Trang

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

28-02-2018 : THỨ TƯ - TUẦN II MÙA CHAY

28/02/2018
Thứ tư tuần 2 Mùa Chay

Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20
"Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Thiên hạ nói rằng: "Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy".
Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 30, 5-6. 14. 15-16
Ðáp: Lạy Chúa, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa (c. 17b).
Xướng: 1) Chúa dẫn con xa lưới dò chúng ngầm trương ra để hại con, vì Ngài là chỗ con nương náu. Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa; lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. - Ðáp.
2) Con đã nghe thấy lũ đông bàn tán, nỗi sợ sệt gieo nặng khắp đôi nơi; cùng một lúc, chúng tụ họp phản đối con; chúng đã âm mưu sát hại mạng con. - Ðáp.
3) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ge 2, 12-13
Chúa phán: "Vậy từ đây các ngươi hãy thật lòng quay về với Ta, vì Ta nhân hậu và từ bi".

Phúc Âm: Mt 20, 17-28
"Họ đã lên án tử cho Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: "Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại".
Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: "Bà muốn gì". Bà ta thưa lại: "Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài". Chúa Giêsu đáp lại: "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?" Họ nói với Người: "Thưa được". Người bảo họ: "Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được". Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: "Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Họ Ðã Lên Án Tử Cho Ngài

Tác phẩm nổi tiếng: "Quo vadis? - Thầy đi đâu?" của văn hào Henryk Sienkiewicz, người Công giáo nước Balan. Tác phẩm này đã được giải thưởng văn chương Nobel năm 1905, và đã được chọn để đóng thành bộ phim có cùng tựa đề: "Quo vadis? - Thầy đi đâu?" Câu chuyện được kể lại như sau:
Theo truyền khẩu giáo dân thời Giáo hội sơ khai, dưới thời hoàng đế Néron bách hại đạo Chúa dữ dội, thì thánh tông đồ Phêrô, thủ lãnh của Giáo hội quyết định bỏ trốn ra khỏi thành Rôma. Trong đêm tối, Phêrô bỗng khựng lại vì ông nhìn thấy từ xa một người có vẻ quen thuộc đang tiến ngược chiều về phía mình. Phêrô dụi mắt nhìn cho kỹ hơn và khi người đến gần thì ông hết sức vui mừng và ngạc nhiên hỏi: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu?" Vậy người đang tiến lại ngược chiều với Phêrô là Chúa Giêsu, Ðấng đã chịu đóng đinh trên Thập Giá mấy mươi năm về trước. Chúa Giêsu ôn tồn trả lời cho Phêrô như sau: "Phêrô, vì con sợ gian khổ nên con chạy trốn, nên Thầy phải vào thành Rôma để chết thay con". Nói xong Chúa Giêsu biến mất. Phêrô hiểu ý bèn quay gót trở lại thành Rôma, chấp nhận mọi gian khổ, củng cố đức tin các tín hữu cho đến năm 67 thì bị bắt. Sau đó thánh Phêrô được diễm phúc đi lại trên con đường Thập Giá của Thầy mình. Không phải đường lên núi sọ ở Giêrusalem, nhưng là đường đến hí trường Calipoula trên đồi Vatican. Khi đến nơi, Phêrô cảm thấy mình không xứng đáng được chết như Thầy, nên đã xin phép cho được đóng đinh ngược đầu chúi xuống đất.
Anh chị em thân mến!
Tác phẩm và bộ phim cùng tên "Quo vadis? - Thầy đi đâu?" bộc lộ phản ứng tự nhiên của người đồ đệ Chúa Giêsu là tránh né đau khổ, mong được địa vị quyền hành, được ngồi bên hữu Chúa. Khi còn sống, Chúa Giêsu đã mạc khải cho các đồ đệ con đường Thập Giá: "Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác Thập giá hằng ngày mà theo Ta". Thế nhưng lúc đó các ông không hiểu và tranh nhau, ganh tị với nhau.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy những phản ứng ngược chiều của các tông đồ trước biến cố Thập giá của Chúa. Chúa Giêsu đã trình bày lý tưởng của con đường Thập giá cho các môn đệ biết: "Này, Ta lên Giêrusalem, Con Người sẽ bị rơi vào tay các trưởng tế và các luật sĩ, họ sẽ luận xử tử Ngài. Rồi họ sẽ phó Ngài cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn, đóng đinh, song ngày thứ Ba Ngài sẽ sống lại" (Mt 20,17-19). Nhưng các tông đồ thì nghĩ ngược lại: kẻ thì xin được ngồi bên tả, bên hữu Ngài. Kẻ thì ghen tị bất bình, vì muốn có phần vinh quang và quyền hành khi theo Chúa.
Chuyện đã xảy ra cho các tông đồ vào thời Chúa Giêsu cũng có thể xảy ra cho những kẻ tin Chúa ngày hôm nay. Có người muốn chọn con đường theo Chúa Giêsu với điều kiện không có Thập giá, nhưng cũng có kẻ lại chọn lấy Thập giá mà không có Chúa Giêsu Kitô. Sự đau khổ mà không có Chúa Kitô là một đau khổ không ý nghĩa cứu rỗi. Một sự đau khổ đè bẹp con người, một sự điên dại mà ai nấy đều muốn tránh xa.
Người đồ đệ đích thực không thể và cũng không nên tách rời Thập giá ra khỏi Chúa Giêsu Kitô. Những đau khổ và những hy sinh chỉ có ý nghĩa, nếu biết liên kết với Chúa Giêsu Kitô, được lãnh nhận vì Chúa và với Chúa Kitô mà thôi.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" giải thích thêm kinh nghiệm thiêng liêng này như sau: Ai cũng kính trọng những người được in năm dấu thánh, nhưng ai cũng sợ Chúa in năm dấu thánh trên mình bằng hy sinh. Không hy sinh, không có nhân đức thánh thiện. Ai chưa bỏ mình vác Thánh giá thì chưa kể là theo Thầy được. Ðó là điều kiện tiên quyết để đi theo Thầy. Con nghĩ rằng: con không có gì để hy sinh cho Chúa, nhưng Chúa thấy con bỏ qua nhiều dịp như: tươi cười với người nói móc họng con; thinh lặng trước một vụ vu cáo bất công; yêu thương một người phản bội; không nói một lời hóc búa, không trả đũa.
Mọi giây phút đều có dịp hy sinh. Con có uống nổi chén đắng của Thầy không? Con hãy thưa: con tình nguyện uống chén đắng đến giọt cuối cùng và là chén đắng của Thầy, vì Thầy đã uống trước con. Chén càng đắng, càng đầy thì chứng tích tình yêu của con càng rõ ràng. Ðó là chứng tích tình thương của Chúa muốn cho con chia sẻ với Ngài và cũng là dấu Chúa tín nhiệm con càng thắm thiết say nồng.
Chúa mời gọi tất cả và từng người đồ đệ hãy theo Ngài trên con đường Thập giá, nhưng không dừng lại ở đây. Vì ngày thứ ba Ngài đã sống lại trong vinh quang. Như vậy, đau khổ sẽ biến thành niềm vui và hy vọng. Chỉ có ai chấp nhận đi trọn con đường Thập giá với Chúa, vì Chúa, thì mới hưởng được niềm vui và bình an của Chúa Kitô Phục Sinh.
Lạy Chúa, xin thương nâng đỡ con trên con đường theo Chúa và tha thứ cho những lần con đã làm mất lòng Ngài, tha thứ cho con những lần con đã làm cớ vấp phạm cho những người xung quanh xúc phạm đến Chúa.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần II MC
Bài đọcJer 18:18-20; Mt 20:17-28.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lãnh đạo bằng phục vụ và chịu đau khổ.
Con người ham quyền hành, chức tước, và địa vị quan trọng trong xã hội; vì khi họ nắm quyền hành, họ sẽ được ra lệnh; khi có chức tước, họ sẽ được mọi người biết tới; và khi làm lớn, họ sẽ được dân chúng hầu hạ. Để đạt được những điều này, nhiều người đã dùng mọi cách để có ưu thế trước, ngay cả việc dùng những thủ đọan để hạ bệ người khác. Điều này được coi là thông thường với các nhà lãnh đạo thế gian, nhưng bị Thiên Chúa ngăn cấm với các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Các Bải đọc hôm nay xoay quanh hai cách lãnh đạo khác nhau này. Trong Bài Đọc I, tiên tri Jeremiah khó chịu khi làm việc lành cho dân, đã không được họ biết ơn thì chớ, lại còn bị các nhà lãnh đạo trong dân hội họp nhau, để lập mưu hãm hại ngài. Trong những trường hợp như thế, nhà lãnh đạo tôn giáo dễ nản chí, bỏ cuộc, và ngay cả xin Thiên Chúa báo thù. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu loan báo Cuộc Khổ Nạn sắp tới của Ngài lần thứ ba, người mẹ của hai môn đệ Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho hai con được “một đứa ngồi bên tả và một đứa ngồi bên hữu trong Nước Chúa.” Điều này gây chia rẽ giữa các môn đệ. Chúa Giêsu phải dạy dỗ để các ông hiểu cách lãnh đạo của người môn đệ Chúa: phải phục vụ mọi người và hy sinh chịu gian khổ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lấy óan đền ơn.
1.1/ Người ngôn sứ phải chịu bắt bớ đau khổ: Điều này hiển nhiên, vì họ phải nói những gì Thiên Chúa nói; và những điều Thiên Chúa nói, nhiều khi là những điều con người không thích nghe. Các ngôn sứ giả nói những điều thiên hạ muốn nghe, nên được mọi người yêu thích. Còn Jeremiah, ông phải nói những gì thiên hạ không muốn nghe như loan báo: chiến tranh, phá hủy và lưu đày. Vì thế, không lạ gì mà ông phải chịu đau khổ. Họ nói với nhau: "Hãy đến đây ta cùng nhau bàn mưu tính kế hại Jeremiah. Vì thiếu tư tế, lề luật không chết; thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến; thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo. Đến đây, ta hãy dùng lời nó mà hại nó, và phải hết sức để ý đến mọi lời nó nói." Họ quên rằng Thiên Chúa là Đấng quan phòng mọi sự xảy ra trong trời đất: họ có thể làm cho Jeremiah chịu đựng đau khổ, nhưng không ngăn cản được những gì Thiên Chúa sắp đổ xuống trên họ.
1.2/ Người ngôn sứ dễ mất kiên nhẫn khi phải đương đầu với bạc bẽo, vong ân: Qua đời sống của các tiên tri, chúng ta học được bài học đau khổ của các ngài: một đàng vì thương dân, không muốn dân phải chịu đau khổ, nên cầu nguyện để xin Thiên Chúa thương xót, và đừng đổ đại họa xuống trên dân; một đàng tức giận vì sự ngoan cố của họ, đã không chịu ăn năn trở lại, mà còn tính kế lập mưu để làm hại những người thương yêu lo lắng cho họ. Tiên tri Jeremiah bày tỏ sự bất mãn của ông với dân lên Thiên Chúa: “Lạy Đức Chúa, xin để ý đến con và nghe những kẻ tố cáo con nói đó. Nào có ai lấy oán đền ơn? Thế mà chúng lại đào hố nhằm làm con mất mạng.
Xin Ngài nhớ cho: con đã từng đứng ra trước nhan Ngài để nói tốt nói hay cho chúng, để ngăn cơn thịnh nộ của Ngài khỏi giáng lên đầu chúng.”
2/ Phúc Âm: Tham quyền và củng cố địa vị.
2.1/ Đấng Thiên Sai phải ngang qua con đường đau khổ: Người Do-Thái, trong đó có các Tông-đồ, và ngay cả chúng ta, không thể nào hiểu nổi thánh ý của Thiên Chúa. Họ và chúng ta không thể nào hiểu nổi tại sao một Thiên Chúa quyền uy không dùng sức mạnh để cứu độ, mà lại chọn con đường gian khổ để cứu độ con người! Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ ý định của Thiên Chúa, các môn đệ không hiểu và cũng không muốn chấp nhận con đường này. Tại sao Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ?
(1) Ngài muốn gánh hình phạt của cả nhân lọai trên vai: Tiên tri Isaiah đã loan báo trước: “Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta … Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Isa 53:4-5).
(2) Con người dễ bị cảm hóa bởi tình yêu hơn lệnh truyền: Trong Cựu Ước, nhiều lần Thiên Chúa truyền qua Lề Luật; nhưng con người vẫn vi phạm. Trong Tân Ước, Thiên Chúa muốn con người nhìn thấy Chúa Giêsu chịu gian khổ, để con người hiểu tình yêu của Ngài dành cho họ; để họ yêu mến Ngài. Khi con người cảm nghiệm được tình yêu, họ sẽ biết sống tốt đẹp.
2.2/ Người mẹ của môn đệ muốn quyền hành cho hai con mình: Điều bà mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cũng dễ hiểu, nếu xét theo tiêu chuẩn con người; vì có bà mẹ nào không muốn con cái mình có một tương lai yên ấm! Hơn nữa, nếu con được yên ấm, mẹ cũng được hưởng nhờ. Chúa Giêsu rất kiên nhẫn cắt nghĩa cho Bà: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" Họ đáp: "Thưa uống nổi." Vì ham muốn chức quyền, nên họ trả lời “Có!” Nhưng nếu hiểu rõ “chén đắng” mà Chúa Giêsu sắp uống là Con Đường Khổ Nạn của Ngài, chưa chắc họ dám trả lời với Ngài như vậy. Các nhà lãnh đạo tinh thần cũng phải noi gương Chúa Giêsu, phải kiên nhẫn cắt nghĩa và làm cho dân chúng hiểu những gì quá sức họ.
2.3/ Mười môn đệ khác tức tối với hai anh em đó: Khó chịu khi thấy người khác hơn mình là điều thường xảy ra cho tất cả mọi người, vì ai cũng muốn làm lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại và đổ vỡ trong cộng đòan. Nếu không biết cách sửa chữa kịp thời, cộng đòan sẽ có nguy cơ tan rã. Nhận ra sự nguy hại của điều này, Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.”
Chúa Giêsu muốn các môn đệ sự khác biệt giữa hai lý tưởng và hai cách lãnh đạo. Lý tưởng khác thì các lãnh đạo cũng phải khác. Lý tưởng của các môn đệ Chúa là đưa mọi người về cho Thiên Chúa, chứ không phải để đạt được uy quyền danh vọng ở đời này; nên cách lãnh đạo của họ cũng phải khác, họ phải phục vụ và hy sinh chịu gian khổ để người khác được cứu độ. Chúa Giêsu dùng chính gương của Ngài để làm ví dụ cho các ông: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Lòng ham muốn quyền hành, chức tước, và địa vị, xâm nhập khác nơi; ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo và trong gia đình. Người môn đệ Chúa phải đề phòng những ham muốn này; nếu không, họ sẽ cảm thấy bực tức, khó chịu, và ngay cả bỏ lý tưởng đang theo đuổi.
- Chúa Giêsu truyền: Nhà lãnh đạo tôn giáo phải khác với những nhà lãnh đạo khác, vì mục đích của hai bên khác nhau. Họ phải hy sinh phục vụ và chịu đựng gian khổ để đưa con người về với Chúa, chứ không phải để đạt những lợi lộc vật chất ở đời này.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

28/02/2018 - THỨ TƯ TUẦN 2 MC
Mt 20,17-28
PHÚC ĐỨC TẠI MẪU

Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Chúa Giê-su, có các con bà đi theo… Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong Nước Thầy.” (Mt 20,20-21)
Suy niệm: Nhiều vị thánh, như thánh Don Bosco, thánh Piô X chứng thực rằng cuộc sống của các ngài chịu ảnh hưởng sâu xa sự giáo dục của người mẹ. Bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê chắc chắn cũng có ảnh hưởng rất lớn trên hai người con của mình, bởi vì ngay cả khi hai ông đã trưởng thành – lúc đó Gia-cô-bê cũng đã thành gia thất – bà vẫn còn tất tả lo cho tương lai sự nghiệp của hai con mình. Thật đẹp thay tấm lòng người mẹ thương con! Thế nhưng thương không đúng chỗ thì cũng như thể “mười lần hại nhau”. Chúa Giê-su chấn chỉnh cái nhìn của cả ba mẹ con. Đi theo và làm môn đệ Ngài, điều đó vẫn tốt, nhưng không phải để tìm kiếm địa vị, quyền lợi “ngồi hai bên tả hữu Chúa, ở trong Nước của Ngài” mà là “uống chén của Chúa” nghĩa là dấn thân phục vụ đến mức dám hy sinh cả mạng sống vì Phúc Âm.
Mời Bạn: Người ta thường nói cha mẹ hiền lành để đức cho con. Để sản sinh những môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô, cha mẹ cũng như những người có trách nhiệm giáo dục phải giáo dục con em dám từ bỏ những lợi lộc ích kỷ và ham thích phục vụ tha nhân.
Chia sẻ: Mời các phụ huynh trao đổi kinh nghiệm về cách giáo dục tinh thần phục vụ cho con em.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc với ý thức phục vụ trong khiêm tốn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho các bậc làm cha mẹ biết biến đổi cuộc sống của mình thành mẫu gương phục vụ cho con cái noi theo, để mọi gia đình trở thành trường dạy phục vụ yêu thương.
(5 Phút Lời Chúa)


Anh em không được như vy (28.2.2018 – Th tư Tun 2 Mùa Chay)
Chuyn tranh cãi gia các môn đ là cơ hi đ Thy Giêsu vch ra cách hành x cho nhng nhà lãnh đo tương lai ca Giáo Hi. 


Suy nim:
Ghế tượng trưng cho chức vụ và chức vị.
Chính vì thế bình thường người ta ai cũng thích ghế.
Ghế trong tôn giáo cũng như ghế ngoài đời.
Tìm cách có ghế, giữ ghế hay tìm cách lên một ghế cao hơn,
đó vẫn là điều khiến nhiều người vất vả,
và đó cũng là điều khiến thế giới loạn lạc và xung đột.
Bài Tin Mừng kể cho chúng ta chuyện tranh cãi giữa nhóm Mười Hai.
Vẫn là chuyện những cái ghế.
Quan trọng nhất là hai ghế nằm hai bên tả hữu của Thầy
khi Thầy vào vinh quang trong Nước Thiên Chúa.
Chỉ tiếc là chuyện tranh cãi này lại xảy ra ngay sau khi
Thầy Giêsu tâm sự riêng với các môn đệ về cuộc Khổ Nạn của mình.
Chẳng rõ có phải Gioan và Giacôbê đã nhờ mẹ mình xin giùm không.
Từ chối lời xin ngây thơ của một người mẹ thương con là điều không dễ.
Thầy Giêsu có bực mình không khi phải chịu một áp lực như thế?
Các người không biết các người xin gì!
Điều các người xin xa lạ với con đường Thầy sắp đi.
Điều các người mơ ước lại là điều Thầy sắp phải quyết liệt từ bỏ:
quyền lực, tiếng tăm, vinh dự…
Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”
Như thế Thầy Giêsu thách đố nhóm Mười Hai
về khả năng chia sẻ cuộc Khổ Nạn với Ngài,
khả năng dám uống chung một chén đắng mà Ngài sắp uống.
Chỉ những ai dám cùng chịu đau khổ mới được chung phần vinh quang.
Chẳng rõ các môn đệ có lường được cái giá phải trả không,
nhưng họ đã vội trả lời là uống nổi.
Thầy Giêsu xác nhận chọn lựa của họ,
nhưng Ngài lại không hứa cho họ ngồi hai bên tả hữu của mình,
đơn giản là vì điều đó thuộc quyền của Cha.
Chuyện tranh cãi giữa các môn đệ là cơ hội để Thầy Giêsu vạch ra
cách hành xử cho những nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội.
Chắc chắn nó khác với lối lãnh đạo ngoài đời,
khi người ta dùng quyền uy để thống trị và làm bá chủ (c. 25).
Giữa anh em thì không được như vậy,” anh em không được theo thói đời.
Thầy Giêsu dạy các môn đệ điều ngược đời:
kẻ làm lớn, làm đầu phải làm đầy tớ phục vụ cho anh em mình (cc. 26-27).
Tấm gương lớn nhất là tấm gương Thầy phục vụ (c. 28).
Cuộc Khổ nạn sắp đến là việc phục vụ khiêm hạ nhất của Thầy.
Lần đầu tiên Đức Giêsu cho biết ý nghĩa cái chết sắp đến của mình,
cái chết như giá chuộc để cứu độ muôn người (c. 28).
Mười môn đệ khác có còn ghen tức hai anh em con ông Dêbêđê nữa không
nếu họ biết rằng ngồi ghế cao chính là để thấy rõ mà dễ phục vụ hơn?
Cầu nguyn:

Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.

Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.

Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.

Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ




Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28 THÁNG HAI
Đức Kitô – Chóp Đỉnh Của Giao Ước
“Đức Chúa đã thiết lập một giao ước với Abram” (St 15,18). Xuyên suốt Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đặc biệt kết hợp mật thiết với Thiên Chúa – Đấng đã tự kết ước với chúng ta. Thiên Chúa của đức tin chúng ta là Đấng Tạo Hóa và là Chủ Tể của hoàn vũ. Ngài là Thiên Chúa uy phong khôn sánh song cũng đồng thời là Đấng tự hạ mình xuống để kết ước với chúng ta.
“Cha đã nhiều lần kết ước với loài người” – đó là lời chúng ta đọc trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV. Lời kinh ấy đưa ta về với các tổ phụ của mình trong đức tin – tới tận tổ phụ Nô-e.
Giao ước với Abram – được nhắc đến trong phụng vụ – đánh dấu một khởi đầu mới cho câu chuyện của dân Thiên Chúa: “Hãy nhìn lên bầu trời và đếm các vì sao … Dòng dõi của ngươi cũng sẽ đông đúc như vậy” (St 15,5). Thật vậy, dòng dõi của ông trở thành vô cùng đông đúc. Có lẽ hơn một nửa nhân loại hiện nay (những người DoThái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo) tự nhận mình là con cái thiêng liêng của Abraham – nhân vật mà Thánh Phao-lô gọi là “cha của đức tin chúng ta” (Rm 4,11).
Trong suốt Mùa Chay, chúng ta được mời gọi làm mới lại giao ước với Thiên Chúa – một giao ước bắt nguồn từ đức tin của Abraham. Giao ước này đạt đến sự hoàn thành của nó nơi Đức Kitô. Điều này được Tin Mừng làm chứng một cách hùng hồn. Hằng năm, trong Mùa Chay, Giáo Hội đưa chúng ta lên núi Ta-bo. Ở đó, trước sự chứng kiến trực tiếp của Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an, mạc khải hoàn toàn về giao ước đã hiển hiện ra – từ Abraham cho đến Giê-su Na-da rét, Đấng Mê-si-a. Chúng ta gặp thấy Mô-sê và Ê-li-a ở bên cạnh Đức Giêsu. Các ngài đại diện cho Lề Luật và các ngôn sứ – tức những cột mốc trong giao ước của Thiên Chúa với con cháu Abraham. Và tất cả mạc khải của Thiên Chúa biểu hiện qua Luật và các ngôn sứ đưa dẫn chúng ta đến với Đấng mà Chúa Cha nói về Người như sau: “Đây là Con Ta, kẻ Ta tuyển chọn; hãy nghe lời Người” (Lc 9,35).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 28/02
Gr 18, 18-20; Mt 20, 17-28

LỜI SUY NIỆM: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai trị dân. Giữa anh em thì không được như vậy; Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.”
Đối với tất cả mọi con người của thế gian, họ luôn luôn nghĩ đến danh vọng các nhân, phần thưởng cá nhân, địa vị cá nhân và thành công cá nhân; chứ không muốn hy sinh cá nhân và quyền lợi; không muốn ban phát cho người khác những gì mình đang có và có thể có, cũng như không muốn nhường nhịn phần hơn cho người khác. Bà mẹ các con ông Dêbêđê là hai môn đệ Gioan và Giacôbê cũng đang ở trong tình trạng đó, trong lúc Chúa Giêsu loan báo lần thứ ba về Thương Khó của Người, và đã làm cho các môn đệ trong Nhóm tức tối.
Lạy Chúa Giêsu. Uy quyền mà thiếu phục vụ, chỉ nghĩ đến quyền lợi và thống trị, sẽ làm mất lòng người và xa rời Thiên Chúa. Xin Chúa thương ban cho Giáo Hội Chúa luôn có những vị chủ chăn: luôn yêu thương và phục vụ dân Chúa, để cộng đoàn ngày càng đến với nhau trong một tình yêu. Tình yêu Chúa và yêu thương nhau.
Mạnh Phương


28 Tháng Hai
Nụ Cười Của Bà Sarah
Kinh thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng thật là người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải, bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh từ một người đã cười...
Cười, cười một cách lạc quan: có lẽ đó là một trong những nét nổi bật của người có niềm tin. Người ta thường định nghĩa rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn... Tất cả các vị thánh đều là những người có óc khôi hài. Các ngài là những con người đã từng biết cười với cuộc sống với tha nhân.
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị sứ giả của Hòa Bình, đã có lần tuyên bố: "Hãy trả lại sự buồn phiền cho ma quỷ, bởi vì chỉ có ma quỷ mới có đủ lý do để buồn phiền".
Cha sở họ Ars, là thánh Gioan Maria Vianey, mặc dù thường được người ta tạc tượng như một con người buồn bã, ảo não, nhưng kỳ thực không ai có tâm hồn vui tươi lạc quan như Ngài. Thánh nhân đã nói: "Linh hồn của những ai phục vụ Chúa đều được tràn ngập vui mừng, họ luôn luôn sống như nghỉ ngơi và luôn luôn sẵn sàng để ca hát..."
Thánh Thomas Moore khi bị đưa lên máy chém, đã nói đùa với người lý hình rằng hãy để cho ngài được giúp một tay, cho việc hành quyết được dễ dàng. Ngài còn nói thêm rằng, sau khi đã chém đầu ngài, chớ đụng đến bộ râu vì bộ râu của ngài không hề phản bội một ai...
Một vị tu sĩ nào đó vào thời Trung Cổ đã viết như sau: "Một nụ cười và óc khôi hài thu hút được nhiều người đến với tôn giáo hơn là những khuôn mặt dài vì ủ dột".
Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: khi ăn chay hãm mình hãy xức dầu thơm vào người.
Còn thứ dầu thơm nào quý giá hơn để tô thắm cho gương mặt của chúng ta cho bằng niềm vui.
Cuộc sống dù có trăm nghìn vất vả, đau thương vẫn là cuộc sống đã được Chúa trao ban như một kho tàng cao quý nhất.
Tình đời có đen bạc, nhân nghĩa có phôi pha: những con người đang sống với chúng ta vẫn là những người con cái Chúa và là anh em của chúng ta.
Hãy cười với cuộc sống, hãy cười với người anh em của chúng ta: đó là sứ điệp của Kitô Giáo mà trọng tâm chính là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Qua Mầu Nhiệm ấy, Thiên Chúa đã cười cợt, thách thức tội lỗi và sự chết. Sự Sống và Niềm Hy Vọng đã phát sinh từ cái chết của Ðức Kitô.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Mátthêu 20:17-28
Th Tư 28 Tháng Hai, 2018


Th Tư Tun II Mùa Chay                                 

1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa là Thiên Chúa chúng con,
Các ngôn s ca Chúa nhc nh chúng con
Trong mùa và ngoài mùa
V trách nhim ca chúng con đi vi Chúa
Và đi vi thế gii loài người.
Khi người ta làm phin và gây khó chu cho chúng con,
Xin hãy đ cho đó là mt s xáo trn thánh thin
Khiến chúng con thao thc, thiết tha làm theo thánh ý Chúa
Và đem li công lý và tình yêu thương xung quanh chúng con.
Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Mátthêu 20:17-28

Khi y, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đ đi theo. Dc đường, Người nói vi h: Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người s b np cho các v thượng tế và lut sĩ. Người ta s lên án t cho Người, s np Người cho dân ngoi đ chúng nho báng, đánh đòn, ri treo Người lên thp giá, nhưng đến ngày th ba, Người s sng li.
By gi bà m các con ông Giêbêđê cùng vi hai con đến gp Người. Bà sp mình xung ly Người, có ý xin Người điu chi đó. Người hi: Bà mun gì”. Bà ta thưa li: Xin Ngài hãy truyn cho hai con tôi đây được ngi mt đa bên hu, mt đa bên t Ngài, trong Nước Ngài. Chúa Giêsu đáp li: Các ngươi không biết điu các ngươi xin. Các ngươi có th ung chén mà ít na đây Ta sp ung chăng? H nói vi Người: Thưa được. Người bo h: Vy các ngươi s ung chén ca Ta, còn vic ngi bên hu hay bên t, thì không thuc quyn Ta ban, nhưng Cha Ta đã chun b cho ai, thì người y mi được.
Nghe vy, mười người kia t ra bt bình vi hai anh em. Chúa Giêsu gi h li mà bo: “Các con biết th lãnh ca các dân tc thì thng tr h và nhng người làm ln thi hành quyn trên h. Gia các con thì không được thế. Trong các con, ai mun làm ln, thì hãy phc v các con, và ai mun cm đu trong các con, thì hãy làm tôi t các con. Cũng như Con Người đến không phi đ được người ta phc v, nhưng đ phc v và phó mng sng làm giá chuc cho nhiu người.

3.  Suy Nim

 Bài Tin Mng hôm nay trình bày ba đim: li tiên báo Cuc Thương Khó ln th ba (Mt 20:17-19), li cu xin ca bà m các con ông Giêbêđê (Mt 20:20-23) và cuc tho lun ca các môn đ v ch ngi trước nht (Mt 20:24-28).
 Mt 20:17-19: Li tiên báo ln th ba v Cuc Thương Khó. Đi lên Giêrusalem, Đc Giêsu đi trước các môn đ. Chúa biết rng Người sp sa b hành hình. Tiên tri Isaia đã loan báo điu này (Is 50:4-6; 53:1-10). Cái chết ca Chúa không phi là thành qu ca mt kế hoch đã được vch trước, mà là hu qu ca vic quyết tâm thc hin s v được nhn lãnh t Chúa Cha, đ được bên cnh nhng k b loi tr vào thi y. Đây là lý do ti sao Chúa Giêsu nói vi các môn đ v vic tra tn và cái chết mà Người s phi đi din ti Giêrusalem. Người môn đ nên noi gương Thy, dù rng người y phi chu đng đau kh như thy mình. Các môn đ đã s hãi và tháp tùng Người trong lo s. Các ông không hiu được nhng gì đang xy ra (xem Lc 18:34). S đau kh không tương ng vi ý tưởng mà h đã có v Đng Cu Thế (xem Mt 16:21-23).
 Mt 20:20-21: Li cu xin ca người m đ có được nhng ch tt nht cho các con bà. Các môn đ không nhng không hiu được tm quan trng và ý nghĩa ca s đip ca Chúa Giêsu, mà h còn tiếp tc vi nhng tham vng cá nhân ca riêng mình. Khi Chúa Giêsu nhn mnh v vic phc v và món quà chính thân mình, h tiếp tc cu xin cho được nhng ch nht trong Nước Tri. Bà m ca các ông Giacôbê và Gioan, đi cùng vi hai con ca bà, đến gn Chúa Giêsu. C hai đã không hiu được li đ ngh ca Chúa Giêsu. H ch lo lng v li ích riêng ca h. Đây là du hiu cho thy tư duy thng tr thi y đã thm nhp sâu xa vào trong tâm lý ca các môn đ. Mc dù trên thc tế đã sng cùng vi Chúa Giêsu trong my năm trường, các ông vn chưa đi mi cách nhìn ca mình v các s vic. Các ông vn nhìn Chúa Giêsu như mi khi, vi cái nhìn c hu. Các ông mun được thưởng công cho vic đi theo Chúa Giêsu. Nhng mi căng thng tương t đã hin hu trong các cng đoàn thi ông Mátthêu và chúng vn còn tn ti cho đến ngày nay trong các cng đoàn ca chúng ta.
– Mt 20:22-23: Câu tr li ca Chúa Giêsu: Chúa phn ng cách mnh m: Các ngươi không biết điu các ngươi xin! Và Người đt câu hi liu h có th ung được chén mà Người, Chúa Giêsu, sp ung và liu h có sn sàng nhn lãnh phép ra mà Người s nhn lãnh không. Đó là chén đau kh, phép ra bng máu! Chúa Giêsu mun biết rng, thay vì được ch danh d, các ông có s chp nhn t b mng sng mình không. C hai đu đáp li: Thưa được! Nó có v như là câu tr li đã không xut phát t trong lòng h, bi vì ch vài ngày sau đó, h đã b rơi Chúa Giêsu và đ mc Người mt mình trong gi khc đau kh (Mc 14:50). Các ông không có nhn thc quan trng ti cn, các ông không nhn thc được thc ti cá nhân ca mình. V vic liên quan đến ch nht, ch danh d, trong Nước Tri bên cnh Chúa Giêsu, Đng có quyn ban điu này là Chúa Cha. Nhng gì chính Chúa Giêsu có th ban cho là chén đng và phép ra, đau kh và thp giá.
– Mt 20:24-27: Gia các con thì không được như thế: mt ln na, Chúa Giêsu nói v vic thc hin quyn bính (xem Mc 9:33-35). Vào thi y, nhng ai nm gi quyn lc thì không k gì đến người dân. H làm theo ý h (xem Mc 6:27-28). Đế quc La Mã kim soát thế gii và duy trì s thun phc ca nó bng sc mnh khí gii, và trong cách này, nh vào vic cng np, sưu thuế, đã thành công trong vic tp trung ca ci ca dân chúng trong tay mt s ít người ti Rôma. Xã hi được biu th bi nhng đàn áp và lm dng quyn lc. Chúa Giêsu đã có mt đ ngh hoàn toàn khác nhau. Người nói: Gia các con thì không được thế. Trong các con, ai mun làm ln, thì hãy phc v các con, và ai mun cm đu trong các con, thì hãy làm tôi t các con! Chúa Giêsu truyn dy tương phn li đc quyn và s cnh tranh. Người mun thay đi gung máy và khng đnh s thc rng phc v là phương thuc chng li tham vng cá nhân.
– Mt 20:28: Li tóm tt v cuc đi ca Chúa Giêsu. Chúa Giêsu xác đnh s v và cuc sng ca mình: Con Người đến không phi đ được người ta phc v, nhưng đ phc v! Người đã đến đ hiến mng sng mình làm giá chuc cho nhiu người. Người là Đng Cu Thế Tôi T, được loan báo bi Tiên Tri Isaia (xem Is 42:1-2; 49:1-6; 50:4-9; 52:13 53:12). Người đã hc được t M ca mình là người đã nói: Vâng, đây là n t ca Chúa (Lc 1:38). Mt điu đ ngh hoàn toàn mi m cho xã hi thi đó.

4.  Mt vài câu hi gi ý cho vic suy gm cá nhân

 Các ông Giacôbê và Gioan cu xin mt đc ân, Chúa Giêsu ha hn s đau kh. Và tôi, tôi cu xin gì vi Chúa Giêsu trong li cu nguyn ca tôi? Tôi chp nhn đau kh, nhng đau đn và mun phin xy đến trong cuc đi tôi như thế nào?
– Chúa Giêsu dy: Gia các con thì không được như thế! Cách tôi sng trong cng đoàn có làm theo li khuyên bo này ca Chúa Giêsu không?

5.  Li nguyn kết

Lưới k thù giăng, xin g con ra khi,
Vì nơi con trú n, chính là Ngài.
Trong tay Ngài, con xin phó thác hn con,
Ngài đã cu chuc con, ly CHÚA TRI thành tín.
(Tv 31:4-5)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét