: “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! Người đó sẽ như bụi cây trong hoang địa chẳng được thấy hạnh phúc bao giờ, hạnh phúc có đến cũng chẳng nhìn ra, nhưng sẽ ở mãi nơi đồng khô cỏ cháy, trong vùng đất mặn không một bóng người.”
Tiên tri Jeremiah sống trong thời gian lịch sử mà đa số dân tộc Israel, vua cũng như dân, quay lưng lại với Thiên Chúa. Hezekiah, Vua Judah đã chọn tin tưởng nơi Vua Ai-cập hơn là tin tưởng nơi Thiên Chúa. Hậu quả là vương quốc bị rơi vào tay Vua Babylon và tòan dân bị lưu đày. Điều khờ dại nhất của con người là chọn những tạo vật của Thiên Chúa làm ra thay vì chọn chính Đấng đã tạo dựng nên mọi sự. Điều ma quỉ dùng để cám dỗ con người là làm cho con người chỉ chú trọng đến hậu quả hiện tại tạm thời, mà quên đi quá khứ và không cần nhìn đến tương lai.
(2) Tin ở Thiên Chúa: “Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại, và không ngừng trổ sinh hoa trái.”
Khi một người khôn ngoan sống theo niềm tin của mình, chọn Thiên Chúa là điều quá hiển nhiên, vì Ngài là nguồn gốc mọi sự. Làm sao một người có uy quyền để bảo vệ một người như Thiên Chúa? Thánh Polycarp, khi được quyến dũ để bỏ Thiên Chúa, đã khẳng khái trả lời: “Trong 86 năm tôi đã phục vụ Ngài, Ngài đã không bao giờ gây ra bất kỳ thiệt hại gì cho tôi: Làm sao tôi có thể xúc phạm đến Vua và Đấng Cứu Chuộc của tôi?”
1.2/ Thiên Chúa thấu suốt lòng con người: Tin thế nào sẽ sống như vậy; cuộc sống con người biểu tỏ những gì con người tin. Họ sẽ phải ra trước tòa phán xét để trả lời với Thiên Chúa về cuộc sống của họ. Khi đó, họ không thể nói họ đã tin Thiên Chúa trong lòng hay tuyên xưng Ngài bằng miệng lưỡi được, vì đời sống của họ sẽ là bằng chứng tố cáo họ. Lời tiên tri Jeremiah cũng cảnh cáo những con người hai lòng: “Không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được? Ta là Đức Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm.”
2/ Phúc Âm: Lazarus tin nơi Thiên Chúa.
2.1/ Ông nhà giàu tin nơi sự giàu có của mình: Chỉ trong ít lời ngắn ngủi, Thánh sử Lucas đã lột tả được sự bất công giữa lòai người: một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người, vừa nghèo khó lại vừa bệnh tật, tên là Lazarus, nằm trước cổng ông nhà giàu. Lazarus thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.
Cuộc đời sau đảo lộn thứ tự của cuộc đời này. Người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Lazarus trong lòng tổ phụ. Ông kêu cứu: "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Lazarus nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!”
2.2/ Lazarus tin nơi tình yêu Thiên Chúa: Thiên Chúa dựng nên mọi sự trong trời đất cho mọi người hưởng dùng. Con người không phải là chủ nhân, mà chỉ là những người quản lý của cải của Thiên Chúa. Vì thế, con người không được quyền phung phí của cải trong khi những người nghèo không có của ăn. Nếu họ không san sẻ của cải cho người nghèo, họ sẽ phải nghe những lời như Abraham nói với người giàu có: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lazarus suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarus được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.”
2.3/ Bài học cho người còn sống: Sống thế nào sẽ phải lãnh nhận hậu quả như vậy. Nếu chưa biết cách sống, con người phải tìm tòi học hỏi để biết sống, nhất là qua Kinh Thánh. Việc hóan cải đòi nhiều nỗ lực và thời gian, chứ không phải khi muốn là được. Người giàu có xin Abraham sai Lazarus đến nhà để cảnh cáo cho năm người anh em của ông cũng đang sống bất công như vậy, nhưng Abraham đáp: "Nếu Moses và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta chỉ có thể lựa chọn một trong hai điều: tin nơi Thiên Chúa hay nơi phàm nhân. Chúng ta không thể làm tôi hai chủ: “cả Thiên Chúa lẫn tiền tài.”
- Tin thế nào sẽ sống thế ấy; cuộc sống là biểu tỏ những gì con người tin. Chúng ta không thể chỉ tin trong lòng hay nơi “chót lưỡi đầu môi.”
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

01/03/2018 - THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC
Lc 16,19-31
DỤ NGÔN PHIÊN BẢN HIỆN ĐẠI

“Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu…” (Lc 16,19-20)
Suy niệm: Ngày 3/7/1980 Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đến thăm Sao Paolo nước Bra-xin, ngài đã áp dụng dụ ngôn này vào thế giới hiện đại: “Hàng ngàn làn sóng di dân chen chúc nhau trong những khu nhà ổ chuột ở thành phố. Cuộc sống đầy thất vọng và tới tận cùng khốn khổ. Những trẻ em, thiếu niên, thanh niên không tìm được khoảng không gian sinh hoạt để phát triển mạnh mẽ những nghị lực thể lý và tinh thần, đành phải sống lang thang trên hè phố, giữa cảnh ồn ào náo nhiệt và những cao ốc bao quanh san sát. Bên cạnh cuộc sống tiện nghi hiện đại lại tồn tại những con người quá thiếu thốn – Sự phát triển hiện đại thường biến thành một bản sao kỳ lạ của bài dụ ngôn Người Phú hộ và Lazarô.”
Mời Bạn: Tội của ông nhà giàu không phải là tội lỗi phạm mà là tội thiếu sót. Mời bạn suy nghĩ cũng lời Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nói tại sân vận động Yankee, New York trong chuyến viếng thăm Mỹ ngày 02/10/1979: “Chúng ta không thể vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu ở bất cứ một nơi nào đó, người hành khất La-za-rô của thế kỷ 20 vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ngoài cửa…”
Chia sẻ: Thảo luận trong nhóm để tìm ra cách tốt nhất chia sẻ cụ thể với một gia đình đang gặp khó khăn trong nhóm của bạn.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bớt lại một chút phần ăn của mình (gạo, tiền) dành để giúp đỡ người nghèo khi cần thiết.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.
(5 Phút Lời Chúa)


 Có mt vc thm (1.3.2018 – Th năm Tun 2 Mùa Chay)
Chia s là lp vc thm, nâng người khác lên bng mình... Ch cn bt chút dư tha, xa x ca chúng ta cũng đ làm nhiu người no nê hnh phúc. 

Suy
nim:
Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới
còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.
Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.
Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu
cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh
cho cả thế giới trong một thời gian dài.
Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và Ladarô,
chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.
Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị,
giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.
Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực.
Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc.
Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày,
vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.
Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô,
nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời.
Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín.
Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng.
Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.
Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em.
Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.
Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được.
Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.
Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau
là do chính con người đã tạo ra từ đời này.
Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc lột ai,
nhưng vì ông không bị sốc chút nào
trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.
Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.
Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo,
nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.
Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công,
và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.
Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều,
nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.
Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.
Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.
Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm:
Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ,
bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.
Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về các mặt khác:
giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng,
giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.
Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.
Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.
Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải,
để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô
nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm...
Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta
cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.
Cầu nguyn:

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có bao điều con lãng phí
bên cạnh những Ladarô túng quẫn,
có bao điều con hưởng lợi
dựa trên nỗi đau của người khác,
có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng ở đâu xa.
Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con phải chịu trách nhiệm
về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân,
vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế giới còn nhiều người đói nghèo
là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất Hứa
Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua. Thực tại này được tìm thấy nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho chúng ta. Nó phải bao trùm lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển Dung (Lc 9,34).
Lời hứa của giao ước mới được hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm chạm đến con người. Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của Thiên Chúa được hoàn thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu ông vào miền Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của Giao Uớc Cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta trong Đức Kitô.
Vì Thiên Chúa của Giao Ước Mới không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất nước riêng rẽ nào hay bất cứ một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào trên trần gian có thể chứa đựng được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những ai qui tụ lại trong Đức Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01/3
Gr 17, 5-10; Lc 16, 19-31.


LỜI SUY NIỆM: “Môsê và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe; thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.”
Sống trên đời này, mỗi con người cần phải tin có sự sống đời sau, nếu không có niềm tin này, con người chỉ tìm kiếm những gì để phục vụ làm thỏa mãn cho thân xác mình mà thôi, dẫn đến sự dững dưng trước mọi hoàn cảnh, không thấy sự liên đới với những người chung quanh, kể cả các tạo vật khác.
Lạy Chúa Giêsu, Kinh Thánh, giáo lý và giáo huấn của Hội Thánh luôn là những lời hướng dẫn đời sống đức tin và luân lý cho chúng con. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe, học hỏi và áp dụng vào đời sống của chúng con, để ngày sau được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời.
Mạnh Phương


01 Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một buổi sáng dạo đầu tháng 8 năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải táng bên cạnh phần mộ của mẹ ông.
Georgi Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát xít và sáng lập Ðảng Cộng Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử...
Người ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng Sản Bulgary nay đã đổi tên thành Ðảng Xã Hội...
Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ...
Con người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chết?... Nếu ai cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa... Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sử? Hôm nay người ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay người ta ướp xác, ngày mai người ta lại đưa ra đốt...
Là người có niềm tin, chúng ta đặt tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?
Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ bằng một lời nói, chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vô của tiền của và danh vọng nữa... Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống trường sinh... Ðó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của thức ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Luca 16:19-31
Thứ Năm 1 Tháng Ba, 2018
Thứ Năm Tuần II Mùa Chay                              


1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,
Nhiều người trong chúng con, cuộc đời chưa bao giờ được khá giả như thế
Vì vậy chúng con đã trở nên tự mãn và hài lòng, hạnh phúc trong thế giới nhỏ bé của chúng con.
Lạy Chúa, nguyện xin cho tai chúng con vẫn mở ra để lắng nghe Lời Chúa
Xin cho lòng chúng con vẫn hướng về Chúa
Và hướng về anh chị em chúng con.
Xin Chúa đừng để cho chúng con quên Chúa,
Hoặc đặt để niềm tin của chúng con vào chính mình.
Xin hãy làm cho chúng con thao thức vì Chúa,
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Luca 16:19-31

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người Biệt Phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lagiarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy.
Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hỏa ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Lagiarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lagiarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này.” Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lagiarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được.” Người đó lại nói: “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lagiarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.

3.  Suy Niệm

 Mỗi khi mà Chúa Giêsu có điều gì quan trọng cần phải thông tri, Người tạo ra một câu chuyện và kể dụ ngôn. Bằng cách này, qua việc suy gẫm về một thực tại vô hình, Người dẫn dắt những ai đang lắng nghe Người khám phá ra lời mời gọi vô hình của Thiên Chúa, Đấng hiện hữu trong đời sống. Dụ ngôn được tạo nên để chúng ta nghĩ và suy gẫm. Vì lý do này, điều quan trọng là phải chú ý, ngay cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Câu chuyện dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay có ba nhân vật. Người hành khất tên Lagiarô, nhà phú hộ vô danh và Tổ Phụ Abraham. Trong bài dụ ngôn, ông Abraham đại diện cho tư tưởng của Thiên Chúa. Nhà phú hộ vô danh đại diện cho hệ thống tư tưởng thống trị thời đó. Lagiarô đại diện cho tiếng khóc thầm lặng của những người nghèo khó vào thời của Chúa Giêsu và của tất cả mọi thời đại.
 Lc 16:19-21: Tình cảnh của nhà phú hộ và người hành khất. Hai thái cực của xã hội. Một mặt, sự giàu có thừa thãi; còn mặt khác, một người nghèo không cơm ăn, không quyền lực, mình đầy ghẻ chốc, không ai đoái hoài, ngó ngàng tới anh ta, ngoại trừ những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Vật ngăn cách giữa họ là cánh cổng đóng kín của nhà phú hộ. Về phần nhà phú hộ, không có sự chấp nhận cũng chẳng có lòng thương xót đến tình cảnh của người hành khất ngoài cửa nhà ông ta. Nhưng người hành khất thì có tên và nhà phú hộ thì không có. Có nghĩa là, người hành khất có tên mình được viết vào trong sách hằng sống, mà nhà phú hộ thì không. Tên của người hành khất là Lagiarô. Nó có nghĩa là Thiên Chúa cứu giúp. Và qua người hành khất, Thiên Chúa giúp cho nhà phú hộ có thể có tên trong sách hằng sống. Nhưng nhà phú hộ không chấp nhận việc được giúp đỡ bởi người hành khất, bởi vì cánh cổng nhà ông ta đóng kín. Khởi đầu của bài dụ ngôn này mô tả tình trạng, là một tấm gương trung thực của những gì đã xảy ra trong thời của Chúa Giêsu và thời ông Luca. Nó cũng là tấm gương của mọi việc đang xảy ra hiện nay trên thế giới!
 Lc 16:22: Việc thay đổi mặc khải sự thật ẩn dấu. Người hành khất chết đi và được các thiên thần đem lên nơi lòng tổ phụ Abraham. Nhà phú hộ cũng chết và được đem chôn. Trong bài dụ ngôn, người hành khất chết trước nhà phú hộ. Đây là một lời báo trước cho nhà phú hộ. Cho đến khi người hành khất vẫn còn sống và nằm bên cổng, thì vẫn còn cơ hội cứu rỗi cho nhà phú hộ. Nhưng sau khi người hành khất chết đi, công cụ duy nhất của ơn cứu rỗi cho nhà phú hộ cũng chết theo. Giờ đây, người hành khất được ở trong lòng ông Abraham. Lòng ông Abraham là nguồn mạch của sự sống, từ nơi đó Dân Thiên Chúa được sinh ra. Lagiarô, người hành khất, là một phần tử của Dân Tộc Abraham, từ nơi ấy anh ta bị loại trừ trước đó, khi anh ta nằm bên cổng nhà phú hộ. Nhà phú hộ tin tưởng rằng ông ta là dòng dõi của Abraham thì lại không được tiến về phía vòng tay ôm của ông Abraham! Lời giới thiệu về bài dụ ngôn kết thúc ở đây. Bây giờ ý nghĩa của nó bắt đầu được mặc khải, qua ba lời đối thoại giữa nhà phú hộ và Tổ Phụ Abraham.
 Lc 16:23-26: Lời đối thoại thứ nhất. Trong bài dụ ngôn, Chúa Giêsu mở ra một cánh cửa ở phía bên kia của đời sống, phía bên Thiên Chúa. Đó không phải là một thắc mắc về Thiên Đàng. Đó là một thắc mắc về sự sống mà chỉ có đức tin mới tạo ra được và nhà phú hộ lại không có đức tin nên không thể cảm nhận được. Chỉ dưới ánh sáng của cái chết mà ý thức về sự khống chế bị tan rã và xuất hiện cho ông ta giá trị đích thực của cuộc sống là gì. Về phần Thiên Chúa, không hề có tuyên truyền lừa dối về tư duy, mọi thứ thay đổi. Nhà phú hộ trông thấy người hành khất Lagiarô ở trong lòng Tổ Phụ Abraham và yêu cầu được giúp đỡ trong sự đau khổ của mình. Người phú hộ khám phá ra rằng chỉ có Lagiarô mới có thể là ân nhân của mình. Nhưng, bây giờ thì đã quá muộn! Người phú hộ vô danh trở nên lễ độ, vì ông ta nhận ra ông Abraham và gọi ông, Tổ Phụ Abraham đáp lại và gọi ông ta là con. Trong thực tế ngôn từ này của ông Abraham được gửi đến tất cả những người giàu có còn đang sống. Khi mà họ còn đang sống, họ có thể là con cái của ông Abraham, nếu họ biết mở cửa cho Lagiarô, người hành khất, người duy nhất có thể nhân danh Thiên Chúa mà giúp họ. Ơn cứu rỗi cho người giàu có không ở trong việc Lagiarô có cho ông ta một giọt nước để làm mát lưỡi ông ta hay không, mà đúng hơn là, ông ta, nhà phú hộ, phải mở cửa nhà mình cho người nghèo khó để lấp đầy hố sâu to lớn đang hiện hữu.
 Lc 16:27-29: Lời đối thoại thứ hai. Nhà phú hộ nài nỉ: ““Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lagiarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Nhà phú hộ không muốn anh em mình sẽ phải đến cùng một chỗ đau khổ. Lagiarô, người hành khất, là người trung gian thực sự duy nhất giữa Thiên Chúa và người giàu có. Ông ta là người duy nhất bởi chỉ vì người nghèo mà người giàu phải trả lại những gì họ có, và do đó, tái thiết lập nền công lý đã bị tổn hại! Nhà phú hộ lo lắng cho các anh em của mình, nhưng không bao giờ quan tâm đến người nghèo! Câu trả lời của ông Abraham thì rõ ràng: “Chúng đã có Môisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài!” Họ có Kinh Thánh! Nhà phú hộ có Kinh Thánh. Ông ta thuộc nằm lòng nó. Nhưng ông ta không bao giờ nhận thức được sự thật rằng Kinh Thánh có điều gì đó liên quan đến người nghèo. Chìa khóa mà nhà phú hộ có để có thể hiểu được Kinh Thánh là người hành khất đang ngồi bên cổng nhà mình!
 Lc 16:30-31:   Lời đối thoại thứ ba. “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải!” Nhà phú hộ nhận ra rằng ông ta đã sai lầm, ông ta đã phạm một lỗi, bởi vì ông ta nói đến ăn năn, một điều gì đó mà ông chưa bao giờ nghe đến trong đời. Ông ta muốn có một phép lạ, một sự sống lại! Nhưng kiểu sống lại này không hề có. Sự sống lại duy nhất là Chúa Giêsu. Đức Giêsu, sống lại từ cõi chết đến với chúng ta trong con người của những người nghèo khó, những kẻ không có quyền làm người, những kẻ không có đất đai, những kẻ không có thức ăn, những kẻ không có nhà ở, những kẻ không có sức khỏe. Trong câu trả lời cuối cùng, ông Abraham đã minh bạch và quả quyết, mạnh mẽ: “Nếu chúng không chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu!” Cuộc đối thoại kết thúc theo cách này! Đến đây chấm dứt bài dụ ngôn!
 Chìa khóa để hiểu được ý nghĩa của Kinh Thánh là người hành khất Lagiarô, đang ngồi trước cổng nhà! Thiên Chúa tự giới thiệu mình trong con người của kẻ nghèo khó, ngồi tại cửa nhà chúng ta, để giúp chúng ta lấp đầy hố sâu to lớn mà người giàu có đã tạo ra. Lagiarô cũng là Chúa Giêsu, kẻ nghèo khó và là Đấng Cứu Thế tôi tớ, Đấng đã không được chấp nhận, nhưng Đấng mà cái chết đã hoàn toàn thay đổi mọi thứ từ gốc rễ. Và mọi việc thay đổi trong ánh sáng của cái chết của người nghèo khó. Thậm chí nếu nhà phú hộ nghĩ rằng ông ta có tôn giáo và đức tin, trong thực tế, thì ông ta đã không ở cùng với Thiên Chúa, vì ông đã không mở cửa cho người nghèo khó, như ông Giakêu đã làm (Lc 19:1-10).

4.  Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân

 Tôi cư xử với người nghèo khó ra sao? Họ có tên gọi cho chúng ta không? Trong thái độ mà tôi có trước mặt họ, tôi đã cư xử giống như Lagiarô hay giống như là nhà phú hộ?
– Khi người nghèo khó tiếp cận với chúng ta, họ có cảm nhận được có cái gì đó khác thường không? Họ có cảm nhận được Tin Mừng không? Và tôi, tôi có xu hướng thiên về bên nào, hướng về phép lạ hay hướng về Lời Chúa?

5.  Lời nguyện kết

Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
Chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
Không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
Nhưng vui thú với lề luật CHÚA,
Nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
(Tv 1:1-2)