Trang

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

27-02-2018 : THỨ BA - TUẦN II MÙA CHAY

27/02/2018
Thứ ba tuần 2 Mùa Chay

Bài Ðọc I: Is 1, 10. 16-20
"Các ngươi hãy học làm điều lành và tìm kiếm công lý".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hỡi các Thủ lãnh thành Sôđôma, hãy nghe lời Chúa; hỡi dân thành Gômôra, hãy lắng nghe lề luật của Thiên Chúa chúng ta. Các ngươi hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, đừng làm điều xấu nữa, hãy làm điều lành; hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người goá bụa.
Và Chúa phán: "Các ngươi hãy đến và đối chất với Ta: cho dầu tội lỗi các ngươi như màu đỏ thắm, cũng sẽ trở nên trắng như tuyết; cho dầu đỏ như vải điều, cũng sẽ trở nên trắng như len. Nếu các ngươi quyết tâm nghe Ta, các ngươi sẽ hưởng hoa màu ruộng đất; nhưng nếu các ngươi cố chấp không nghe và khiêu khích Ta, thì lưỡi gươm sẽ tiêu diệt các ngươi, vì miệng Chúa phán như thế".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đoàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.
2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta, ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.
3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 6, 64b và 69b
Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời.

Phúc Âm: Mt 23, 1-12
"Họ nói mà không làm".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "thầy". Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là người chỉ đạo, vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Họ Nói Mà Không Làm
Trong cuốn "Nhật Ký Một Tâm Hồn", Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ghi lại tất cả cuộc sống thiêng liêng của Ngài. Trong đó, phần quan trọng nhất là phần ghi lại những lần tĩnh tâm, từ lúc trong Chủng Viện cho đến những năm trên ngôi Giáo Hoàng. Ðối với Ngài, mỗi lần tĩnh tâm là mỗi lần kiểm điểm lại cuộc đời. Ðặc biệt là lúc Ngài 80 tuổi, gần từ giã dương thế, mặc dù ở trên ngôi Giáo Hoàng bận rộn muôn nghìn việc đại sự, Ngài vẫn thường xuyên tự kiểm điểm. Ngài luôn quyết tâm sống xứng đáng là một tâm hồn cao cả, muốn sửa đổi mình liên lỉ để sống đẹp lòng Chúa cho đến giây phút cuối cùng.
Ngày thứ Hai (14/08/1961), Ðức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ghi lại trong tập "Nhật Ký Một Tâm Hồn" sáu khẩu hiệu để sống hoàn hảo như sau:
Muốn được sống hoàn hảo tôi phải:
1. Ao ước nên công chính và thánh thiện chỉ vì mong làm đẹp lòng Chúa.
2. Hướng mọi tư tưởng và hành động của tôi vào sự phục vụ, hầu làm sáng danh Chúa và Hội Thánh.
3. Rất bình tĩnh, cho dù mọi việc xảy ra cho tôi hay cho Hội Thánh, vì biết rằng Chúa gọi tôi luôn làm việc và chịu khổ vì Hội Thánh.
4. Luôn luôn phó thác cho Thiên Chúa quan phòng.
5. Luôn luôn nhìn nhận tôi là "không".
6. Sắp xếp công việc mỗi ngày rõ ràng, có trật tự.
Anh chị em thân mến!
Có thể nói, đó là sáu bí quyết sống của vị Giáo Hoàng vĩ đại trong lịch sử cận đại của Giáo Hội Công Giáo, để khỏi bị Chúa trách như đã trách những người lãnh đạo Pharisiêu giả hình "nói mà không làm", buộc kẻ khác tuân giữ giới răn Thiên Chúa còn chính mình thì không giữ. Ðể trở thành chứng nhân đức tin của Chúa, mỗi người Kitô hữu trong bất cứ cấp bậc nào trong Giáo Hội, luôn luôn thực hiện việc kiểm điểm đời sống mỗi ngày, mỗi tuần để xét xem mình đang sống thực thi Lời Chúa dạy đến mức độ nào.
Bà Raissa Maritain vợ của triết gia nổi tiếng người Pháp là ông Jacques Maritain đã ghi lại trong tập nhật ký của bà như sau:
"Trong đời sống thiêng liêng, tôi không nên so sánh mình với kẻ khác. Vì làm như vậy tôi có khuynh hướng chỉ trích những tật xấu, những khuyết điểm của kẻ khác. Tôi chỉ biết so sánh đời sống tôi với lý tưởng Chúa Giêsu Kitô đề ra cho tôi mà thôi. Và như thế tôi được mời gọi tiến bước mãi, canh tân mãi không ngừng".
Ðó là một bí quyết quí giá khác nữa để giúp mỗi người chúng ta sống thực hành Lời Chúa dạy, để khỏi bị Chúa trách giữ đạo ngoài môi miệng: "Hữu danh vô thực - nói mà không làm".
Bài Tin Mừng hôm nay trích từ (Mt 23,1-12) giúp ta nhớ lại những lời cảnh tỉnh của Chúa Giêsu đã dạy cho dân chúng và các môn đệ, cho những kẻ tin theo Chúa và những người được Ngài trao phó lãnh đạo cộng đoàn. Càng có nhiệm vụ cao cả, thì người đồ đệ càng phải có đời sống khiêm nhượng, thánh thiện; càng phải thực thi Lời Chúa dạy mỗi ngày một hoàn hảo hơn.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã chia sẻ về trách nhiệm của người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa như sau:
Lãnh đạo không có gương sáng - được vâng phục mà không kính phục.
Lãnh đạo chỉ nêu gương sáng trong nhiệm vụ - được kính phục mà không mến phục.
Lãnh đạo nêu gương sáng trong mọi lãnh vực - được vâng phục, kính phục, mến phục và có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng.
Chúa Giêsu đã không ngừng biến đổi tức khắc các tông đồ bằng mệnh lệnh, nhưng Chúa để họ tự canh tân. Con hãy tin tưởng và làm cho người ta tin tưởng, sống và làm cho người ta thích sống như con.
Lãnh đạo phải trở nên mọi sự cho mọi người trong bất cứ trường hợp nào. Chấp nhận mọi thứ công việc như nhọc mệt, chống đối và khi cần, phải hy sinh cả mạng sống con để mưu ích cho đoàn thể. Nhưng đừng khi nào làm giảm sút sự lo lắng cho chính linh hồn con. Nhận trách nhiệm lãnh đạo con hãy nhớ rằng: sau khi đem hết thiện chí chu toàn nhiệm vụ, con hãy xem mình là đầy tớ vô dụng, nhìn nhận con nhiều khuyết điểm, không ngạc nhiên buồn phiền khi được đáp trả bằng hiểu lầm và vô ơn.
Trách nhiệm của mọi trách nhiệm của người hướng dẫn cộng đoàn là lo lắng, chăm sóc cho chính linh hồn mình trước, là canh tân chính mình trước để rồi có thể giúp anh chị em canh tân. Ðó là trách nhiệm của mọi người đồ đệ Chúa giữa anh chị em chưa biết Chúa hay đang sống trong lãnh đạm, nguội lạnh và cả chống đối Chúa nữa.
Lạy Chúa, nhìn lên mẫu gương và lời dạy của Chúa, con nhìn thấy mình còn nhiều khuyết điểm. Xin Chúa thương hướng dẫn con canh tân đời sống đức tin của mình, để mỗi ngày con được trở thành bảng chỉ đường rõ ràng hơn, giúp anh chị em con nhìn nhận và tôn vinh Chúa. Amen.
Veritas Asia



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Ba Tuần II MC
Bài đọcIsa 1:10, 16-20; Mt 23:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thực hành đức tin.
Chúng ta thường phán xét con người theo những gì chúng ta thấy bên ngòai, vì chúng ta không thấy được những gì trong tâm hồn họ. Vì thế, chúng ta rất dễ sai lầm trong việc phán đóan và chọn lựa. Đến khi chúng ta phát giác ra đó không phải là con người thật của họ, nhiều lần chúng ta đã phải đau đớn thốt lên: “Thật! không thể nào ngờ được!” Hay, “bề ngòai thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm một bồ dao găm.”
Thiên Chúa phán xét rất khác chúng ta, vì Ngài thấu suốt những gì đang xảy ra trong tâm hồn. Điều nguy hiểm cho chúng ta là vì quá quen với sự phán đóan bên ngòai, nên chúng ta cũng “quen thói đóng kịch” khi đến với Thiên Chúa; và vì thế, chúng ta bị lên án nặng nề.
Các Bài Đọc hôm nay đề phòng chúng ta khỏi những thói quen nguy hiểm này. Trong Bài Đọc I, tiên tri Isaiah kêu gọi các nhà lãnh đạo của Israel hãy vứt bỏ các tội ác khi đến cầu xin với Thiên Chúa. Nếu muốn Ngài nhận lời cầu xin và chúc phúc, họ phải ăn năn xám hối và thực thi công bình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khiển trách thái độ giả hình và kiêu ngạo của các kinh-sư và Biệt-phái. Ngài đề phòng các tông đồ đừng bắt chước những hành động của họ và dạy dỗ các ông chú ý đến thái độ khiêm nhường và tinh thần phục vụ bên trong.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy sống thành thật và thực thi công bình.
1.1/ Phải thay đổi cuộc sống: Như đã nói nhiều lần, giao ước của Thiên Chúa với Israel là giao ước có điều kiện. Ngài sẽ bảo vệ dân nếu họ tuân giữ Lề Luật; nếu họ bất tuân không giữ, Ngài sẽ để họ làm mồi cho quân dữ. Các tiên-tri được Thiên Chúa gởi đến để nhắc nhở dân biết xét mình và ăn năn trở lại. Tiên-tri Isaiah đưa ra 3 điểm chính:
(1) Trút bỏ tội ác: “Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa.” Hai tội chính được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi các tiên-tri: giả hình khi đến với Thiên Chúa và bất công xã hội.
(2) Xưng thú tội lỗi: Đức Chúa phán: "Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.” Thiên Chúa không chấp tội con người, nhưng sẵn sàng tha thứ khi con người nhận ra tội lỗi của mình và xám hối; không có tội gì là không thể tha thứ đối với Ngài.
(3) Tập làm điều thiện: “Hãy tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.” Thiên Chúa bênh vực người cô thân cô thế vì những người này ít khi được bảo vệ bởi xã hội. Những người có quyền thế là những người dễ bị mua chuộc và đối xử bất công với những hạng người này.
1.2/ Hậu quả của hành động: Sống thế nào, phải chịu kết quả như vậy. Tiên-tri Isaiah chỉ nhắc lại những gì Thiên Chúa hứa khi làm giao ước với Moses, bằng cụm từ khác: “Nếu các ngươi chịu nghe lời Ta, các ngươi sẽ được hưởng dùng hoa mầu trong xứ. Còn nếu các ngươi từ chối mà phản nghịch, các ngươi sẽ phải ăn gươm ăn giáo." Nói cách khác, nếu họ vâng lời Thiên Chúa và thực thi công bằng, họ sẽ có hòa bình, đất đai sẽ sinh hoa quả để nuôi dưỡng họ; nếu họ bất tuân, chiến tranh sẽ xảy ra: ngọai xâm hay nội chiến, lúc đó họ sẽ chết vì gươm giáo hay phải lưu đày xa quê hương.
2/ Phúc Âm: Tri hành đồng nhất
2.1/ Người đóng kịch: Tài tử nổi tiếng là người nói hay và diễn xuất giỏi, làm sao để sống như nhân vật trong vở kịch; mặc dù biết đó không phải là con người thật của mình. Ví dụ: người nghệ sĩ có gia đình phải đóng vai linh mục hay thầy tu. Người diễn xuất:
(1) Phải giả vờ, không được sống thật: Họ không được nói những gì họ muốn nói; nhưng phải nói những gì đạo diễn muốn họ nói: nhiều khi muốn nói có nhưng phải nói không, hay ngược lại. Ngòai ra, còn phải diễn xuất sao cho đúng tâm tình của vai họ thủ: đang buồn cũng phải giả vui, hay đang vui cũng phải giả khóc. Họ chỉ có thể sống thật với con người của mình sau khi cánh màn nhung khép lại.
Đức Giêsu nhận ra tính kịch sĩ nơi những người Biệt-phái và Kinh-sư khi họ ăn chay, cầu nguyện, và làm phúc bố thí; nên Ngài đã dạy các môn đệ cách làm những việc lành này cho đúng, mà chúng ta đã nghe trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Hôm nay, Chúa Giêsu đề phòng các môn đệ về tài giảng dạy của họ: "Các Kinh-sư và các người Pharisees ngồi trên toà ông Moses mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.”
(2) Phải hóa trang, không được mang những gì mình thích: Những người đóng kịch sợ người ta biết bộ mặt thật của mình, nên phải đeo mặt nạ; hay phải hóa trang kỹ lưỡng để người xem khỏi nhận ra. Điều nguy hiểm cho những người này là nguy cơ bị tha hóa: đeo mặt nạ riết rồi tưởng là mặt thật của mình, hóa trang đóng kịch mãi rồi thành thói quen. Khi phải trở về sống ở đời thực, họ cũng vẫn đóng kịch như đang trên sân khấu vậy. Chúng ta có thể nhận ra tính thay vợ đổi chồng như thay áo của một số các nghệ sĩ.
Các Biệt-phái và Kinh-sư cũng hành động như các nghệ sĩ. Lề Luật khuyến khích họ phải ăn mặc theo lễ nghi mỗi khi lên Đền Thờ cầu nguyện. Mặc lễ phục mãi rồi trở thành thói quen. Họ nghĩ rằng cứ phải đeo những hộp kinh thật lớn trước trán và mang những tua áo thật dài mới có thể cầu nguyện, hay là thành người đạo đức thánh thiện. Họ quên rằng “chiếc áo không làm nên thầy tu;” và Thiên Chúa muốn họ có tâm hồn ngay thẳng khi cầu nguyện.

2.2/ Sống thật với con người của mình:
(1) Sống khiêm nhường: Con người thích quyền bính, danh vọng, và được phục vụ như các Kinh-sư và Biệt-phái: “Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "Rabbi".” Người môn đệ Chúa Giêsu được kêu gọi để làm ngược lại: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”
(2) Biết Thiên Chúa, biết mình, và biết người: Nói một cách tuyệt đối, chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng được gọi là Thầy, Cha, hay Vị Lãnh Đạo. Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng chọn và trao trách nhiệm cho mỗi người: cha mẹ, thầy dạy, người lãnh đạo, tiên tri, tư tế … như chúng ta thấy trong Kinh Thánh. Chính Chúa Giêsu, tuy là Thiên Chúa, cũng chọn để gọi Thánh Giuse và Đức Mẹ là cha mẹ mình. Điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh ở đây là thái độ khiêm nhường và tinh thần phục vụ khi thi hành bổn phận, chứ không được kiêu ngạo, chú trọng đến danh xưng, và lợi dụng quyền hành.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta phải sống thành thật với Thiên Chúa, vì chúng ta không thể giấu Ngài bất cứ điều gì. Chúng ta cũng phải sống công bằng và thành thật với nhau, vì không ai muốn bị người khác đánh lừa, và đó cũng là tiêu chuẩn để Thiên Chúa ban ơn và chúc phúc.
- Giáo dục rất cần thiết để trẻ em biết sống thật. Đừng bao giờ dạy dỗ con cái đóng kịch để đánh lừa người khác, vì rất dễ thành thói quen.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


27/02/2018
THỨ BA TUẦN 2 MC
Mt 23,1-12

TẤT CẢ CHO CHÚA VÀ VÌ CHÚA

“Đừng để ai dưới đất gọi mình là thầy… là cha… là người chỉ đạo…” (Mt 23,8-10)

Suy niệm: Trong bài Tin Mừng này, ta nhận thấy có đến bốn chữ “đừng” được Chúa Giê-su sử dụng. Ngài muốn nhấn mạnh điều gì qua các chữ “đừng” ấy? Thưa, Ngài muốn thanh luyện động cơ việc phục vụ của người môn đệ. Vì nếu không được nhắc nhở, nhiều người sẽ mắc phải bệnh thích kể công, nhất là với các nhà lãnh đạo, người phụ trách trong Giáo hội. Một khi kể công trước mặt người đời, ta sẽ không còn công trạng gì trước Thiên Chúa. Nói cách khác, dù có được gọi là thầy, là cha, là người chỉ đạo, người ấy phải có thái độ khiêm nhường trong công việc phục vụ của mình. Khi ấy họ sẽ vừa xứng với danh, vừa hợp với phận của mình, vừa đáng được Chúa thưởng công. Chúa Giê-su dạy ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. Ngài đúng là Chúa, là Thầy, thế mà, với cái chậu và cái khăn Ngài quỳ xuống rửa chân cho môn đệ. Ngài là mẫu gương tuyệt hảo của Đấng “đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ” (Mt 20,28).

Mời Bạn: Khi phục vụ cộng đoàn, bạn nhắm đến mục đích nào? Đâu là động cơ thật sự đang thúc đẩy công việc bạn làm? Danh tiếng, lợi lộc, địa vị hay thứ gì khác? Cách tốt nhất để làm người lãnh đạo trong Giáo hội Chúa là làm gương sáng, làm cho Chúa, vì Chúa, để danh Chúa được vinh quang hơn.

Sống Lời Chúa: Tôi duyệt xét lại động cơ thật sự chi phối mọi việc mình làm, nhất là khi thi hành sứ vụ Chúa giao, ý thức mình chỉ là tôi tớ vô dụng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con sống tinh thần của một “đầy tớ vô dụng, đã chỉ làm bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10) để thanh tẩy tính kiêu ngạo và ích kỷ của con. Amen.
(5 phút Lời Chúa)


Nói mà không làm (27.2.2018 – Th ba Tun 2 Mùa Chay)
“Đng đ ai gi mình là thy, đng gi ai là cha…” Li ca Đc Giêsu vn là mt li cnh giác cho Giáo hi mi thi.


Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm nay được đọc trong Mùa Chay
không phải để chúng ta nghiền ngẫm thói hư của một số người Pharisêu,
nhưng để chúng ta soi gương họ mà nhận ra mình.
Chẳng có thói đạo đức giả nào của họ mà ta được miễn nhiễm.
Đạo đức giả đơn giản là một sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất nơi lòng người.
Nói rất hay, giảng rất đúng, nhưng lại chẳng sống điều mình nói hay giảng.
Có một khoảng cách thật xa giữa ngôn và hành.
Chất trên vai người khác gánh nặng của luật lệ với những đòi hỏi chi li,
nhưng chính mình lại không muốn chia sẻ chút nào gánh nặng đó.
Vẫn là khoảng cách giữa nói và làm, giữa mình với người khác.
Đeo trên trán hay cánh tay những hộp kinh thật to, đính những tua áo thật dài:
các cử chỉ này lẽ ra để bày tỏ tình yêu đối với Lời Chúa, qui hướng về Chúa,
thì lại trở nên những cử chỉ qui về mình,
nhằm làm cho người ta thấy mình, thấy sự đạo hạnh của mình, để tìm tiếng khen.
Người đạo đức giả không thực sự tìm Chúa.
Chúa chỉ là phương tiện để họ tự đánh bóng mình trước mặt người đời.
Háo danh là điều họ khó dứt bỏ trong cuộc sống:
ưa ngồi chỗ nhất, ưa chiếm ghế đầu, thích được chào là rabbi…
Cộng đoàn Kitô hữu của Matthêu là một cộng đoàn huynh đệ.
Trong cộng đoàn ấy hẳn có những vị thầy dạy.
Có những bậc thầy cao niên được gọi một cách trân trọng là rabbi.
Có những đấng sáng lập cộng đoàn được gọi một cách kính cẩn là cha.
Nhưng bất chấp điều đó, Đức Giêsu khẳng định:
Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (c.8).
Mọi thành viên trong cộng đoàn đều lệ thuộc như nhau
vào một vị Thầy duy nhất là Đức Giêsu Kitô,
vào một người Cha duy nhất là Cha trên trời.
Các Kitô hữu gọi nhau là anh, là chị, là em,
và đối xử với nhau như anh chị em, con một Cha, học trò một Thầy.
Đừng để ai gọi mình là thầy, đừng gọi ai là cha…”
Lời của Đức Giêsu vẫn là một lời cảnh giác cho Giáo hội mọi thời.
Càng lớn mạnh theo thời gian, Giáo hội càng cần một cơ cấu tổ chức,
bao gồm nhiều chức vụ lãnh đạo có uy quyền.
Làm sao để tinh thần phục vụ khiêm hạ của Đức Kitô thấm vào mọi cơ cấu?
Làm sao để mọi vị thầy của Giáo hội không che khuất Đấng là vị Thầy duy nhất?
Làm sao để các người cha thiêng liêng múc được tình phụ tử dịu hiền
từ Người Cha duy nhất là chính Thiên Chúa?
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
khi đến với nhau,
chúng con thường mang những mặt nạ.
Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.

Khi đến với Chúa,
chúng con cũng thường mang mặt nạ.
Có những hành vi đạo đức bên ngoài
để che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những lời kinh đọc trên môi,
nhưng không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.

Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.

Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu vào da thịt chúng con,
để chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa Chúa và chính mình.

Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng con được lớn lên trong bình an.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
27 THÁNG HAI
Khát Khao Kết Hợp
Mật Thiết Với Đức Kitô
Trong suốt cả Mùa Chay, lời mời gọi này của phụng vụ vẫn âm vang trong lòng chúng ta: “Hãy nhớ rằng người là tro bụi, và người sẽ trở về bụi tro” (St 3,19). Nếu chúng ta đủ khiêm tốn nhìn nhận thân phận của mình, chúng ta có thể nhận hiểu tính khẩn thiết trong tiếng gọi của Thiên Chúa: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Ước gì tiếng gọi đó vẫn luôn đồng hành với chúng ta mỗi ngày trong suốt Mùa Chay. Ước gì tiếng gọi đó làm thay đổi cách nghĩ của chúng ta, thay đổi cách cư xử của chúng ta. Uớc gì tiếng gọi đó thúc giục chúng ta biết khao khát cầu nguyện nhiều hơn nữa và kết hiệp với Đức Kitô mật thiết hơn nữa trong chính nội tâm của mình. Ước gì tiếng gọi đó giúp chúng ta nhận hiểu nhu cầu phải hy sinh và tiết chế. Ước gì – đối với chúng ta – tiếng gọi đó của Thứ Tư Lễ Tro trở thành vừa là một đòi hỏi của con tim vừa là một ân phúc dồi dào nhận được từ Thiên Chúa. Ước gì tiếng gọi đó thúc đẩy chúng ta biết chú ý đến các nhu cầu của người khác: bạn hữu, gia đình và cả những người ở xa. Ước gì tiếng gọi đó thôi thúc tất cả chúng ta dấn thân thực hiện những công việc từ thiện cụ thể.
Một Mùa Chay nữa lại đến. Đây là “thời gian thuận tiện” để quay về với Thiên Chúa. Đây là “ngày cứu độ”. Tuy nhiên, ‘thuận tiện” hay “cứu độ” đến mức nào còn tùy thuộc vào thái độ đáp trả của chính chúng ta.


Hạnh Các Thánh
27 Tháng Hai

    Thánh Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi (c. 1862)


    Phanxicô, sinh trưởng trong một gia đình có đến 12 người con, và ngài mồ côi mẹ khi mới bốn tuổi. Phanxicô được các cha dòng Tên dạy dỗ, và sau hai lần thoát khỏi bệnh nặng, anh tin rằng Thiên Chúa kêu gọi anh vào đời sống tu trì. Tuy nhiên, ước ao gia nhập dòng Tên của anh bị từ chối, có lẽ vì tuổi còn nhỏ, lúc ấy anh chưa đến 17 tuổi. Sau cái chết của người chị vì bệnh dịch tả, quyết tâm đi tu của anh lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và anh được các cha dòng Passionist chấp nhận. Khi bắt đầu cuộc sống đệ tử, Phanxicô lấy tên là Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi.

    Là một con người luôn luôn bình dị và vui tươi, không bao lâu Gabrien đã tập được cho mình một đức tính: trung thành trong mọi chuyện dù nhỏ bé. Anh khiến mọi người ngạc nhiên về tinh thần cầu nguyện của anh cũng như việc yêu thương người nghèo, quan tâm đến người khác, tuân giữ quy luật cách nghiêm nhặt và hãm mình phạt xác -- luôn luôn tùy theo tôn ý của bề trên.

    Cha bề trên rất kỳ vọng nơi Gabrien khi anh đang chuẩn bị cho đời sống linh mục, nhưng chỉ sau bốn năm tu tập, các triệu chứng của bệnh lao bắt đầu xuất hiện. Luôn luôn vâng lời, anh kiên nhẫn chịu đựng sự đau đớn và những hạn chế mà cơn bệnh đòi hỏi, không muốn được lưu ý cách đặc biệt. Anh từ trần cách êm ái vào ngày 27 tháng Hai 1862, khi mới 24 tuổi, sau khi sống gương mẫu cho mọi người.

    Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi được phong thánh năm 1920.
    
    Trích từ NguoiTinHuu.com



27 Tháng Hai

    Ðám Ðông Dưới Chân Thập Giá

    Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "Ba Thập Giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu trỗi lên một cách ngạo nghễ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét. Tác giả như muốn nói rằng không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.

    Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt gần như mất hút vào trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn chẩn đoán rằng đó chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt. Tại sao giữa đám đông của những kẻ đang đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembrandt lại chen vào khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra giải thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận rằng chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo Chúa Giêsu lên thập giá. Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức tranh rằng: họ cũng dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.

    Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. Phêrô đã chối bỏ Ngài. Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông. Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá. Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.

    Dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Ðức Kitô trên thập giá là một Mầu Nhiệm. Mầu Nhiệm bởi vì chúng ta không thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? Mầu Nhiệm bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá. Tội lỗi của chúng ta ngày nay, cho dầu cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một sỉ vả hoặc chính một cái đóng đinh vào thân thể Ngài. Khi chúng ta chối bỏ người anh em, khi chúng ta đối xử tệ bạc với người anh em, khi chúng ta chối bỏ chính mình mà quên sự đau khổ của người xung quanh, đó chính là lúc chúng ta dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá

    Trích sách Lẽ Sống


Lectio Divina: Mátthêu 23:1-12
Th Ba 27 Tháng Hai, 2018
Th Ba Tun II Mùa Chay  
                               

1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa là Thiên Chúa chúng con,
Chúa mun chúng con sng bng đc tin ca chúng con
Không quá thiên v như là mt tp hp các lut l và quy tc
Mà là như là mt mi tương quan gia người và người
Vi Chúa và vi tha nhân.
Ly Chúa, xin gìn gi tâm hn chúng luôn hướng v Chúa,
Đ chúng con có th sng vi nhng gì chúng con tin
Và đ cho chúng con có th bày t tình yêu ca chúng con dành cho Chúa
Trong vic phc v nhng người chung quanh chúng con,
Như Chúa Giêsu, Con Chúa, đã làm,
Đng hng sng vi Chúa và Chúa Thánh Thn
Đến muôn thu muôn đi.

2.  Phúc Âm – Mátthêu 23:1-12

Khi y, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đ rng: Các Lut Sĩ và các người Bit Phái ngi trên tòa Môisen: vy nhng gì h nói vi các ngươi, hãy làm và hãy tuân gi, nhưng đng noi theo hành vi ca h, vì h nói mà không làm.
H buc nhng bó nng và cht lên vai người ta, còn chính h li không mun giơ ngón tay lay th. Mi công vic h làm đu có ý cho người ta thy, vì thế h ni rng th Kinh, may dài tua áo. H mun được ch nht trong đám tic và ghế đu trong hi đường, ưa được bái chào nơi đường ph và được người ta xưng hô là thy. Phn các ngươi, các ngươi đng mun được người ta gi là thy, vì các ngươi ch có mt Thy, còn tt c các ngươi đu là anh em vi nhau. Và các ngươi cũng đng gi ai dưới đt là cha, vì các ngươi ch có mt Cha, Người ng trên tri. Các ngươi cũng đng bt người ta gi là người ch đo, vì các ngươi có mt người Ch Đo, đó là Đc Kitô.
Trong các ngươi, ai quyn thế hơn s là người phc v các ngươi. H ai t nhc mình lên, s b h xung, và ai t h mình xung, s được nâng lên.

3.  Suy Nim

 Bài Tin Mng hôm nay trình bày li ch trích ca Chúa Giêsu đi vi các Kinh Sư và người Bit Phái vào thi đi ca Người. Vào lúc bt đu công vic truyn giáo ca Chúa Giêsu, các Lut Sĩ t Giêrusalem đã xung min Galilêa đ quan sát Người (Mc 3:22; 7:1). B bi ri bi li ging dy ca Chúa Giêsu, h đã da trên li vu khng ca mình nói rng Chúa đã b qu ám (Mc 3:22). Trong sut ba năm, s ni tiếng ca Chúa Giêsu tăng dn. Và đng thi, mi mâu thun gia Chúa và các gii chc tôn giáo cũng tăng theo. Ngun gc ca s mâu thun này là cách mà h đt mình trước mt Thiên Chúa. Người Bit Phái tìm s an lành cho riêng h, không trong tình yêu ca Thiên Chúa dành cho h, mà li là trong vic tuân gi nghiêm ngt L Lut. Trước trng thái tâm lý này, Chúa Giêsu nhn mnh đến vic thc hành tình yêu thương s khiến cho vic tuân gi l lut tr thành tương đi và cho nó ý nghĩa tht s.
 Mt 23:1-3: Ngun gc hay căn nguyên ca li ch trích: H nói mà h không làm. Chúa Giêsu nhìn nhn thm quyn ca các Kinh Sư và người Bit Phái. H ngi trên tòa Môisen và ging dy l lut Thiên Chúa, nhưng chính h li không tuân gi nhng gì h ging dy. Vì thế, Chúa Giêsu nói vi dân chúng và các môn đ: Vy nhng gì h nói vi các ngươi, hãy làm và hãy tuân gi, nhưng đng noi theo hành vi ca h, vì h nói mà không làm! Đây là li ch trích nng n! Ngay lp tc, ging như mt tm gương, Chúa Giêsu cho thy mt s khía cnh bt nht ca các chc sc tôn giáo.
 Mt 23:4-7: Hãy nhìn vào gương đ làm mt s ci đi đi sng. Chúa Giêsu kêu gi s chú ý ca các môn đ v cách cư x bt nht ca mt s Lut Sĩ. Trong vic suy gm v s bt nht này, tt hơn hết là chúng ta hãy đng nghĩ v cách cư x ca người Bit Phái và các Kinh Sư thi xa xưa, mà hãy nghĩ v cách cư x ca chúng ta và s bt nht ca chúng ta: H buc nhng bó nng và cht lên vai người ta, còn chính h li không mun giơ ngón tay lay th. Mi công vic h làm đu có ý cho người ta thy đ được kính n; h ưa chiếm ghế danh d và ưa được gi là các lut sĩ. Các Kinh Sư thì ưa đi vào nhà ca các bà góa và làm b đc kinh cu nguyn lâu gi đ nut hết tài sn ca h! (Mc 12:40).
– Mt 23:8-10: Tt c các ngươi đu là anh em vi nhau. Chúa Giêsu ra lnh cho chúng ta phi có thái đ trái li. Thay vì li dng tôn giáo và cng đng như là nhng phương tin cho vic t phô trương đ có v như là mình quan trng hơn trước mt nhng người khác, Chúa đòi hi người ta đng dùng danh xưng Rabbi hay thy, hay Thy Dy, hay Cha, hay người Ch Đo; ch có Thiên Chúa ng trên tri là Cha, và Chúa Giêsu là Thy, là người Ch Đo. Tt c chúng ta đu là anh em. Đây là căn bn ca tình huynh đ xut phát t điu tin chc rng Thiên Chúa là Cha chúng ta.
– Mt 23:11-12: Li kết lun: người cao trng nht phi là người phc v. Câu nói này là nhng gì đc trưng cho c giáo lý ln cách cư x ca Chúa Giêsu: Trong các ngươi, ai quyn thế hơn s là người phc v các ngươi. H ai t nhc mình lên, s b h xung (xem Mc 10:43; Lc 14:11; 18:14).

4.  Mt vài câu hi gi ý cho vic suy gm cá nhân

 Chúa Giêsu ch trích các Lut Sĩ v nhng điu gì và Chúa khen ngi h v nhng điu gì?
– Bn đã soi gương mình chưa?

5.  Li nguyn kết

K dâng li t ơn làm hy l s làm hin danh Ta.
Ai sng đi hoàn ho, Ta cho hưởng ơn cu đ Chúa Tri.
(Tv 50:23)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét